You are on page 1of 35

MỤC LỤC

XÁC ĐỊNH VỊ THẾ CỦA SMART MONNEY (SM) ...................................................... 4


I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VOLUME ..................................................................................... 4
II. CÁCH NHẬN BIẾT LỰC MUA VÀ LỰC BÁN..................................................... 5
1. Đối với thị trường tăng giá ..................................................................................... 5
2. Đối với thị trường giảm giá .................................................................................... 6
III. TEST NGUỒN CUNG/CẦU ................................................................................... 6
IV. MÔ HÌNH 2 ĐỈNH / 2 ĐÁY ................................................................................... 7
1. Mô hình 2 đáy ........................................................................................................ 7
2. Mô hình 2 đỉnh ....................................................................................................... 7
CÁCH VÀO LỆNH TỐI ƯU VỚI SMART MONNEY ................................................... 8
I. 3 CÁCH VÀO LỆNH TẠI VÙNG SDz ..................................................................... 8
1. Limit Order - Đặt Limit tại vùng SDz .................................................................... 8
2. Confirmation Candle - Vào lệnh khi có nến đảo chiều xác nhận .......................... 8
3. Break of Structure - Vào lệnh khi giá phá vỡ cấu trúc xu hướng .......................... 8
II. GIÁ PHẢN ỨNG TẠI SDZ NHƯ THẾ NÀO .......................................................... 8
III. XÁC ĐỊNH VÙNG VÀO LỆNH TỐI ƯU .............................................................. 9
VII. KẾT HỢP PHỔ BIẾN .......................................................................................... 10
VIII. KẾT HỢP TỐI ƯU.............................................................................................. 10
DẤU HIỆU TẠO ĐỈNH/ ĐÁY SỚM .............................................................................. 11
BUYING CLIMAX / SELLING CLIMAX ..................................................................... 11
I. PHÂN TÍCH THÂN NẾN TRONG VSA ................................................................ 11
II. NẾN BUYING CLIMAX (CAO TRÀO MUA) ..................................................... 11
III. NẾN SELLING CLIMAX (CAO TRÀO BÁN) .................................................... 13
IV. MÔ HÌNH SPIKE AND LEG CỦA LINDA RASCHKE ..................................... 13
V. KẾT HỢP PHỔ BIẾN ............................................................................................. 13
VI. KẾT HỢP SDZ VỚI MẪU HÌNH BUYING/SELLING CLIMAX...................... 13
CÁCH CÁ MẬP THAM GIA THỊ TRƯỜNG ................................................................ 15
I. VÙNG THANH KHOẢN......................................................................................... 15
II. CÁC MÔ HÌNH CÓ NHIỀU THANH KHOẢN .................................................... 15
III. CÁC MẪU HÌNH KHAI THÁC THANH KHOẢN ............................................. 16
1. Mẫu hình Up Thrust (Lực đẩy lên) .......................................................................... 16
2. Mẫu hình Down Thrust (Lực đẩy xuống) ............................................................ 16
1
IV. KẾT HỢP SDZ VỚI MẪU HÌNH UPTHRUST/DOWNTHRUST ...................... 16
3 CÁCH LẤY THANH KHOẢN .................................................................................... 18
I. 3 CÁCH MÀ CÁ MẬP LẤY THANH KHOẢN ..................................................... 18
1. Quét Stoploss (Stop hunt) .................................................................................... 18
2. Bẫy giảm giá (Bear Trap)/Bẫy tăng giá (Bull Trap) ............................................ 18
3. Rũ bỏ (Shake-out) ................................................................................................ 19
4. Vì sao phải phân biệt Bull/Bear trap với Stophunt và Shake-out ........................ 19
II. NO SUPPLY/NO DEMAND .................................................................................. 20
III. 3 BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG CƠ BẢN ................................................................ 22
NẾN NHẬT CHUYÊN SÂU ........................................................................................... 23
I. PHÂN BIỆT WYCKOFF CỔ ĐIỂN VÀ WYCKOFF HIỆN ĐẠI .......................... 23
II. SỰ THAY THẾ CỦA MÔ HÌNH NẾN .................................................................. 23
III. CẤU TRÚC BÊN TRONG THANH NẾN ............................................................ 24
1. Cấu trúc và ý nghĩa thanh nến .............................................................................. 24
2. Sử dụng nến 1 cách thông minh ........................................................................... 24
3. Kết hợp nến và cấu trúc ........................................................................................ 25
PHÂN KỲ VOLUME ...................................................................................................... 26
I. PHÂN KỲ VOLUME ............................................................................................... 26
II. STOPPING VOLUME VÀ CẤU TRÚC SÓNG TƯƠNG ỨNG ........................... 27
SIGH OF STRENGTH (S.O.S) DẤU HIỆU GOM HÀNG CỦA CÁ MẬP ........ 31
I. MẪU HÌNH BOTTOM REVERSAL VÀ CẤU TRÚC TƯƠNG ỨNG ................. 31
1. Mẫu hình Bottom Reversal .................................................................................. 31
2. Cấu trúc tương ứng ............................................................................................... 32
3. Ứng dụng mô hình................................................................................................ 32
II. MẪU HÌNH TWO BAR REVERSAL VÀ CẤU TRÚC TƯƠNG ỨNG ............... 32
1. Mẫu hình Two Bar Reversal ................................................................................ 32
2. Ứng dụng mô hình................................................................................................ 33
III. PHÂN BIỆT CÁC MẪU HÌNH ĐÓNG VAI TRÒ GOM HÀNG TRONG VSA
(SIGH OF STRENGTH - S.O.S) ................................................................................. 33
IV. GIAO DỊCH VỚI CÁC MÔ HÌNH S.O.S ............................................................. 33
1. 3 bước giao dịch với mô hình S.O.S .................................................................... 33
2. Thủ thuật giao dịch với nến S.O.S ....................................................................... 34

2
3
XÁC ĐỊNH VỊ THẾ CỦA SMART MONNEY (SM)

*) Vì sao nên học phương pháp VSA?


VSA là phương pháp phân tích GIÁ CẢ kết hợp KHỐI LƯỢNG giao dịch
Phương pháp VSA giúp phát hiện các hoạt động bất thường của thị trường (hoạt động
của các nhà tạo lập thị trường) hay nói cách khác là giúp theo dõi dòng tiền của các tổ
chức lớn.
*) Hiểu về nhà tạo lập thị trường:
Nhà tạo lập thị trường không kiểm soát thị trường. Họ đang phản ứng với các điều kiện
thị trường và tận dụng các cơ hội họ nhìn thấy, họ tìm cách khai thác thị trường theo
hướng có lợi cho họ nhất (họ thấy giá tăng cao quá thì họ sẽ tìm các bán ra hoặc giá
xuống thấp quá thì họ sẽ tìm cách họ mua vào). Ở những nơi có cơ hội do điều kiện thị
trường cung cấp – bán hoảng loạn hoặc giao dịch nhỏ - họ có thể thấy tiềm năng tăng lợi
nhuận thông qua thao túng giá, nhưng họ chỉ có thể làm như vậy nếu thị trường cho
phép. Do đó, không mọt nhà giao dịch hay tổ chức, cá nhân nào có thể kiểm soát được
thị trường.
*) Vì sao phải xác định vị thế của Smart Monney
Vị thế của SM là dấu hiệu quan trọng thể hiện sự hiện diện của các tổ chức tài chính lớn
khi họ tham gia vào thị trường, theo dõi và phân tích các vị thế này giúp chúng ta có
thêm nhiều thông tin quan trọng để:
- Tìm kiếm cơ hội đi theo SM để gia tăng lợi nhuận trong giao dịch
- Phòng tránh rủi ro đi ngược làm mồi cho “cá mập”
- Chủ động trong việc lập kế hoạch để vào lệnh cũng như chốt lời hợp lý
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VOLUME
- Volume thấp cho thấy đó là giai đoạn thị trường có ít thanh khoản (còn gọi là thị
trường ảm đạm), không có (gần như rất ít) sự khớp lệnh giữa người mua và người bán.
+ Phiên Á;
+ Giờ nghỉ cuối phiên Âu;
+ Giờ nghỉ của Mỹ (3-4h sáng).
- Volume cao hoặc siêu cao: Thị trường có thanh khoản lớn (thị trường sôi động) cho
thấy nguồn cung có thể đáp ứng được nhu cầu và ngược lại. Với thanh khoản lớn như thế
này thì chỉ có thể là SM hoặc Big Boy tham gia mới tạo được thanh khoản lớn.
+ Bạn mua bao nhiêu thì SM cũng bán cho;
+ Bạn bán bao nhiêu thì SM cũng mua vào hết
4
Tức là có một lượng cung/cầu luôn luôn sẵn sàng bán ra và mua vào, đó chính là
dấu hiệu mà chúng ta cần phải theo dõi.
Thường xảy ra ở thời điểm giao giữa phiên Âu và phiên Mỹ (19h - 21h)

II. CÁCH NHẬN BIẾT LỰC MUA VÀ LỰC BÁN


Nhận biết lực mua và lưc bán thông qua quan sát giá và khối lượng
1. Đối với thị trường tăng giá
- Các thanh giá đi kèm với volume tăng cho thấy thị
trường đang tăng mạnh và có thể tiếp tục tăng bền
vững.
Tuy nhiên, sự gia tăng về khối lượng này không nên
quá mức, vì volume quá mức là dấu hiệu nguồn cầu
đang quá mức (volume siêu cao) => đây không phải
là dấu hiệu tốt.
Tức là giá tăng mà volume trên trung bình và cứ tăng
từ từ thì đó là dấu hiệu tốt, còn đột ngột volume tăng siêu cao thì đó không phải là dấu
hiệu tốt.
- Nếu giá tăng mà volume thấp dần => đây có thể là 1 đợt tăng giá không bền vững. Một
đợt tăng giá mà không thấy được sự tham gia của SM (SM không quan tâm tới mức giá
này).

Vị thế của Smart Monney: Là 1 vùng SDz được hình thành với Volume siêu cao

- Giá giảm với volume siêu cao, sau đó tăng mạnh (mặc dù
bán rất nhiều nhưng kết quả là thị trường tăng giá) ⇔ mọi
lượng bán ra đều được SM hấp thụ hết.
- Vùng đáy (1) được xem là vùng mua của SM hay còn
được gọi là “vị thế” của SM.
+ Khi hấp thụ thành công thì hình thành 1 đáy (vùng nhu
cầu hay vùng cản);
+ Khi xác định được vị thế của Smart Monney thì chúng ta
5
mua theo vị thế đó.

Để mua được => chờ giá test trở lại, hay nói cách khác là chờ giá tiếp cận lại vùng cản
(vùng cầu), vùng vị thế của SM xác lập thì mới thực hiện giao dịch

*) Mẹo: Xác định volume siêu cao, sau đó xác định cây nến có volume siêu cao sẽ tìm
được vùng vị thế của SM.
2. Đối với thị trường giảm giá
Ngược lại với trường hợp tăng giá.
III. TEST NGUỒN CUNG/CẦU
- Smart Monney chỉ đẩy giá lên khi nguồn cung đã suy yếu, việc nguồn cung vẫn còn dồi
dào giống như 1 lực cản đối với các đợt tăng giá.
+ Smart Monney khi tham gia vào thị trường thì thường sẽ đánh nhiều nhịp ⇔
test lại vùng cung/cầu vừa được hình thàn trước đó để xem lượng cung/cầu còn hay
không
+ Khi test lại vùng cầu của SM mà volume vẫn cao tức là nguồn cung vẫn còn =>
SM sẽ tiếp tục test đến khi cung cạn (Volume còn cao tức là có sự khớp lệnh giữa bên
mua và bên bán).
- Đặc điểm cú test:
+ Thông thường 1 test thành công (với khối lượng thấp) cho
bạn biết rằng thị trường đã sẵn sàng tăng ngay lập tức;
+ Trong khi test với khối lượng cao thường dẫn đến 1 động
thái tăng giá tạm thời và sẽ phải test lại vùng đó 1 lần nữa

- Phân tích hành vi của SM khi gom hàng:


+ Ở vị trí gom đầu tiên (đáy 1 có volume siêu cao) nó sẽ hình thành 1 đợt tăng giá
nhỏ. Volume cao ở vị trí này giúp ta xác định có sự tham gia của SM và nó sẽ hình thành
6
vùng Demand đầu tiên. Và SM thường sẽ đưa giá về để test vùng Demand này ít nhất 1
lần.
+ Khi giá về test Demand lần đầu tiên mà volume vẫn cao, tức là nguồn cung vẫn
còn (volume cao là phải có sự khớp lệnh giữa bên mua và bên bán; nếu bên bán nhiều thì
nó sẽ đẩy volume lên cao, nếu bên bán không có thì nó sẽ không có volume vì tại đây
SM đang mua, mà SM mua nhưng không có người bán, hay không có lệnh khớp, tức là
cạn cung). Và đáy test được xem là thành công khi volume giảm so với đáy trước đó.
⇒ Như vậy:
 Nếu test thành công là tại đáy test thì vol giảm, chứng tỏ cung đã không còn;
 Nếu test chưa thành công:
o Có thể xuyên qua luôn
o Hoặc tiếp tục đẩy lên và test lại
IV. MÔ HÌNH 2 ĐỈNH / 2 ĐÁY
1. Mô hình 2 đáy
- Là mô hình thể hiện test nguồn cung tại Demand zone
thành công và tiêu chuẩn mô hình 2 đáy của VSA là:
 Đáy 1 vol siêu cao xác định vị thế mua của SM;
 Vol thấp tại đáy 2 cho thấy nguồn cung đã suy
yếu, thị trường đã sẵn sàng tăng;
- Điều kiện vào lệnh:
+ Khi có mô hình nến đảo chiều xác nhận
+ Hoặc phá vỡ cấu trúc giảm trong TF nhỏ hơn.
2. Mô hình 2 đỉnh
- Là mô hình thể hiện test nguồn cầu tại Supply zone
thành công
 Đỉnh 1 vol siêu cao xác định vị thế của SM;
 Vol thấp tại đỉnh 2 cho thấy nguồn cầu đã suy
yếu, thị trường đã sẵn sàng giảm;
- Điều kiện vào lệnh:
+ Khi có mô hình nến đảo chiều xác nhận
+ Hoặc phá vỡ cấu trúc tăng trong TF nhỏ hơn

7
CÁCH VÀO LỆNH TỐI ƯU VỚI SMART MONNEY
I. 3 CÁCH VÀO LỆNH TẠI VÙNG SDz
1. Limit Order - Đặt Limit tại vùng SDz
Sau khi xác định được vị thế của Smart Monney thì vào lệnh Limit Order ngay tại vùng
SDz này và đặt Stoploss ở phía bên kia của SDz này.

2. Confirmation Candle - Vào lệnh khi có nến đảo chiều xác nhận
Với cách này chúng ta sẽ không vào lệnh trực tiếp mà chúng ta sẽ chờ bộ mẫu hình nến
đảo chiều và sẽ vào lệnh khi mẫu hình nến này hoàn thành

3. Break of Structure - Vào lệnh khi giá phá vỡ cấu trúc xu hướng
Ở cách vào lệnh thứ 3 này nó tương ứng với việc phá vỡ 1 số mô hình giá đảo chiều như
Quasimodo, vai-đầu-vai, 2 đỉnh/đáy, 3 đỉnh/đáy…

II. GIÁ PHẢN ỨNG TẠI SDZ NHƯ THẾ NÀO


- Khi giá tiếp cận đến SDz có thể sẽ xảy ra 3 trường hợp như sau

8
*) Lưu ý quan trọng khi giao dịch theo Candlestick
Giao dịch theo Candlestick có thể dính chuỗi thua
liên tiếp trước khi giá đảo chiều, điều này ảnh
hưởng không tốt đến phần lớn các trader, đặc biệt là
trader ít kinh nghiệm.
*) Mẹo: Bỏ dấu hiệu nến thứ nhất, nhưng đây không
phải là giải pháp tối ưu (tối ưu thì cần sử dụng cấu
trúc giá)

III. XÁC ĐỊNH VÙNG VÀO LỆNH TỐI ƯU

E1: Không thỏa mãn vì chưa chạm Supply zone


E2: Điểm bán hợp lý
E3: Điểm bán lý tưởng (có Stop Hunt)

9
E4: Điểm bán không hợp lý (quá xa Supply zone, Stoploss to khó đi đến đích)
E5: Điểm bán hợp lý vì vừa phá vỡ 1 cấu trúc lớn hơn, vừa được cản E4 hỗ trợ
E6: Không hợp lý vì quá gần Demand zone
- Đặc điểm của vùng vào lệnh hợp lý
+ Là vùng gần Key Level và có mức Stoploss tối ưu nhất
+ Được hỗ trợ của SDz, càng gần Key Level càng tốt;
+ Dễ đạt được Take Profit với mục tiêu ngắn, có cơ hội đạt Take Profit mục tiêu
dài với tỷ lệ R:R cao.
- Khi vào lệnh cần đánh giá
+ Xác định được các vị thế của SM?
+ Có tín hiệu xác nhận theo nến/theo cấu trúc thị trường không?
+ Vùng giá vào lệnh có hợp lý không?
VII. KẾT HỢP PHỔ BIẾN
1. Sử dụng các vị thế ở H1, M30, M15
2. Sử dụng cấu trúc trên M5, M1 để xác nhận điểm vào lệnh
(Trong mô hình 2 đỉnh/đáy thì đỉnh/đáy 1 đóng vai trò là vùng SDz)

VIII. KẾT HỢP TỐI ƯU


Là kết hợp cho điểm vào lệnh hợp lý nhất (không phải là điểm kết hợp cho tỷ lệ thắng
100%)
- Sử dụng các vị thế trên TimeFrame lớn (H4, D1, W1, MN) làm điểm tựa “Location”
- Sử dụng các vị thế nhỏ hơn ở H1, M30, M15 làm vùng để canh Buy/Sell
- Sử dụng cấu trúc trên M5, M1 để xác nhận điểm vào lệnh

10
DẤU HIỆU TẠO ĐỈNH/ ĐÁY SỚM
BUYING CLIMAX / SELLING CLIMAX

I. PHÂN TÍCH THÂN NẾN TRONG VSA


4 yếu tố cần chú ý khi phân tích thân nến
+ Volume: Khối lượng giao dịch;
+ Spread: Biên độ biến động giá của 1 cây nến;
+ Close: Giá đóng cửa của phiên giao dịch;
+ Bối cảnh thị trường: 1 cây nến nằm ở những vị trí khác nhau thì có ý nghĩa khác
nhau.
II. NẾN BUYING CLIMAX (CAO TRÀO MUA)
- Đặc trưng là khối lượng cao hoặc siêu cao
- Áp lực mua lớn, giá tăng mạnh; tuy nhiên
nó gặp phải áp lực bán mạnh từ SM.
Tất cả các lệnh mua vào đều được SM
thanh khoản hết, làm cho khối lượng giao
dịch tăng lên rất cao.

- Những đặc điểm quan trọng:


+ Giá phải ở trong 1 xu hướng tăng;
+ Thanh nến cuối cùng phải có vol cao;
+ Lý tưởng nhất là râu nến trên dài
- Phân tích bối cảnh nến Buying Climax
+ Bối cảnh: Nó phải xuất hiện sau 1 xu hướng tăng:
 Các nến 1, 2, 3 tăng với khối lượng trung bình (không có sự bất thường) ⇔ Cung
Cầu trung bình;
 Sự bất thường diễn ra ở cây nến số 4, nến 4 vẫn là nến tăng nhưng volume lại rất
cao ⇔ Cung cầu lớn bất thường
+ Giải thích:

11
 Nến 1, 2, 3 tăng với volume trung bình, tức là lượng cầu tham gia thị trường trung
bình nhưng không vấp phải bất cứ sự cản trở nào của phe cung;
 Khi đến nến thứ 4 thì volume tăng đột biến cho thấy lượng cung đã bắt đầu tham
gia vào thị trường nhằm cản trở giá tiếp tục tăng (còn việc cung có thắng hay
không thì hậu xét 😁)
- Phân tích sự bất thường trong thanh nến
+ Ở mẫu hình Buying Climax, cây nến có khối lượng cao cho thấy phe bán đang
tam gia vào ngày càng nhiều hơn (có sự khớp lệnh, thanh khoản cao thì volume mới cao)
+ Cây nến có bóng nến trên dài đáng kể (25-50% thân nến), điều này chứng tỏ
phe bán đã đạt được thành công bước đầu trong việc ngăn chặn đà tăng của giá.
- 2 mẫu hình Buying Climax

- Nỗ lực thành công và Nỗ lực thất bại


+ Khi xuất hiện Buying Climax thì không vào lệnh ngay, vì đó chỉ là dấu hiệu
cảnh báo đảo chiều sớm, cảnh báo tạo đỉnh cho sự khởi đầu của 1 chu kỳ;
+ Mẫu hình này xuất hiện thể hiện nỗ lực ngăn chặn giá của phe đối diện (phe Sell
nhảy vào ngăn chặn đà tăng trước đó của giá). Nhưng kết quả mà phe Sell nhảy vào như
thế nào thì mới là thể hiện nỗ lực của phe Sell là thành công hay thất bại.
 Phe Sell nhảy vào với volume rất cao nhưng giá chỉ giảm nhẹ rồi đi tiếp thì đó là
thể hiện nổ lực thất bại ⇔ có thể đây chỉ là 1 phản ứng nhỏ (là khi giá chạm vào
vùng SDz hoặc 1 phản ứng chốt lời của phe mua)
 Khi phe Sell nhảy vào làm giá đảo chiều, làm cho tính chất của xu hướng thay đổi
(ChoCh) ⇒ Phe Sell đã nỗ lực thành công, và như vậy đỉnh giá Climax được xác
định là 1 Supply mạnh.
Thay đổi tính chất của xu hướng (ChoCh) thành công:
 Phe Sell vào làm cho giá giảm xuống và phá qua 1 đáy trước đó; hoặc tạo 1 sóng
ngược xu hướng với biên độ lớn hơn đáng kể so với các sóng cùng hướng trước
đó;
12
 Phá đường xu hướng tăng trước đó;
 Ngăn chặn đà tăng tiếp theo của giá
- Làm gì khi xuất hiện Buying Climax?
+ Khi mẫu hình này xuất hiện, đó chưa phải là tín hiệu xác nhận đảo chiều mà đó
có thể chỉ là 1 đỉnh tạm thời ⇒ phải chờ tín hiệu tiếp theo.
+ Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng ngồi chờ tín hiệu để vào lệnh mà có thể có
các vị thế trước đó (ví dụ đang buy rồi), thì khi thấy tín hiệu Buying Climax thì chúng ta
phải sẵn sàng thoát ra, không tiếp tục nuôi lệnh nữa và chuẩn bị kế hoạch cho tín hiệu
sắp tới.
III. NẾN SELLING CLIMAX (CAO TRÀO BÁN)
Tương tự nến Buying Climax nhưng có tính chất và bối cảnh ngược lại.
IV. MÔ HÌNH SPIKE AND LEG CỦA LINDA RASCHKE
- Spike là hành động từ giảm chuyển tăng hoặc tăng
chuyển giảm một cách rất nhanh, tạo hình chữ “V”;
- Sau khi hồi về và phá vỡ cấu trúc thì mới tìm điểm
vào lệnh.

V. KẾT HỢP PHỔ BIẾN


1. Sử dụng các vị thế ở H1, M30, M15 làm vùng SDz;
2. Sử dụng cấu trúc trên M5, M1 để xác nhận điểm vào lệnh

VI. KẾT HỢP SDZ VỚI MẪU HÌNH BUYING/SELLING CLIMAX


- Xác định vị thế của SM bằng cách xác định SDz có volume cao hoặc siêu cao
- Khi giá tiếp cận về SDz xuất hiện Buying/Selling Climax, thì:
+ Không có Stophunt: Tuyệt đối không nên vào lệnh trực tiếp (nguy hiểm) mà
chờ nhịp test và vào lệnh theo mô hình 2 đỉnh/đáy

13
+ Có Stophunt: Có thể vào lệnh trực tiếp hoặc chờ nhịp test (thông thường trong
trường hợp này giá sẽ chạy theo mô hình Spike and Leg).

14
CÁCH CÁ MẬP THAM GIA THỊ TRƯỜNG
I. VÙNG THANH KHOẢN
- Tính thanh khoản được xác định bởi Stoploss (SL). Nơi SL tồn tại thì cũng đồng thời
tồn tại thanh khoản. Smart Monney cần kích hoạt SL của các Retails trader để họ có thể
có thanh khoản cho vị thế của mình.
Hiểu đơn giản: Vùng Liquidity là vùng mà các Retails trader hay đặt Stoploss
- Nơi nào có nhiều thanh khoản?
Nơi có nhiều thanh khoản là nơi có nhiều Retails trader đặt Stoploss
+ Các Swing High/Low trên High Timeframe (MN, W1, D1, H4)
+ Tại các SDz mạnh
+ Tại các Key Level quan trọng, nhiều điểm hình thành
+ Bên ngoài Trading Range sau 1 giai đoạn tích lũy/phân phối
II. CÁC MÔ HÌNH CÓ NHIỀU THANH KHOẢN
- Đặc điểm chung: Đều là các mô hình giá hay các mức cản quan trọng thu hút nhiều
Retails trader tham gia vào thị trường trước đó, càng nhiều trader tham gia vào thị trường
thì lượng Stoploss càng lớn  thanh khoản càng lớn.

- Khác biệt giữa giao dịch truyền thống và giao dịch hiện đại

Thị trường càng về sau càng có khuynh hướng lấy thanh khoản thường xuyên hơn và
trong 1 giai đoạn có thể lấy thanh khoản nhiều lần hơn. Và để hạn chế trở thành thanh
khoản cho cá mập thì không giao dịch trước khi Stophunt hình thành.

15
III. CÁC MẪU HÌNH KHAI THÁC THANH KHOẢN
1. Mẫu hình Up Thrust (Lực đẩy lên)
- Là 1 nến Pinbar hay Pinbar dạng Doji, xuất hiện sau 1 chu kỳ tăng giá và có khối lượng
cao hoặc siêu cao.
- Bối cảnh: Tại 1 Key Level (Hỗ trợ/ Kháng cự) giá tăng lên vượt qua vùng kháng cự
nhưng lại đổi chiều sau đó đóng cửa dưới mức kháng cự  đây là dấu hiệu SM lấy
thanh khoản để bán ra.
- Sự bất thường:
+ Thân nến nhỏ nhưng khối lượng lại rất lớn, cho thấy có sự tham gia của SM (có nhiều
thanh khoản được khớp)
+ Bóng nến trên dài, đóng cửa dưới kháng cự cho thấy thị trường từ chối giá lên và phe
bán đang chiếm quyền kiểm soát giá.
- Cây Pinbar nằm ở Key Level
+ Quét qua SDz;
+ Vol rất cao
- Là dấu hiệu có thể đảo chiều giảm giá

2. Mẫu hình Down Thrust (Lực đẩy xuống)


Tương tự như nến Up Thrust, nhưng nến Down Thrust xuất hiện ở cuối 1 chu kỳ giảm
giá, có bóng nến dưới dài, là dấu hiệu có thể đảo chiều tăng giá
IV. KẾT HỢP SDZ VỚI MẪU HÌNH UPTHRUST/DOWNTHRUST
- Xác định vị thế của SM bằng cách xác định SDz có volume siêu cao;
- Khi giá tiếp cận lại vùng SDz xuất hiện nến UpThrust/DownThrust thì vào lệnh theo 2
cách:
+ Risk Entry: Vào lệnh trực tiếp khi nến Up Thrust/ Down Thrust đóng cửa;
+ Confirmation Entry: Vào lệnh an toàn khi giá test thành công với volume thấp

16
17
3 CÁCH LẤY THANH KHOẢN
I. 3 CÁCH MÀ CÁ MẬP LẤY THANH KHOẢN
1. Quét Stoploss (Stop hunt)
- Nến quét bóng qua 1 vùng liquidity, thông thường sẽ hình thành nến Tail Bar (nến
Climax) hoặc Pin bar (Up Thrust)
- Khối lượng (volume) cao hoặc siêu cao là dấu hiệu bắt buộc

2. Bẫy giảm giá (Bear Trap)/Bẫy tăng giá (Bull Trap)


- Nến đóng cửa vượt qua 1 vùng support quan trọng, xác nhận xu hướng giảm tiếp tục 
Dụ retails trader vào sell;
- Có thể đóng cửa dưới support 1 nến hoặc nhiều nến, đôi khi là 1 cấu trúc;
- Volume không có dấu hiệu rõ ràng do đã bị phân tán trong cấu trúc

+ Thường khi nến phá cản có volume rất cao để chống lại lực mua của thị trường. Nhưng
trong trường hợp này là cú Trap phá cản nên thường không có volume (thể hiện sự cạn
cung)
18
+ Vì sao nó lại không có volume?
Khi giá hình thành cấu trúc, nó sẽ sideway nhiều nhịp bên dưới cản, mỗi nhịp di chuyển
như vậy nó sẽ hấp thụ 1 phần cung cầu. Và vì nó hấp thụ từng phần cho nên volume của
nó sẽ không để lại dấu vết gì hết.
Trong sách wyckoff, đệ tử của ông có ghi lại lời giảng của ông nói đây là 1 trong những
cách để Big Boy xóa dấu vết.
- Có cách nào để tránh bẫy tăng/giảm giá này không?
(Có cách để có thể tránh triệt để nhưng không phải tránh được 100% - sẽ học ở cuối
phần I) ***
3. Rũ bỏ (Shake-out)
- Có thể là Stophunt hoặc Trap xuất hiện sau 1 giai đoạn tích lũy/phân phối nhằm rũ bỏ
các Retails trader trước khi đẩy giá đến mục tiêu.
- Volume có thể có hoặc không, do đã bị phân tán trong cấu trúc

- Trường hợp này có sự khác nhau so với 2 trường hợp trước, đó là Stophunt và
Bull/Bear trap có thể không có volume.
Shake-out cũng xuất hiện sau 1 giai đoạn điều chỉnh, nhằm rũ bỏ retails trader trước khi
tiếp diễn xu hướng.
4. Vì sao phải phân biệt Bull/Bear trap với Stophunt và Shake-out
- Khi mà cá mập chỉ quét Stoploss thì có nghĩa là thanh khoản nó cần là ít nhất. Quét
Stoploss thực ra là quét những lệnh đang có trạng thái ở trên thị trường, thì đâu phải ai
cũng sẽ phải đặt Stoploss tại 1 vị trí đó, do đó nó quét thanh khoản là ít nhất
 Khi mà cá mập cần rất ít thanh khoản thì thông thường đó sẽ là động thái chốt lợi
nhuận và khả năng sau đó giá đảo chiều là không cao, hay có thể nói khả năng nó chỉ
điều chỉnh trong ngắn hạn.
(Tuy nhiên, đôi khi nó có thể là chất xúc tác đảo chiều trong dài hạn)

19
- Khi nó tạo Bull/Bear trap thì có nghĩa là cá mập nó cần nhiều thanh khoản hơn. Nó cố
tình dẫn dụ cho retails trader vào bán/mua (theo phá vỡ), có tình lấy thêm thanh khoản
để đẩy giá đi sau đó.
- Shake-out là động thái đẩy cá con ra trước khi đi theo 1 xu hướng mạnh, và gần như
shake-out nó được xác định là đỉnh/đáy của 1 xu hướng dài.
- Khi phân biệt được 3 dạng lấy thanh khoản này thì sẽ có được phương án xử lý cho
từng tình huống:
+ Nếu đó là 1 Stophunt thì tranh thủ đặt mục tiêu TP ngắn thôi, không nên kỳ vọng
nhiều, còn những diễn biến sau đó thì sẽ phụ thuộc vào tín hiệu cụ thể sau.
+ Nếu đó là 1 Bull/Bear trap thì chúng ta có quyền kỳ vọng mục tiêu lợi nhuận nhiều
hơn.
+ Và nếu đó là 1 shake-out thì có thể hiểu là kỳ vọng đó là đỉnh/đáy của 1 xu hướng.
*** Làm thế nào để tránh được những cú Fail-break?
- Để xác định break-out thành công thì phải thỏa mãn:
+ Cây nến break-out ra khỏi trading range phải có volume cao
+ Phải trụ vững bên ngoài trading range và test về Key level với volume thấp. Sau đó
phá vỡ cấu trúc con tại đây và đi tiếp.

- Bull trap/Bear trap chỉ được xem là hoàn thành khi: test thành công (có dấu hiệu
confirm) - (2 đỉnh/đáy, Spike and Leg)
II. NO SUPPLY/NO DEMAND
- No Supply: Thường xuất hiện ở đáy thị trường, sau khi xuất hiện các dấu hiệu tích lũy
(mua vào) trong nền giá trước đó: Selling Climax, Downthrust… Trước đó thường là 1
đáy, sau đó giá tăng và hồi về lại khu vực đáy cũ.

20
- No Demand: Tương tự như No Supply, No Demand thường xuất hiện ở đỉnh thị
trường, sau khi xuất hiện các dấu hiệu phân phối (bán ra) trong nền giá trước đó: Buying
Climax, Up Thrust… Trước đó thường là 1 đỉnh, sau đó giá giảm và hồi về lại khu vực
đỉnh cũ.
- Hình dạng nến: Là nến thân nhỏ, kèm volume nhỏ, không quan trọng màu sắc

- Bối cảnh sau một “Stophunt” tiềm năng: No Supply/No Demand (No SD) đóng vai trò
là 1 điểm test
+ Khi giá hình thành 1 stophunt và đẩy lên thì nó thường có xu hướng test về Key
Level thêm lần nữa thì nó phải hình thành những cây nến vol thấp và bóng nến, thân nến
ngắn  dấu hiệu của No SD
+ Sau khi nến Climax hình thành, giá bật tăng thì nó bắt
đầu test trở lại đáy cũ. Trong quá trình test trở lại đáy cũ,
nó hình thành những cây nến thân ngắn, bóng ngắn và
volume thấp (No Supply).
Khi mà No SD xuất hiện, có nghĩa là phe mua đã mua hết
hàng của phe bán
 Không còn người bán nữa thì nó sẽ đẩy giá đi lên
+ Khi giá giảm về đáy cũ với khối lượng nhỏ, nến thân hẹp chứng tỏ không có sự
tham gia của cá mập trong việc đẩy giá xuống (No SD), điều này đồng nghĩa với việc nó
không thể vượt kháng cự và sẽ đảo chiều tăng sau đó (nến No Supply có thể xuất hiện
ngay sau 1 DownThrust tiềm năng xác nhận cạn cung)
Nến No SD và điểm test này rất quan trọng, nó sẽ được nhắc đi nhắc lại
trong suốt quá trình trade
 Chưa test thành công là chưa an toàn

21
III. 3 BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG CƠ BẢN
Giá chạm Demand, sau đó xuyên qua lấy thanh khoản
rồi bật tăng trở lại

Gia đang trong chu kỳ tăng thì điều chỉnh. Và khi điều
chỉnh giá lấy thanh khoản thì tìm tín hiệu buy lên theo
xu hướng chính

Sau 1 giai đoạn sideway (tích lũy/phân phối)  lấy


thanh khoản (Shake-out

*) Tổng kết:
Dù sau bất cứ 1 bối cảnh nào thì chúng ta cũng cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Quét lấy thanh khoản
- Test thành công (phải có confirmation entry)

22
NẾN NHẬT CHUYÊN SÂU
I. PHÂN BIỆT WYCKOFF CỔ ĐIỂN VÀ WYCKOFF HIỆN ĐẠI
Wyckoff cổ điển Wyckoff hiện đại (VSA)
- Đối tượng
+ Tập trung vào phân tích chu kỳ và các + Tập trung vào mối quan hệ giữa giá và
giai đoạn vận động của thị trường khối lượng thông qua thanh nến
+ Mối quan hệ giữa giá và khối lượng
thông qua sống
- Ưu điểm
Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự kiện làm + Dễ tiếp cận, phù hợp với thói quen dùng
cho việc dự đoán giá có độ chính xác cao NẾN của đa phần trader
+ Các điều kiện để giao dịch dễ dàng hơn
- Nhược điểm
+ Khó áp dụng + Tỷ lệ thành công bị giảm đi
+ Ít cơ hội giao dịch

II. SỰ THAY THẾ CỦA MÔ HÌNH NẾN


Nến có thể thay thế cho cấu trúc sóng hay không?
Trong 1 số trường hợp cụ thể, mô hình NẾN có ý nghĩa cung cầu tương tự như một cấu
trúc sóng
 Trong những trường hợp đó thì nến có thể thay thế được cho cấu trúc sóng.

23
III. CẤU TRÚC BÊN TRONG THANH NẾN
1. Cấu trúc và ý nghĩa thanh nến
Trong suốt quá trình hình thành nến, giá có thể di chuyển hình thành nhiều cấu trúc khác
nhau bên trong.

- Như vậy:
+ 1 cây nến không thể đưa ra quyết định là giá sau đó tăng hay giảm
+ 1 cây nến chỉ là vỏ của 1 cấu trúc giá ở khung thời gian thấp hơn
- Giao dịch theo nến có nguy hiểm không ?
+ Nến giống như 1 cái vỏ bọc, bạn chỉ nhìn được bên ngoài mà không thấy được cốt lõi
cấu trúc bên trong.
+ Nến không thể hoàn toàn thay thế cho cấu trúc giá, 1 thanh nến có thể có nhiều cấu
trúc khác nhau hình thành khiến cho ý nghĩa của thanh nến không nhất quán;
+ Nến chỉ có ý nghĩa khi cấu trúc bên trong có ý nghĩa;
 Cả cấu trúc và nến đều được vẽ dựa trên data là giá và volume, tuy cung cấp thông tin
theo 2 cách khác nhau, nhưng về ý nghĩa cung cầu phải giống nhau
Giao dịch theo nến là rất nguy hiểm

2. Sử dụng nến 1 cách thông minh


- Quan sát thị trường bằng nến cho chúng ta nhiều góc nhìn hơn và dễ dàng hơn (về cung
cầu)
- Dùng nến an toàn hơn bằng cách kiểm tra lại cấu trúc bên trong (mô hình nến giúp
nhận diện nhanh về cấu trúc)
- Dùng nến tại các bối cảnh chặt chẽ (kết hợp với cấu trúc) để tăng tỷ lệ thắng (winrate)
và tăng R:R
- Dùng nến với 1 số trường hợp đặc biệt không phụ thuộc vào cấu trúc (No SD, thị
trường ảm đạm)
- Nến được dùng để đo momentum (tốc độ di chuyển của giá)

24
3. Kết hợp nến và cấu trúc
- Vào lệnh khi có tín hiệu nến
Đây là cách vào lệnh rủi ro, vì trend đang là
trend tăng, tức là đang bán trong 1 xu hướng
tăng thì giá có thể về đến Demand gần nhất,
sau đó bật tăng trở lại.
(Vào lệnh khi mới tạo stophunt xong thì bản
chất của nó là rủi ro)

- Vào lệnh theo cấu trúc khi cấu trúc bị phá vỡ


Phương pháp này khá an toàn nhưng điểm
vào lệnh thường bị trễ dẫn đến điểm SL
khá xa
 Không tìm được lợi thế về tỷ lệ R:R

- Vào lệnh theo nến sau khi cấu trúc bị phá vỡ


Chờ về vùng liquidity quét thanh khoản, sau
đó quay xuống phá cấu trúc  ChoCh

25
PHÂN KỲ VOLUME
I. PHÂN KỲ VOLUME
- Thể hiện dấu hiệu can thiệp của dòng tiền lớn
- Quy luật nỗ lực - kết quả của Wyckoff:
+ Volume là đại diện cho nỗ lực của bên mua và bân bán;
+ Giá (biên độ nến) là đại diện cho kết quả
Với cung cầu bình thường mà vol cao thì cây nến phải di chuyển
mạnh, đó gọi là hài hòa

Vol tăng mạnh mà giá không tăng hay vol yếu mà giá lại tăng
mạnh thì đó gọi là không hài hòa (bất thường giữa nỗ lực và kết
quả) hay còn gọi là phân kỳ
 Nỗ lực đẩy giá lên nhưng không đẩy giá lên được đồng nghĩa
với việc có 1 sự ngăn chặn ở phía trên mà retails trader thì không
thể ngăn chặn được giá. Như vậy dấu hiệu này chỉ có khả năng
của Smart Monney tham gia
- Thị trường thấy được sự phân kỳ là thấy được sự tham gia của Smart Monney
- Dấu hiệu này đi kèm với vol siêu cao thì chắc chắn là dấu hiệu mà Smart Monney tham
gia
- Phân kỳ volume còn có 1 dạng được gọi là thiếu hụt
thanh khoản
+ Nến 2 tăng mạnh nhưng volume giảm, nỗ lực thấp
nhưng kết quả cao  phân kỳ;
+ Dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản  xu hướng tăng không
bền vững
+ Dấu hiệu này ít được sử dụng, nó chỉ được sử dụng trong 1 giai đoạn break-
out trong wyckoff

26
- Dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản cũng xảy ra sau khi
Smart Monney can thiệp vào trước đó:
+ Sự bất thường:
 SM chặn đà tăng giá ở nến (2) (phân kỳ volume)
 Nến (3) giá tiếp tục tăng nhưng thanh khoản sụt giảm
đột ngột, cho thấy cung cầu bị hấp thụ hết ở nến (2), giá
sẵn sàng di chuyển (đi tiếp hoặc quay đầu)
 Nến (2) đã bị hấp thụ hết hoàn toàn cung cầu

II. STOPPING VOLUME VÀ CẤU TRÚC SÓNG TƯƠNG ỨNG

Stopping Volume
- Mô hình Stopping Volume là hình thái khác của mô hình phân phối có volume tăng dần
đi kèm với biên độ giá giảm dần.
- Biến thể của Stopping Volume là Bag Holding. Bag Holding cho thấy sự quyết tâm và
sẵn sàng bán của Smart Monney

- Phân biệt Sopping Volume và Bag Holding


Stopping Volume Bag Holding
+ Nến sau vẫn cao hơn điểm cao nhất của + Nến sau không vượt qua được điểm
nến trước (có thể rút râu hoặc phá qua bằng cao nhất của nến trước nó  Thể
27
thân nến) hiện sự quyết tâm hơn, do đó giá trị
sử dụng cao hơn
+ Stopping Volume có thể chỉ là 1 dấu hiệu + Bag Holding thông thường sẽ là 1
chốt lợi nhuận (lấy thanh khoản để chốt lời dấu hiệu tạo đỉnh/đáy của 1 chu kỳ
của Big Boy) mới
- Các biến thể

- Mẹo: Tìm cụm nến ngắn dần (thân nến giảm dần), sau đó mới quan sát volume
- Cách xác định Bag Holding
+ Xác định 1 nến (khu vực đỉnh/đáy có volume rất cao) và giá đẩy xuống (rút
râu); giá test đỉnh (nhưng không vượt đỉnh của nến trước) và sau đó giá giảm mạnh thì
vùng này xác định là vùng Bag Holding;
+ Ý nghĩa: SM bảo vệ vị thế của nó.
Ví dụ: SM vừa bán xong, sau đó giá test về không vượt qua đỉnh nến trước đó, vị thế bán
của SM này không được xâm phạm, có nghĩa là SM đặt 1 lệnh limit chặn ngay ở đó
(tường limit) và giá không thể xuyên qua được.
- Ứng dụng của phân kỳ volume: Bản chất của phân kỳ volume cho thấy sự bất thường
của volume, hay là dấu vết can thiệp vào thị trường của SM
+ Có thể sử dụng phân kỳ volume làm tín hiệu vào lệnh sau khi có nến xác nhận,
hoặc vào lệnh sau khi giá đã phá cấu trúc ở khung thời gian nhỏ hơn. Cần phải chờ nến
xác nhận đóng cửa rồi mới buy/sell theo cây nến đóng cửa, vì:
 Mẫu hình này đóng 2 vai trờ (có thể là tái tích lũy hoặc phân phối) chứ không
phải chỉ đóng vai trò là đảo chiều (phân phối);
 Tái tích lũy mặc dù volume cũng rất cao và SM tham gia vào bán ở trên đỉnh,
nhưng khi giá break lên trên thì nó trở thành quá trình hấp thụ, tại vì cá mập bán
xuống nhưng đôi khi có cá mập khác lớn hơn mua ngược lên, hoặc những người
đánh ngắn hạn bán ra nhưng những người đánh dài hạn thì vẫn đang mua vào 
cho nên nó mới xảy ra quá trình hấp thu đó.

28
Do đó, để an toàn chúng ta luôn luôn chờ xác nhận (xác nhận nến hoặc cấu trúc ở khung
thời gian nhỏ hơn)
+ Sử dụng phân kỳ volume như 1 invisible SDz (vị thế của SM) sau khi giá đã
hình thành swing high/low.
Nó hình thành phân kỳ xong rồi, giá đã chạy đi rồi thì vị trí đó được xem giống như vị
thế của smart monney.

 Bất cứ 1 vị trí nào có sự tham gia của smart monney thì đó là vùng cung/cầu mạnh
*) Thực chiến:
- Vị thế smart monney sau phân kỳ volume
+ Sau khi phân kỳ volume hình thành và giá tiếp diễn (CP),
vị trí có phân kỳ volume được xem là vị thế của SM
+ Khi nỗ lực ngăn chặn đà tăng giá thất bại, đồng nghĩa với
việc có 1 SM lớn khác đang mua lên. Qua trình này được gọi
là quá trình hấp thụ (tái tích lũy)
+ Để đánh theo mẫu hình nến ngắn dần thì phải:
 Chờ xác nhận nến tiếp theo
 Chờ xác nhận phá vỡ cấu trúc
 Hoặc sử dụng nó như là 1 SDz sau khi giá đã di chuyển đi rồi
- Cảnh báo Break-out giả: Phân kỳ volume xuất hiện sau 1 nến break-out là dấu hiệu
xấu, giá có thể đang lấy thanh khoản để đảo chiều.
Khi xác định 1 vùng sideway và vào lệnh với phương
pháp break-out qua cản. Nhưng giá vừa break qua cản
xong thì hình thành 1 phân kỳ vol, thì điều đó có nghĩa
là khả năng SM nó đang lấy thanh khoản ở phía trên.
 Phải sẵn sàng cho 1 kịch bản là break-out giả và
đảo chiều
*) Chú ý:

29
- Trong VSA có 2 giá trị rõ rệt mà chúng ta cần chú ý là Volume siêu cao và Phân kỳ
volume. Trong đó, Phân kỳ volume có giá trị lớn nhất và khi xuất hiện phân kỳ volume
thì khả năng nó đi đúng là rất cao.
- Còn lại các dấu hiệu khác sẽ ít giá trị hơn và tùy theo bối cảnh mà nó có sự khác biệt
nhau rất lớn.
=====================
1. Bonus 01. Xem volume ở khung thời gian nào?
- Sử dụng volume ở các khung thời gian M15, M30, H1; đôi khi có thể sử dụng ở khung
M5 trong những phiên mạnh (vì lúc này thanh khoản cao thì ta sẽ dễ dàng quan sát);
- Không xem ở các chart timeframe nhỏ như M1, M2 vì nó thường rất nhiễu
- Không xem volume ở đầu ngày và các khung thời gian lớn H4, D1… (khung thời gian
quá lớn volume sẽ ít có sự biến động)
2. Bonus 02. Vào lệnh theo đa khung thời gian như thế nào là đúng

Khi xác định được Supply và giá đang quay trở về supply đó (có thể có Stophunt hoặc
không có Stophunt), sau đó nó hình thành 1 cấu trúc và phá xuống.
Thông thường phá cấu trúc xong thì sẽ sell tại điểm phá (khung thời gian nhỏ hơn). Và vì
xuống TF nhỏ hơn để tìm điểm phá vỡ cấu trúc, do đó mắc 1 lỗi là vào lệnh sớm khi mà
cấu trúc ở khung thời gian lớn chưa xác nhận đảo chiều
Để đảm bảo an toàn thì chúng ta luôn phải chờ TF lớn xác nhận đảo chiều, sau đó mới
vào TF nhỏ để tìm điểm vào lệnh theo đảo chiều xu hướng lớn.

30
SIGH OF STRENGTH (S.O.S)
DẤU HIỆU GOM HÀNG CỦA CÁ MẬP

I. MẪU HÌNH BOTTOM REVERSAL VÀ CẤU TRÚC TƯƠNG ỨNG


1. Mẫu hình Bottom Reversal
- Bối cảnh: Xuất hiện sau 1 xu hướng giảm
- Đặc điểm:
+ Volume và spread siêu cao tại nến số (1), đóng cửa sát đáy;
+ Nến 2 đóng cửa ngược lại với spread tương đương với nến 1
+ Nếu volume nến 2 lớn là dấu hiệu nhu cầu vẫn còn, giá có thể test lại đáy;
trường hợp volume nến 2 nhỏ là dấu hiệu nhu cầu yếu;
+ Nếu nến 1 tạo đáy thấp nhất thì có giá trị tương đương Selling Climax

- Thông thường trong VSA mà 1 thanh nến giảm mạnh đi kèm với volume rất cao thì nó
cho thấy khả năng thị trường sẽ giảm tiếp rất cao. Nhưng sau khi nến giảm mạnh này kết
thúc thì nến 2 (nến tiếp sau đó) nó lại không giảm mà bật tăng ngược 1 cây với biên độ
tương đương hoặc lớn hơn cây nến 1 (cây nến giảm);
- Dấu hiệu bất thường ở đây là:
+ Thị trường không giảm sau 1 cây nến đóng cửa giảm mạnh mà nó lại đột ngột
tăng ngược trở lại thì cho thấy đây là dấu hiệu SM mua vào chứ không phải dấu hiệu bán
ra.
+ Nếu volume ở cây 2 vẫn cao thì nó cho thấy là nguồn cung vẫn còn nhiều.
Nhưng nếu volume ở cây 2 thấp thì nó sẽ đóng vai trò giống nhu cạn cung; khi cạn cung
thì sau đó giá sẽ tăng lên dễ dàng.
- Sau 1 xu hướng giảm khi không có 1 cản nào mà xuất hiện cặp nến này thì có thể hiểu
đó là bắt đầu chiến dịch của SM.

31
- Mẹo tìm trên biểu đồ: Tìm cặp nến Engulfing, sau đó tiến hành check volume của cặp
nến này.
- Khi thấy mẫu hình này là dấu hiệu tạo Order Block, thường thì mẫu hình này sẽ tạo 1
Order Block rất mạnh.
2. Cấu trúc tương ứng
- Mẫu hìn Bottom Reversal có cấu trúc tương ứng với mẫu hình V-Shape. Mẫu hình này
thường xuất hiên ở mô hình Vai-Đầu-Vai hoặc Quasimodo. Sau khi giá đi trong 1 xu
hướng giảm thì sóng đẩy vẫn là sóng giảm nhưng lại xuất hiện 1 sóng mang tính chất
đẩy đẩy ngược lại ngang bằng với sóng đẩy trước đó mà không qua 1 giai đoạn trung
gian nào (sideway hấp thụ)  cho thấy đây là 1 giai đoan mua rất mạnh.
3. Ứng dụng mô hình
- Sau khi xuất hiện mẫu hình này thì có thể canh mua hoặc có thể dùng nó giống như
SDz sau khi giá nó đã tăng rồi. Đợi khi giá quay về hình thành cấu trúc thì chúng ta canh
mua lên.
SDz này nó đóng vai trò là vị thế của SM, nhưng vị thế này không đơn thuần chỉ là
volume siêu cao mà ta sẽ check 2 cây nến tạo đáy thì vị thế này sẽ có giá trị hơn vị thế
của volume siêu cao thông thường.
(*) Top Reversal ngược lại với Bottom Reversal
II. MẪU HÌNH TWO BAR REVERSAL VÀ CẤU TRÚC TƯƠNG ỨNG
1. Mẫu hình Two Bar Reversal

- Bối cảnh: Xuất hiện sau 1 xu huwngs giảm


- Đặc điểm:
+ Volume và spread siêu cao tại nến 1, nến 1 đóng cửa sát đáy;
+ Nến 2 đóng cửa ngược lại với spread ngắn hơn nến 1;

32
+ Volume nến 2 thấp thì nến 2 được xem là phiên test;
+ Mẫu hình có giá trị hơn khi nến 1 tạo đáy mới, tương tự như Selling Climax
- Trong mô hình này, nến số 2 có đảo chiều nhưng yếu hơn so với Bottom Reversal. Nến
số 2 mà volume cao thì cho thấy thị trường khả năng giảm tiếp sẽ rất cao, còn nến 2 mà
có volume nhỏ thì nó đóng vai trò như là test cung, giống mô hình 2 đáy.
- Đối với mô hình này thì bắt buộc phải chờ dấu hiệu tiếp theo mới có thể vào lệnh (mẫu
nến thì giống mô hình Inside Bar, Harami; còn trong cấu trúc thì giống mô hình tam giác
hoặc mô hình chữ nhật)
 Đây là mẫu hình đảo chiều yếu
2. Ứng dụng mô hình
Trong trường hợp sử dụng nó như 1 Order Block thì sau cây nến số 2 (nến tăng) phải có
2-3 cây nến tăng để xác nhận lực tăng mạnh thì mới sử dụng làm SDz, chờ tín hiệu giá
quay đầu test, có xác nhận thì mới vào lệnh.
III. PHÂN BIỆT CÁC MẪU HÌNH ĐÓNG VAI TRÒ GOM HÀNG TRONG VSA
(SIGH OF STRENGTH - S.O.S)

06 mẫu hình này đều có những điểm chung cụ thể:


- Bối cảnh: Đều xuất hiện ở sau 1 xu hướng giảm
- Đặc điểm:
+ Đều có volume cao hoặc siêu cao cho thấy dòng tiền lớn đang mua vào ngăn
chặn đà giảm của giá  dấu hiệu gom hàng của SM (volume càng cao càng cho thấy sự
cương quyết của SM)
+ Giá giảm chậm lại, dừng lại hoặc đảo chiều sau đó.
IV. GIAO DỊCH VỚI CÁC MÔ HÌNH S.O.S
1. 3 bước giao dịch với mô hình S.O.S
- Bước 1: Tìm kiếm các mô hình giá tạo đáy tiềm năng (6 mô hình S.O.S nói trên) có
volume cao hoặc siêu cao;
Mẹo: Tìm kiếm các vùng có volume siêu cao thì chú ý

33
- Bước 2: Sau khi khoanh vùng các vùng giá ở bước 1 thì chờ cho giá quay về test hoặc
shake-out;
- Bước 3: Sau khi test thành công hoặc Shake-out thì phải có xác nhận đảo chiều bằng
nến hoặc phá vỡ cấu trúc.

Nếu cây nến đi ngang mà volume cao thì chờ nến tiếp theo, đến khi cây nến đi ngang mà
volume thấp thì xem như test thành công. Và khi này chờ cây nến break để xác nhận.

2. Thủ thuật giao dịch với nến S.O.S


- Xác định nến S.O.S tạo đáy với volume siêu cao
- Chờ cho giá đi ngang từ 2-8 nến, thông thường là các nến thân ngắn với vol thấp
(volume thấp là dấu hiệu rất tốt)
- Sau khi đi ngang, giá có thể tạo Shake-out trước khi bước vào giai đoạn tăng (nến
Fakey)
- Vào lệnh khi nến đóng cửa vượt lên khỏi nến giảm gần nhất. Nếu giá đi ngang dạng
cấu trúc nhỏ thì chờ giá phá cấu trúc.

34
35

You might also like