You are on page 1of 9

KIỂM TRA

MÔN: LUẬT KINH DOANH

Họ và tên:
MSSV:
Điểm:

1 2 3 4 5
6 7 8 9 10
11 12 13 14 15
16 17 18 19 20
21 22 23 24 25
26 27 28 29 30
31 32 33 34 35
36 37 38 39 40
41 42 43 44 45
46 47 48 49 50
51 52 53 54 55
56 57 58 59 60

1. Nhóm quan hệ nào sau đây không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật kinh doanh?
a. Nhóm quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất
kinh doanh
b. Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ chủ thể kinh doanh
c. Nhóm quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh
d. Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối với chủ thể
kinh doanh
2. Chủ thể nào không phải là chủ thể kinh doanh?
a. Tổ hợp tác, hộ gia đình
b. Cá nhân có đăng ký kinh doanh
c. Quốc gia
d. Các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân), hợp tác xã
3. Phương pháp điều chỉnh của luật kinh doanh?
a. Phương pháp bình đẳng thoả thuận và phương pháp tự nguyện
b. Phương pháp quyền uy và phương pháp phục tùng
c. Phương phương tự nguyện và phương pháp mệnh lệnh
d. Phương pháp mệnh lệnh và phương pháp bình đẳng thoả thuận
4. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của doanh nghiệp?
a. Là một tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp
b. Có tên riêng, có tài sản và trụ sở
c. Có sử dụng lao động
d. Có tư cách pháp nhân
5. Chủ thể nào không phải là người quản lý doanh nghiệp?
a. Thành viên Hội đồng thành viên
b. Chủ tịch công ty
c. Kiểm soát viên
d. Giám đốc/Tổng Giám đốc
6. Hình thức nào sau đây không phải là tổ chức lại doanh nghiệp?
a. Chia doanh nghiệp
b. Hợp nhất doanh nghiệp
c. Tiếp nhận thêm thành viên mới
d. Tách doanh nghiệp
7. Loại hình doanh nghiệp nào sau đây được tổ chức lại dưới hình thức tách doanh nghiệp?
a. Doanh nghiệp tư nhân
b. Công ty cổ phần
c. Công ty trách nhiệm hữu hạn
d. Cả b và c đúng
8. Loại hình doanh nghiệp nào sau đây không được tổ chức lại dưới hình thức chia doanh nghiệp
a. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
c. Công ty hợp danh
d. Công ty cổ phần
9. Nhận định nào sau đây không đúng về doanh nghiệp tư nhân?
a. Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
b. Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
c. Được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
d. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân
10. Trong doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về nghĩa
vụ của công ty bằng:
a. Toàn bộ tài sản của mình
b. Bằng số vốn đã góp
c. Tỉ lệ do Điều lệ công ty quy định
d. Cả a, b, c đều đúng
11. Đâu là nhận định đúng đối với doanh nghiệp tư nhân?
a. Không có tư cách pháp nhân
b. Có trường hợp hơn một cá nhân làm chủ
c. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi khoản nợ của công ty
d. Được phát hành một số loại chứng khoán để huy động vốn
12. Người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân là ai?
a. Người được chủ doanh nghiệp tư nhân thuê
b. Chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp đảm nhận
c. a và b đúng
d. a và b sai
13. Đặc điểm của hộ kinh doanh:
a. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ và đăng ký kinh doanh
b. Hộ kinh doanh có quy mô lớn về thị trường và số lượng lao động được sử dụng
c. Hộ kinh doanh bắt buộc phải mở và thực hiện sổ sách kế toán
d. Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm hữu hạn đối với hoạt động của hộ kinh doanh
14. Nhận định nào sau đây sai về nội dung tạm ngừng hoạt động của hộ kinh doanh?
a. Hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nếu tạm ngừng kinh
doanh từ 60 ngày trở lên
b. Hộ hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã
đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý
c. Thời hạn thông báo là ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh
d. Thời gian tjam ngừng không quá 01 năm
15. Công ty hợp danh có những loại thành viên nào?
a. Thành viên hợp danh và thành viên sáng lập
b. Thành viên góp vốn và thành viên hợp danh
c. Thành viên góp vốn và thành viên sáng lập
d. Thành viên hợp danh, thành viên sáng lập và thành viên góp vốn
16. Nhận định nào sau là đây đúng về chế độ trách nhiệm trong công ty hợp danh?
a. Công ty hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty, thành viên hợp danh
và thành viên góp vốn đều chịu trách nhiệm hữu hạn
b. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều chịu trách nhiệm vô hạn
c. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong
phạm vi số vốn đã góp
d. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của công ty trong quá trình hoạt động kinh
doanh
17. Nhận định nào sau đây không đúng về công ty hợp danh?
a. Công ty hợp danh được quyền phát hành một số loại chứng khoán nếu đáp ứng các điều
kiện luật định
b. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp
c. Thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân
d. Công ty hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty
18. Đâu không phải là điều kiện bắt buộc để trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp
danh
a. Không thuộc đối tượng bị cấm tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp
b. Thành viên hợp danh phải là cá nhân
c. Không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên hợp danh của
công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn
lại
d. Có chứng chỉ hành nghề
19. Trường hợp nào sau đây không thể xác lập tư cách thành viên hợp danh?
a. Tham gia thành lập hoặc gia nhập công ty hợp danh khi công ty tiếp nhận thêm thành
viên mới
b. Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh
c. Thừa kế phần vốn gió của thành viên hợp danh
d. Được thành viên góp vốn thanh toán nợ bằng phần vốn góp trong công ty hợp danh
20. Chủ thể có quyền lực cao nhất trong công ty hợp danh?
a. Hội đồng thành viên
b. Chủ tịch Hội đồng thành viên
c. Giám đốc/Tổng Giám đốc
d. Tập thể thành viên hợp danh
21. Nhận định nào sau đây đúng nhất về vấn đề phân chia lợi nhuận trong công ty hợp danh?
a. Thành viên hợp danh được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp
b. Thành viên hợp danh được chia lợi nhuận theo thoả thuận tại Điều lệ công ty
c. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn
góp hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty
d. Thành viên hợp danh được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả
thuận quy định tại Điều lệ công ty; thành viên góp vốn được chia lợi nhuận tương ứng
với tỷ lệ vốn góp
22. Nhận định nào sau đây là đúng về thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên?
a. Phải có ít nhất là 02 và tối đa là 11 thành viên
b. Số lượng thành viên tối đa là 50 thành viên
c. Thành viên công ty là cá nhân
d. Thành viên công ty là tổ chức
23. Trong trường hợp công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định pháp luật
mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong vòng bao lâu sẽ bị giải thể?
a. 30 ngày
b. 60 ngày
c. 03 tháng
d. 06 tháng
24. Đâu không phải là nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên?
a. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp pháp luật
quy định khác
b. Phải tuân thủ Điều lệ công ty, chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
c. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện mọi hoạt động
d. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
25. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát
trong trường hợp nào?
a. Công ty có từ 11 thành viên trở lên
b. Công ty không có Hội đồng thành viên
c. Khi Giám đốc/ Tổng giám đốc không phải là thành viên mà là được thuê bên ngoài công
ty
d. Khi có nhu cầu về quản trị công ty
26. Cơ cấu tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
a. Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng Giám đốc
b. Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc
c. Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát
(tuỳ trường hợp)
d. Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc, Ban kiểm
soát (tuỳ trường hợp)
27. Đâu là một mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đúng nhất?
a. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc/Tổng giám đốc
b. Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
c. Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc và Kiểm soát viên (nếu có)
d. Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc và Kiểm soát viên (tuỳ trường hợp)
28. Nhận định nào sau đây không đúng về nguồn vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên?
a. Vốn điều lệ của công ty là do chủ sở hữu công ty góp vào
b. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh
nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty
c. Vốn pháp định là vốn bắt buộc phải có trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
d. Công ty có thể vay vốn trực tiếp của các tổ chức tín dụng, hoặc từ các cá nhân khác;
phát hành một số loại chứng khoán như trái phiếu, kỳ phiếu…, trừ cổ phiếu
29. Nhận định nào sau đây đúng khi xem xét về số lượng cổ đông trong công ty cổ phần?
a. Cổ đông là các cá nhân đầu tư vào công ty
b. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và tối đa là 50 cổ đông
c. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh
sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần
d. Số lượng cổ đông tối thiểu là 02 và không hạn chế số lượng tối đa
30. Nhận định nào sau đây đúng nhất về công ty cổ phần?
a. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
b. Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về hoạt động của công ty
c. Cổ phần không được tự do chuyển nhượng mà cần được sự chấp thuận của một số chủ
thể trong công ty
d. Công ty cổ phần được phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn như cổ phiếu,
trái phiếu
31. Tìm nhận định không đúng về cổ phần trong công ty cổ phần
a. Cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần
b. Cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi là hai loại cổ phần luôn tồn tại trong tất cả công ty
cổ phần
c. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông
d. Cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ và có giá bằng nhau gọi là mệnh giá
32. Quyền nào sau đây không thuộc về cổ đông ưu đãi cổ tức?
a. Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu
quyết do Điều lệ công ty quy định
b. Các quyền khác như cổ đông phổ thông
c. Nhận cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn
định hằng năm
d. Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty
đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá
sản
33. Nhận định nào sau đây đúng nhất về người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần?
a. Công ty cổ phần chỉ có một người đại diện theo pháp luật
b. Nếu Điều lệ không có quy định khác thì Giám đốc/Tổng Giám đốc là người đại diện theo
pháp luật của công ty
c. Trường hợp có hai người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty
d. Pháp luật giới hạn tối đa số lượng người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là 02
người
34. Đại hội đồng cổ đông bao gồm:
a. Tất cả các cổ đông trong công ty cổ phần
b. Tất cả các cổ đông phổ thông
c. Tất cả các cổ đông phổ thông và người quản lý trong công ty cổ phần
d. Tất cả cổ đông có quyền biểu quyết
35. Nhận định nào sau đây không đúng về Đại hội đồng cổ đông?
a. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần và có thể họp bất thường
b. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết
thúc năm tài chính
c. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ toạ tham dự họp
d. Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 09 tháng, kể từ ngày kết
thúc năm tài chính
36. Tìm nhận định đúng nhất về nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị trong công
ty cổ phần?
a. Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên
b. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không
quá 05 năm và có thể bầu lại tối đa là 2 nhiệm kỳ
c. Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú
ở Việt Nam bắt buộc phải theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014
d. Hội đồng quản trị có tối đa 15 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành
viên Hội đồng quản trị.
37. Nhận định nào sau đây không đúng về Chủ tịch Hội đồng quản trị
a. Chủ tịch Hội đồng quản trị là thành viên của Hội đồng quản trị
b. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ
trường hợp pháp luật quy định khác
c. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quyết định của Hội đồng quản trị
d. Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 90% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch
Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
38. Ban kiểm soát trong công ty cổ phần:
a. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên không thể được bầu
lại
b. Trưởng ban kiểm soát do Giám đốc/Tổng giám đốc bổ nhiệm
c. Có từ 03 đến 05 thành viên
d. Ban kiểm soát phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên thường trú ở Việt Nam
39. Hợp tác xã là:
a. Tổ chức kinh tế tập thể không có tư cách pháp nhân
b. Tổ chức kinh tế có một số loại tài sản chung không thể phân chia
c. Tổ chức kinh tế tập thể và không phải là một loại hình doanh nghiệp
d. Tổ chức kinh tế tập thể và thành viên hợp tác xã góp vốn theo khả năng tài chính của
mình
40. Hội nghị thành lập hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã thảo luận và quyết định các vấn đề
nảo theo nguyên tắc đa số?
a. Thông qua điều lệ và tên, biểu tượng hợp tác xã
b. Phương án sản xuất, kinh doanh và bầu người phụ trách sản xuất, kinh doanh
c. Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc
(tổng giám đốc); Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và chế
độ lương thưởng đối với các chủ thể này
d. Thông qua điều lệ và phương án sản xuất, kinh doanh
41. Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã thuộc về:
a. Đại hội thành viên
b. Giám đốc/Tổng giám đốc, Đại hội thành viên
c. Hội đồng quản trị
d. Đạị hội thành viên, Hội đồng quản trị
42. Số lượng đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên phải đảm bảo:
a. Không được ít hơn 10% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đối với hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã có từ trên 100 đến 300 thành viên, hợp tác xã thành viên
b. Không được ít hơn 20% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đối với hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã có từ trên 300 đến 1000 thành viên, hợp tác xã thành viên
c. Không được ít hơn 300 đại biểu đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trên 1000
thành viên, hợp tác xã thành viên
d. Không được ít hơn 30% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đối với hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã có từ trên 300 đến 1000 thành viên, hợp tác xã thành viên
43. Hội đồng quản trị triệu tập đại hội thành viên bất thường trong trường hợp nào sau đây?
a. Giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Giám đốc/Tổng giám đốc
b. Hội đồng quản trị không tổ chức được cuộc họp định kỳ sau khi triệu tập
c. Theo đề nghị của ít nhất 25% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên
d. Theo đề nghị của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
44. Các hình thức hợp đồng:
a. Lời nói và văn bản
b. Văn bản, lời nói, suy nghĩ
c. Hành vi cụ thể, văn bản
d. Văn bản, lời nói, hành vi
45. Có bao nhiêu nguyên tắc giao kết hợp đồng?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
46. Trình tự giao kết hợp đồng cơ bản bao gồm các bước:
a. Chuẩn bị đề nghị giao kết, đề nghị giao kết, chấp nhận giao kết
b. Đề nghị giao kết, chấp nhận giao kết
c. Đề nghị giao kết, chấp nhận giao kết, thực hiện giao kết
d. Chuẩn bị đề nghị giao kết, đề nghị giao kết, chấp nhận giao kết, thực hiện giao kết
47. Chế tài bồi thường thiệu hại áp dụng khi:
a. Có hành vi vi phạm hợp đồng
b. Có hành vi vi phạm và có thiệt hại thực tế
c. Có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
vi phạm và hậu quả
d. Câu a và b đúng
48. … là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ.
a. Cầm cố tài sản
b. Thế chấp tài sản
c. Biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng
d. Ký cược
49. Có bao nhiêu hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
50. … là người thứ ba không liên quan đến vụ tranh chấp đứng ra giúp các bên đàm
phán, thương lượng với nhau để họ cùng giải quyết tranh chấp
a. Thương lượng
b. Hoà giải
c. Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại
d. Giải quyết tranh chấp tại Toà án
51. Đặc điểm nào sau đây là hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng –
khiểu nại?
a. Các bên tự mình giải quyết thoả thuận
b. Không thông qua thủ tục luật định
c. Phương thức giải quyết tranh chấp chính xác nhất
d. Kết quả giải quyết không bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước
52. Căn cứ vào hình thức tổ chức, trọng tài thương mại được chia thành:
a. Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc
b. Trọng tài quy định và trọng tài vụ án
c. Trọng tài Việt Nam và trọng tài quốc tế
d. Trọng tài quy chế và trọng tài phi quy chế
53. Trọng tài thương mại không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nào dưới đây:
a. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại
b. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
c. Tranh chấp giữa các bên trong đó có ít nhất một bên hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận
d. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài
54. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
a. Trọng tài viên phải tôn trọng mọi thoả thuận của các bên
b. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của Trung tâm trọng
tài
c. Trọng tài viên áp dụng nguyên tắc bình đẳng thoả thuận và mệnh lệnh phục tùng
d. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác
55. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Trọng tài được thực hiện
thông qua bao nhiêu bước?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
56. Có bao nhiêu cách xác định thẩm quyền của Toà án?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
57. … là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
a. Thời hạn khởi kiện
b. Thời gian khởi kiện
c. Thời hiệu khởi kiện
d. Hiệu lực khởi kiện
58. Trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo
thì nghĩa vụ nộp án phí phúc thẩm thuộc về ai?
a. Đương sự kháng cáo
b. Toà án cấp sơ thẩm
c. Đương sự còn lại
d. Không phải nộp án phí phúc thẩm
59. … là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì
bị phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án
a. Tái thẩm
b. Giám đốc thẩm
c. Phúc thẩm
d. Cả a và b đúng
60. Chủ thể nào sau đây không phải là người tiến hành thủ tục phá sản?
a. Quản tài viên
b. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
c. Viện kiểm sát
d. Chủ nợ

You might also like