You are on page 1of 5

Phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất. Từ đó


rút ra ý nghĩa phương pháp luật và liên hệ với Việt Nam.(4đ)
BÀI LÀM
1. Mở bài(3-5 câu)
Trong quá trình phân tích tìm hiểu về sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài
người thì chủ nghĩa Mác-Lênin đã rút ra những quy luật chi phối sự vận động và phát
triển của lịch sử xã hội loài người. Trong đó chủ nghĩa Mác-Lênin có đề cập tới 1 quy
luật rất quan trọng là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, đây là một quy luật quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vậy quy luật
này có nội dung như thế nào, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng quy luật này trong
thực tiễn đổi mới ở Việt Nam như nào chúng ta sẽ cùng phân tích qua những nội dung sau
đây.

2. Khái niệm, kết cấu lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất(1đ)
Lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu
sản xuất, tạo ra sức sản xuất, năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của
giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động là chủ thể của sáng tạo, là nhân tố hàng đàu
của lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất. Tư liệu sản xuất
gồm công cụ sản xuất và đối tượng sản xuất. Trong công cụ sản xuất có công cụ lao động
là yếu tố động nhất, luôn luôn đổi mới và đối tượng lao động
Quan hệ sản xuất là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa người với người trong qúa
trình sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt: quan hệ sử hữu về tư liệu sản xuất,
quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phầm sản xuất. Trong đó
quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là mặt quyết định các quan hệ khác.

3. Vị trí, vai trò của quy luật


Quy luật này là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển lịch sử xã hội loài
người. Quy luật này là quy luật chi phối, tác động mạnh mẽ sự vận động phát triển của
lịch sử xã hội loài người(0.25-0.5đ)

4. Khái quát nội dung quy luật


Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất, tác
động biện chứng với nhau, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan
hệ sản xuất tác động trở lại mạnh mẽ đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất nếu
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển, ngược lại nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

5. Phân tích nội dung


Thứ nhất, Lực lượng sản xuất như nào thì quan hệ sản xuất phải phù hợp như thế(lực
lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một quan hệ sản xuất mới)
Sự vận động và phát triển của một phương thức sản xuất phải bắt đầu từ sự biến đổi, phát
triển bên trong, là sự vận động, phát triển không ngừng bên trong của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất là nội dung bên trong của quá trình sản xuất có tính năng động, cách
mạng, thường xuyên vận động phát triển, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội bên ngoài
của quá trình sản xuất có tính ổn định tương đối. Trong sự vận động của mâu thuẫn biện
chứng đó lực lượng sản xuất suy cho cùng quyết định quan hệ sản xuất. Cơ sở khách
quan quy định sự vận động phát triển không ngừng đó là do biện chứng giữa sản xuất và
nhu cầu con người, do vai trò của người lao động là chủ thể sáng tạo, là lực lượng sản
xuất hàng đầu, do tính năng động, cách mạng của sự phát triển công cụ lao động, do tính
kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử.

Biểu hiện của sự vận động, phát triển lực lượng sản xuất chính là năng suất lao động tăng
lên, biểu hiện ở chỗ sản phẩm lao động đáp ứng được nhu cầu của con người trong một
thời đại, người lao động trong quá trình sản xuất họ thấy được những bất cập, thấy được
cái cần phát triển bổ sung nên người lao động trong quá trình lao động trực tiếp của mình,
trình độ của họ được nâng cao đồng thời họ cải tiến công cụ lao động tinh vi hơn, hiện
đại hơn để phù hợp với quá trình sản xuất, mở rộng đối tượng lao động. Từ đó một đòi
hỏi khách quan quan của nền sản xuất là quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của
lực lượng sản xuất.

Trình độ của lực lượng sản xuất được biểu hiện thông qua trình độ kinh nghiệm, kỹ năng
của người lao động, trình độ của công cụ lao động, trình độ tổ chức, phân công lao động
xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất. Thời đại ngày nay, khoa học đã phát
triển đến mức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học là lực lượng sản xuất sản
xuất ra những của cải đặc biệt, hàng hoá đặc biệt (phát mình, sáng chế, bí mật công nghệ)
trở thành nguyên nhân mọi biến đổi trong lực lượng sản xuất. Rút ngắn được từ phát
minh sáng chế đến ứng dụng vào sản xuất làm năng suất lao động, của cải xã hội tăng
nhanh. Nó có khả năng phát triển “vượt trước”, khoa học thâm nhập vào các yếu tố, trở
thành mắt khâu bên trong quá trình sản xuất(tri thức khoa học kết tinh vào người lao
động, người quản lý, “vật hoá” vào công cụ lao động, đối tượng lao động). Nó kích thích
sự phát triển năng lực làm chủ sản xuất của con người.

Gắn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là tích chất của lực lượng sản xuất.
Trong lịch sử xã hội lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ mang tính chất cá nhân lên
tính chất xã hội hoá. Khi công cụ lao động là công cụ thủ công, phân công lao động kém
phát triển thì lực lượng sản xuất mang tính cá nhân. Khi công cụ lao động đạt đến trình
độ cơ khí, hiện đại, phân công lao dộng xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất mang tính
xã hội hoá.

Thứ hai, lực lượng sản xuất(tư liệu sản xuất, đặc biệt là công cụ lao động) quy định cách
thức tổ chức quản lý sản xuất, quy mô sản xuất(llsx quyết định tính chất, nội dung của
qhsx)
Để quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất
phải là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, các mặt của quan hệ sản xuất phải
“tạo địa bàn đầy đủ” để lực lượng sản xuất phát triển , cách thức tổ chức quản lí sản xuất
phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trong tổ chức và quản lí khi
trình độ của người lao động nâng cao cần phải tổ chức phân công họ làm những công
việc, vị trí phù hợp, công cụ lao động, máy móc, thiết bị cần phải phù hợp với trình độ
của họ. Khi công cụ lao động đạt đến trình độ cơ khí, hiện đại, dây chuyên cần tổ chức
quản lý lao động mang tính xã hội hoá. Còn khi công cụ lao động còn ở trình độ thủ công
thì tổ chức, quản lí sản xuất mang tính cá nhân. Khi trình độ người lao động, công cụ lao
động tăng cao, năng suất lao động tăng lên, cần phải phân phối sản phẩm, trả tiền lương
phù hợp với năng lực, trình độ, công sức của người lao động.

Thứ ba, lực lượng sản xuất thay đổi, sớm muộn cũng kéo theo sự thay đổi của quan hệ
sản xuất
Lực lượng sản xuất là nội dung, là yếu tố cách mạng thường xuyên biến đổi, quan hệ sản
xuất là hình thức xã hội bên ngoài, là yếu tố tương đối ổn định thường thay đổi chậm hơn
so với lực lượng sản xuất, đến một giai đoạn nhất định, quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình
thức phù hợp”, trở thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi
hỏi phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ
của lực lượng sản xuất dẫn đến phương thức sản xuất mới ra đời thay thế cho phương
thức sản xuất cũ.

Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng sản xuất.

Thứ nhất, tính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất thể hiện ở chỗ nó có thể không
thay đổi cùng với sự thay đổi của lực lượng sản xuất(quan hệ sản xuất thay đổi chậm hơn
so với sự thay đổi của lực lượng sản xuất)
Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội bên ngoài của quá trình sản xuất nó là cái kéo theo
mà biểu hiện về mặt xã hội của nó là giai cấp thống trị có quyền sở hữu, tổ chức quản lí,
phân phối có thể vì lợi ích của mình không chịu thay đổi tổ chức, quản lí, phân phối khi
năng suất lao động đã tăng cao, trình độ của công cụ lao động, người lao động, giai cấp bị
trị là biểu hiện về mặt xã hội của lực lượng sản xuất đã được nâng cao.

Thứ hai, quan hệ sản xuất quy định mục đích xã hội của nền sản xuất, qua đó nó tác động
đến thái độ, tính tích cực của người lao động-tức là tác động tới lực lượng sản xuất
Qua việc quy định mục đích xã hội của nền sản xuất,tổ chức phân công lao dộng xã hội
phù hợp, phân phối sản phẩm phù hợp, trả tiền lương phù hợp với trình độ của người lao
động, bảo đảm lợi ích của người lao động sẽ tác động đến thái độ, tính tích cực của người
lao động, người lao động nhiệt tình hăng hái sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển.

Thứ ba, quan hệ sản xuất có thể tạo địa bàn cho việc ứng dụng khoa học- công nghệ vào
sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi tốc độ, hiệu quả, xu hướng, nhịp điệu của
sản xuất, khiến cho lực lượng sản xuất phát triển.
Tóm lại, quan hệ sản xuất tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hai xu
hướng phù hợp hay không phù hợp.
Nếu phù hợp, quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất, “tạo địa
bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Nghĩa là kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố
cấu thành lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Sự kết hợp đúng đắn giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất, tạo điều kiện tối ưu sử dụng và kết hợp giữa người lao động và
tư liệu sản xuất, tạo điều kiện hợp lí cho người lao động sáng tạo trong sản xuất và hưởng
thụ thành quả vật chất , tinh thần của lao động.
Khi quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất như
quan hệ sản xuất lạc hậu, “đi sau” lực lượng sản xuất hay quan hệ sản xuất “vượt trước”,
tiên tiến một cách giả tạo so với lực lượng sản xuất thì sẽ trở thành “xiềng xích” kìm hãm
lực lượng sản xuất phát triển.
Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản
xuất diễn ra từ phù hợp đến không phù hợp đến phù hợp mới ở trình độ cao hơn. Con
người giữ vai trò chủ thể nhận thức giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp.
Trong xã hội có đối kháng giải cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp, được giải quyết thông qua đấu
tranh giai cấp và đỉnh cao là cách mạng xã hội.
Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất không chỉ diễn ra một lần là
xong mà là một quá trình, một “cân bằng động”, tức là một sự phù hợp này được xác lập
rồi phá vỡ, và lại xác lập một sự phù hợp khác, cứ như thế nó tạo ra một quá trình phát
triển. Cho nên quy luật xã hội đòi hỏi một tính năng động cao của con người, để chủ động
điều chỉnh cho phù hợp.

6. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận


Từ nội dụng của quy luật này, chủ nghĩa Mác-Lênin rút ra được những ý nghĩa phương
pháp luận sau đây:
Thứ nhất, Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là biện chứng của sự
phù hợp và không phù hợp, mối quan hệ này chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển. Muốn xã
hội phát triển phải tập trung vào lực lượng sản xuất, trên cơ sở ấy từng bước xác lập quan
hệ sản xuất sao cho phù hợp
Thứ hai, để kinh tế phát triển trước hết là phát triển lực lượng lao động và công cụ lao
động.
Thứ ba, muốn xoá bỏ một quan hệ sản xuất cũ thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải
căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách
quan của quy luật kinh tế, chống tuỳ tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí.
Thứ tư, nhận thức đúng quy luật này có ý nghĩa quan trọng trong quán triệt, vận dụng
quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư
duy kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam

7. Liên hệ với Việt Nam


Sự vận dụng quy luật này trong thời kì đổi mới
Thứ nhất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng lực lượng sản xuất
hiện đại. Cùng với quá trình đó Đảng, Nhà nước đã và đang triển khai chiến lược phát
triển con người Việt Nam một cách toàn diện cả thể chất, đạo đức, văn hoá, trình độ
chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý.
Thứ hai, xây dựng hoàn thiện quan hệ sản xuất trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất, đa
dạng hoá các hình thức sở hữu, các thức tổ chức và quản lý, các hình thức phân phối sản
phẩm xã hội
+ Thời kì trước đổi mới (1986): Do mắc bệnh chủ quan duy ý chí, muốn có ngay chủ
nghĩa xã hội, Đảng ta đưa quan hệ sản xuất lên quá cao (thực hiện 2 hình thức sở hữu
(nhà nước và tập thể), phát triển 2 thành phần kinh tế, kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp
tác xã; thực hiện cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp; thực hiện phân phối
bình quân), trong khi trình độ của lực lượng sản xuất rất thấp kém (công cụ sản xuất lạc
hậu, trình độ, ý thức tự giác của người lao động rất thấp)… dẫn đến quan hệ sản xuất
không phù hợp với trình độ phát triển LLSX -> Kinh tế rơi vào trì trệ, khủng hoảng…
+ Thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay): Đảng ta nhận thức đúng quy luật này, nên một mặt,
trước tiên phải đẩy mạnh sự phát triển của LLSX (đổi mới, cách mạng về công cụ sản
xuất, nâng cao trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động, tác phong công
nghiệp… Muốn vậy phải đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, mặt khác, nhận thức rõ sự tác động trở lại của quan
hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất nên Đảng ta đã quan tâm cải tạo và xây dựng quan
hệ sản xuất XHCN (thực hiện nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, tập thể, hỗn hợp,
tư nhân), phát triển nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân, có vốn
đầu tư nước ngoài); thực hiện phương thức tổ chức và quản lý đa dạng, sản xuất và kinh
doanh phải thực hiện theo cơ chế thị trường, do thị trường điều tiết, tuân thủ các quy luật
của thị trường, Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng chính sách, pháp luật…, thực
hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ đạo…) ->
Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân cải thiện, nâng cao.

You might also like