You are on page 1of 5

3.1.

Câu điều kiện loại 0


- Cách dùng: Câu điều kiện loại 0 dùng để diễn tả một sự thực, thói quen hoặc một sự kiện
thường xuyên. Câu điều kiện loại này đề cập đến những điều hiển nhiên mà mọi người đã công
nhận.
- Cấu trúc:  If + S + V(s,es), S + V(s,es)
VD:
If you have any trouble, please call me.
       (Nếu bạn gặp rắc rối thì hãy gọi tôi)
- LƯU Ý: Hai mệnh đề đều sử dụng thì hiện tại đơn.
 
3.2. Câu điều kiện loại 1
- Cách dùng: Câu điều kiện loại 1 dùng để giả định những hành động, sự việc có thể xảy ra ở
hiện tại hoặc tương lai.
- Cấu trúc: If + S + V(s,es), S + Will, Can, May,Shall+ V
VD:
+ If it is sunny, I will go camping.
(Nếu trời nắng thì tôi sẽ đi cắm trại)

+ If Linh prepare the food, Jame will clean the house.


(Nếu Linh chuẩn bị đồ ăn thì Jame sẽ dọn nhà)

- LƯU Ý: Mệnh đề If được chia ở thì Hiện tại đơn, mệnh đề chính được chia ở thì Tương lai đơn
 
3.3. Câu điều kiện loại 2
- Cách dùng: Câu điều kiện loại 2 dùng để giả định những hành động, sự việc không thể xảy ra ở
hiện tại hoặc tương lai. Điều kiện chỉ là một giả thiết, mong muốn trái ngược với thực trạng ở
hiện tại.
- Cấu trúc: If + S + Ved/Vp, S + Would/Could/Should... + V
VD:
+ If I were her, I would be very happy.
(Nếu tôi là cô ấy thì tôi sẽ rất vui)
 
+ If I had a million USD, I would buy a BMW.
(Nếu tôi có một triệu đô la thì tôi sẽ mua chiếc xe BMW đó)

- LƯU Ý dành cho các bạn đang ôn thi toeic:


+ Mệnh đề điều kiện chia thì Qúa khứ đơn và động từ trong mệnh đề chính ta sử dụng cấu trúc:
Would/ Should + động từ nguyên thể
+ Nếu mệnh đề “If” sử dụng động từ “to be” ở thì quá khứ đơn thì ta chỉ sử dụng “to be” là
“were” với tất cả các ngôi
 
3.4. Câu điều kiện loại 3
- Cách dùng: Câu điều kiện loại 3 dùng để diễn tả một hành động, sự việc không có thật trong
quá khứ. Điều kiện đó không thể xảy ra hoặc chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả
thiết trái với thực trạng ở quá khứ.
- Cấu trúc: If + S + Had + Ved/ Vpp, S + Would/ Should/ Could... + Have + Vpp
VD:
+ If I hadn’t been absent yesterday, I would have met John.
           (Nếu tôi không vắng mặt ngày hôm qua thì tôi sẽ gặp John)
+ I would have written you a postcard I had had your address.
            (Tôi đã viết cho bạn một tấm thiệp nếu tôi có địa chỉ của bạn)
 
- LƯU Ý: Mệnh đề “If” chia thì Qúa khứ hoàn thành và động từ trong mệnh đề chính sử dụng
cấu trúc: Would/ Should + Have + Vpp
 
3.5. Câu điều kiện hỗn hợp
Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng trong câu điều kiện hỗn hợp thì thời gian ở mệnh đề If
không giống thời gian trong mệnh đề chính. Câu điều kiện hỗn hợp gồm có 2 loại chính là:
 
- Câu điều kiện hỗn hợp loại 1: là sự kết hợp của câu điều kiện loại 3 và loại 2
+ Cách dùng: Câu điều kiện hỗn hợp loại 1 để diễn tả giả thiết trái ngược với quá khứ, nhưng
kết quả thì ngược với hiện tại
+ Cấu trúc: If + S + Had +Vpp (Câu ĐK Loại 3), S + Would + V ( Câu ĐK Loại 2)
VD: If he had worked harder at school, he would be a student now.
        (Nếu anh ấy học hành chăm chỉ hơn thì bây giờ anh ấy đã là một sinh viên rồi)

- Câu điều kiện hỗn hợp loại 2: là sự kết hợp của câu điều kiện loại 2 và loại 3
+ Cách dùng: Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 để diễn tả giả thiết trái ngược với thực tại và kết quả
trái ngược với quá khứ.
+ Cấu trúc: If + S + Ved (Câu ĐK Loại 2), S + Would + Have + Vpp ( Câu ĐK Loại 3)

VD: If he didn’t love her, he wouldn’t have  married her.


       (Nếu anh ấy không yêu cô ấy thì anh ấy đã không lấy cô ấy rồi)
 
4. ĐẢO NGỮ CỦA CÂU ĐIỀU KIỆN
 
Đảo ngữ là hình thức đảo vị trí của chủ ngữ và động từ nhằm nhấn mạnh một ý nào đó trong
câu. Đảo ngữ trong câu điều kiện được áp dụng với cả 3 loại chính đó là:
- Câu điều kiện loại 1: Should + S + V(e,es), S + Will + V(s/es)
- Câu điều kiện loại 2: Were + S + to V,  S+ Would + V(s/es)
- Câu điều kiện loại 3: Had + S + Vpp, S + Would have Vpp
Bạn có thể tập cách ghi nhớ 3 câu điều kiện này bằng cách dùng mẹo thi toeic hoặc tập luyện
thật nhiều hàng ngày.

5. Tổng hợp lưu ý về cách dùng câu điều kiện


Tổng kết một số các lưu ý về cách dùng câu điều kiện cho các bạn như sau:

Cấu trúc if trong câu điều kiện 


Trong câu điều kiện có mệnh đề phụ ở dạng phủ định, chúng ta có thể dùng “unless” thay cho
“if not…”
Ví dụ:
 I will go to Ha Long if it doesn’t hot. 
(Tôi sẽ đi Hạ Long vào tuần tới nếu mà trời không nóng.)
 
=> I will go to Ha Long next week unless it hot.
 (Tôi sẽ đi Hạ Long vào tuần tới trừ khi trời nóng.)

 I will buy you a new bag if you don’t let me disappointed.


(Tôi sẽ mua cho cậu một chiếc túi xách mới nếu cậu không làm tôi thất vọng.)
 
=> I will buy you a new bag unless you let me disappointed.
(Tôi sẽ mua cho cậu một chiếc túi xách mới trừ khi bạn làm tôi thất vọng.)
 
Trong câu điều kiện loại I, chúng ta có thể sử dụng thì tương lai đơn trong mệnh đề phụ nếu
mệnh đề phụ diễn ra sau khi mệnh đề trình diễn ra.
Ví dụ: 
 If Panadol will ease my headache, I will take a couple tomorrow.
(Nếu Panadol có thể giảm bớt cơn đau đầu của tôi, tôi sẽ uống hai viên ngày mai.)

 If you will take me to the zoo at 10 o’clock, I will wake you up at 8 a.m.
(Nếu bạn có thể đưa tôi tới sở thú lúc 10 giờ sáng, tôi sẽ đánh thức bạn dậy lúc 8 giờ sáng.)

Trong câu điều kiện loại 2, chúng ta  sử dụng “were” thay cho “was”

Ví dụ: 
 If I were you, I would never do that to her. 
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ làm vậy với cô ấy.)

 If I were you, I would take part in this competition. 


(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ tham gia cuộc thi này.)

 If I were you, I would believe in her.


(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ tin cô ấy.)
Cách dùng này trang trọng và phổ biến hơn.

Cách dùng của câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng trong cấu
trúc câu wish và cấu trúc câu would rather để thể hiện sự tiếc nuối hoặc ý trách móc ai đó đã
hoặc không làm gì:

Ví dụ:
 If I had reviewed for the exam, I would not have got mark D!
(Nếu tôi ôn tập cho kỳ thi, tôi đã không bị điểm D!)

=> I wish I had reviewed for the exam.


(Ước gì tôi đã ôn tập cho kỳ thi.)
=> I would rather I had reviewed for the exam.
(Giá như tôi đã ôn tập cho kỳ thi.)

 If I had gone to that party, I could have met her.


(Nếu tôi tới bữa tiệc đó, tôi đã có thể gặp cô ấy.)
=> I wish I had gone to that party.
(Ước gì tôi đã tới bữa tiệc đó.)
=> I would rather I had gone to that party.
(Giá như tôi đã tới bữa tiệc đó.)

You might also like