You are on page 1of 6

CONDITIONAL SENTENCES

1. Câu điều kiện là gì?


"Conditional Sentences" (Câu điều kiện) dùng để diễn đạt, giải thích một sự việc có thể xảy ra khi điều kiện
nói đến xảy ra. Các câu điều kiện gồm 2 mệnh đề chính - phụ và hầu hết chứa "if":
● Mệnh đề chính là mệnh đề kết quả
● Mệnh đề phụ chứa "if" hay còn gọi là mệnh đề điều kiện, nó diễn đạt đạt điều kiện để mệnh đề chính
trở thành sự thật
Thông thường, mệnh đề chính đứng trước mệnh đề phụ đứng sau. Nhưng ta có thể đảo mệnh đề phụ lên
trước mệnh đề chính và ngăn cách chúng bằng dấu phẩy. VD:
● If the weather is nice, I will go to the cinema tonight.
(Nếu thời tiết đẹp, tôi sẽ đi rạp chiếu phim tối nay)
● If I were you, I would buy this book.
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua cuốn sách đó)
● If I had taken his advice, I would have done my homework.
(Nếu tôi nghe lời khuyên từ anh ấy, tôi đã hoàn thành bài tập)
2. Các loại câu điều kiện
Tuỳ vào thời điểm điều kiện xảy ra, câu điều kiện cũng được chia thành nhiều dạng. Hãy cùng tìm hiểu cách
dùng và cấu trúc từng loại nhé!
Điều kiện loại 0 (Zero Conditional)
Câu điều kiện loại 0 dùng để diễn đạt điều kiện luôn đúng hoặc có thể xảy ra ở hiện tại, thường dùng để chỉ
những sự thật hiển nhiên.
Mệnh đề phụ If + S + V
(Hiện tại đơn)
Mệnh đề chính S + V
(Hiện tại đơn)
VD:
● If you heat chocolate, it melts.
(Nếu bạn đun socola, nó sẽ tan chảy)
● Get a taxi home if I stay out late night.
( Tôi sẽ về nhà bằng taxi nếu tôi ở ngoài muộn vào ban đêm)
Ta có thể dùng "when" thay "if" mà không làm đổi nghĩa của nó. VD:
● Plants die when they don’t have enough water.
(Thực vật sẽ chết khi nó không có đủ nước)
● When plants don’t have enough water, they die.
(Khi thực vật không có đủ nước, nó sẽ chết)
Ngoài ra câu điều kiện loại 0 còn được sử dụng để đưa ra những lời chỉ dẫn, lời đề nghị. VD:
● If you go home, turn off the lights.
(Nếu bạn về nhà hãy tắt đèn)
● Call me if you’re not sure what to do.
(Gọi tôi nếu bạn không chắc phải làm gì)
Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn đạt điều kiện có thể có thật ở hiện tại hoặc tương lai.
Mệnh đề phụ If + S + V
(Hiện tại đơn)
Mệnh đề chính S + will + V
(Tương lai đơn)
VD:
● If the weather is fine, I will go swimming tomorrow.
(Nếu thời tiết bình thường tôi sẽ đi bơi vào ngày mai)
● Tom will prepare breakfast if Sarah is sleeping.
(Tom sẽ chuẩn bị bữa sáng nếu Sara đang ngủ)
Ta có thể dùng "should" trong mệnh đề phụ của câu điều kiện loại 1 để diễn tả khả năng xảy ra của sự việc
đó là ít chắc chắn hơn, diễn tả sự tình cờ ngẫu nhiên. VD:
● If I should see Alex’s key somewhere, I will return it to him.
(Nếu tôi nhìn thấy chìa khóa Alex ở đâu, tôi sẽ trả lại anh ấy)
● I will tell him the good news if I should see him.
(Tôi sẽ báo anh ấy tin tốt nếu tôi thấy anh ấy)
Câu điều kiện loại 2
Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn đạt điều kiện không có thật ở hiện tại
Mệnh đề phụ If + S + Ved
(Quá khứ đơn/ quá khứ tiếp diễn)
Mệnh đề chính S + would/ could/ might + V
VD:
● If I were taller, I would be a model.
(Nếu tôi cao hơn, tôi sẽ trở thành người mẫu)
● If he were buying a new computer, I would send him a promotional code.
(Nếu anh ấy định mua một chiếc máy tính mới thì tôi sẽ gửi anh ấy mã giảm giá)
Câu điều kiện loại 2 dùng để bày tỏ ước muốn hoặc khuyên nhủ. Là điều kiện không có thật nên ta dùng to
be số nhiều "were" cho tất cả các ngôi.
● If she were here, she would hit you.
(Nếu cô ấy ở đây thì cô ấy sẽ đánh cậu)
● If I were you, I would buy this computer.
(Nếu tôi là bạn thì tôi sẽ mua chiếc máy tính này)
Câu điều kiện loại 3
Câu điều kiện loại 3 dùng để diễn tả điều kiện không có thật ở quá khứ.
Mệnh đề phụ If S + had V-PII
Mệnh đề chính S + would/ could/ might + have V-PII
VD:
● If he had stayed at home last night, he wouldn’t have met her.
(Nếu anh ấy ở nhà đêm qua anh ấy đã không gặp cô ấy)
● If I had done my homework, I wouldn’t have been punished.
(Nếu tôi hoàn thành bài tập về nhà thì tôi đã không bị phạt)
Câu điều kiện hỗn hợp
Câu điều kiện hỗn hợp 3 - 2 (giả thuyết trái với sự thật trong quá khứ dẫn đến kết quả trái với sự thật ở hiện
tại).
Mệnh đề phụ If + S + had V-PII
Mệnh đề chính S + would/ could/ might + V
VD:
● If he had graduated from a university, he would get this job now.
(Nếu anh ấy tốt nghiệp đại học thì bây giờ anh ấy đã có việc làm)
● If you had brought a map, we wouldn’t be lost now.
(Nếu bạn mang một cái bản đồ thì bây giờ chúng ta đã không bị lạc)
Câu điều kiện hỗn hợp 2 - 3 (giả thiết trái với sự thật không thể thay đổi dẫn đến hành động không thể xảy
ra trong quá khứ). VD:
● If I were taller, I would have been a model ten years ago.
(nếu tôi cao hơn thì 10 năm trước tôi đã trở thành một người mẫu)
● If the hotel were cleaner, they would have made better reviews.
(Nếu khách sạn ấy sạch hơn thì họ đã nhận xét tốt hơn)
3. Chú ý
Nếu mệnh đề phụ trong câu điều kiện ở dạng phủ định, ta có thể thay "if not" bằng "unless" mà không làm
thay đổi nghĩa. VD:
● If I don’t run, I will miss the bus. (Nếu tôi không chạy thì tôi sẽ lỡ chuyến xe bus)
=> Unless I run, I won’t miss the bus. (Trừ khi tôi chạy thì tôi sẽ không lỡ chuyến xe bus)
● If it doesn’t rain, I won’t bring an umbrella. (Nếu trời không mưa tôi sẽ không mang ô)
=> Unless it rains, I will bring an umbrella. (Trừ khi trời mưa thì tôi sẽ mang ô)
Những cách diễn tả câu điều kiện khác
Provided (that)/ providing
(that)
(Miễn là)
I can hang out with my friend providing that I inform my parents of my
whereabouts.
(Tôi có thể đi chơi với bạn miễn là tôi báo cho bố mẹ biết tôi ở đâu)
On condition that
(Với điều kiện là)
Tom’ll cook you a meal on condition that you wash a dishes afterwards.
(Tôm sẽ nấu ăn cho bạn với điều kiện sau đó bạn rửa bát)
As long as/ So long as
(Miễn là)
We can go to the library as long as you don’t make any noise there.
(Chúng ta có thể tới thư viện miễn là bạn không làm ồn ở đó)
Supposing
(Giả sử như)
Supposing she betrayed him, he would break up with her.
(Giả sử như cô ta phản bội anh ấy, anh ấy sẽ chia tay cô ta)
Cách chuyển câu điều kiện loại 3 sang câu đảo ngữ: bỏ "if" đảo "had" lên trước chủ ngữ. VD:
● If I had eaten too much fast food, I would have been fat. (Nếu tôi ăn quá nhiều đồ ăn nhanh thì tôi sẽ
trở nên béo phì)
=> Had I eaten too much fast food, I would have been fat.
● If he had stayed at home last night, he would have met Sue. (Nếu anh ấy ở lại nhà tối qua anh ấy đã
gặp Sue)
=> Had he stayed at home last night, he would have met Sue.
Các cách dùng đặc biệt của will/would và should trong mệnh đề if (if clause)
Thông thường các động từ này không dùng sau If trong các câu điều kiện .Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ
nhất định
Thông thường các động từ này không dùng sau If trong các câu điều kiện .Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ
nhất định.
A. If you will/would thường được dùng trong các câu yêu cầu lịch sự. would là hình thức lịch sự hơn.
If you will/would wait a moment I'll see if Mr Jones is free.
(Nếu anh vui lòng đợi cho lát để tôi xem ông Jones có rảnh không).
I would be very grateful if you would make the arrangements for me.
(Tối sẽ rất biết ơn nếu anh bố trí giùm cho tôi.)
If you could + nguyên mẫu thường được dùng một mình khi các yêu cầu thường do các tình huống riêng
biệt tạo nên Người nói cho rằng người kia sẽ đồng ý như một lẽ tất nhiên.
If you'd fill up this form (xin ông hãy điền vào đây.)
(Trong khách sạn) If you’d just sign the register (xin ông hãy ký tên vào sổ.)
(Trong cửa hàng) If you'd put your address on the back of the check (Xin bà hãy ghi địa chỉ vào sau tờ sec)
(Trong lớp học) If you’d open your books (Các em hãy mở sách ra.)
B. if + will/would có thể được dùng với tất cả các ngôi để diễn đạt ý tự nguyện:
If he’ll listen to me I’ll be able to help him (Nếu anh ta chịu nghe tôi thì tôi sẽ giúp được anh ta.)
If Tom would tell me what he wants for his dinner I’ll cook it for him.
(Nếu Tom nói cho em biết anh ấy muốn ăn gì thì em sẽ nấu cho anh ấy ăn mà.)
won't dùng theo cách này có thể có nghĩa là "từ chối"
If he won't listen to me I can't help him.
(Nếu anh ta từ chối nghe lời tôi thì tôi không thể giúp được gì cho anh ta đâu.)
If they won’t accept a cheque we’ll have to pay cash (Nêu họ từ chối nhận séc thì chúng ta sẽ phải trả bằng
tiền mặt.)
C. will có thể được dùng để diễn tả sự ngoan cố :
If you will play the drums all night no wonder the neighbours complain.
(Nếu mày cứ chơi trống suốt đêm thì đừng hỏi tại sao láng giềng cứ càu nhàu.)
D. If + would like/care có thể được dùng thay vì if + want/wish và có vẻ lịch sự hơn:
If you would like to come, I’ll get a ticket for you.
(Nếu cậu muốn tới thì tớ sẽ lấy cho cậu một vé.)
If you'd care to see the photographs I’ll bring them round
(Nếu cậu muốn xem hình thì tớ sẽ mang tới cho.)
If he’d like to leave his car here he can.
(Nếu muốn thì anh ấy có thể để chiếc xe lại đây.)
Nhưng nếu chúng ta tổ chức các câu ấy lại sao cho would like không có túc từ, chúng ta có thể bỏ would đi.
If you like I'll get a ticket for you hoặc If you’d like a ticket I’ll set one for you.
(Nếu cậu muốn tớ sẽ mua cho cậu một vé.)
If he likes he can leave his car here nhưng If he’d like to leave his car here, he can hoặc He can leave his car
here if he'd like to
(Anh ấy có thể để chiếc xe lại đây nếu muốn.)
E. If + should có thể được dùng trong loại 1 để trình bày rằng hành động dù có thể được, rất khó xảy
ra ; nó thường được nối với một mệnh đề cầu khiến được dùng chủ yếu trong văn viết hướng dẫn :
If you should have any difficulty in getting spare parts ring this number.
(Nếu ông gặp bất cứ trở ngại nào trong việc tìm kiếm phụ tùng hãy gọi theo số này.)
If these biscuits should arrive in a damaged condition please inform the factory ai once.
(Nếu những chiếc bánh quy này được đưa đến trong tình trạng hư hại xin vui lòng báo ngay cho nhà máy
biết nhé).
Should có thế được đặt trước và bỏ if đi (cấu trúc đảo ngữ):
Should you have any questions, please do not hesitate to contact me.

You might also like