You are on page 1of 9

CHUỖI CUNG ỨNG:

3. Các nhân tố ảnh hưởng:

Trong thị trường toàn cầu hiện nay, có thể nói, sự cạnh tranh không đơn thuần chỉ là cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp mà đó là sự cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng. Một chuỗi cung ứng mạnh không chỉ cần
đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp mà còn phải phù hợp với các nhân tố bên ngoài doanh
nghiệp. Vậy nên, khi xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu, Pfizer cần phải thận trọng xem xét các nhân tố
tác động đến việc ra quyết định. Qua quá trình nghiên cứu, chọn lựa, chúng tôi cho rằng MSD cần tập
trung vào 4 nhóm nhân tố sau:

- Nhóm nhân tố thị trường – Market Globalization Drivers

- Nhóm nhân tố thị chi phí – Cost Globalization Drivers

- Nhóm nhân tố chính phủ – Government Globalization Drivers

- Nhóm nhân tố cạnh tranh – Competitive Globalization Drivers

3.1. Nhân tố thị trường

3.1.1. Sự cần thiết của vaccine HPV

Papillomavirus ở người là một nhóm gồm hơn 100 loại virus, trong đó có 14 loại có thể gây ung thư. Gần
như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều được cho là do HPV.

Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ sống ở các nước kém phát triển vùng, với
ước tính khoảng 570.000 ca mắc mới mỗi năm và ước tính có khoảng 311.000 ca tử vong tương đương
với tỉ lệ mắc là 85%, đây là một con số đáng báo động.

Các trường hợp ung thư cổ tử cung xảy ra ở các nước thu nhập thấp, trong đó châu Phi cận Sahara và
châu Á chiếm tỷ lệ cao nhất. Trên toàn cầu, hai chủng HPV (HPV-16 và HPV-18) gây ra khoảng 71% tổng
số trường hợp nhiễm trùng xâm lấn. Vắc-xin HPV là vắc-xin đầu tiên được phát triển đặc biệt nhằm mục
đích ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Vắc-xin HPV không ngăn ngừa tất cả các dạng ung thư cổ tử cung và
do đó, chúng không thay thế nhu cầu sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Chính vì lý do này mà tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị các nước đưa việc tiêm chúng ngừa HPV vào các
chương trình tiêm chủng quốc gia vì một phần của chiến lược phối hợp và toàn diện bao gồm giáo dục
tiếp cận sàng lọc và điều trị có chất lượng. Việc tiêm chủng chủ yếu nhắm vào các bé gái từ 19 – 14 tuổi,
trước bắt đầu hoạt động tình dục. Đối tượng thứ 2 là các bé gái từ 15 tuổi trở lên, WHO khuyến nghị lịch
tiêm hai liều cho bé gái từ 9-14 tuổi và ba liều cho bé từ 15 tuổi trở lên theo hướng dẫn của nhà sản
xuất.

Nắm bắt được điều này, MSD đã nghiên cứu và phát triển vaccine HPV để có thể ngăn chặn được tỉ lệ
nhiễm HPV cao như hiện nay. Sau khi thực hiện nghiên cứu và sản xuất thì vaccine HPV của MSD đã
được WHO sơ tuyển, tất cả đều bảo vệ chống lại các chủng chính gây bệnh ung thu tử cung, dưới đây là
3 loại Vaccine được WHO sơ tuyển, trong đó MSD chiếm 2/3 loại.
3.1.2. Hiện trạng giữa nguồn cung và cầu của Vaccine HPV

a. Cầu vaccine HPV những năm gần đây

Tính đến tháng 9 năm 2020, giá trị thị trường vắc xin ngừa HPV toàn cầu ước tính đạt 1,869 tỷ USD với
một số báo cáo thị trường ước tính rằng nó có thể đạt 3,5 tỷ USD vào năm 2025, dựa trên tổng hợp ước
tính tốc độ tăng trưởng tổng hợp (CAGR) là 5% mỗi năm. Các quốc gia có thu nhập cao sẽ chiếm phần
lớn trong mức tăng trưởng này, vì chúng chiếm khoảng 78% giá thị trường.

Vào năm 2020, khối lượng thị trường vaccine HPV toàn cầu được dự đoán sẽ đạt khoảng 44,5 triệu liều
đã tăng trung bình từ 30-35 triệu liều 1 năm trong giai đoạn 2010-2016. Các quốc gia có thu nhập cao sẽ
chiếm khoảng 69% thị trường cầu về vaccine HPV trên toàn cầu, trong khi các nước có thu nhập chiếm
khoảng 12-18%.

Nhu cầu vè HPV của các quốc gia trên toàn cầu có thể tăng đáng kể trong 10 năm tới có thể đạt tới 120
triệu liều vào năm 2030.
Nhu cầu sẽ tăng đáng kể do sự ra đời của vaccin ở Trung Quốc và Ấn Độ, và việc áp dụng các chính sách
tiêm chủng trung tính về giới, cũng như từ mối quan tâm ngày càng tăng trong việc ngăn ngừa bệnh cổ
tử cung. Đặc biệt là do WHO đã gửi lời kêu gọi hành động toàn cầu nhằm chấm dứt ung thử cổ tử cung,
căn bệnh vẫn là 1 trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thu thường gặp nhất ở phụ nữ.

Với việc cầu về HPV tăng cao như vậy MSD đã và đang nắm bắt cơ hội bổ sung nguồn vốn và mở rộng cơ
sở vật chất để có thể sản xuất kịp vaccine đáp ứng cho hơn 80 triệu liều vào năm 2023. Điều này được
chứng minh qua việc MSD chi hơn 1 tỷ USD để giải quyết: “ Nhu cầu chưa từng có trên toàn cầu về
vaccin HPV”. Vào thời điểm ấy, MSD cam kết tăng cường năng lực tại các sơ sở hiện có và xây dựng các
cơ sở mới.

b. Cung về vaccine HPV trong những năm gần đây

Tuy nhiên với như cầu nhiều như vậy thì nguồn cung vaccine HPV lại không đủ để đáp ứng cho tất cả đặc
biệt là qua tác động nặng nề của COVID 19. Ảnh hưởng lớn ở đây là COVID 19 làm ảnh hưởng tới ngành
hàng không, các chuyến hàng vaccine và các đợt giao hàng quan trọng khác đã bị ảnh hưởng nặng nè do
số chuyến bay sẵn có giảm đáng kể.
Về mặt lập trình, tiêm chủng HPV là một trong những loại vaccine bị gián đoạn nhiều nhất do tác động
của COVID 19 do vaccine HPV được thực hiện thông qua sự kết hợp hoạt động và chiến lược sử dụng
trường học, cơ sở y tế và tiếp cận cộng đồng trong các quốc gia để đảm bảo rằng các chương trình tiêm
chủng đến được với tất cả các vị trẻ thành nên, tuy nhiên trong thời điểm ấy hầu như các trường học
đều đóng cửa.

Ngoài ra, Mauritania, Sao Tome và Sierra Leone đã hoãn việc triển khai vắc xin ngừa HPV trên toàn quốc
từ năm 2020 đến năm 2021. Những sự gián đoạn và chậm trễ này đã dẫn đến việc trì hoãn việc cung cấp
khoảng 5 triệu liều HPV vắc xin được lên kế hoạch từ năm 2020 đến quý 1 năm 2021.

Trước những tình hình như vậy, cuộc đấu thầu vaccine HPV cuối cùng được UNICEF dành cho các quốc
gia được Gavi hỗ trợ đã đảm bảo nguồn cung cấp để thực hiện các dự án triển khai vaccine HPV. UNICEF
đã mở rộng LTA (là tình trạng cơ thể người có đáp ứng với trực khuẩn lao nhưng chưa có dấu hiêu lâm
sàng hoặc xét nghiệm nào cho thấy bệnh lao hoạt động.) hiện tại với cả hai nhà sản xuất dựa trên nguồn
cung sẵn có đã được xã nhận.

Điều đặc biệt ở đây là MSD đã được UNICEF mở rộng LTA đến năm 2010, cũng như đã tăng được tổng số
liều được cấp trong giai đoạn này, cụ thể là

3.1.3. Cơ sở vật chất

Để nhằm đáp ứng được việc thiếu nguồn cung trong khi nhu cầu vẫn tăng cao MSD đã mở rộng nhà sản
xuất vaccine HPV để tăng công suất vaccine ngừa vi rút u nhú ở người tại cơ sở Elkton, Virginia, lên tới
120.000 feet vuông là 150 việc làm mới. Bên cạnh kế hoạch nâng cấp Elkton ở Virginia, MSD cho biết họ
sẽ chi hơn 680 triệu USD trong 5 năm để xây dựng 1 nhà máy API rộng 225.000 foot vuông tại địa điểm
của mình Durham, Bắc Carolina và mở rộng các cơ sở đóng gói ở Wilson gần đó.

Nhà sản xuất có trụ sở tại Kenilworth, New Jersey cho biết họ đã mở rộng và “tối đa hóa” thành công các
cơ sở hiện có của mình và tăng gần gấp đôi nguồn cung cấp vaccin HPV từ năm 2017 đến năm 2020.
Trong tương lai, MSD dự kiến nguồn cung cấp vaccin sẽ tăng gấp đôi 1 lần nữa vào năm 2025.

Ngoài việc phải mở rộng cơ sở vật chất ra thì MSD cũng cần nâng cấp quá trình lưu trữ và xử lý. Vaccine
HPV. Vaccin cần được làm lạnh nhưng không được để đóng băng, cụ thể là bảo quản trong tủ lạnh ở
nhiệt độ 2 độ C đến 8 độ C, tránh ánh sáng, quản lý tốt sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh, đảm bảo tủ lạnh được
cắm vào ổ cắm ở khu vực được bảo vệ để không thể vô tình bị ngắt kết nối, ghi lại nhiệt độ tủ lạnh hai
lần 1 ngày vào nhật ký nhiệt độ. Có thể sử dụng GARDASL 9 với điều kiện tổng thời gia (tích lũy nhiều
lần) ngoài tủ lạnh ở nhiệt độ từ 8-25 độ C không vượt quá 72 giờ.

3.2. Các nhân tố chi phí

Dựa trên các tài liệu thương mại và xuất bản để biết về chi phí sản xuất vaccine HPV của MSD như sau:
Chi phí sản xuất Gardasil cho các nước đang phát triển dao động trong khoảng 0,48 đến 0,59 USD 1 liều,
1 phần nhỏ so với chi phí được cho là 4,50 USD bởi vì do khối lượng Cervarix thấp nên giá thành trên
mỗi đơn vị của nó cao hơn nhiều, mặc dù khối lượng tương đương, giá thành của nó sẽ tương tự nhau.

Với sự phục hồi chi phí cố định hàng năm từ việc bán hàng tại các thị trường giàu có, mức hòa vốn của
MSD là 0,50 -0,60 đô la/ liều. Ta có thể thấy, đây là 1 mức lợi nhuận thu được trong bình ngoài ra, giá
bán loại vaccine này ở các nước có thu nhập trung bình có thể hạ xuống nữa.

Chi phí được chia làm 4 loại: chi phí cố định hàng năm cho xây dựng, đường ống, thiết bị và tiêu chuẩn
thực hành sản xuất tốt; hai loại chi phí biến đổi, chi phí nhân công hàng năm và chi phí mỗi mẻ cho
nguyên liệu thô như chi phí chiết rót và đóng gói lọ và chi phí chung của nhà máy (chi phí gián tiếp).

 Chi phí vốn

Chi phí vốn: tòa nhà, đường ống, thiết bị, dây chuyền, .. Chi phí vốn hàng năm giả định chiết khấu thực
tế là 5% (không có lạm phát), thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm, toàn nhà là 25 năm. Chi phí vốn được
tính dựa trên tỉ trọng của tổng chi phí tổ hợp sản xuẩ được sử dụng cho Gardasil. Ví dụ: ¼ trong số 1 tỉ
mà MSD chi để xây dựng tổ hợp sản xuất ở Durham, NC được sử dụng làm ước tính cao, giảm giá 20%
tương đương 200 triệu USD cho ước tính trung bình, giảm giá 40% tương đướng 150 triệu USD cho ước
tính thấp. Từ đây ta có thể thấy chi phí vốn hàng năm thấp, trung bình, cao để thay thế tất cả các tòa nhà
và thiết bị liên quan đến sản xuất Gardasil-4 lần lượt là 12,9 triệu USD, 17,2 triệu USD và 21,5 triệu USD.

 Năng suất vaccine

Số liều lượng có thể được tạo ra từ 1 lô nhất định được sản xuất bằng nguyên liệu thô và thiết bị ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chi phí, ước tính 1 bộ có thể sản xuất được 15,4 triệu liều.

 Nguyên liệu thô

Đối với Gardasil-4, ước tính rằng chi phí bán lẻ cho tất cả nguyên liệu để sản xuất 1 bộ 15,4 triệu liều là
2,9 triệu USD tuy nhiên khi mua với lô lớn MSD có thể được chiết khấu 20-40% tương đương với khoảng
2,37 triệu USD.

 Nhân viên sản xuất

Theo các báo cáo về Gardasil, MSD có khoảng 152 nhân viên tham gia sản xuất của họ, đảm bảo chất
lượng theo tiêu chuẩn GMP . Ước tình chi phí nhân sự cho vaccine HPV là 7,99-11,22 triệu Usd/ năm.

 Chi phí vận hành nhà máy

Chi phí quản lý chung và nhà máy bằng 45% chi phí nguyên liệu thô và nhân công. Phân tích độ nhạy
cho thấy chi phí thấp, trung bình và cao cảu Gardasil -4 ở mức 4,39 USD. 5,12 USD, 6,38 USD.

 Làm đầy và đóng gói

Theo các cuộc phỏng vấn, đơn giá buôn lọ nắp và nút đóng gói liều đơn là 0,21 USD mỗi liều với 0,10
USD cho vật liệu đóng gói thứ cấp và tổng là 4,77 triệu USD cho 15,4 triệu liệu Gardasil-4

 Kết quả
Từ đây ta có thể thấy chi phí sản xuất cho mỗi liều thấp, trung bình và cao ước tính là tổng chi phí
chia cho số lượng liều trong 1 năm tài chính.

Theo như bảng trên cho thấy, chi phí sản xuất ước tính của Gardasil-4 dao động 2,07 USD – 3,05 USD
mỗi liều. Sản xuất sang bộ thứ 2 trong vòng 1 năm tốn 0,48-0,59 mỗi liều vì chi phí vốn cố định và chi phí
nhân sự hàng năm đã được bao gồm trong bộ đầu tiên.

Vì việc đống gói và đóng gói chiếm 58,2% tổng chi phí của bộ thứ 2 nên việc sản xuất vaccine trong lọ 10
liều sẽ giảm chi phí mỗi liều xuống khoảng 0,21 USD/ liều, hoặc 0,42 cho liệu trình 2 liều. Bởi vì chi phí
trên mỗi đơn vị giảm khi số lượng tăng lên, yếu tố quan trọng nhất để giảm chi phí vaccine không phải là
đột phát trong công nghệ mà là sự tăng lớn trong mua sắm. Qua hình 2 ta có thể thấy doanh số bán hàng
của MSD đã tăng đều từ năm 2010 lên đến hơn 21 triệu liều mỗi năm
Đối với những nghiên cứu này, một 1 phân tích về doanh thu, khối lượng, lợi nhuận ta có thể thấy MSD
đã đạt được doanh thu và lợi nhuận gộp đáng kể. Kể từ năm 2010, doanh số bán hàng của MSD đã tăng
đều đặn hơn 21 triệu liều vào năm 2015. Từ đây, việc sản xuất và bán vaccine HPV được cho là mảng
tiềm năng để MSD có thể trú trọng đầu tư để thu lại mức lợi nhuận lớn.

Thế nhưng HPV lại đang ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cầu thế nên MSD cũng có những chương trình
giảm giá và từ thiện nhằm tăng khả năng tiếp cận vaccine HPV của họ cho 1 số quốc gia. Là 1 nhà sản
xuất sức khỏe cộng đồng toàn cầu hóa, họ cần phải minh bạch về chi phí và thương lượng giá cả phù
hợp.

3. Các nhân tố cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh của Merck bao gồm Viavi Solutions, Johnson & Jonhson, Pfizer và Gilead Sciences.
Về điểm chất lượng của sản phẩm: Merck đứng thứ 2 về chất lượng sản phẩm với ố điểm là 4,1/5 sau
Jonhson&Jonhson.

Điểm định giá: Merck đứng thứ nhất về điểm định giá với số điểm là 4,5/5

Điểm văn hóa tổng thể: 401 nhân viên đánh giá tổng thể của Merck là 74/100, xếp thứ 4 so với các đối
thủ cạnh tranh sau Pfizer. Điểm văn hóa tổng thế được tổng hợp từ tất cả các câu hỏi mà nhân viên trả
lời trong Công ty trên Comparively.

Dịch vuh khách hàng: 4,2/5, xếp thứ nhất so với các đối thủ cạnh tranh.

Để MSD đi đến được với vị trí ngày hôm nay MSD đã thực hiện chiến lược tiếp cận vaccine HPV hoàn
toàn phù hợp với chiến lược Môi trường, Xã hội, Quản trị của công ty và đặc biệt là cam kết trong việc
mở rộng khả năng tiếp cận cho người dân và cộng đồng trên toàn cầu.

Một số hoạt động cụ thể như:

Hợp tác với UNICEF về thỏa thuận dài hạn cung cấp 91,5 triệu liều để sử dụng tại các quốc gia được Gavi
hỗ trợ từ năm 2011 đến năm 2025.

Đầu tư vốn hơn 2 tỷ USD trong 5 năm qua để giúp tăng nguồn cung cấp vaccin HPV nhằm mở rộng khả
năng tiếp cận trên toàn cầu

Được WHO sơ tuyển vào 5/2022 để vaccine HPV được sử dụng ngoài dây chuyền lạnh trong tối đa 4
ngày, giúp nâng cao khả năng tiếp cận cho nhóm dân cư khó tiếp cận.

Lợi thế cạnh tranh của MSD:


Được thể hiện rõ là khi MSD được đưa vào danh sách thay đổi Thế giới của Fortune. Merck trước đây đã
được công nhận vào năm 2018 vì vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại Ebola vào năm 2020 vì
chương trình đầu tư tác động. MSD được lựa chọn là do có tác động sâu sắc tới xã hội nhằm đáp ứng
nhu cầu xã hội chưa được đáp ứng, mối liên hệ giữa công việc này và kết quả kinh doanh thành công,
mức độ đổi mới được thể hiện và sự tích hợp công việc mang lại lợi ích xã hội vào công việc.

Giá trị bên trong: sử dụng sức mạnh của khoa học tiên tiến nhất để cứu và cải thiện cuộc sống, không
ngừng cải thện và phát triển trong hơn 130 năm. Đi đầu trong nghiên cứu cung cấp các giải pháp y tế đổi
mới nhằm thúc đẩy việc phòng ngừa và điều trị bệnh ở người và động vật. Nuôi dưỡng lực lượng lao
động toàn cầu đa dạng và hòa nhập, đồng thời có trách nhiệm hàng ngày để mang lại 1 tương lai an
toàn, bền vững, lành mạnh cho tất cả mọi người và cộng đồng.

Tuy nhiên, Merck cũng không nên chủ quan bởi các đối thủ cạnh tranh cũng đang ngày càng hoàn thiện
thương hiện, tập trung vào giá trị cốt lõi nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này có thể chứng minh
thông qua việc chât lượng sản phẩm của MSD chỉ đứng thứ 2 sau Jonhson & Johnson.

Ngoài ra, về vaccin HPV MSD cũng cần lưu ý hiện tại, có 4 loại vắc xin ngừa HPV đã được đăng ký (ba
trong số đó đã đạt được sơ tuyển của WHO):

• Hai loại vắc xin hóa trị hai (HPV2):

» Cervarix của GSK với tá dược AS04 độc quyền

» Cecolin chứa nhôm của Innovax chất bổ trợ (Không được WHO sơ tuyển)
• Vắc-xin hóa trị bốn (HPV4): Gardasil của Merck

với chất bổ trợ có chứa nhôm

• Một loại vắc xin không có giá trị (HPV9): Gardasil 9 của Merck

với chất bổ trợ có chứa nhôm

Nhu cầu về vaccine HPV ngày càng nhiều, nguồn cung vaccine thiếu tuy nhiên trong tương lai có thể xuất
hiện nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, MSD nên tập trung vào xâm chiếm thị phần để có thể đặt chỗ vững
cho sau này.

You might also like