You are on page 1of 7

I.

MA TRẬN DÀNH CHO HỌC SINH


Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1. Sự hấp thụ 3 câu 3 câu 2 câu 1 câu
nước và muối
khoáng ở rễ
2. Vận chuyển 3 câu 2 câu
các chất trong
cây
3. Thoát hơi 3 câu 3 câu 3 câu 1 câu
nước
4. Vai trò của 4 câu 2 câu 1 câu 1 câu
các nguyên tố
khoáng
5. Dinh dưỡng 3 câu 2 câu 2 câu 1 câu
nito ở thực vật

II.MA TRẬN DÀNH CHO GIÁO VIÊN


MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2019 -2020
MÔN SINH HỌC 11 (Thời gian làm bài : 45 phút)
I. Mục tiêu của đề kiểm tra
- Học sinh nêu được : cơ quan làm nhiệm vụ hấp thụ nước và ion khoáng, nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình hấp thu nước và ion khoáng, con đường để nước và ion khoáng xâm nhập từ đất vào
mạch gỗ của rễ, các loại tế bào của mạch gỗ, mạch rây,các động lực của dòng mạch gỗ, dòng
mạch rây, các chất dòng mạch gỗ và dòng mạch rây vận chuyển, các vai trò của quá trình thoát
hơi nước, cơ quan thoát hơi nước, 2 con đường thoát hơi nước, tên các nguyên tố vi lượng, đại
lượng đối với thực vật,các đặc điểm của nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, các nguồn cung
cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây, vai trò của nito đối với thực vật, dạng nito mà
cây hấp thụ được, nhóm vi khuẩn có khả năng cố định nito
-Học sinh chỉ ra được: những phương cách để rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ, các hiện
tượng chứng minh có áp suất rễ, các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước, đặc điểm
của quá trình thoát hơi nước qua lớp cutin, cơ chế đóng mở khí khổng, chọn được các phát biểu
đúng khi nói về các chủ đề đã liệt kê phía dưới
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích 1 số vấn đề trong thực tế.
II. Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm khách quan: 40 câu - 10 điểm
III. Lập ma trận đề kiểm tra
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1. Sự hấp thụ 1.Tên cơ quan 4.Chỉ ra được 7.Chỉ ra được 9. Dùng sự hiểu
nước và muối làm nhiệm vụ những phương cách thức cây biết về sự hấp
khoáng ở rễ hấp thụ nước và cách để rễ cây dùng để vận thụ nước và
ion khoáng phát triển nhanh chuyển 1 loại muối khoáng ở
2.Tên các nhân bề mặt hấp thụ ion cụ thể trong rễ để giải thích 1
tố ảnh hưởng 5. Nhận định 1 trương hợp cụ số vấn đề trong
đến quá trình được những phát thể thực tế
hấp thu nước và biểu đúng liên 8.Giải thích
ion khoáng quan đến sự hấp được vì sao cây
3.Tên con đường thụ nước và ion trên cạn bị ngập
để nước và ion khoáng ở rễ. úng lâu sẽ chết
khoáng xâm 6.Chỉ ra được
nhập từ đất vào những bộ phận
mạch gỗ của rễ thuộc về rễ cây
22,5% = 9 câu 33,3% hàng = 3 33,3% hàng = 3 22,2% hàng = 3 11,1% hàng = 3
(2,25 điểm) câu (0,75 điểm) câu (0,75 điểm) câu (0,75 điểm) câu (0,75 điểm)
2. Vận chuyển 10. Kể tên được 13. Chọn đúng
các chất trong các loại tế bào được các hiện
cây của mạch gỗ, tượng chứng
mạch rây minh có áp suất
11. kể tên được rễ
động lực của 14.Chọn được
dòng mạch gỗ, các nhận đúng
dòng mạch rây khi nói về vấn đề
12. Kể tên được vận chuyển các
các chất dòng chất trong cây
mạch gỗ và dòng
mạch rây vận
chuyển
12,5% = 5 câu 60% hàng = 3 40% hàng = 2
(1,25 điểm) câu (0,75 điểm) câu (0,5 điểm)
3. Thoát hơi 15.Kể được các 18.Chọn đúng 21.Chọn được 24.Vận dùng sự
nước vai trò của quá các tác nhân ảnh các phát biểu hiểu biết để giải
trình thoát hơi hưởng đến quá đúng khi nói về thích 1 số hiện
nước trình thoát hơi thoát hơi nước tượng trong thực
16.Biết được lá nước 22. Chọn được tế
là cơ quan thoát 19.Chọn đúng các phát biểu sai
hơi nước đặc điểm của khi nói về thoát
17.Kể tên được quá trình thoát hơi nước
2 con đường hơi nước qua lớp 23.Chọn đúng
thoát hơi nước cutin được loại cây có
20.Chọn đúng cơ cường độ thoát
chế đóng mở khí hơi nước qua
khổng cutin mạnh hơn
25% = 10 câu 30% hàng = 3 30% hàng = 3 30% hàng = 3 10% hàng = 1
(2,5 điểm) câu (0,75 điểm) câu (0,75 điểm) câu (0,75 điểm) câu (0,25 điểm)
4. Vai trò của 25.Kể được tên 29. Chỉ ra được 31. Vận dùng sự 32. Vận dùng sự
các nguyên tố các nguyên tố vi dạng ion của hiểu biết về các hiểu biết về các
khoáng lượng đối với một nguyên tố nguyên tố nguyên tố
thực vật. dinh dưỡng khoáng để giải khoáng để giải
26.Kể được các khoáng thiết yếu thích 1 số hiện thích 1 số hiện
đặc điểm của mà cây hấp thụ tượng trong thực tượng trong thực
nguyên tố dinh được. tế tế
dưỡng khoáng 30.Chọn được
thiết yếu các phát biểu
27.Kể được các đúng liên quan
nguồn cung cấp đến vai trò của
các nguyên tố các nguyên tố
dinh dưỡng dinh dưỡng
khoáng cho cây khoáng thiết yếu
28.Kể được tên trong cây
các nguyên tố
đại lượng đối
với thực vật.
20% = 8 câu 50% hàng = 4 25% hàng = 12,5% hàng = 1 12,5% hàng = 1
(2 điểm) câu (1 điểm) 2câu (0,5 điểm) câu (0,25 điểm) câu (0,25 điểm)
5. Dinh dưỡng 33.Kể được vai 36. Chọn được 38.Giải thích 40. Vận dùng sự
nito ở thực vật trò của nito đối dấu hiệu đói nito được vì sao hiểu biết về dinh
với thực vật. ở cây cà chua Rhizobium có dưỡng nito ở
34.Kể được dạng 37.Chọn được khả năng cố định thực vật để giải
nito mà cây hấp phát biểu đúng nito? thích 1 số hiện
thụ được. khi nói về phân 39.Chọn được tượng trong thực
35.Kể được 2 bón các phát biểu tế
nhóm vi khuẩn đúng khi nói về
có khả năng cố phân bón
định nito
20% = 8 câu 37,5% hàng = 25% hàng = 25% hàng = 2 12,5% hàng = 1
(2 điểm) 3câu (0.75 điểm) 2câu (0,5 điểm) câu (0,5 điểm) câu (0,25 điểm)

III. ĐỀ KIỂM TRA


Đề kiểm tra giữa kì I khối 11 - năm học 2019-2020
Môn sinh
Thời gian : 45 phút
Câu 1: Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ bằng những cách nào trong số các cách sau đây?
1-Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu
2-Rễ cây phân nhánh chiếm chiều rộng
3-Rễ tang nhanh số lượng lông hút
A.1,2 B.2,3 C.1,3 D.1,2,3
Câu 2: Nếu nồng độ ion Cl- ngoài môi trường đất là 1M, nồng độ Cl- trong tế bào lông hút là 1,5M thì
cây sẽ hút ion Cl- theo cách nào sau đây?
A.Hấp thụ chủ động B.Hấp thụ thụ động C.Vận chuyển trực tiếp qua lớp kép photpholipit
D.Thực bào
Câu 3: Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
A.Vì lông hút thiếu oxi nên bị tiêu biến, cây không hấp thụ nước được.
B.Vì cây hút quá nhiều nước nên tế bào bị vỡ
C.Vì trong môi trường nước, vi khuẩn phát triển mạnh làm cây thiếu nito
D.Vì nước rửa trôi hết muối khoáng làm cây chết do thiếu dinh dưỡng
Câu 4: Có bao nhiêu nhân tố sau đây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây?
1-áp suất thẩm thấu của dung dịch đất 2-pH 3-độ thoáng của đất
A.3 B.2 C.1 D.0
Câu 5: Sự xâm nhập của nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường nào
sau đây?
A.Con đường gian bào và con đường tế bào chất
B.Mạch gỗ và mạch rây
C.Qua khí khổng và qua lớp cutin
D.Con đường nội bì và con đường trung trụ
Câu 6: Liên quan đến sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1-Nước được rễ cây hấp thụ theo cơ chế thụ động hoặc chủ động tuỳ hoàn cảnh
2-Mọi loài thực vật đều hấp thụ nước và muối khoáng qua miền lông hút
3-Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết
4-Lông hút rất dễ gẫy và tiêu biến ở môi trường quá ưu trương.
A.2 B.3 C.4 D.1
Câu 7: Đa số thực vật dùng bộ phận nào sau đây để hấp thụ nước và ion khoáng?
A.Rễ B.Hoa C.Quả D.Nụ
Câu 8: Vì sao người ta không trồng cây chôm chôm trên đất ngập mặn?
A.Dịch bào của rễ cây chôm chôm nhược trương hơn so với dung dịch đất của đất ngập mặn, nên cây
chôm chôm không thể hấp thu được nước khi được trồng trên đất ngập mặn.
B.Khi được trồng trên đất ngập mặn, quả chôm chôm bị mặn nên người ta không bán được.
C.Khi được trồng trên đất ngập mặn, phấn của các loài cây như đước, vẹt… thụ phấn cho cây
chôm chôm làm trái chôm chôm bị lai tạp, không còn độ giòn, ngon.
D.Chôm chôm là loài cây ưa bóng, mà đất ngập mặn thường phân bố ven biển, cường độ ánh
sáng quá cao so với chôm chôm.
Câu 9: Những bộ phận nào sau đây thuộc bộ rễ của cây:
1- Rễ chính 2-Rễ bên 3-Miền lông hút
A.1,2,3 B.1,2 C.1,3 D.2,3
Câu 10: Tế bào mạch gỗ gồm 2 loại, đó là
A. Quản bào và mạch ống
B. Ống rây và tế bào kèm
C. Quản bào và ống rây
D.Mạch ống và tế bào kèm
Câu 11: Động lực nào sau đây không phải là động lực của dòng mạch gỗ?
A. Lực đẩy (áp suất rễ)
B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
D.Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa
Câu 12: Dòng mạch rây vận chuyển những chất gì sau đây?
A. Các sản phẩm đồng hoá ở lá, chủ yếu là saccarozo, axit amin,…; một số ion khoáng được sử
dụng lại như kali…
B. Các sản phẩm rễ cây hấp thụ được từ môi trường đất như nước, các ion khoáng
C.Các loại phân bón do con người phun lên lá
D.Các chất độc, chất thải, chất bài tiết cần đưa xuống rễ để thải ra bên ngoài
Câu 13: Hiện tượng nào sau đây chứng minh có áp suất rễ?
A. Qua những đêm ẩm ướt, trên đỉnh lá lúa thường có những giọt nước đọng lại (hiện tượng ứ
giọt ở cây lúa)
B.Ở 1 số loài cây, mặt trên của lá không có khí khổng nhưng vẫn có thoát hơi nước
C.Lá cây đang màu xanh, qua vài ngày chuyển thành màu vàng
D.Cây chỉ hấp thu được các ion khoáng dưới dạng hoà tan (còn dạng không tan cây không hấp
thụ được)
Câu 14: Khi nói về vấn đề vận chuyển các chất trong cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1- Mạch gỗ gồm các tế bào chết, mạch rây gồm các tế bào sống
2-Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên bằng cách di
chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh
3-Dòng mạch gỗ còn được gọi là dòng đi lên
4-Dòng mạch rây còn được gọi là dòng đi xuống
A.4 B.3 C.2 D.1
Câu 15: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong những vai trò sau đây?
1-Tạo lực hút, hút dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất
của cây
2-Giúp hạ nhiệt độ của lá
3-Giúp khí CO2 khếch tán vào bên trong lá cần cho quá trình quang hợp
A.1,2,3 B.1,2 C.2,3 D.1,3
Câu 16:Bộ phận nào sau đây là cơ quan thoát hơi nước ở thực vật?
A.Lá B.Rễ C.Thân D.Cành
Câu 17: Hơi nước được thoát qua 2 con đường nào sau đây?
A.Con đường gian bào và con đường tế bào chất
B.Mạch gỗ và mạch rây
C.Qua khí khổng và qua lớp cutin
D.Con đường nội bì và con đường trung trụ
Câu 18: Các tác nhân nào sau đây ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước?
1-Nước 2-Ánh sáng 3-Nhiệt độ 4-Gió 5-Một số ion khoáng
A.1,2,3,4,5 B.1,2,3,4 C.1,3,4,5 D.1,2,4,5
Câu 19: Thoát hơi nước qua lớp cutin có đặc điểm?
A.Vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh
B.Vận tốc nhỏ và được điều chỉnh
C.VẬn tốc lớn và không được điều chỉnh
D.Vận tốc lớn và được điều chỉnh
Câu 20: Khi nói về cơ chế đóng mở khí khổng, mô tả nào sau đây đúng?
A.Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày căng theo thành mỏng
và khí khổng mở ra.
B. Khi mất nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày căng theo thành mỏng
và khí khổng mở ra.
C. Khi no nước, thành dày của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành mỏng căng theo thành dày và
khí khổng mở ra.
D. Khi mất nước, thành dày của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành mỏng căng theo thành dày và
khí khổng mở ra.
Câu 21: Cùng một loài cây, cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua
lớp cutin mạnh hơn? Vì sao?
A.Cây trong vườn. Vì lớp cutin của cây trong vườn mỏng hơn lớp cutin của cây trên đồi.
B. Cây trong vườn. Vì lớp cutin của cây trong vườn dày hơn lớp cutin của cây trên đồi.
C. Cây trên đồi. Vì lớp cutin của cây trên đồi mỏng hơn lớp cutin của cây trong vườn.
D. Cây trên đồi. Vì lớp cutin của cây trên đồi mỏng dày lớp cutin của cây trong vườn.
Câu 22: Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1-Vào giữa trưa của cùng 1 ngày, tại cùng 1 khu vực, đứng dưới bóng cây thường mát hơn đứng dưới
mái che bằng vật liệu xây dựng
2-Để đảm bảo cho cây sinh trưởng bình thường phải tưới nước hợp lí cho cây
3-Tác nhân chủ yếu điều khiển độ mở của khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
4-Ở cây thược dược, cây đoạn, cây thường xuân, khí khổng phân bố ở mặt dưới của lá nhiều hơn mặt
trên
A.4 B.3 C.2 D.1
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?
A.Ở đa số thực vật, khí khổng tập trung ở mặt trên của lá để cường độ thoát hơi nước luôn ở mức tối
đa
B.Lá là cơ quan thoát hơi nước
C.Thoát hơi nước qua khí khổng là con đường thoát hơi nước chủ yếu
D.Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn
Câu 24: Gọi E là lượng nước do rễ cây hút vào, gọi F là lượng nước thoát ra qua lá. Cây sinh trưởng
bình thường khi:
A. E >F B.E rất nhỏ so với F C.F>E D.F rất nhỏ so với E
Câu 25: Các nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng đối với thực vật?
A.Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni B. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Ca, Mo, Ni
C. P, Mn, B, Cl, Zn, Ca, Mo, Ni D. P, Mg, B, Cl, Zn, Cu, Mn, Ni
Câu 26: Các phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?
1- nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu
trình sống
2- nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là nguyên tố không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố
nào khác
3- nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất
trong cơ thể
A.1,2,3 B.1,2 C.2,3 D.1,3
Câu 27: Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây là:
A. Đất và phân bón B.Không khí và đất C.Không khí và phân bón D.Ánh sáng và không khí
Câu 28: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đại lượng đối với thực vật?
A. Hidro B. Sắt C. Molipden D.Bo
Câu 29: Cây hấp thu nguyên tố Mg dưới dạng:
A.Mg2+ B. MgCO3 C.Mg(OH)2 D.MgSO3
Câu 30: Khi nói về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, phát biểu nào sau đây
đúng?
A.Kẽm, đồng, mangan có vai trò hoạt hoá nhiều enzim
B.Bo, Clo liên quan đến hoạt động của mô phân sinh
C.Lưu huỳnh, đồng, niken cần cho sự trao đổi nito
D.Sắt, mangan, canxi là thành phần của diệp lục
Câu 31: Ông Nam làm nghề trồng bắp. Khi đi quan sát vườn bắp của mình, ông nghi ngờ chúng bị
thiếu nguyên tố magie. Dựa vào đặc điểm nào sau đây mà ông Nam suy nghĩ như vậy?
A. Lá bắp chuyển thành màu đỏ B.Cây bắp không cao thêm so với 1 tuần trước đó
C.Lá bắp bị xoăn D.Cây bắp bị héo
Câu 32: Những biện pháp nào sau đây có thể giúp cho quá trình chuyển hoá các muối khoáng ở
trong đất từ dạng không tan thành dạng hoà tan dễ hấp thụ đối với cây?
1-Phá váng sau khi đất ngập úng để oxi dễ khuếch tán vào đất
2-Giữ cho đất thông thoáng
3-Bón vôi cho đất chua
4-Sử dụng các chế phẩm sinh học chứa nhóm vi khuẩn amon hoá
A.1,2,3,4 B.1,2,3 C.2,3,4 D.1,2,4
Câu 33: Nito có những vai trò nào sau đây đối với cơ thể thực vật?
1-Là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng như protein, axit nucleic,
diệp lục, ATP…
2-Tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất
3-Điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử protein trong tế bào chất
A.1,2,3 B.1,2 C.2,3 D.1,3
Câu 34: Cây hấp thu nito dưới dạng
A.NH4+, NO3- B.N2, NO C. NH4+, NO3, N2, NOD. NH4+, NO3-, N2
Câu 35: Các vi sinh vật cố định nito gồm 2 nhóm
A. Nhóm vi khuẩn sống tự do (ví dụ vi khuẩn Lam) và nhóm vi khuẩn cộng sinh với thực vật (ví dụ
chi Rhizobium tạo nốt sần ở rễ cây họ đậu)
B. Vi khuẩn Amon hoá và vi khuẩn nitrat hoá
C. Vi khuẩn Amon hoá và vi khuẩn phản nitrat hoá
D. Vi khuẩn Amon hoá và nhóm vi khuẩn cộng sinh với thực vật (ví dụ chi Rhizobium tạo nốt sần ở
rễ cây họ đậu)
Câu 36: Khi cây cà chua bị thiếu nito thì cây cà chua có đặc điểm nào sau đây?
A.Xuất hiện màu vàng nhạt trên lá, màu vàng xuất hiện trước tiên ở những lá già
B. Xuất hiện màu đỏ nhạt trên lá, màu đỏ xuất hiện trước tiên ở những lá già
C. lá cây có màu xanh đậm hơn bình thường
D.Cây đột nhiên mọc rống lên
Câu 37: Bón phân như thế nào sau đây là hợp lí?
A. Đúng lúc, đúng loại, đúng cách, đúng liều lượng
B.Mọi loài cây khi ra hoa đều cần bón canxi và molipden
C.Bón nhiều phân hữu cơ trước khi trồng cây và bón nhiều phân vô cơ sau khi trồng cây
D.Khi bón bất kì loại phân nào cũng cần bón kèm ure cho cây
Câu 38: Vì sao vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định nito?
A. Vì chúng có enzim nitrogennaza
B. Vì chúng sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu
C. Vì chúng là tế bào nhân sơ
D.Vì chúng sinh sản nhanh hơn tốc độ phân huỷ nito
Câu 39: Khi nói về phân bón đối với cây trồng và môi trường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1-Để cây trồng có năng suất cao, cần phải đầu tư, bón thật nhiều phân bón
2-Bón phân cho cây có thể bón qua rễ hoặc bón qua lá
3-Khi bón phân quá nhiều, dư lượng phân bón sẽ làm xấu tính chất hoá lí của đất và gây ô nhiễm môi
trường
4-Khi bón phân hữu cơ cho cây, nên chọn phương pháp phun lên lá.
A.2 B.3 C.4 D.1
Câu 40: Trong công tác phủ xanh đất trống đồi trọc, người ta thường chọn trồng cây gì để vừa có tốc
độ sinh trưởng nhanh, độ che phủ cao, vừa có tác dụng cải tạo đất?
A.Các loài cây gỗ có vi khuẩn cộng sinh ở rễ như keo lá tràm, keo tai tượng…
B.Các loài cây thân thảo
C.Cây đậu phộng
D.Các loài cây ăn trái để vừa có tốc độ sinh trưởng nhanh, độ che phủ cao, vừa có tác dụng cải tạo
đất, vừa có thu hoạch về kinh tế

You might also like