You are on page 1of 5

CONDITIONAL SENTENCES (câu điều kiện)

 Câu điều kiện nói về một điều kiện (thường bắt đầu bằng ‘if’) và một kết quả
hay một hậu quả có thể xảy ra.
 Câu điều kiện có 2 mệnh đề:

+ Mệnh đề chính (Main clause) là mệnh đề chỉ kết quả

+ Mệnh đề If (If-clause) là mệnh đề phụ chỉ điều kiện

 Mệnh đề If có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính, nếu mệnh đề If đứng
trước thì ta thêm dấu phẩy giữa 2 mệnh đề.

+ If clause, main clause (nhấn mạnh điều kiện)

+ Main clause if clause (nhấn mạnh kết quả)

 Có 4 loại câu điều kiện chính


+ Loại 0: câu điều kiện chỉ một sự thật
+ Loại 1: câu điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai
+ Loại 2: câu điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai
+ Loại 3: câu điều kiện không thể xảy ra ở quá khứ
 Ngoài ra ta còn có các dạng câu điều kiện kết hợp
+ Loại 3-2: mô tả sự việc không xảy ra ở quá khứ dẫn đến kết quả ở hiện tại
+ Loại 2-3: mô tả kết quả ở quá khứ của một tình huống giả định ở hiện tại.
I. ZERO CONDITIONAL (ĐIỀU KIỆN LOẠI 0)
 Câu điều kiện loại 0 được dùng để nói về một thói quen, một hành động
thường xuyên xảy ra nếu điều kiện được đáp ứng, hoặc diễn tả một sự thật
hiển nhiên hay một quy luật tự nhiên.

* Công thức

If + S + V (hiện tại), S + V (hiện tại)

 Nói cách khác, tất cả động từ trong câu (mệnh đề if và mệnh đề chính) đều
được chia ở thì hiện tại đơn
 Nếu diễn tả thói quen, trong mệnh đề chính thường xuất hiện trạng từ chỉ tần
suất (always, usually, often)

* Ví dụ: + If you heat water to 100oC, it boils.

(Nếu bạn đun nước đến 100 độ, nước sẽ sôi)

+ If we are cold, we shiver.

(Nếu bị lạnh, chúng ta sẽ run lên.)

+ I usually walk to school if I have enough time.

(Tôi thường xuyên đi bộ đến trường nếu tôi có đủ thời gian.)

+ I often drink a cup of coffee if I work late at night.

(Tôi thường uống một cốc cà phê nếu tôi làm việc khuya.)
II. FIRST CONDITIONAL (ĐIỀU KIỆN LOẠI 1)
 Câu điều kiện loại 1 được dùng để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện
được trong hiện tại hoặc tương lai và nêu kết quả có thể xảy ra.

* Công thức

If + S + V (hiện tại), S + will/can + V (nguyên mẫu)

 Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn,
mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.

* Ví dụ: + If you come into my garden, my dog will bite you.

(Nếu anh vào vườn của tôi, con chó của tôi sẽ cắn anh đó.)

+ If it is sunny, I can go fishing.

(Nếu trời nắng, tôi có thể đi câu cá.)

 Động từ tình thái (Model verbs) như may, might, have to, must, ought to, …
có thể được dùng trong mệnh đề chính (main clause) để nói đến khả năng, sự
chắc chắn, sự cho phép, sự bắt buộc hoặc sự cần thiết.

* Ví dụ: + If John goes to a job interview, he ought to wear a tie.

(Nếu John đi phỏng vấn xin việc, anh ấy nên đeo cà vạt.)

+ If you want to see clearly, you must wear glasses.

(Nếu bạn muốn nhìn rõ, bạn phải đeo kính.)

+ If Tom goes jogging regularly, he may lose weight.

(Nếu Tom đi bộ thường xuyên, anh ấy có thể giảm cân.)


III. SECOND CONDITIONAL (ĐIỀU KIỆN LOẠI 2)
 Câu điều kiện loại 2 được dùng để đặt ra một điều kiện không thể thực hiện
được trong hiện tại hoặc tương lai. Đó chỉ là một giả thiết, một ước muốn
trái ngược với thực trạng hiện tại.

* Công thức

If + S + V (quá khứ), S + would/could + V (nguyên mẫu)

 Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 2, mệnh đề IF (If-clause) dùng thì quá
khứ đơn, mệnh đề chính (main clause) dùng cấu trúc would/could + động từ
nguyên mẫu.

* Ví dụ: + If I played football as well as Messi, I would earn more


money.

(Nếu tôi đá bóng giỏi như Messi, tôi sẽ kiếm được nhiều tiền
hơn.)

+ If my dog had six legs, he could run faster.

(Nếu chú chó của tôi có 6 chân, nó có thể chạy nhanh hơn.)

 Nếu động từ ở mệnh đề If (If-clause) là ‘to be’ thì ta dùng ‘were’ cho tất cả
các chủ ngữ.

* Ví dụ: + If I were you, I would come to the party.

(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ đi đến bữa tiệc.)

+ If Nick were rich, he would buy his parents a house.

(Nếu Nick giàu, anh ấy sẽ mua cho bố mẹ anh ấy một căn nhà.)
IV. THIRD CONDITIONAL (ĐIỀU KIỆN LOẠI 3)
 Câu điều kiện loại 3 được dùng để đặt ra một điều kiện không thể thực hiện
được trong quá khứ. Đó chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với
thực trạng ở quá khứ.

* Công thức

If + S + had + V3, S + would/could + have + V3

 Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 3, mệnh đề IF (If-clause) chia ở quá khứ
hoàn thành, mệnh đề chính (main clause) dùng cấu trúc would/could have +
quá khứ phân từ

* Ví dụ: + If he had come to see me yesterday, I would have taken him to the
cinema.

(Nếu anh ấy đến gặp tôi ngày hôm qua thì tôi đã đưa anh ấy đi xem phim
rồi.)

+ If I had had my phone last night, I could have contacted you.

(Nếu tối qua tôi có mang điện thoại thì tôi đã có thể liên lạc cho bạn rồi.)

You might also like