You are on page 1of 12

NGỮ PHÁP CÂU ĐIỀU KIỆN

1. Điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 0 được sử dụng để diễn tả một thói quen, hành động thường
xuyên xảy ra nếu điều kiện được đáp ứng. Đồng thời, cấu trúc này còn diễn tả một
sự thật hiển nhiên hoặc kết quả tất yếu xảy ra.
2. Công thức

Mệnh đề If (Nếu) Mệnh đề chính (thì)

Công thức If + S + V (s, es) S + V (s, es)

Chia động từ Thì hiện tại đơn Thì hiện tại đơn

Cách dùng Mô tả điều kiện Mô tả về một hành động,


thói quen hoặc sự việc
xảy ra thường xuyên
 Ví dụ:

– If the weather is good, I usually cycle in the morning. (Nếu thời tiết tốt thì tôi
thường đạp xe vào buổi sáng)

– If I wake up late, I am late for work. (Nếu tôi thức dậy trễ thì tôi trễ giờ làm)

 Lưu ý:
o Cả hai mệnh đề của câu đều chia theo thì hiện tại đơn.

o Mệnh đề If có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.


2. Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn tả một sự việc, hiện tượng có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.

Mệnh đề If (Nếu) Mệnh đề chính (thì)

S + will/ can/ may + V1 (won’t/ can’t +


Công thức If + S + V (s, es)…
V1)

Chia động từ Thì hiện tại đơn Will + động từ nguyên mẫu

Nói về một điều kiện có thể Nói về một kết quả có thể xảy ra trong hiện tại
Cách dùng xảy ra trong hiện tại hoặc hoặc tương lai nếu điều kiện mệnh đề If xảy
tương lai ra

 Ví dụ:

– If it rains, we will cancel the trip. (Nếu trời mưa thì chúng tôi sẽ hủy chuyến đi)

– If we don’t hurry up, we will miss our flight. (Nếu chúng ta không nhanh lên thì
chúng ta sẽ trễ chuyến bay đấy)
 Lưu ý:
o Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể giống nhau. Mệnh đề If và mệnh đề
chính có thể thay đổi vị trí với nhau.
o Trong câu điều kiện loại 1, động từ của mệnh đề điều kiện được chia
ở thì hiện tại đơn và động từ trong mệnh đề chính được chia ở thì
tương lai đơn.

3. Câu điều kiện loại 2


Câu điều kiện loại 2 được sử dụng để mô tả những sự việc không thể xảy ra ở hiện tại.

Mệnh đề If (Nếu) Mệnh đề chính (thì)

If + S + V-ed/ V2… S + would/ could/ should + V1 (wouldn’t/


Công thức
To be: were/ weren’t couldn’t + V1)
Chia động từ Thì quá khứ đơn Would + động từ nguyên mẫu
Nói về một điều kiện mà Nói về một kết quả có thể xảy ra trong hiện tại
Cách dùng người nói tin rằng không thể nếu điều kiện trong mệnh đề If có xảy ra trong
xảy ra trong hiện tại hiện tại.
 Ví dụ:
– If I spoke German, I would work in Germany. (Nếu tôi nói được tiếng Đức thì tôi
sẽ làm việc ở Đức)

– If she knew that, she would be very surprised. (Nếu cô ấy biết chuyện đó thì cô
ấy sẽ rất bất ngờ)

 Lưu ý:
o Điều kiện mệnh đề If không thể xảy ra trong hiện tại thì kết quả cũng
không thể xảy ra trong hiện tại.
o Đối với động từ “to be”, bạn sẽ sử dụng “were” cho tất cả các ngôi.

4. Câu điều kiện loại 3


Câu điều kiện loại 3 sử dụng để diễn đạt những sự việc không thể xảy ra trong quá khứ mang tính mong
muốn của người nói về một vấn đề/ sự việc đã xảy ra.

Mệnh đề If (Nếu) Mệnh đề chính (thì)

Công thức lf +S + had + P.P S + would/ could/ should + have + P.P

Thì quá khứ hoàn


Chia động từ Would have + V3/V-ed
thành
Nói về điều kiện đã Nói về một kết quả đã có thể xảy ra trong quá
Cách dùng không xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện trong mệnh đề If đã xảy ra
khứ trong quá khứ.

 Ví dụ:

– If I had studied harder, I would have passed the exam. (Nếu tôi đã học bài chăm
chỉ hơn thì tôi đã thi đậu rồi)

– If I had known you were in hospital, I would have visited you. (Nếu tôi biết bạn
đã nhập viện thì tôi đã đến thăm bạn rồi)

 Lưu ý:
o Điều kiện mệnh đề If đã không xảy ra trong quá khứ thì kết quả cũng
đã không thể xảy ra trong quá khứ.

5. Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp


Câu điều kiện hỗn hợp được sử dụng để kết hợp của các câu điều kiện với nhau. Giả thiết về một sự việc
hoặc hành động sẽ xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện nói đến có thật

Mệnh đề If (Nếu) Mệnh đề chính (thì)


If + S + V-ed/ V2… S + would/ could/ should + have + P.P
Công thức
S + would/ could/ should + V1 (wouldn’t/
lf +S + had + P.P
couldn’t + V1)

Thì quá khứ Would/could/might + have + Vpp/V-ed


Chia động từ
Thì quá khứ hoàn thành Would + V-inf

Nói về điều kiện đã Nói về một kết quả đã có thể xảy ra trong quá
Cách dùng không xảy ra/ xảy ra khứ nếu điều kiện trong mệnh đề If đã xảy ra
trong quá khứ. trong quá khứ và ngược lại.

 Ví dụ:

– If I had worked harder, then I would be rich now. (Nếu tôi làm việc chăm chỉ
hơn, thì bây giờ tôi đã giàu có)

– If she didn’t love him, she wouldn’t have married him. (Nếu cô ấy không yêu
anh ấy thì cô ấy đã không kết hôn với anh ấy)

6. Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện (Mệnh đề If)


Đảo ngữ câu điều kiện là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của chủ ngữ và
động từ để nhấn mạnh một thành phần hay ý nghĩa nào đó trong câu.

Công thức:

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1: Should + S + Vo, S + Will +Vo

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2: Were + S + to + Vo, S + Would + Vo

Had + S + V3/Ved, S + Would have +


Đảo ngữ câu điều kiện loại 3:
V3/Ved

 Ví dụ:

– If he should ring, I will tell him the news => Should he ring, I will tell him the
news.

– If I were a bird, I would fly => Were I a bird, I would fly.

7. Các cấu trúc câu If khác trong Tiếng Anh


Ngoài các dạng câu điều kiện phổ biến trên, trong bài thi thường xuất hiện các
dạng câu điều kiện khác. Sau đây, ISE sẽ cung cấp cho bạn đọc các mẫu câu hay
gặp:

 Unless = If…not (Trừ phi, nếu…không)

Ví dụ: If you don’t study hard, you fail the exam. = Unless you work hard, you fail
the exam.

 Cụm từ đồng nghĩa: Suppose/ Supposing (giả sử như), in case (trong trường
hợp), even if (cho dù), as long as, so long as, provided (that), on condition
(that) (miễn là) đều có thể sử dụng để thay thế If trong câu điều kiện

Ví dụ: Suppose (that) you are wrong, what will you do then?

 Without: không có
8. Mẹo ghi nhớ cấu trúc câu điều kiện loại 1, 2, 3
Thực ra có nhiều cách để bạn ghi nhớ những mẫu câu điều kiện này. ISE sẽ mách
cho bạn một mẹo nhỏ để bạn ghi nhớ dễ dàng hơn và không bị nhầm lẫn. Khi
chuyển từ loại 1 sang loại 2, hoặc loại 2 sang loại 3, bạn chỉ cần “lùi thì”:

Loại 1 → Loại 2: lùi thì hiện tại đơn → quá khứ đơn

Loại 2 → Loại 3: lùi thì quá khứ đơn → quá khứ hoàn thành

9. Những biến thể khác của các cụm động từ dùng trong câu điều kiện
9.1 Câu điều kiện loại 1

 Đối với trường hợp có thể xảy ra trong tương lai và nhấn mạnh các trạng
thái hoàn thành/diễn ra của sự việc.

Công thức: If + present simple/ future continuous/ future perfect.

Ví dụ:

– If we leave Hanoi for Hue today, we shall be staying in Hue tomorrow.

– If you do your homework right now, you will have finished it in 2 hours’ time.
 Đối với trường hợp thể hiện sự gợi ý, cho phép, đồng ý.

Công thức: If + present simple,… may/ can + V-inf.

Ví dụ: If it stops raining, I can go out.

 Đối với câu gợi ý, khuyên răn, đề nghị hoặc yêu cầu nhưng có ý nhấn mạnh
về hành động.

Công thức: If + present simple, … would like to/ must/ have to/ should… + V-inf.

Ví dụ:

– If you go to the library today, I would like to go with you.

– If you want to lose weight, you should do some exercise.

 Đối với câu mệnh lệnh có chủ ngữ ẩn ở mệnh đề chính.

Công thức: If + present simple, (do not) V-inf.

Ví dụ:

– If you are hungry, go to a restaurant.

– If you feel cold, don’t open the door.

9.2 Câu điều kiện loại 2

 Mệnh đề chính của câu (main clause)

+ Công thức 1: If + past simple … would/ should/ could/ might/ had to/ ought to +
be V-ing.

Ex: If we left Hanoi for Hue this morning, we would be staying in Hue tomorrow.

+ Công thức 2: If + past simple, past simple. (diễn tả sự việc đã xảy ra)

Ex: If the goalkeeper didn’t catch the ball, they lost.

+ Công thức 3: If + past simple, … would be + V-ing.


Ex: If I were on holiday with him, I would/ might be touring Italy now.

+ Công thức 4: If được sử dụng như “as, since, because” kết hợp với các động từ ở
nhiều thì khác nhau trong mệnh đề chính và không thực sự là một câu điều kiện.

Ex: If you knew her troubles, why didn’t you tell me?

 Mệnh đề phụ của câu (if-clause)

+ Công thức 1: If + past continuous, … would/ could + V-inf.

Ex: If we were studying English in London now, we could speak English much
better.

+ Công thức 2: If + past perfect, … would/ could + V-inf.

Ex: If you had taken my advice, you would be a millionaire now.

9.3 Câu điều kiện loại 3

 Mệnh đề chính của câu (main clause)

+ Công thức 1: If + past perfect, … could/ might + present perfect.

Ex: If we had found him earlier, we could have saved his life.

+ Công thức 2: If + past perfect, present perfect continuous.

Ex: If you had left Hung Yen for Thanh Hoa last Saturday, you would have been
swimming in Sam Son last Sunday.

+ Công thức 3: If + past perfect,… would + V-inf.

Ex: If she had followed my advice, she would be richer now.

 Mệnh đề phụ của câu (if-clause)

Công thức: If + past perfect continuous,… would + present perfect.

Ex: If it hadn’t been raining the whole week, I would have finished the laundry.
10. Các lưu ý khi sử dụng câu điều kiện
Cũng giống như các cấu trúc câu ngữ pháp khác hoặc chia động từ, động từ bất
quy tắc, cấu trúc câu điều kiện cũng có những điểm cần lưu ý:

 Trong câu điều kiện có mệnh đề IF ở dạng phủ định thì có thể thay thế “if
not” bằng “unless”.

Ví dụ: I will buy you a new laptop if you don’t let me down. => I will buy you a
laptop, unless you let me down. (Tôi sẽ mua cho cậu một cái máy tính xách tay
mới nếu cậu không làm tôi thất vọng)

 Trong câu điều kiện loại 1, chúng ta có thể sử dụng thì tương lai đơn trong
mệnh đề IF nếu mệnh đề IF diễn ra sau khi mệnh đề chính diễn ra.

Ví dụ: If you will take me to the park at 9 a.m, I will wake you up at 8 a.m. (Nếu
bạn có thể đưa tôi tới công viên lúc 9 giờ sáng, tôi sẽ đánh thức bạn dậy lúc 8 giờ
sáng)

 Trong câu điều kiện loại 2, chúng ta sử dụng “were” thay cho “was” cho bất
kỳ chủ ngữ số ít hay số nhiều nào.
Ví dụ: If I were you, I would take part in this competition. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ
tham gia cuộc thi này)

 Câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng trong cấu
trúc câu wish và cấu trúc câu would rather để thể hiện sự tiếc nuối, ý trách
móc ai đó đã hoặc không làm gì.

Ví dụ: If I had reviewed for the exam, I would not have got mark D!

=> I wish I had reviewed the exam. (Ước gì tôi đã ôn tập cho kỳ thi)

=> I would rather I had reviewed the exam. (Giá như tôi đã ôn tập cho kỳ thi)

You might also like