You are on page 1of 2

Bệnh tiểu đường được chuẩn đoán khi lượng đường trong máu trở nên quá cao,

gần 10% dân số mắc phải bệnh


này. Có 2 loại bệnh tiểu đường: Dạng 1(TYPE1) và Dạng 2( type2)- sự khác biệt chính của 2 dạng này chính
là các cơ chế nằm sau sự làm tăng lượng đường trong máu. Khoảng 10% dân số mắc phải dạng 1 và 90% dân
số mắc phải dạng 2

 Bệnh tiểu đường dạng 1:


-Một trong những lý do chính mắc phải bệnh tiểu đường dạng 1 chính là do phản ứng quá mẫn loại IV- phản
ứng quá mẫn qua trung gian tế bào. Khi đó tế bào miễn dịch lympho T tấn công chính tuyến tụy của người
bệnh( lưu ý tế bào T của hệ miễn dịch phản ứng với nhiều loại kháng nguyên mà những kháng nguyên này
thường là các peptide nhỏ các loại polysaccharides, hay lipid,..). Các tb T này lại có thể tấn công các tb của
chính chúng ta do trong quá trình sinh trưởng của các tb T này trải qua quá trình chọn lọc tự dung nạp- cơ
thể sẽ loại bỏ các tb T có tính tự kháng. Trong dạng tiểu đường dạng 1, đột biến gên gây ra sự bất thường
trong quá trình chọn lọc này, đặc biệt là các tb tự kháng nhắm vào mục tiêu là các kháng nguyên nằm trên
các tb Beta tiết ra insualin ở tuyến tụy. Các tb lympho T mất tính tự dung nạp lại tuyển dụng và phối hợp vs
các tb miễn dịch khác tấn công các tb beta tại tuyến tụy. Một khi các tb beta bị tổn hại hay chết thì không
tiết ra insualin nữa, và khi insualin giảm thì quá trình nhập bào của đường glucose cũng giảm theo và như
thế glucosetisch tụ lại bên trong máu, bởi vì nó không thể vào bên trong các tb nữa.
- Một gene rất quan trọng tham gia việc điều chỉnh phản ứng miễn dịch là hệ thống kháng nguyên bạch cầu
của người ( human leukocyte antigen system) gọi tắt là HLA- là một nhóm gene nằm trên nst thứ 6 mã hóa
các phức hợp tương thích mô chính (major histocompatinility complex) gọi tắt là MHC, đó là một loại
protein rất quan trọng trong việc giúp hệ miễn dịch nhận ra các phân tử ngoại lai và duy trì tính tự dung
nạp. MHC kết hợp với các kháng nguyên bên trong tế bào có teher được xem như một cái khay dùng để
trình diện các kháng nguyên tại màng cho các tế bào miễn dịch có thể tiếp cận. Những người mắc bệnh tiểu
đường dạng 1 thường có dạng gene HLA cụ thể giống nhau gọi là HLA-DR3 và HLA-DR4.
 Bệnh tiểu đường loại 2:
- Khi cơ thể vẫn có khả năng tạo ra insualin, nhưng các mô lại không đáp ứng hữu hiệu hay mất nhạy cảm
với insualin ( chưa có lý do chính xác)
- Trên cơ bản lượng insualin vẫn tiết ra bình thường, nhưng các tb không được kích hoạt gắn các thụ thể vận
chuyển glucose ( GLUT) vào màng làm glucose không có tuyến đường thích hợp đi vào trong tế bào, đặc
biệt là các tb cơ khung xương và cơ tim, do đó các tb này ở tình trạng kháng insualin
- Yếu tố di truyền cuãng có thể đóng góp một vai trò quan trọng. Qua các nghiên cứu trể em song sinh, nếu
một trong cặp song sinh đơn noãn( cùng một trứng) mắc bệnh tiểu đường thì người song sinh kia cũng có
nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2, hoàn toàn không phụ thuộc vào yếu tố môi trường.
- Trong bệnh tiểu đường dạng 2, vì các mô không đáp ứng hữu hiệu với mức insualin ở mức bình thường làm
cơ thể tiếp tục sản xuất nhiều insuain hơn để đạt được các tác dụng tương tự gián tiếp di chuyển glucose ra
khỏi máu vào tế bào. Để làm điều này cơ thể tăng sản tế bào beta tiết insulin ở tuyến tụy tức lằtng số lượng
tế bào beta tiết insulin ở tuyến tụy, và cũng gây nên tình trạng phì đại tế bào beta tức là phát triển về kích
thước tất cả dồn nổ lực để tiết ra thêm nhiều insulin. Cơ chế bù trừ thích ứng này làm mức insulin cao hơn
bình thường trong máu, để duy trì nồng độ glucose trong máu ở mức bình thường, nhưng cũng chỉ được
một thời gian. Cùng với insulin các tb beta cũng tiết ra amylin, đó là một chuỗi peptide amyloid tiểu đảo 
trong khi các tb beta đang sản xuất lượng cao insulin, chúng cũng tiết ra một lượng cao amylin. Theo thời
gian, amylin tích lũy trong các tb tiểu đảo tuyến tụy. Như vậy cơ chế bù đắp thích ứng của tế bào beta thì
không bền, qua thời gian các tế bào beta vận hành tối đa cực độ đến cạn kiệt, và trở nên bị rối loạn và teo
lại, giảm sản và chết mức độ tiết insulin giảm theo, dẫn đến nồng độ glucose trong máu bắt đầu tăng lên
và bện hnhaan phát triển tăng đường huyết.
( Chữ đen là mức độ protein, Chữ đỏ là mức độ phân tử)

You might also like