You are on page 1of 5

PHẦN MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU

1) Lý do chọn đề tài:

Theo triết học C.Mác,gia đình được coi là một trong ba mối quan hệ
của con người, quan hệ gia đình “đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ
và con cái”, chức năng gia đình vào thời trước không hơn gì là kiếm sống
và duy trì nòi giống. Nhưng khi thế giới thây đổi, nhu cầu mới xuất hiện,
quan hệ xã hội mới đã nâng ý nghĩa của gia đinh lên cao nhất (Quan hệ
phụ thuộc). Gia đình giờ đây là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che
chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Chính vì tầm quan trọng đó mà không ít
các cặp đôi đã vun vén hạnh phúc sẵn sàng thông cảm chia sẽ và xây
dựng một gia đình hạnh phúc .
Ngược lại với điều đó, còn rất nhiều gia đình rạn nứt tình cảm
không hòa thuận với nhau. Nhưng họ vẫn chịu đựng, vẫn sống chung với
người họ không thể dành tình cảm hoặc chia sẽ tình cảm, mỗi ngày trong
cái “gia đình” như thế không khác nào cực hình cho họ. Do đó mà ly hôn
như là một hình thức sẽ giúp cho các cá nhân đã giải thoát khỏi sự đày
đọa về tinh thần lẫn thể xác trong mối quan hệ gia đình không còn êm
đẹp. Tuy nhiên, cách đó cũng chỉ là cách giải quyết tạm thời và nó để lại
rất nhiều hệ lụy xấu đến cá nhân và cả xã hội.
Nhằm để hiều rõ và mong muốn tỷ lệ ly hôn giảm. Chúng em thông
qua nghiên cứu, đọc, tìm hiểu các quan điểm, từ nhiều nơi nhằm mong
muốn mang đến một bức tranh toàn cục về thực trạng ly hôn ở nước ta.
Quan đó có thể phần nào đưa ra những biện pháp từ tập thể chúng em
hoặc các biện pháp hay mà chúng em tình kiếm được. Vì những lý do ấy,
nhóm sinh viên chung em đã quyết định chọn chủ đề: “Ly hôn ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp”.

2) Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:

-Phạm vi nghiên cứu: trong cả nước.


-Đối tượng nghiêm cứu: tình trạng ly hôn của nước ta hiện nay.
3) Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

-Cơ sở lý luận: kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích, luật
pháp, tổng hợp.
-Phương pháp nghiên cứu:
+Phương pháp phân tích tổng hợp.
+Thu thập thông tin có sẵn như: tra cứu internet, nghiêm cứu các
tài liệu từ các bài báo có liên đến vấn đề cần nghiên cứu.
4) Mục đích nghiêm cứu:
Bài tiểu luận này có mục đích giúp cho mọi người có cái nhìn
chuẩn mực về hôn nhân và về gia đình. Bên cạnh đó, nâng cao hiểu biết
cá nhân về vấn đề hôn nhân, gia đình. Phân tích, đưa ra giải pháp. Tránh
và giảm thiểu việc ly hôn đến mức tối đa, đặc biệt là các cặp đôi trẻ.
Ngăn chặn tình trạng ly hôn vẫn còn tăng ở nước ta hiện nay.
5)Kết cấu của tiểu luận

-Kết cẩu của bài tiểu luận gồm:


+Phần 1) Những điều cơ bản về ly hôn.
+Phần 2) Vấn đề ly hôn nước ta hiện nay.
+Phần 3) Giải pháp giảm và tránh việc ly hôn,
+Phần 4) Kết luận
I. Phần 1) Những điều cơ bản về ly hôn.
1.1) Khái niệm theo pháp luật Việt Nam

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly
hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tòa án.
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt
quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện
dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải
quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án
công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết
dưới dạng bản án ly hôn.
Như vậy, Ly hôn dược định nghĩa tại Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 theo đó ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

1.2) Các trường hợp ly hôn theo quy định của pháp luật
1.2.1. Thuận tình ly hôn
Là trường hợp mà cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân và
được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Khi giải quyết thuận tình ly hôn sự tự nguyên thật sự của vợ chồng là yếu
tố cần thiết phải có, nếu thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả
hai thì Tòa án không thể công nhận thuận tình Ly hôn.

Việc thiếu sự tự nguyện của vợ chồng được hiểu như một bên bị cưỡng
ép, bị lừa dối, vợ chồng thuận tình ly hôn giả....Sau khi điều tra xác minh
nếu có chứng cứ cho rằng thiếu sự tự nguyện của vợ chồng thì Tòa án có
thể bác đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Khi giải quyết thuận tình ly hôn, Tòa án phải tiến hành thủ tục hòa giải.
1.2.2. Ly hôn theo yêu cầu cầu một bên ( Đơn phương ly hôn)
Là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng yêu cầu được chấm dứt
quan hệ hôn nhân.

Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì tào án phải tiến hành hòa
giải.

Nếu hòa giả đoàn tụ thành, người yêu cầu ly hôn rút đơn yêu cầu ly hôn
thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Khi người yêu cầu ly
hôn không rút đơn yêu cầu ly hôn thì tòa án lập biên bản hòa giải thành.
Sau 15 ngày kể từ ngày lập biên bản nếu vợ chồng không có sự thay đổi ý
kiến cũng như viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định
công nhận hòa giải đoàn tụ thành và quyết định này có hiệu lực pháp luật
ngay.

Nếu Tòa án hòa giải đoàn tụ không thành thì lập biên bản hòa giải đoàn tụ
không thành và mở phiên tòa xét xử theo thủ tục chung.

1.3) Làm sao để ly hôn và được công nhận.

Ly hôn là hành vi tính pháp lý và được giải quyết bởi luật pháp. Thế
nên, để ly hôn cũng phải tuân theo những quy định rõ ràng, cụ thể trong
luật pháp của Việt Nam. Khi một đôi vợ chồng muốn ly hôn, phải hoàn
thành đầy đủ hồ sơ và nộp đơn ly hôn lên toàn án, đặc biệt đơn ly hôn
phải có đầu đủ những nội dùn yêu cầu. Khi đó, toàn án sẽ xem xét đơn,
nếu đơn hợp lệ thì sẽ nhận được thông báo nộp án phí cùng địa điểm nộp,
nếu không hợp lệ thì sẽ yêu cầu sửa đổi theo hướng dẫn của toàn án.
Tiếp đến, toàn án sẽ tiến hành hòa giải và xét sử sơ thẩm. Cuối cùng là
toàn án phúc thẩm tiếp tục xử lý án.
Ngoài ra còn có cách nhanh hơn và đỡ tốn kém của các dịch vụ
chuyên về giải quyết ly hôn.

1.4) Vì sao xảy ra tình trạng ly hôn

Có vô số nguyên nhân khiến cho một cặp đôi quyết định ly hôn.
Nên nhóm chúng em sẽ chia chúng thành hai loại chính là hai loại dễ thấy
nhất: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân nằm ngoài ý muốn của
vợ chồng, bao gồm:

 Sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội: Sự phát triển kinh tế - xã hội, sự giao
lưu văn hóa quốc tế đã làm thay đổi nhiều giá trị, quan niệm về hôn nhân
và gia đình. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia
đình, tạo áp lực cho các cặp vợ chồng.
 Các biến cố bất thường: Các biến cố bất thường như thiên tai, tai nạn,
bệnh tật,... có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của vợ
chồng, dẫn đến ly hôn.

Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân do chính vợ chồng gây
ra, bao gồm:

 Sự thiếu hiểu biết về hôn nhân và gia đình: Nhiều người bước vào hôn
nhân mà chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, kiến thức, kỹ năng cần thiết cho
cuộc sống gia đình. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn, bất đồng trong cuộc
sống hôn nhân.
 Sự bất bình đẳng giới trong hôn nhân: Sự bất bình đẳng giới trong hôn
nhân khiến cho quyền và lợi ích của vợ chồng không được đảm bảo, dẫn
đến mâu thuẫn, xung đột.
 Các vấn đề về kinh tế, sức khỏe, tâm lý: Các vấn đề về kinh tế, sức
khỏe, tâm lý của vợ chồng nếu không được giải quyết kịp thời có thể dẫn
đến ly hôn.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến ly hôn như:

 Ngoại tình: Ngoại tình là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất
dẫn đến ly hôn.
 Tự ý bỏ đi của một bên vợ chồng: Tự ý bỏ đi của một bên vợ chồng là
một hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc
sống của gia đình và xã hội.
 Vợ chồng không có con: Trong một số trường hợp, vợ chồng không có
con có thể là nguyên nhân dẫn đến ly hôn.
 Vấn đề bạo lực gia đình, cờ bạc, rượu chè: Đây cũng là nguy cơ gây tan
vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực
gia đình có nhiều, song nguyên nhân cơ bản là do lạm dụng rượu bia và
các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, nghiện ma tuý, ghen tuông, thiếu hiểu
biết pháp luật, kinh tế khó khăn…
 Do mâu thuẫn trong quan hệ mẹ chồng - nàng dâu:Mẹ chồng và nàng
dâu vốn là hai người ở hai thế hệ khác nên sẽ rất khó để dung hòa trong
cách sống, lối suy nghĩ, bất đồng quan điểm trong cách chăm sóc và nuôi
dạy trẻ… và một khi mâu thuẫn ngày càng nhiều, người chồng không thể
hoá giải được những mâu thuẫn đó cũng sẽ dẫn đến việc ly hôn. Những
cặp vợ chồng ly hôn vì nguyên nhân này thường là sống chung với bố mẹ
chồng, sau khi kết hôn được vài năm.

You might also like