You are on page 1of 6

Tài Liệu Ôn Thi Group

30 CÂU LÝ THUYẾT HÓA MỖI NGÀY


TYHH | NGÀY 03
(Đăng ký khóa LIVEVIP mục tiêu 9+ inbox page TYHH)

Câu 1: Hợp chất hữu cơ X là sản phẩm thu được sau khi hidro hóa hoàn toàn glucozơ hoặc fructozơ (xúc tác
Ni, to). Số nhóm hidroxyl trong X là
A. 14. B. 6. C. 5. D. 10.

Câu 2: Trong các hợp kim sau đây, hợp kim nào khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì sắt không bị ăn mòn
điện hóa học
A. Cu-Fe. B. Ni-Fe. C. Fe-C. D. Zn-Fe.

Câu 3: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ visco. C. Tơ nitron. D. Tơ xenlulozơ axetat.

Câu 4: Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện
A. Al; Na; Ba. B. Ca; Ni; Zn. C. Mg; Fe; Cu. D. Fe; Cr; Cu.

Câu 5: Chất lỏng có công thức CH3COOCH = CH 2 có tên gọi là

A. vinyl axetat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. metyl propionat.

Câu 6: Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí?
A. Silic. B. Cacbon. C. Photpho. D. Canxi.

Câu 7: Trong một phân tử Glu-Ala-Val có số nguyên tử oxi là


A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 8: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch nước Br2?
A. Buta-1,3-dien. B. Benzen. C. Axetilen. D. Etilen.
T
E
N

Câu 9: Nhiệt phân muối nào sau đây thu được kim loại?
I.
H

A. Cu(NO3)2. B. NaNO3. C. AgNO3. D. KNO3.


T
N
O
U
IE

Câu 10: Trong số các chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
IL
A

A. C 2 H 5OH . B. HCOOCH3 . C. CH 3CHO . D. CH3COOH .


T

https://TaiLieuOnThi.Net 1|TYHH
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 11: Số liên kết peptit trong octapeptit mạch hở


A. 8. B. 7. C. 5. D. 6.

Câu 12: Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp
A. thủy luyện. B. điện phân nóng chảy.
C. nhiệt luyện. D. điện phân dung dịch.

Câu 13: Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể
cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất
A. glucozơ và glixerol. B. xà phòng và glixerol.
C. xà phòng và ancol etylic. D. glucozơ và ancol etylic.

Câu 14: Chất nào sau đây còn gọi là phèn nhôm?
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. KAl(SO4)2.12H2O.
C. KAl(SO4)3.12H2O. D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 15: Chất tham gia phản ứng tráng gương theo tỉ lệ mol 1:4 là
A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Andehit fomic. D. Axetilen.

Câu 16: Amin nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường
A. Etylamin. B. Butylamin. C. Phenylamin. D. Propylamin.

Câu 17: Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là


A. H2. B. [Ag(NH3)2]OH. C. Dung dịch Br2. D. Cu(OH)2.

Câu 18: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại:
A. K. B. Na. C. Ba. D. Fe.

Câu 19: Công thức phân tử của axit gluconic là


T
E
N

A. C5H8O4N. B. C6H12O7. C. C5H9NO4. D. C5H11NO2.


I.
H
T
N
O
U
IE

Câu 20: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
IL
A
T

A. Mg, Zn, Cu. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au.

https://TaiLieuOnThi.Net 2|TYHH
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 21: Este nào sau đây phản ứng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1: 2 và thu sản phẩm có khả năng
tráng bạc
A. Phenyl fomat. B. Phenyl axetat. C. Benzyl fomat. D. Vinyl fomat.

Câu 22: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Al + Ag+. B. Fe + Fe3+. C. Zn + Pb2+. D. Cu + Fe2+.

Câu 23: Cho các este: etyl fomat, vinyl axetat, metyl benzoat, phenyl axetat. Số este phản ứng được với dung
dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 24: Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây đúng?
A. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.
B. Tinh thể cacbon là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.
C. Tinh thể cacbon là catot, xảy ra quá trình oxi hoá.
D. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình khử.

Câu 25: Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch
X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là
A. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3.
B. FeCl3, NaCl.
C. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl.
D. FeCl2, NaCl.

Câu 26: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng
hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, Mg.
T

B. Cu, Fe, ZnO, MgO.


E
N

C. Cu, Fe, Zn, MgO.


I.
H

D. Cu, FeO, ZnO, MgO.


T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net 3|TYHH
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 27: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y
lần lượt là:
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe.
B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.
C. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.
D. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag.

Câu 28: cho các phát biểu sau:


(1) Ứng với công thức C3H7O2N có 2 amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau;
(2) Có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để phân biệt các dung dịch glucozơ, etanol và lòng
trắng trứng;
(3) Các este đơn chức đều tác dụng với NaOH, đun nóng theo tỉ lệ mol 1:1;
(4) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom;
(5) Oxi hóa glucozơ bằng H2( XT Ni, toC) thu được sobitol;
(6) Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước, nặng hơn nước. Để lâu trong không khí, anilin có
nhuốm màu hồng vì bị oxi hoá;
(7) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên;
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 5. C. 3. D. 5.

Câu 29: Cho các phát biểu sau:


(a) Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), tại anot H2O bị khử tạo ra khí O2.
(b) Để lâu hợp kim gang, thép trong không khí ẩm thì Fe bị ăn mòn điện hóa học.
(c) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại.
(d) Các kim loại có độ dẫn điện khác nhau do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau.
(e) Thổi khí CO qua ống đựng FeO nung nóng ở nhiệt độ cao thu được đơn chất.
T

Số phát biểu không đúng là


E
N

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net 4|TYHH
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 30: Tiến hành thí nghiệm sau đây:


Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm (đánh dấu ống 1, ống 2) mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch H2SO4 loãng
và cho mỗi ống một mẩu kẽm.
Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 1, nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch MgSO4 vào ống
2.
Ta có các kết luận sau:
(1) Sau bước 1, có bọt khí thoát ra cả ở 2 ống nghiệm.
(2) Sau bước 1, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn hóa học.
(3) Có thể thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl loãng.
(4) Sau bước 2, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn điện hóa.
(5) Sau bước 2, lượng khí thoát ra ở ống nghiệm 1 tăng mạnh.
Số kết luận đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Đỗ đạt đâu phải do may mắn, phần nhiều do tự học mà nên!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------
T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net 5|TYHH
Tài Liệu Ôn Thi Group

BẢNG ĐÁP ÁN
1.B 2.D 3.C 4.D 5.A 6.B 7.A 8.B 9.C 10.D
11.B 12.B 13.B 14.D 15.C 16.A 17.C 18.D 19.B 20.B
21.A 22.D 23.C 24.A 25.D 26.C 27.B 28.C 29.A 30.D

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net 6|TYHH

You might also like