You are on page 1of 15

Câu hỏi đánh giá về “Phương pháp quản lý dự án Agile”:

Câu hỏi 1: Phương pháp Agile là gì?


A. Phương pháp Agile là một cách tiếp cận tuần tự để phát triển phần
mềm.
B. Phương pháp Agile là một cách tiếp cận lặp đi lặp lại để phát triển
phần mềm.
C. Phương pháp Agile là một cách tiếp cận vòng tròn để phát triển phần
mềm.
D. Phương pháp Agile là một cách tiếp cận nguyên mẫu để phát triển
phần mềm.
Câu hỏi 2: Mỗi phân đoạn trong phương pháp Agile kéo dài trong bao lâu?
A. 1-2 tuần.
B. 2-3 tuần.
C. 1-4 tuần.
D. 1-2 tháng.

Câu hỏi 3: Đâu là lợi thế của việc sử dụng phương pháp Agile?
A. Đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
B. Việc phát triển phần mềm/ứng dụng diễn ra nhanh chóng.
C. Những thay đổi vào phút chót cũng được chấp nhận.
D. Tất cả những điều trên.

Câu hỏi 4: Cái nào sau đây có phần giải thích nhanh chóng về tất cả các
chức năng mong muốn trong sản phẩm?
A. Hướng dẫn sử dụng.
B. Tài liệu phát triển phần mềm.
C. Product backlog.
D. Tất cả những điều trên.
Câu hỏi 5: Đâu là trách nhiệm của vai trò Scrum master trong phương
pháp Agile?
A. Scrum master là người hỗ trợ cho nhóm phát triển Agile.
B. Scrum master giúp các thành viên khác có trong dự án làm việc theo
phương pháp Agile.
C. Scrum master chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các cuộc họp thường
xuyên.
D. Tất cả những điều trên.

Câu hỏi 6: Đâu là trách nhiệm của vai trò Product owner trong phương
pháp Agile?
A. Product owner giải thích các yêu cầu của dự án.
B. Product owner cũng tham gia vào các cuộc họp (có thể cả các cuộc
gọi độc lập hàng ngày).
C. Product owner đánh giá kết quả cuối cùng của dự án.
D. Tất cả những điều trên.

Câu hỏi 7: Cuộc họp sơ kết Sprint (Sprint Retrospective) được thực hiện
khi nào?
A. Bất cứ khi nào nhóm đề xuất.
B. Vào cuối mỗi Sprint.
C. Bất cứ khi nào Product owner đề xuất.
D. Bất cứ khi nào Scrum master yêu cầu.

Câu hỏi 8: Ai chịu trách nhiệm đo lường hiệu quả hoạt động của dự án?
A. Scrum master
B. Delivery manager
C. Product owner
D. Tester

Câu hỏi 9: Nhóm phát triển đa chức năng (cross-functional development


team) có ý nghĩa gì?
A. Nhóm Phát triển phải có tất cả các kỹ năng cần thiết để hoàn thành và
chuyển giao phần tăng trưởng.
B. Mỗi thành viên của Nhóm phát triển phải có chức năng chéo.
C. Người phát triển có thể tạo các trường hợp thử nghiệm và thực hiện
chúng.
D. Nhóm phát triển nên cộng tác với các Nhóm phát triển khác.

Câu hỏi 10: Ai nhất thiết phải tham dự Daily meeting?


A. Nhóm phát triển.
B. Nhóm Scrum.
C. Nhóm phát triển và Product owner.
D. Nhóm Scrum và các bên liên quan.

Câu hỏi 11: Điều nào sau đây được thực hiện vào cuối Sprint?
A. Chuyển giao tài liệu chứa các trường hợp kiểm thử cho lần chạy nước
rút hiện tại.
B. Thiết kế kiến trúc của giải pháp.
C. Chuyển giao phần gia tăng của đã hoàn thành.
D. Thiết kế wireframe cho giao diện người dùng.
Câu hỏi 12: Khi nào Sprint có thể bị hủy?
A. Các mục Sprint backlog không còn cần thiết nữa.
B. Sprint không bao giờ có thể bị hủy bỏ.
C. Khi nhóm phát triển không thể hoàn thành công việc.
D. Bất cứ khi nào Product owner yêu cầu.

Câu hỏi 13: Trong Scrum, hoạt động của nhóm phát triển được giám sát
và điều phối trên cơ sở nào?
A. Hàng giờ.
B. Hàng ngày.
C. Hàng tuần.
D. Hàng tháng.

Câu hỏi 14: Bước đầu tiên trong Scrum là Product owner phải trình bày rõ
yêu cẩu của sản phẩm. Cuối cùng, các yêu cầu này phát triển thành một
danh sách các tính năng cần được cải tiến và ưu tiên được gọi là gì?
A. Product backlog.
B. Sprint backlog.
C. Requirements.
D. Tất cả những điều trên.

Câu hỏi 15. Scrum là gì?


A. Là một chiến lược thử nghiệm.
B. Là một kỹ thuật giao tiếp.
C. Là một quy trình quản lý dự án.
D. Là một quy trình làm việc nhóm.
Câu hỏi 16. Cuộc họp Sprint Review là gì?
A. Cuộc họp để lập kế hoạch cho Sprint tiếp theo.
B. Cuộc họp cập nhật Product Backlog.
C. Cuộc họp trình bày công việc đã hoàn thành với các bên liên quan.
D. Tất cả các điều trên.

Câu hỏi 17: Mục đích của cuộc họp Scrum hàng ngày là gì?
A. Để thảo luận về tiến độ dự án.
B. Để xác định và loại bỏ những trở ngại.
C. Lập kế hoạch cho Sprint tiếp theo.
D. Tất cả những điều trên.

Câu hỏi 18: Sprint trong Scrum là gì?


A. Chạy đua hoàn thành dự án.
B. Đánh giá về tiến độ dự án.
C. Sự lặp lại trong khung thời gian của quá trình phát triển.
D. Cuộc họp giữa nhóm phát triển và các bên liên quan.

Câu hỏi 19: Đặc trưng của Agile là gì?


A. Tuần tự.
B. Lặp đi lặp lại.
C. Tăng trưởng dần.
D. Cả B và C.
Câu hỏi 20: Scrum được mô tả tốt nhất là:
A. Một quy trình giảm nhẹ cho các vấn đề phức tạp.
B. Một phương pháp phát triển phần mềm dễ sử dụng.
C. Một quy trình phát triển phần mềm dành cho các nhóm lớn cần phải
tuân theo.
D. Một cách tiếp cận theo phương pháp Agile để quản lý dự án.

Câu hỏi 21: Cái nào sau đây không phải là vai trò nhóm Scrum?
A. Project manager.
B. Product owner.
C. Development team.
D. Scum mater.

Câu hỏi 22: Sự kiện nào sau đây không phải là sự kiện Scrum?
A. Sprint planning.
B. Sprint review.
C. Daily practice.
D. Sprint retrospective.

Câu hỏi 23: Danh sách việc cần làm cho sprint, thường được tạo bởi
scrum master, được gọi là gì?
A. Release backlog
B. Scrum report
C. Product backlog
D. Sprint backlog
Câu hỏi 24: Cuộc họp nhóm 15 phút được tổ chức hàng ngày được gọi là
gì?
A. Backlog Meeting.
B. Daily Scrum.
C. Review Meeting.
D. Daily Meeting.

Câu hỏi 25: Dưới đây, ai là người chịu trách nhiệm giải quyết vướng mắc?
A. Product owner.
B. Scrum master.
C. Project manager.
D. Team leader.

Câu hỏi 26. Trong Product Backlog, mỗi user story có đặc trưng gì?
A. Thứ tự ưu tiên.
B. Có thể chuyển giao được.
C. Có thể ước tính thời gian thực hiện được (do nhóm Srum đặt ra).
D. Tất cả những điều trên.

Câu hỏi 27. Một kết quả của cuộc họp lập kế hoạch Sprint là:
A. Mục tiêu của dự án.
B. Sprint backlog.
C. Sự sẵn sàng để lập trình.
D. Có thể chuyển giao được.
Câu hỏi 28: Cái nào dưới đây không phải là một phần của sprint?
A. Phiên demo sản phẩm.
B. Họp sơ kết Sprint (Retrospective meeting).
C. Họp lập kế hoạch Sprint (Planning meeting).
D. Họp hàng ngày (Daily Scrum).

Câu hỏi 29: Những loại dự án phát triển phần mềm nào có thể được thực
hiện bằng Khung quản lý dự án Scrum?
A. Gói phần mềm hoàn chỉnh.
B. Dự án của khách hàng.
C. Hệ thống con, thành phần hoặc bộ phận của hệ thống lớn hơn.
D. Tất cả các loại dự án phát triển phần mềm.

Câu hỏi 30: Trong quản lý dự án xây dựng phần mềm, nhược điểm của
mô hình thác nước cổ điển là gì?
A. Sản phẩm cuối cùng phải được dự đoán trước đầy đủ.
B. Khách hàng chỉ có thể thấy được sản phẩm những khâu cuối cùng.
C. Mỗi giai đoạn được tách biệt hoàn toàn.
D. Tất cả các điều trên.

Dữ liệu và các vấn đề liên quan (Nghiên cứu Nghị định số 13/2023/NĐ-
CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân)
Câu hỏi 31: Lựa chọn phát biểu đúng về dữ liệu cá nhân nhạy cảm?
A. Là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị
xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân.
B. Là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh
hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người
cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể.
C. Là dữ liệu cơ bản để xác định cá nhân.
D. Tất cả các điều trên.

Câu hỏi 32: Lựa chọn phát biểu đúng nhất về dữ liệu cá nhân gồm những
loại dữ liệu nào?
A. Dữ liệu về họ tên, giới tính, địa chỉ.
B. Dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
C. Dữ liệu cá nhân dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh
hoặc dạng tương tự.
D. Dữ liệu cá nhân mang thông tin về mối quan hệ gia đình.

Câu hỏi 33: Dữ liệu nào dưới đây là dữ liệu cá nhân nhạy cảm?
A. Dữ liệu về họ tên, giới tính, địa chỉ.
B. Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị.
C. Tình trạng việc làm.
D. Dữ liệu cá nhân mang thông tin về mối quan hệ gia đình.

Câu hỏi 34: Dữ liệu nào dưới đây là dữ liệu cá nhân cơ bản?
A. Dữ liệu về họ tên, giới tính, địa chỉ.
B. Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị.
C. Thông tin về đặc điểm di truyền.
D. Thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 35: Lựa chọn nào là dữ liệu cá nhân nhạy cảm trong các lựa chọn
dưới đây?
A. Dữ liệu về họ tên, giới tính, địa chỉ.
B. Quốc tịch.
C. Mã số thuế cá nhân.
D. Tình trạng sức khỏe trong hồ sơ bệnh án.

Câu hỏi 36: Lựa chọn phát biểu đúng về nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá
nhân?
A. Bảo vệ dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ
liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa,
công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép,
chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc
các hành động khác có liên quan.
B. Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục
đích cần xử lý.
C. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ.
D. Vi phạm dữ liệu cá nhân có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành
chính, xử lý hình sự theo quy định.

Câu hỏi 37: Lựa chọn nào không phải là nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá
nhân?
A. Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với
mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
B. Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá
nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
C. Dữ liệu cá nhân được cập nhật, bổ sung phù hợp với mục đích xử lý.
D. Thường xuyên thay đổi mật khẩu khó để đảm bảo không lộ lọt dữ liệu.

Câu hỏi 38: Dữ liệu cá nhân được lưu trữ trong bao lâu?
A. Phải xóa đi ngay sau khi thu thập được.
B. Lưu trữ tối đa 1 năm.
C. Dữ liệu cá nhân được lưu trữ mãi mãi cập nhật, bổ sung phù hợp với
mục đích xử lý.
D. Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với
mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Câu hỏi 39: Hành vi nào dưới đây là hành vi bị cấm?


A. Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu.
B. Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Dữ liệu cá nhân được cập nhật, bổ sung phù hợp với mục đích xử lý.
D. Dữ liệu cá nhân thu thập phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích
cần xử lý.

Câu hỏi 40: Lựa chọn nào dưới đây không phải là quyền của chủ thể dữ
liệu?
A. Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của mình.
B. Chủ thể dữ liệu được yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân của mình.
C. Chủ thể dữ liệu được phản đối Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân xử lý dữ
liệu cá nhân của mình.
D. Cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan có thẩm quyền.

Câu hỏi 41: Trường hợp nào chủ thể dữ liệu không được áp dụng kể cả
chủ thể dữ liệu có đề nghị?
A. Dữ liệu cá nhân chưa được công khai theo quy định của pháp luật.
B. Chủ thể dữ liệu rút lại việc đồng ý cung cấp dữ liệu.
C. Chủ thể dữ liệu phản đối Bên kiểm soát dữ liệu xử lý dữ liệu cá nhân
của mình.
D. Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với
mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của
pháp luật.

Câu hỏi 42: Sau khi xóa dữ liệu cá nhân, Bên kiểm soát dữ liệu cá nhân
được quyền khôi phục dữ liệu đã xóa trong trường hợp nào dưới đây?
A. Xử lý dữ liệu không đúng mục đích hoặc đã hoàn thành mục đích xử lý
dữ liệu cá nhân được chủ thể dữ liệu đồng ý.
B. Việc lưu trữ dữ liệu cá nhân không còn cần thiết với hoạt động của Bên
Kiểm soát dữ liệu cá nhân.
C. Bên kiểm soát dữ liệu bị giải thể hoặc không còn hoạt động hoặc
tuyên bố phá sản hoặc bị chấm dứt hoạt động kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
D. Các lựa chọn A, B, C đều không phù hợp.

Câu hỏi 43: Trường hợp nào Bên Kiểm soát dữ liệu được quyền xử lý dữ
liệu không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu?
A. Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên
quan để bả o vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc
người khác.
B. Phục vụ mục đích nghiên cứu.
C. Phục vụ phân tích thị trường hoặc thói quen người dùng.
D. Để tạo ra thông tin và dữ liệu mới.

Câu hỏi 44: Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân là gì?


A. Là tổ chức, cá nhân quyết định mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu
cá nhân.
B. Là tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý dữ liệu.
C. Là bên thứ ba ngoài Chủ thể dữ liệu, được phép xử lý dữ liệu cá nhân.
D. Là chủ thể dữ liệu.

Câu hỏi 45: Bên Xử lý dữ liệu cá nhân là gì?


A. Là tổ chức, cá nhân quyết định mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu
cá nhân.
B. Là tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý dữ liệu thay mặt cho Bên Kiểm
soát dữ liệu, thông qua một hợp đồng hoặc thỏa thuận với Bên Kiểm soát
dữ liệu.
C. Là bên thứ ba ngoài Chủ thể dữ liệu, được phép xử lý dữ liệu cá nhân.
D. Là tổ chức thực hiện thu thập, phân tích dữ liệu.

Câu hỏi 46: Bên thứ ba trong quan hệ quản lý dữ liệu cá nhân là gì?
A. Là tổ chức, cá nhân quyết định mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu
cá nhân.
B. Là tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý dữ liệu thay mặt cho Bên Kiểm
soát dữ liệu, thông qua một hợp đồng hoặc thỏa thuận với Bên Kiểm soát
dữ liệu.
C. Là tổ chức, cá nhân ngoài Chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá
nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân
được phép xử lý dữ liệu cá nhân.
D. Là tổ chức, cá nhân thực hiện tiếp nhận dữ liệu.

Câu hỏi 47: Lựa chọn phương án đúng về hình thức thông báo xử lý dữ
liệu cá nhân cho chủ thể dữ liệu?
A. Thông báo được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép
bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng
được.
B. Thông báo bằng hình thức gọi điện thoại.
C. Thông báo bằng lời tại buổi gặp mặt chủ thể dữ liệu.
D. Lựa chọn A và B là đúng.

Câu hỏi 48: Lựa chọn phương án đúng về nội dung thông báo xử lý dữ
liệu cá nhân cho chủ thể dữ liệu?
A. Mục đích xử lý; loại dữ liệu cá nhân liên quan; cách thức xử lý; thông
tin về các tổ chức, cá nhân có liên quan tới mục đích xử lý dữ liệu.
B. Mục đích xử lý; loại dữ liệu cá nhân liên quan; cách thức xử lý; thông
tin về các tổ chức, cá nhân có liên quan tới mục đích xử lý dữ liệu; hậu
quả thiệt hại không mông muốn có thể xảy ra; thời gian bắt đầu, thời gian
kết thúc xử lý dữ liệu.
C. Mục đích xử lý; cách thức xử lý; thông tin về các tổ chức, cá nhân có
liên quan tới mục đích xử lý dữ liệu; hậu quả thiệt hại không mông muốn
có thể xảy ra; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc xử lý dữ liệu.
D. Lựa chọn B và C là đúng.

Câu hỏi 49: Lựa chọn câu trả lời đúng về điều kiện được phép cung cấp
dữ liệu cá nhân của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử
lý dữ liệu cá nhân?
A. Được cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức, cá
nhân khác khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.
B. Thay mặt chủ thể dữ liệu cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu
cho tổ chức hoặc cá nhân khác khi chủ thể dữ liệu đồng ý cho phép đại
diện và ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
C. Bên thứ ba có kỹ thuật phân tích, xử lý dữ liệu tốt hơn.
D. Lựa chọn A và B là đúng.

Câu hỏi 50: Lựa chọn câu trả lời đúng về trường hợp nào không được
được phép cung cấp dữ liệu cá nhân của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân,
Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân?
A. Tât cả i;.
B. Chủ thể dữ liệu không đồng ý cung cấp, cho phép đại diện hoặc ủy
quyền nhận dữ liệu cá nhân.
C. Việc cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu có thể ảnh hưởng tới
sự an toàn, sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của người khác;.
D. Tất cả các lựa chọn trên.

You might also like