You are on page 1of 4

Đái tháo đường type 2

Cơ chế sinh bệnh


 Rối loạn tiết insulin (do tăng đường huyết mãn tính, tăng nồng độ acid
béo tự do)
 Đề kháng insulin ngoại biên (chủ yếu ở cơ và gan)
 Gan tăng sản xuất glucose quá mức
- Cơ chế khởi đầu là glucose không được hỗ trợ bởi insulin để qua được
màng tế bào vào bên trong. Cũng do thiếu insulin, gan tăng cường thoái
hoái glicogen và môn mỡ tăng hoạt động, giảm tổng hợp lipid dẫn đến 2
hậu quả trực tiếp:
1. Nồng độ glucose tăng trong máu làm tăng áp lực thẩm thấu (khát) và gây
quá ngữơng thận (đa niệu thẩm thấu). Lượng glucose do mất theo nước tiểu
rất lớn là cơ chế quan trọng, kết hợp với sự huy động mô mỡ là bệnh nhân gầy
đi.
2. Tế bào thiếu năng lượng, sự khuếch tán thụ động vào tế bào nhờ nồng độ
glucose cao trong máu vẫn tỏ ra không đủ, do vậy gây cảm giác đói thường
xuyên (ăn nhiều)
Nguồn: sách SLB – miễn dịch ĐH Y HN (tr68) và ĐH Y dược TP.HCM
 Yếu tối di truyền (gen)
 Sinh đôi:
- Gen chiếm 60-90% khả năng bị ĐTĐ
- Sinh đôi cùng trứng 70-90% đồng bị ĐTĐ
- Khác trứng: 15-25%
o Nguy cơ tăng theo thời gian sống).
o Tiền căn gia đình (trực hệ) có đái tháo đường = Nguy cơ 40%.
o Cả cha + mẹ cùng bị đái tháo đường = nguy cơ bị đái tháo đường là 70%
 Môi trường: Béo phì và ít vận động
Link: CCBS ĐTĐtype2

 Rối loạn chuyển hóa carbonhydrate trong bệnh lý ở gan (kháng insulin)
Một trong những yếu tố gây nên tình trạng kháng insulin là sự giảm sút khối lượng tế
bào gan làm giảm khả năng chuyển hóa một lượng đường lớn khi mà người bệnh ăn
vào. Ngoài ra, đáp ứng của tế bào gan với insulin cũng giảm đi do khiếm khuyết ở thụ
thể và phần sau của bài của tế bào trong bệnh xơ gan
 Giảm tiết insulin ở TB beta ở tụy
Insulin ban đầu được tạo ra như một dạng tiền chất gọi là preproinsulin. Điều này được
chuyển đổi thành proinsulin và được cắt bằng C-peptide thành insulin sau đó được lưu
trữ trong các hạt trong các tế bào beta. Glucose được đưa vào các tế bào beta và bị thoái
hoá. Tác dụng cuối cùng của quá trình này là gây khử cực màng tế bào và kích thích giải
phóng insulin. Khi nồng độ glucose trong máu cao, các tế bào beta sẽ tiết ra insulin để
giảm glucose trong máu.
--> Giảm tiết insulin ở β tụy khi nồng độ glucose trong máu thấp

Link: cơ chế bệnh sinh


Cơ chế biểu hiện đái tháo đường type 2
Đường huyết tăng
Ăn nhiều
Uống nhiều
Tiểu nhiều
Sụt cân nhiều
Biến chứng đái tháo đường type 2
Biến chứng cấp
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu: tình trạng mất nước nghiêm trọng do tình trạng lợi tiểu
thẩm thấu, xảy ra khi bệnh nhân không thể bù đủ nước đã mất
Biến chứng mãn
Biến chứng mạch máu:
Vi mạch:
Bệnh lý võng mạc: đặc trưng bởi vi phình mạch của mao mạch võng mạc (nền tảng bệnh
võng mạc) và sau đó là tân sinh mạch máu (bệnh võng mạc tăng sinh) và phù hoàng
điểm. Đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu ở võng mạc dẫn tới giảm thị lực
hay mù hoàn toàn. Đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như
đục thủy tinh thể, ...

kh tăng sinh (trái) – tăng sinh (phải)


Bệnh lý thận: Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra
khỏi cơ thể. Đái tháo đường có thể gây tổn thương những hệ thống lọc này. Cuối cùng
có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó
cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
Link: Biến chứng
Mạch máu lớn gây xơ vữa động mạch của các mạch lớn
Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
Thiếu máu não thoáng qua và đột quị
Bệnh động mạch ngoại biên
Biến chứng thần kinh: Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương thành mạch máu
nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng những sợi thần kinh, đặc biệt ở chân. Tổn thương này gây
ra các triệu chứng: châm chích như kiến bò, tê chân, nóng rát hay đau thường bắt đầu từ
các ngón chân, ngón tay và lan dần lên. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt có
thể gây mất toàn bộ cảm giác ở chi.
Phổ biến nhất là Bệnh đa dây thần kinh đối xứng (với các biến đổi sợi nhỏ và lớn): ảnh
hưởng đến phía xa bàn chân và bàn tay (phân bố kiểu đi tất hoặc găng tay). Biểu hiện
như dị cảm, rối loạn cảm giác,.. Hậu quả: loét lỗ đáo, bàn chân Charcot
Link: MSD biến chứng ĐTĐ type 2

Đái tháo đường type 2 không phải là một bệnh lây nhiễm nhưng đang gia tăng với số
lượng rất lớn ở nước ta bởi lối sống gắn liền với đô thị hóa và những thiếu sót về thông
tin của người dân. Bệnh dễ dàng bị bỏ qua, đặc biệt trong giai đoạn sớm khi mà bệnh
nhân vẫn còn thấy khỏe mạnh .Hệ lụy của việc không phát hiện và điều trị kịp thời chính
là những biến chứng nguy hiểm về mắt, thận, thần kinh, ...
Tóm lại, hiểu rõ về sinh bệnh học và cơ chế miễn dịch của đái tháo đường type 2 là việc
quan trọng để có thể ngăn ngừa, chẩn đoán và kiểm soát đái tháo đường hiệu quả. Thông
qua 1 lối sống lành mạnh, tích cực, thuốc men để giảm tình trạng đề kháng insulin đồng
thời sử dụng liệu pháp insulin nếu tế bào β kiệt quệ giúp duy trì mức đường huyết ổn
định và chăm sóc sức khỏe tổng thể sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng
cuộc sống của những người mắc bệnh. Trong thực tế, những người bị đái tháo đường
type 2 vẫn có thể kiểm soát nồng độ đường huyết của họ một cách hiệu quả và sống
thoải mái, năng động mà không có biến chứng nào.

You might also like