You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CƠ SỞ 3

CHƯƠNG 1: THỔ NHƯỠNG


Câu 1: Khái niệm về đất ?
Đất là một thể tự nhiên hoàn toàn độc lập, là sản phẩm hoạt động tổng hợp
của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình địa phương và thời gian.
Câu 2: Khái niệm độ phì, hiểu độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo ?
Độ phì nhiêu của đất là khả năng đất cung cấp cho thực vật về nước, thức ăn
khoáng và các yếu tố cần thiết khác (như không khí, nhiệt độ...) để cho cây sinh
trưởng và phát triển bình thường.
Độ phì tự nhiên có trong các loại đất tự nhiên. Độ phì này xuất hiện trong quá
trình hình thành đất do tác động của các nhân tố tự nhiên, hoàn toàn chưa có sự
tác động của con người.
Độ phì nhân tạo là độ phì sinh ra do con người tác động vào độ phì tự nhiên
Câu 3: Khái niệm phong hóa và các hình thức phong hóa ?
Quá trình phong hóa là quá trình dưới tác động của những nhân tố bên ngoài
như nhiệt độ, nước, hoạt động của sinh vật.. mà trạng thái vật lý cũng như thành
phần hóa học của đá và khoáng vật ở lớp trên mặt trái đất bị biến đổi.
Các hình thức phong hóa:
- Phong hóa vật lí: là quá trình vỡ vụn đơn thuần có tính chất cơ học các đá
và khoáng vật trên bề mặt quả đất, trong quá trình này tính chất và thành phần
hóa học của chúng không biến đổi.
 Nguyên nhân: + Thay đổi nhiệt độ
+ Tác động cơ học của nước và gió
+ Đặc tính của đá, sự kết tinh của muối
 Biểu hiện: + Nhiệt độ thay đổi dẫn đến sự biến đổi của đá
+ Nước xâm nhập vào bên trong của đá theo những vết rạn
gây ra áp lựcmao quản lên khe thành nứt
+ Tốc độ phá hủy đá trong phong hóa lý học phụ thuộc đặc
điểm của đá
- Phong hóa hóa học: là quá trình phá hủy có biến đổi về thành phần hóa học
của đá và khoáng vật mà tác nhân chính là nước và các khí như CO2, O2.. và
một số axit
 Các quá trình phong hóa hóa học:
+ Quá trình hòa tan: là tác dụng của nước làm cho khoáng vật hợp với
nó thành một hỗn hợp đồng tính
+ Quá trình hydrat hóa: là phản ứng kết hợp của khoáng vật với các
phần tử nước
+ Ôxi hóa: là phản ứng kết hợp của ôxi tự do và các muối kim loại
+ Thủy phân: la phản ứng hay thế các ion H+ cho các cation kiềm và
kiềm thổ trong khoáng vật
Câu 4: Khái niệm phân loại đất theo thành phần cơ giới ?
Thành phần cơ giới của đất là tỷ lệ phân trăm của những phần tử cơ giới có
kích thước khác nhau trong đất khi đoàn lạp đất ở trạng thái bị phá hủy.
Đất cát:
 Ưu điểm:
+ Thấm nước mạnh
+ Thoát nước dễ
+ Kết cấu nhẹ, đất tơi xốp, làm đất dễ
+ Rất thoáng khí, vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh
 Nhược điểm:
+ Giữ nước, giữ phân kém
+ Nghèo mùn do chất hữu cơ bị phân giải mạnh
Đất sét:
 Ưu điểm:
+ Chất hữu cơ phân giải chậm
+ Giữ nước nhiều, nhiệt độ thay đổi chậm so với nhiệt độ không khí, có
lợi cho vi sinh vật và cây trồng
+ Chứa nhiều keo, giữ phân tốt, ít bị rữa trôi
 Nhược điểm:
+ Khó thấm nước, dễ gây úng
+ Kém thoáng khí, hay bị glay
Câu 5: Khái niệm và nguồn gốc của chất hữu cơ trong đất ?
Vật chất hữu cơ trong đất là những tàn tích sinh vật (xác thực vật, động vật,
vi sinh vật) chưa hoặc đang bị phân giải và những chất hữu cơ đã được phân
giải tổng hợp (các chất mùn và các hợp chất không phải mùn)
Nguồn gốc:
 Thực vât:
+ 4/5 lượng chất hữu cơ trong thổ những có nguồn gốc từ thực vật lá
xanh
+ Quá trình quang hợp
+ Chất hữu cơ do thực vật cung cấp cho đất dưới dạng hình thức các vật
rơi rụng hoặc xác thực thực vật hàng năm trên một đơn vị diện tích (ha),
phị thuộc vào từng kiểu thực bì ở từng đới khí hậu.
+ Sản lượng tàn tích hữu cơ phụ thuộc vào kiểu thực vật bì
 Động vật:
+ Động vật chính sinh sống trong thổ nhưỡng là các động vật không
xương sống
+ Tác động bài tiết các chất hữu cơ
+ Xáo trộn điều chế đất
 Vi sinh vật:
+ Vi khuẩn
+ Xạ khuẩn
+ Nấm
+ Tảo và các sinh vật nguyên sinh
Câu 6: Khái niệm mùn, giá trị của mùn đối với thổ nhưỡng ?
Mùn hóa là quá trình sinh học có điều kiện dưới tác động của vi sinh vật và
động vật mà kết quả là chất mùn được tạo thành trong đất
Chất mùn là một hợp chất hữu cơ cao phân tử đặc biệt chỉ xuất hiện trong quá
trình hình thành thổ nhưỡng. Đó là một chất keo giàu cacbon, mà xẫm, khi khô
có màu đen, cứng và giòn.
Giá trị sử dụng của mùn:
+ Cung cấp các chất dinh dưỡng chính cho thực vật sinh trưởng và phát triển
+ Cung cấp nguyên tố cacbon tạo ra cơ thể sinh vật và khí CO2 vào không khí
+ Là chất kích thích và kháng sinh đối với thực vật
+ Có khả năng cải thiện tính chất vật lý, hóa học của đất như tăng nhiệt độ,
tăng độ xốp
Câu 7: Vai trò của nước trong đất và chế độ nước ?
Vai trò của nước trong đất:
+ Vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất
+ Tham gia trong nhiều quá trình biến hóa trong đất
+ Là một trong nhiều chỉ tiêun về đồ phì của đất
Chế độ nước trong đất :
+ Xuyên thấm: đặc trưng bởi sự xuyên thấm nước qua các tầng đất và tan chảy
vào tầng nước ngầm. Kiểu chế độ nước này đặc trưng cho các cảnh quan ẩm ướt
của các vùng nhiệt đới ầm và ôn đới lạnh, là những nơi có lượng mưa lớn hơn
lượng bốc hơi.
+ Không xuyên thấm: không có sự di chuyển của nước đến nước ngầm. Chế
độ nước này đặc trưng cho các cảnh quan của hạt, nước ngầm năm sâu.
+ Phản xuyên thấm: dòng nước từ nước ngầm đi lên là chủ yếu, tổng lượng
nước bốc hơi Và hút lớn hơn lượng mưa. Chế độ nước này đặc trưng cho các
đất có tầng nước ngầm gần mặt đất.
+ Nước đông đặc trưng cho những vùng lòng chảo thuốc hiệu mướt, mực nước
ngầm cao, độ ấm không khí cao, chỉ số nước bốc hơi và nước phút do thực vật
nhỏ hơn lượng mưa, dẫn tới sự hình thành tầng nước ngầm cao làm cho đất bị
hóa lầy.
+ Đồng giá đặc trưng cho các vùng có băng vĩnh cửu phủ trên mặt đất và trong
từng đất.
Câu 8: Vai trò của không khí trong đất ?
Vai trò của không khí trong đất:
+ Là nhân tố quan trọng trong phong hóa đá
+ Là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trong đất
+ Là nguồn dinh dưỡng trực tiếp hoặc gián tiếp cho thực vật như N2, O2, CO2
Câu 9: Khái niệm dung dịch đất, nguồn gốc dung dịch đất ?
Dung dịch đất là nước ở trạng thái tự do của đất (Nước trong đất không tinh
khiết, vì bao giờ cũng chứa các chất rắn, lỏng và khí hòa tan như O2, N2, H2..)
Nguồn gốc dung dịch đất:
+ Hơi ngưng tụ
+ Mưa khí quyển
+ Nước ngầm
+ Bản chất của nước tưới
Câu 10: Các nhân tố hình thành đất ?
- Đá mẹ: tất cả các loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phong hóa
của đá gốc. Những sản phẩm phong hóa đó được gọi là đá mẹ.
+ Đá mẹ đã tạo nên bộ khung của đất thông qua việc cung cấp các khoáng vật
cho đất
+ Màu sắc của đất cũng được quyết định bởi đá mẹ
+ Đá mẹ là granit: độ dày tầng đất từ mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới
nhẹ, nhầm mùn.
+ Đất mẹ là bazan: tầng đất rất dày, thành phần cơ giới nặng, rất nhiều chất
sinh dưỡng.
- Địa hình: phân bố lại lượng nhiệt và độ ẩm không khí
- Khí hậu: giữ vai trò tiên phong trong quá trình tạo đất
+ Nhiệt độ, mưa và các chất khí đã phá hủy đá gốc hình thành các sản phẩm
không ạ, từ đó đất được hình thành
+ Nước, nhiệt, khí ảnh hưởng tới cường độ và chiều hướng phát triển của quá
trình hình thành đất.
+ Lượng nước mưa nhiều hay ít quyết định độ ấm, mức độ rửa trôi, pH của đất
và tham gia tích cực vào quá trình phong hóa hóa học.
+ Nhiệt độ thúc đẩy các quá trình hóa học và sinh học cần nhiệt trong đất như:
quá trình hòa tan, tích lũy chất hữu cơ.
- Sinh vật: đóng vai trò quan trọng tronh sự hình thành đất
+ Lớp phủ thực vật có vai trò quyết định tới chiều hướng của quá trình hình
thành đất
+ Thực vật hạn chế sự sống còn của nước
+ Điều hòa nhiệt độ ở lớp không khí sát mặt đất
+ Điều hòa lượng nước thấm vào đất
+ Vi sinh vật phân hủy và tổng hợp chất hữu cơ
+ Đất là môi trường sống của nhiều loài côn trùng và nhiều loài động vật sống
trong đất
+ Động vật còn góp phần anh hiểu các tàn tích hữu cơ thông qua việc sử dụng
các thành tích này là muốn dinh dưỡng
- Thời gian:
+ Thời gian hình thành đất còn được hiểu là tuổi của khu vực mà đất được hình
thành
+ Tôi tuyệt đối của rét: tuổi của đất được tính được khiêng một loại đất được
hình thành cho tới ngày nay
+ Tuổi tương đối: sự chênh lệch về giai đoạn phát triển giữa các loại đất có
cùng tuổi tuyệt đối
- Con người:
+ Tác động của xã hội loài người trái đất ngày nay càng mạnh mẽ và rộng khắp
+ Tác động của con người đã làm thay đổi quá trình truyền đạt, biến đổi nó từ
một loại đất này sang loại đất khác
+ Tác động của con người chỉ ở mức độ hạn chế hoặc tăng cường các quá trình,
các hiện tượng xảy ra trong đất
Câu 11: Khái niệm phẫu diện đất ?
Phẫu diện đất là một mặt cắt thẳng đứng của đất. Phẫu diện đất có những tầng
phát sinh khác nhau về màu sắc, thành phần cơ giới, cấu trúc.. Các quá trình lý
học, hóa học và sinh học khác nhau giữa các tầng phát sinh.
Câu 12: Quy luật phân bố đất ?
- Sự phân bố theo vĩ tuyến:
+Một số loại đất trên trái đất được phân bố theo đới
=> Các đối đất phản ánh sự khác nhau về các điều kiện nhiệt ấm và biểu hiện
quy luật địa đới theo chiều ngang
- Sự phân bố đất theo chiều cao:
+ Địa hình núi cao => khí hậu thay đổi => vành đai thực vật => vành đai đất
theo chiều cao được hình thành
+ Phân bố đất theo chiều cao còn chịu sự chi phối của quy luật địa đới theo
chiều ngang
+ Sự phân bố đất cho chủ các công ty thuộc vào điều kiện địa phương
- Sự phân bố đất theo địa phương:
+ Độ xa hoặc gần biển
+ Địa hình trũng và thừa nước
+ Nước ngầm giàu muối
+ Phù sa bồi tụ
+ Các loại đất địa phương: đất lầy, đất mặn, đất phù sa….có thể có ở nhiều đới
địa lý khác nhau.
Câu 13: Trình bày nhóm đất đỏ vàng nhiệt đới, đen thảo nguyên ôn đới,
potdon?
- Đất đỏ vàng nhiệt đới (feralit):
+ Đất có màu đỏ, vàng lớn nhất của cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm. Loại đất
này được gọi bằng nhiều tên khác nhau như đất laterit đất feralit…
+ Đất đỏ vàng nhiệt đới ẩm chiếm một phần năm diện tích các đặc điểm phân
bố thành những vùng rộng lớn của Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á
và một dải theo duyên hải và sườn núi phía Đông dãy Đông Úc thuộc Australia
+ Điều kiện nhiệt ẩm của khí hậu nhiệt đới ẩm thuận lợi cho quá trình phong
hóa và hình đất nhiệt độ trung bình trên 20 °C lượng mưa trung bình năm
khoảng từ 1800 đến 2000mm. Độ ẩm không khí quanh năm cao
+ Đất đỏ vàng rừng nhiệt đới ẩm, sự phân hóa giữa các tầng phát sinh thường
không rõ rệt. Tuy nhiên, có thể nhận biết các tầng chủ yếu sau:
Tầng thảm mục (A) cành khô rụng lá
Tầng mùn (A1) Các axít muốn được hình thành và tích lũy có màu từ xám
đến xám thẫm
Tầng tích tụ (B) chứa các vật chất bị rửa trôi từ trên xuống như các hạt sét,
mùn... màu sắc thường không đồng nhất, chặt hơn, vì vậy màu đó vẫn là chủ
đạo
Tầng mẫu chất (C) Tầng đá mẹ đang bị phong hóa
+ Đất đỏ vàng của rừng nhiệt đới ẩm có những đặc điểm chính như sau:
Có lượng khoảng nguyên sinh thấp
Giàu hiđrôxít sắt, nhôm, mangan, tỉ lệ SiO2/ R2O3 thường nhỏ hơn 2
Có lượng khoáng sét kaolinit lớn
Axít funvonic chiếm ưu thế trong các axít mùn
- Đất đen thảo nguyên ôn đới:
+ Đất thảo nguyên ôn đới là loại đất đen được hình thành trong điều kiện khí
hậu ôn đới lục địa nữa khô hạn dưới, tác dụng chủ yếu của thực bi chịu hạn và
các loại hào thảo sống lâu năm.
+ Đất thảo nguyên ôn đới chủ yếu phân bố trong các khu vực nội địa của các
lục địa Á- Âu và Bắc Mỹ
- Đất potdon:
+ Theo tiếng Nga potdon có nghĩa là tro. Đất potdon phân bố chủ yếu ở Bắc Á,
Bắc âu và Bắc Mỹ trong giới hạn từ vị tuyến bốn 5 ° đến chí tuyến 60 đến 65 °
thuộc vùng ôn đới lạnh, có thực vật là rừng lá kim. Đất potdon chiếm khoảng 9
% diện tích các lục địa
+ Các nhân tố hình thành đất potdon
Được hình thành trong điều kiện khí hậu ôn đới lạnh lục địa
Lượng mưa ở từng vùng cũng khác nhau đất potdon ở Canada và Bắc âu có
lượng mưa từ 550 đến 600mm/năm, còn ở Xibia chỉ có 300 đến 350mm/năm.
Lượng bốc hơi rất ít
Địa hình chủ yếu là địa hình băng hà, gồm miền núi, cao nguyên, hồ và đồng
bằng châu thổ
Đám mẹ thằng tạo đất rất khác nhau. Tuy nhiên các trầm tích băng hà là phổ
biến
Thành phần loài thực vật của rừng lá kim nghèo nàn
+ Quá trình hình thành đất
Quá trình hình đất ở đây là quá trình potdon hoá
Ở điều kiện đủ và thừa ấm, các hợp chất axít thấm xuống dưới, rửa trôi các
chất dễ hòa tan. Các phần tử sét và sau đó phá huỷ các khoáng vật bền vững
hơn. Riêng SiO2 được giữ lại. Phẫu diện như sau:
Tầng thảm mục (A) Có sát thực vật rơi rụng chưa phân giải
Tầng mùn (A1) Có màu xám, tỉ lệ mùn thấp
Tầng potdon (A2) Bị rửa trôi mạnh, có màu xám trắng
Tầng tích tụ (B) Có màu sẫm, chưa có sản phẩm bị rửa trôi từ trên xuống
Tầng đá mẹ đang bị phong hoá (C)
+ Tính chất của đất potdon
Chủ yếu là chua, càng xuống sâu, độ chua càng giảm do việc tích tụ các chất
kiềm ở phía dưới
Thành phần cơ giới đất ở tầng trên nhẹ, chứa nhiều SiO2. Do sét bị rửa trôi,
đất không có kết cấu, nghèo mùn, các chất dinh dưỡng đều nghèo.
Nói chung là loại đất kém phì nhiêu, cần cải tạo mới có thể trở thành đất trồng
lúa mì, lúa mạch, đậu, khoai tây, táo
CHƯƠNG: SINH QUYỂN
Câu 14: Khái niệm sinh quyển, đặc tính và vai trò của sinh quyển đối với thành
phần khác ?
Sinh quyển là một mang bọc của hành tinh chứa đầy vật chất sống và các sản
phẩm do hoạt động của chúng sinh ra
Đặc tính:
+ Khối lượng sinh chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật
chất của các quyền khác trong lớp vỏ địa lý
+ Sinh quyển có đặc tính tích lũy năng lượng
+ Các cơ thể sống của sinh quyển tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn
vật chất. Đó là các vòng tuần hoàn cacbon, nitơ, phốt pho.. rất quan trọng đối
với sự sống
Vai trò: Sự có mặt của sinh quyển trong lớp vỏ địa lý đã ảnh hưởng nhiều đến
sự phát triển của các quyển khác trên trái đất. Ảnh hưởng của các cơ thể sống
trong sinh quyển đã làm thay đổi thành phần hóa học của khí quyển, thành phần
của chí tuyến, cấu tạo của Thạch quyển.
+ Trước hết sự có mặt của sinh quyển đã làm thay đổi thành phần hóa học của
khí quyển. Các thành phần hiện nay của khí quyển phần lớn có nguồn gốc sinh
vật như oxy tự do trong khí quyển chủ yếu cho quá trình quang hợp, nitơ là quá
trình phân hủy các chất nitơ bởi vi khuẩn
+ Các chất sống cũng tác động mạnh đến thực hiện thông qua quá trình phong
hóa sinh vật lòng nhưng đổi tính chất lý hóa của đá. Sinh vật cũng góp phần tạo
ra các đá trầm tích có giá trị lớn như đã vui, đã phấn, than đá, dầu mỏ
+ Sinh quyển của ảnh hưởng đến địa điểm thông qua quá trình trao đổi vật
chất giữa các sinh vật với môi trường nước. Trong quá trình sống các sinh vật
trong nước đã hấp thụ từ những nguyên tố và hợp chất nhất định, đồng thời thải
ra môi trường nước những nguyên tố và hợp chất khác làm ảnh hưởng đến tính
chất của thuỷ quyển.

You might also like