You are on page 1of 2

Câu 1:Trình bày bệnh nguyên và bệnh sinh của đái tháo đường typ I.

- Bệnh nguyên
:+ Phá huỷ tiểu đảo β của tuỵ với sự tham gia của nhiều yếu tố (gen học, miễn
dịch, môi trường) → giảm sản xuất insulin (điềutrị: tiêm insulin → đái tháo
đường phụ thuộc insulin). Di truyền đa gen, gen nhạy cảm chủ yếu nằm trên NST6
ở vùng HLA lớp II+ Phát hiện tự kháng thể chống: tế bào β của đảo tuỵ, insulin,
receptor của insulin trên bề mặt tế bào đích; phát hiện tế bào T phản ứng thâm
nhiễm và trực tiếp gây độc cho tế bào β.+ Tuổi xuất hiện sớm (thường dưới 20
tuổi).
- Bệnh sinh
: Do thiếu insulin ---> glucose không vào được tế bào, gan tăng cường thoái hoá
glycogen, tăng huy động và giảmtổng hợp lipid ---> Hậu
quả: + Tế bào thiếu năng lượng ---> cảm giác đói ---> Ăn nhiều;+ Glucose máu
tăng → tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào ---> kéo nước trong tế bào ra ---> cảm
giác khát ---> Uống nhiều;+ Glucose máu tăng quá ngưỡng thận ---> nước tiểu có
glucose gây tăng áp lực thẩm thấu ---> Đái nhiều;+ Lipid và protid phải huy động
để thay thế glucid ---> Gầy nhiều;+ Nhiễm toan (tăng thể cetonic), xơ vữa mạch
(tăng tổng hợp cholesterol từ acetyl CoA).

Câu 2 Trình bày nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, biểu hiện và hậu quả của suy dinh
dưỡng.
Nguyên nhân: Có 3 nhóm nguyên nhân
:1. Nhóm nguyên phát: giảm thu nhập chất dinh dưỡng do:●Thiếu ăn●Tâm sinh lý
mệt mỏi hay trầm cảm,●Rối loạn vận chuyển thức ăn: tắc thực quản, dạ dày,
ruột,●Rối loạn hấp thu: cắt đoạn ruột, viêm ruột...2. Nhóm thứ phát: sau stress
(chấn thương, tai nạn, viêm tuỵ cấp...);3. Nhóm phối hợp: chuyển hoá tăng và chán
ăn (ung thư), tăng nhu cầu năng lượng (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính),mất ra ngoài
(ruột có lỗ rò, viêm đại trực tràng chảy máu...).
Cơ chế bệnh sinh:
●Bình thường: có sự tương đương giữa việc tiêu thụ năng lượng và việc bồi phụ ---
> có sự cân bằng giữanăng lượng và trọng lượng cơ thể.
●Khi đói: tăng huy động acid béo dự trữ từ mô, glucose và protein ở xương và tạng
---> thay đổi lượng nước bên ngoài và bên trong tế bào + tăng tạo glucose từ
protein ---> gầy sút. Sau đó: tăng tạo cả lipid từ protein (lấy từ cơ) ---> càng gầy
sút.

●Trong các bệnh cấp tính: tăng chuyển hoá cơ bản ---> tăng thoái hoá proteinn từ
các tế bào / mô / tạng đểtân tạo glucose từ acid amin ---> gầy sút.
Cơ chế bệnh sinh các biểu hiện của suy dinh dưỡng:
● Da nhăn nheo do mất lớp mỡ dưới da.
●Teo cơ (đùi, cánh tay...) do giảm protein cơ.
●Tóc rụng do thiếu protein.
Câu 3 Trình bày các cơ chế gây phù. Phân tích cơ chế gây phù trong bệnh thận hư
nhiễm mỡ.
a, cơ chế gây phù
- Tăng áp lực thủy tĩnh

You might also like