You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

Học phần: NGHỆ THUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG

Sinh viên thực hiện: Vũ Như Quỳnh

Lớp: QH2021S – Sư Phạm Ngữ Văn

Mã sinh viên: 21010412

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trương Thị Bích

HÀ NỘI - 2023
1. Mở đầu

Hiện nay dưới sự phát triển của khoa học công nghệ thì loại người đã chế tạo ra các loại kính
viễn vọng có thể theo dõi các hình ảnh trong vũ trụ cách xa Trái Đất hàng tỉ năm ánh sáng,
nhưng vũ trụ mà chúng ta biết thì rộng lớn hơn rất nhiều và kiến thức về vũ trụ của loài người
hiện vẫn đang gói gọn trong những gì mà chúng ta đã quan sát được. Chúng ta biết được thế
giới đa trụ thông qua thế giới phim viễn tưởng, ta chẳng xa lạ gì trong các bộ phim của Maval,
"đa vũ trụ" có tồn tại và con người có khả năng du hành giữa các vũ trụ này với sự giúp ích của
ma thuật. Spider-Man: No Way Home là bộ phim điện ảnh đầu tiên của MCU khai thác sâu vào
đề tài đa vũ trụ.

Theo Albert Einstein, chúng ta không thể du hành trong vũ trụ với vận tốc nhanh hơn ánh sáng.
Tuy nhiên, vào năm 1935, Einstein và nhà vật lý học Nathan Rosen đã dựa trên thuyết tương
đối tổng quát để đưa ra lý thuyết về sự tồn tại của 'lỗ sâu' (tên khác là Cầu Einstein - Rosen).
Theo lý thuyết này, "lỗ sâu" là cầu nối giữa hai điểm trong không thời gian của vũ trụ. Và khi
dịch chuyển qua "lỗ sâu", chúng ta có thể du hành một khoảng cách cực lớn trong vũ trụ mà
không hề bị thời gian ảnh hưởng nhiều.

Bộ phim khá ấn tượng trong thế giới đa vũ trụ đó là Everything everywhere All at Once lấy đề
tài dựa trên thuyết đa vũ trụ, cũng là một người tìm cách cứu hành tinh khỏi một vụ sụp đổ
cỡ…đa vũ trụ luôn, cũng có nhiều kỹ xảo cũng như cảnh đánh đấm, nhưng nó không hề liên
quan gì đến thuyết đa vũ trụ của Marvel hay Doctor Strange hết, nó chỉ là một bộ phim khai
thác đề tài tương tự, nhưng theo một cách rất riêng - một mớ lộn xộn lớn nhưng đồng thời cũng
là một câu chuyện rất trọn vẹn.

Bộ phim vừa đạt đến 7 giải Oscar trong đó có giải Oscar cho phim xuất sắc nhất, nhưng ấn
tượng hơn bởi trong đó có 2 giải cho hai diễn viên nữ chính và nam phụ là người châu Á cùng
với sự chắp bút sáng tạo vượt bậc trong hình thức kể chuyện lẫn ngôn ngữ điện ảnh lôi cuốn,
kỹ thuật quay phim đỉnh cao của hai đạo diễn Daniel Kwan và Daniel Scheinert khiến chúng ta
như trực tiếp trải nghiệm sự điên cuống của thế giới cũ trụ. Một câu chuyện khá mới lạ trong
thuyết đa vũ trụ không còn là cảnh đấm đá kinh điển trong Maval mà nó đi theo lối kể chuyện
mới lạ theo một cách riêng. Sự đối đầu về khái niệm trong các gia đình nhập cư là một vấn đề
phổ biến trong nghiên cứu văn hóa. Bên dưới ảnh hưởng của Nho giáo, các gia đình nhập cư
người Mỹ gốc Á, đặc biệt là các gia đình nhập cư Trung Quốc, nhiều hơn dễ bị xung đột gia
đình và bi kịch gây ra bởi những nhận thức mâu thuẫn so với những người nhập cư từ phương
Tây. Toàn bộ phim xoay quanh nhân vật Evelyn và gia đình của bà, một gia đình người Hoa
nhập cư. Evelyn cùng chồng là chủ một tiệm giặt là nhỏ, nơi bà hàng ngày quay cuồng với
công việc của cửa tiệm cùng với một người chồng hiền lành nhưng yếu đuối, người bố già ốm
yếu và cả cô con gái Joy ngang bướng, người đang muốn mang người bạn gái của mình về giới
thiệu với ông ngoại.

Phim được chia làm 3 phần: Everything – mọi thứ; Everywhere – mọi nơi; All at once – cùng
một lúc.

2. Everythinh – mọi thứ

Phần đầu là Everything đã cho chúng ta thấy bối cảnh của bộ phim cũng như nhưng vẫn đề mà
bà Evelyn cùng gia đình đang gặp phải, đầu tiên là những rắc rối trong việc báo thuế gây ra bởi
tình trạng bất đồng ngôn ngữ nếu như không được giải quyết cho tốt thì tiệm giặt của gia đình
bà sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa. Tiếp đến là sự bất đồng quan điểm trong cuộc sống giữa bà
Evelyn và cô con gái Joy, bà không chấp nhận Joy có người yêu đồng giới nên bà đã có những
hành động gây tổn thương đến cô ấy. Thất vọng liên tiếp khiến cho Joy ở cái tuổi nổi
loạnkhông còn cảm nhận được tình mẹ, tình yêu thương của gia đình. Mọi thứ đều trở nên tồi tệ
hơn khi mà bà phát hiện ra chồng mình có ý định ly hôn, tất cả mọi việc đều diễn ra và tồi tệ
đến cùng một lúc một cuộc sống mệt mỏi và đầy muộn phiền đã khiến bà áp lực mọi thứ bà gặp
phải từ bên ngoài đến những vấn đề mâu thuẫn trong chính gia đình bà đều do sự không lắng
nghe, thấy hiểu của Evelyn. Gia đình là nơi có ảnh hưởng trực tiếp tới sự định hình, phát triển
nhân cách của con người và xã hội là nơi thử thách, đánh giá sự trưởng thành của nhân cách, có
lẽ Evelyn bị ám ảnh cưỡng chế do sự phủ nhận trong suốt quá trình trưởng thành của người cha
đã khiến cho bà luôn mong muốn có một cuộc đời trọn vẹn để có được sự công nhận của ông.
Bởi vậy mà bà cần mọi thứ phải thật chính xác, chẳng hạn như mì không được quá nát, trần nhà
phải sơn bằng màu trắng này chứ không phải màu trắng khi. Evelyn dường như quay cuồng với
công việc và mọi người đến nỗi bà không thể thật sự để tâm trọn vẹn vào bất cứ một thứ gì, bà
làm tất cả mọi người thất vọng cũng như bà thất vọng về tất cả mọi người, về một người chồng
yếu đuối chẳng phù hợp với tiêu chuẩn của một đấng trượng phu, con gái thì là một người đồng
giớihoàn toàn đi ngược lại với quan điểm truyền thống của bà và đặc biệt là về chính mình bất
cứ lựa chọn nào mà bà đưa ra bà luôn tự hỏi bản thân mình là liệu mình có thể làm tốt hơn
không? Điều này thể hiện sự sao nhãn trong phân cảnh khi bà cùng chồng ở sở thuế bà đang có
chút nhầm lẫn giữa vào sở thích của bản thân và công việc làm ăn. Nỗi sợ tiếp tục dằn vặt bà
buộc bà phải tiếp tục chiến đấu, để làm mọi thứ theo cách đúng đắn nhất nên cũng chẳng còn
thời gian để tâm đến suy nghĩ của mọi người xung quanh có thể thấy cảm giác bất mãn đang
kiến Evelyn dần mất đi sự trân trọng với mọi thứ. Bởi vậy mà Waymond nói về sự việc hết
thẩy trở lại như cũ lại có thể thuyết phục được Evelyn bởi lẽ đó chính là quay trở lại như cũ ấy
thục chất là sự tìm lại của tình yêu cuộc sống chỉ là muốn làm được điều này Evelyn phải
buông bỏ cái khung của sự chính xác trong đầu, rất may kỳ ngộ đã mang lại cho bà ấy khả năng
du hành vũ trụ kèm theo đó là một số quan niệm về cuộc sống khác. Sự đa dạng đó đã thách
thức mạnh mẽ những quan niệm truyền thống của Evelyn bởi bất kể chúng lạ lùng hay bất cảnh
như thế nào thì nó cũng đều có cái lý của mình. Thông qua nó Evelyn phát hiện ra rằng trong
vũ trụ rộng lớn này mọi thứ đều là có thể, từ đó bà có thể buông bỏ những chấp nhất về đúng
và sai tuy nhiên việc tiếp xúc với quá nhiều thế giới trong một khoảng thời gian ngắn đã khiến
bà có những ảnh hưởng tiêu cực. Có thể nói phần đầu tiền Everthing như lời dẫn cho các nhân
vật để tìm lại chính bản thân mình tình yêu sự thấu hiểu. Waymond – chồng Evelyn là kiểu
người nếu để tự lực thì có thể tự tin làm được rất nhiều thứ. Nhưng khi ở cùng vợ thì lại luôn
ưu tiên những gì vợ muốn lên trước, thành ra trông như kiểu ông ấy luôn bị động trước mọi vấn
đề. Thậm chí đến cả việc 2 vợ chồng bàn việc ly hôn thì ông ấy cũng thôi ko nói vì vợ ko muốn
nói chuyện.

3. Everywhere – mọi nơi

Việc du hành đa vũ trụ đã giúp xóa bỏ định kiến trong Evely nếu trước khi bà còn coi Joy là ác
nhân nắm giữ con gái mình thì bây giờ bà đã dần chấp nhận thừa nhận Joy chính là con gái
của bà. Phân cảnh hai mẹ con biến thành đá cho thấy sự đồng cảm và thấu hiểu giữa họ đã đạt
tới cảnh giới vô thanh điều đó cũng đồng nghĩa với việc mọi cảm xúc tiêu cực trong con gái
mình mà thật không may chính là lúc thế giới tinh thần của Joy đàn trên bờ sụp đổ. Cũng giống
như mẹ mình Evely, Joy cũng bị phủ nhận của đấng sinh thành dường như mỗi lần hy vọng
xuất hiện thì đều khiến Joy nhận lại là sự thất vọng, có lại do vậy Joy dần mất đi kết nối với
cuộc sống. Khả năng du hành vũ trụ không giới hạn khiến cô có thể cảm nhận mọi thứ, mọi nơi
cùng một lúc, nhưng lại chẳng giúp cô tìm thấy bất cứ ý nghĩa gì trong đó, trái lại sự rộng lớn
của vũ trụ khiến cho cô cảm thấy sự tồn tại của bản thân cô là không tất yếu, hệ quả của nó đã
khiến Joy tự phủ nhận bản thân rộng hơn là sự tự phủ nhận hết thẩy mọi thứ. Với Joy cuộc sống
chẳng khác nào một trò đùa vô nghĩa, nên cô đã đùa với chính cái chết của ông ngoại mình, mà
khi cuộc sống đã không còn nghĩa lý gì nữa con người ta không chút do dự gây tổn thương cho
người khác , để rồi đần dần Joy bị những người xung quanh buông tay, xa lánh, khiến sự mất
kết nối dần dần trở nên trầm trọng hơn. Tuy tâm chí Joy đã bị lạc trong mê cung nhưng trong
tiềm thức cô vẫn cố tìm người có thể cứu dỗi mình và không ai khác người có thể làm việc đó
chính là Evelyn. Bởi muốn cởi chuông chúng ta cần phải tìm người buộc chuông, muốn hàn
gắn mối liên hệ của Joy với cuộc đời thì trước tiên nguồn cơn của sự mất kết nối là Evelyn cần
phải thay đổi điều này đã được giải quyết trong phần hai Everwhere – mọi nơi.

Ở phần này, ta thấy Joy như là sự hiện thân là phiên bản rõ nhất của Evelyn, bởi lẽ chính bản
thân bà muốn được sự công nhận từ người cha nhưng vô tình chính là lại biến thành người cha
ấy. Bà đã phủ nhận mọi thứ của con gái, khiến Joy có một cuộc sống y như bà, không có sự
thấu hiểu hay tình thương của người mẹ đã khiến Joy tuyệt vọng, mất dần sự yêu đời sự lạc
quan trong cuộc sống và cuối cùng là sự kết nối với thế giới.Giữa Joy và Evelyn có điểm chúng
là sự tự phủ nhận bản thân, sự cự tuyệt và sự thất vọng vậy nên Evelyn là người duy nhất có thể
đồng cảm với nỗi đau của cô, và cũng có nghĩa là chỉ có bà mới có thể giúp Joy tìm ra lối thoát.
Nhưng cũng chính Evelyn cũng đã rơi vào cạm bẫy của sự hư vô thay vì tìm ra cách giải cuối
Joy bà đã xa vào vũng lầy của tâm trí và dần giống như Joy, bà cảm thấy mọi thứ trở nên vô
nghĩa. Việc làm tổn thương những người xung quanh ở mọi thế giới đã cho thấy bà đã bước
chân vào thế giới tự hủy hoại cứ đà này hai mẹ con dều sẽ bước vào một thế giới khác – thế
giới của sự hủy diệt. Joy dù đi khắp "mọi nơi" vẫn chỉ hướng về Evelyn, và Evelyn sẵn sàng
hy sinh "mọi thứ" để được ở bên Joy. Họ chính là "mọi nơi, mọi lúc, tất cả trong một" của nhau
rồi, yếu tổ đa vũ trụ chỉ để bộ phim dễ truyền tải và tuyệt vời hơn thôi.

Có người sẽ đứng ở góc nhìn của Joy, có người ở Evelyn, và tất cả họ đều cần ngọn hải đăng
Waymond để soi sáng. Có người lại không có cảm nhận gì cả, có người lại thấy được thấu cảm,
được nhìn đến chỗ sâu nhất của tâm hồn. Tất cả tùy thuộc vào việc họ đã trải qua những gì. Và
đời người hữu hạn, không thể trải qua vô vàn như Evelyn hay Joy trong phim, nên phim ảnh,
sách truyện cũng giúp bồi đắp, xây dựng giả cảnh để mình trải nghiệm (thử) thêm rất nhiều, bổ
sung cho trải nghiệm thực tế.

May thay bên cạnh họ vẫn còn một người chồng, người cha sáng suốt và tận tụy, trong giây
phút tuyệt vọng nhất ông đã trở thành ngọn hải đăng dẫn lối cho họ. Khác với một Evelyn luôn
nhìn mọi thứ bằng một con mắt không như ý, Waymond lại tập trung vào những mặt tích cực
của cuộc sống, chẳng hạn Evelyn chỉ nhìn thấy sự thất bại trong hiện tại thì Waymond lại thấy
sự bầu bạn giữa hai vợ chồng, giữa những người xung quanh, một trái tim nhân hậu và tràn
đầy tình yêu đã giúp ông nhận ra đâu mới là thứ thật sự có giá trị. Chẳng thế mà một Waymond
công thành danh toại ở vũ trụ Kungfu sẵn lòng đánh đổi mọi thứ mình có để có thể mở tiệm
giặt là và báo thuế cùng Evelyn. Nhờ ông mà Evelyn mới có thể nhìn ra đạo lý nếu chúng ta
luôn nhìn mặt tối của mọi thứ thì chúng ta sẽ chán ghét bản thân mình, ngược lại nếu chúng ta
nhìn mặt tốt đẹp của mọi việc ta sẽ trân trọng và dành tình yêu cho chúng. Từ đó tìm được ý
nghĩa tồn tại của bản thân, nói cách khác cách ta nhìn nhận vấn đề sẽ định nghĩa chính ta.

Nhân vật Waymond thực sự được miêu tả tính cách cũng như tư duy rất tốt qua nhiều chi tiết
nhỏ mà không cần sự ảo diệu như 2 mẹ con Evelyn, cách thể hiện nhân vật này trong phim
giống như chính tính cách của ông ta vậy.

Waymond là kiểu người nếu để tự lực thì có thể tự tin làm được rất nhiều thứ. Nhưng khi ở
cùng vợ thì lại luôn ưu tiên những gì vợ muốn lên trước, thành ra trông như kiểu ông ấy luôn bị
động trước mọi vấn đề. Thậm chí đến cả việc 2 vợ chồng bàn việc ly hôn thì ông ấy cũng thôi
không nói vì vợ không muốn nói chuyện. Phiên bản Waymond alpha xuất hiện cho thấy ngay
việc Waymond có thể tự lập và xử lý vấn đề tốt thế nào khi không ở cùng vợ.
Ngay cảnh tiếp theo khi gặp bà bên thuế, ông cũng là người xin được giải trình lại hồ sơ vào
buổi tối trong khi Evelyn đang mơ màng ở vũ trụ khác. Nhưng ở góc nhìn tiêu cực của Evelyn
thì ông chồng đang phá buổi báo thuế trong khi người đang phá chính là Evelyn.

Sau đó là đến phiên bản Waymond thành đạt ở vũ trụ 2 vợ chồng ko đến với nhau cũng thể
hiện rõ ông ta giỏi thế nào nếu không làm theo ý Evelyn.

Đến đoạn Evelyn nổi loạn thì chính là lúc phim cho người xem thấy Waymond có thể xử lý tốt
thế nào nếu ko phải chiều theo ý của vợ. Waymond xin được bà thuế cho báo cáo lại vào hôm
khác, cái tình huống mà chả ai nghĩ là có thể xử lý được, trong khi Evelyn lại tiếp tục nghĩ
chồng lại đang phá hoại hay làm điều ngu ngốc.

Đồng thời ở thời điểm đó, ở vũ trụ Waymond thành đạt cũng xác nhận rằng anh ta sẵn sàng từ
bỏ sự nghiệp để về làm tiệp giặt và đi báo thuế cùng Evelyn.

Rõ ràng ông Waymond này giỏi giao tiếp cũng như có các kĩ năng xử lý tình huống rất tốt, cái
khiến ông ấy trở thành người bị động thực ra là để chiều theo ý vợ, trong khi bản thân Evelyn
mới là người luôn đưa ra quyết định sai lầm trong tình trạng tâm lý tiêu cực.

Con mắt thứ 3 được Evely dán trên trán là biểu trưng cho sự giác ngộ của bà, đối diện với đội
quân ấy bà dường như đã hiểu được họ cũng giống như mình là những con người bị tổn
thuowngvaf mất niềm tin vào cuộc sống. Thông qua các vũ trụ khác nhau bà tìm ra tình yêu của
mỗi người mang tới cho họ niềm vui và sự yêu đời đây cũng chính là các Evelyn kéo con gái
của mình ra khỏi hố sâu tuyệt vọng. Ban đầu Joy không chấp nhận sự cứu dỗi cảu bà đó chính
là hệ quả của liên tiếp những lần hi vọng rồi thất vọng cô sợ rằng một khi Evelyn nhận ra bản
thân không được như những gì bà mong đợi bà sẽ lại quay lưng lại với cô. Nhưng bà đã cho
Jpy hay dù bất kể có ra sao bà vẫn muốn ở bên cô bởi lẽ giữa hàng ngàn vũ trụ rộng lớn chỉ có
tình yêu thương lẫn nhau mới cho họ thấy ý nghĩa của sự tồn tại. Chính điều này lần nữa đã
khơi gợi tình yêu cuộc sống của Joy đánh thức khát vọng sống trong cô.

Các công cụ hay thao tác để thực hiện "bước nhảy" rất đa dạng. Khi bị đẩy vào tình huống tiến
thoái lưỡng nan, Evelyn đã tận dụng mọi thứ xung quanh để thực hiện "bước nhảy" và may
thay là nhận được những kỹ năng hữu ích. Câu hỏi được đặt ra là vật dụng gì sẽ có "bước nhảy"
tốt nhất? Đó chính là Google Eyes của ông chồng, ý chỉ vật dụng yêu thích của chồng Evelyn
lại chính là thứ thực hiện "bước nhảy" xịn nhất. Và hơn thế nữa là Waymond gắn google eyes
với ý nghĩa "tìm kiếm", cho nên về cuối phim Evelyn mới được "khai sáng" và "tìm thấy"
chính mình.

4. All at once: cùng một lúc

Câu thoại mà mình thấy ấn tượng nhất của Joy đó là: “Tôi không đi tìm để giết bà, tôi chỉ muốn
tìm ai đó có thể nhìn thấy những gì tôi thấy và cảm nhận những gì tôi cảm nhận” (I wasn't
looking for you so I could kill you. I was just looking for someone who could see what I see,
feel what I feel.) Mặc dù có thể nói Joy đóng vai ‘phản diện’ trong bộ phim ‘siêu anh hùng’
này, nhưng mình đồng cảm với nhân vật này nhất phim! Và người ‘siêu anh hùng’ trong bộ
phim này, thực ra không đi giải cứu thế giới, bà đi tìm cách cứu chính con gái và gia đình
mình. Hình ảnh về chiếc bánh bagel đen trong phim mình thấy cũng mang rất nhiều tính chất
ẩn dụ, nó như là hình ảnh để nói về cái chết hay sự trầm cảm, thứ hút mọi ánh sáng và cả mọi
cảm xúc, thứ khiến chúng ta muốn từ bỏ tất cả. Khi phải đối mặt với điều đó, khi phải chứng
kiến sự đau khổ từ người thân yêu và cả từ chính bản thân mình, Evelyn học cách để buông tay
và rồi khi từ bỏ tất cả, bà tìm được lý do sâu thẳm nhất, bình dị nhất để ở lại và để ở bên nhau

Có thể thấy ở phần đầu phim khi đi báo thuế, dù không biết người ta hỏi gì nhưng Evelyn vẫn
bảo rằng đã nghe thấy rồi, điều đó cho thấy sự tương phản với phần kết bởi lúc này Evelyn đã
hỏi lại khi không nghe rõ lời nói. Điều này đã chứng minh, Evelyn đã bắt đầu biết lắng nghe
quan tâm đến mọi người xung quanh bắt đầu trân trọng cuộc sống. Chính sự thay đổi của bà mà
mọi thứ xung quanh đều có sự cải tiến, vấn đề về thuế dần được giải quyết, quan hệ giữa bà và
chồng được cải thiện, con gái thì yêu đời trở lại hay cha bà không còn tỏ ra bất mãn với bà nữa.
Sự thay đổi của bà không những đã cứu bản thân bà.

"Ở vũ trụ nào anh cũng yêu em" nghe hơi sáo rỗng, nhưng thứ kéo Evelyn trở lại thực tại và
truyền động lực cho bà lại chính là tình yêu thương.

Bà từng thất vọng về người chồng yếu ớt của mình, từng mơ về những phiên bản mạnh mẽ,
giỏi võ, thành đạt hơn của ông. Nhưng cũng chính người chồng đó, giữa lúc Evelyn định buông
xuôi tất cả, đã lay động bà bằng cách thuyết phục mọi người ngừng đánh nhau và sống tử tế. Bộ
phim này khắc họa khá chân thật về hình ảnh một người phụ nữ châu Á và cả một gia đình
châu Á điển hình. Đó là sự mâu thuẫn nhiều thế hệ, giữa Evelyn và cha mình bởi vì bà là con
gái và từ bỏ gia đình theo tiếng gọi của tình yêu, là mâu thuẫn của Evelyn với con gái mình, khi
bà cũng phải học cách chấp nhận con gái mình yêu một người con gái khác, là mâu thuẫn của
Evelyn với chính chồng mình, người mà có lẽ bà cho rằng vô lo vô nghĩ và có lẽ là vô dụng, đó
cũng là mâu thuẫn của Evelyn với chính mình, khi bà trở thành người khác xa những gì mình
mong muốn trở thành, khi bà không thể thực hiện được ước mơ của chính mình.

Dương Tử Quỳnh vai trò mà Evelyn thể hiện sức nặng nhất và cũng là vai trò mà mình thấy ấn
tượng nhất là vai trò cơ bản ở cuộc đời mà bà đang sống: là một người con, một người vợ, một
người mẹ và là chính mình, tất cả những vai khác chỉ đề làm nền và nhấn mạnh vai trò này mà
thôi. Bà chính là điểm sáng của bộ phim, giúp cho cuộc chiến trong đa vũ trụ ở Everything
Everywhere All At Once hấp dẫn, sống động và lôi cuốn khán giả hơn. "Kể cả khi em đã làm
tan nát trái tim anh lần nữa, anh vẫn muốn nói rằng, trong một cuộc đời khác, anh vẫn muốn
giặt ủi và đóng thuế cùng em" - câu nói của Waymond đã khiến Evelyn hiểu ra sức mạnh của
tình yêu thương bình dị.

Waymond phiên bản Trái đất có thể yếu ớt, nhưng "siêu năng lực" của ông chính là khả năng
thấu hiểu, yêu thương và kết nối với người khác. Khi Evelyn không biết trân trọng điều đó, bà
đã mong cầu ở ông những điều to tát như Waymond ở các vũ trụ khác. Nhưng chỉ khi chạm
đến gần cõi hư vô, Evelyn mới nhận ra rằng hạnh phúc bình dị này cũng đáng quý như mọi
hạnh phúc khác.

Tất cả mọi thứ quay vòng vòng theo nhịp điệu dồn dập của bộ phim với đôi lúc là những
khoảng lặng thẫn thờ của Evelyn, người dường như lúc nào cũng lo nghĩ nhưng lại không bao
giờ thực sự có đủ thời gian nghĩ thấu đáo bất cứ thứ gì. Cuộc chiến đấu đa vũ trụ mà Evelyn
đang tham dự, thật ra chính là cuộc chiến đấu với gia đình mình và rồi từ đó hóa giải những
mâu thuẫn và học cách chấp nhận nhau.

5. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong Everything everywhere All at Once
Thời nào cũng có thể có yếu tố hậu hiện đại của nó. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện phổ quát, ở
mặt tiền của đời sống văn hóa, xã hội, nghệ thuật, từ sau Đổi mới, với tinh thần hội nhập, toàn
cầu hóa, các thành tựu của công nghệ, Internet… đã tạo điều kiện cho tinh thần hậu hiện đại
phát triển. Sự phong phú của các hình thức biểu đạt đời sống, văn hóa, nghệ thuật đã minh
chứng cho điều đó. Ta có thể bắt gặp một kiến trúc cổ điển giữa lòng thành phố hiện đại. Đó là
một phản ứng, một thái độ, một lựa chọn của con người hậu hiện đại, đi qua hiện đại và nhớ
thương những bóng hình xa xôi trong kí ức. Trong một bảo tàng mĩ thuật, ta có thể nhận ra sự
phong phú, bề bộn, bí ẩn hay mơ hồ, trật tự hay rời rạc của đời sống, của tinh thần con người
qua một bức tranh. Nổi bật Everything everywhere All at Once đó là đó là đặc trưng thẩm mỹ,
sự không tin tưởng mình chỉ có duy nhất một bản thể mà thông qua đa vũ trụ trong phim này
thì mỗi khi nữ chính ra một quyết định khác nhau sẽ dẫn tới n con người, n cuộc sống ở n vũ
trụ khác nhau ( rẽ nhánh), ví dụ như Evelyn phải trải qua nhiều cuộc đời với nhiều công việc
khác nhau: lúc là đầu bếp, lúc là ngôi sao, khi là người bê biển quảng cáo pizza, lúc lại cao thủ
kungfu,…nhưng dù là ở vũ trụ nào thì khi nhìn lại quá khứ ở thời điểm quyết định vẫn đều có
những hối tiếc nhất định, nếu cứ mãi chìm đắm ở quá khứ thì bạn sẽ chẳng thể tận hưởng trọn
vẹn hiện tại và kì vọng vào tương lai. Cởi mở với sự đa dạng, với những tri thức mới, học cách
chấp nhận nó thay vì bài xích và dùng đủ thuyết cực đoan để phủ nhận, k có gì là tuyệt đối cả,
nếu cứ ở yên 1 chỗ và tự nhủ bản thân là cục đá thôi, không cần nghĩ nhiều, tự giới hạn khả
năng và áp đặt thiên kiến lên xung quanh thì bạn sẽ bỏ lại phía sau trong sự vận động không
ngừng của vũ trụ này,giúp các nhân vật có thể tìm lại chính bản thân của mình, tìm lại tình yêu
cuộc sống tình cảm sự gắn kết với thế giới xung quanh. Không những vậy nó còn xóa nhòa
ranh giới giữa nghệ thuật và đời sống thường ngày, giữa quý phái và đời thời, nhấn mạnh
phong cách văn hóa đại chúng, mỗi một quyết định khác nhau của chúng ta trong cuộc đời sẽ
tạo thành nhiều phiên bản cuộc đời khác nhau và tồn tại song song. Nó cũng phần nào đề cập
đến khao khát được sống khác đi vì ta không hài lòng với cuộc đời mình và ta nghĩ rằng mình
sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu ta lựa chọn khác. Nhưng bộ phim này mình thấy có cách xử lý khá
khéo léo và hợp lý. Evelyn có thể có một cuộc đời khác rất thành công, giàu có, thực hiện được
mơ ước của cuộc đời mình nhưng điều đó cũng có nghĩa là cô mất đi một điều quan trọng khác,
điều mà rồi cũng thành nỗi hối hận ở cuộc đời đó. Ý niệm về “Đa vũ trụ” đã dần hình thành và
đi sâu vào văn hóa đại chúng. Rất nhiều nhà làm phim tìm kiếm và khai thác ý tưởng về các
nhân vật đến từ thế giới “thay thế” này. Sở dĩ có điều đó là bởi, những đề tài mang tính thực tế
ngày nay đã quá nhàm chán và ảm đạm, thì việc có cơ hội thoát khỏi nó và nhìn thoáng qua
một vũ trụ khác luôn vô cùng hấp dẫn.

Sự phi cấu trúc phi trung tâm bộ phim này lấy đề tài dựa trên thuyết đa vũ trụ, cũng là một
người tìm cách cứu hành tinh khỏi một vụ sụp đổ cỡ…đa vũ trụ luôn, cũng có nhiều kỹ xảo
cũng như cảnh đánh đấm, nhưng nó không hề liên quan gì đến thuyết đa vũ trụ của Marvel hay
Doctor Strange hết, nó chỉ là một bộ phim khai thác đề tài tương tự, nhưng theo một cách rất
riêng - một mớ lộn xộn lớn nhưng đồng thời cũng là một câu chuyện rất trọn vẹn.

Bộ phim là sự thể hiện rõ nét kiến trúc hậu hiện đại đó là sự kết hợp giữa cái truyền thông và
cái cái hiện đại trong đó cái hiện đại làm trung tâm thông qua các hình ảnh ẩn dụ. Nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng, người có quá khứ bị tổn thương bởi gia đình sẽ có xu hướng lặp lại và gây ra
nỗi đau tương tự với gia đình mình sau này. Ông bố của Evelyn là một người đàn ông cực kỳ
gia trưởng và đáng sợ, ông ta đã quyết cự tuyệt khi Evelyn bỏ đi với Waymond mà không nghe
theo lời khuyên của ông, đến khi gặp lại, người bố vẫn chưa bao giờ tự hào về đứa con thất bại
nhất trong đa vũ trụ của mình. Khi đã có gia đình, Evelyn gặp rắc rối với việc kết nối cùng Joy,
khoảng cách thế hệ ngăn cản cả hai hiểu nhau, thông cảm và cởi mở, để rồi từ đó cả mẹ và con
gái đều bị tổn thương. Sự tổn thương về tinh thần thậm chí đem đến cho Joy sức mạnh của sự
hủy diệt. Thế nhưng Evelyn không chọn cách làm tổn thương con mình như bố bà đã từng. Dù
mâu thuẫn giữa hai mẹ con ngày càng lớn qua từng ngày, khoảng cách giữa họ ngày càng xa,
nhưng chưa một giây phút nào bà buông tay Joy. Joy trong Everything Everywhere All At
Once là đại diện cho một bộ phận thế hệ trẻ gặp vấn đề về khủng hoảng hiện sinh. Bạo lực tinh
thần từ phía mẹ và ông, cảm giác không tồn tại khi chẳng thể sống trọn vẹn trong một vũ trụ
nào, sức mạnh siêu việt làm mất đi nỗ lực vươn lên trong cô… Tất cả tạo nên một người trẻ
trống rỗng, tuyệt vọng và mơ hồ với chính mình, chính cuộc đời của mình. Đa vũ trụ là ẩn dụ
của sự giác ngộ trong Phật Giáo, con mắt của Waydmon được Evelyn đặt vào chỗ con mắt thứ
3, nơi của con mắt âm dương thể hiện sự thấu cảm của nhân vật, khác hẳn với lúc đầu Evelyn
thiếu sự lắng nghe và đồng cảm. Phân cảnh cuối trong 1 vũ trụ Evelyn biết buông bỏ để Joy
được tự do, nhưng ở vũ trụ thực tại Evelyn lại giữ lấy con gái vì không muốn giống người bố
mình khi cô quyết định đi Mỹ cùng Waydmon ông đã ko quyết liệt giữ lấy cô, ở đây ẩn dụ cách
dạy con: mềm nắn rắn buông, biết cương biết nhu.

Cùng với sự sáng tạo vượt bậc trong hình thức kể chuyện lẫn ngôn ngữ điện ảnh, Everything
everywhere All at Once khiến khán giả toàn cầu choáng ngợp. Một bộ phim tươi mới, bạo gan
và phá vỡ nhiều khuôn phép.Câu chuyện của phim thực chất rất đời thường nhưng được tô vẽ
thêm bởi yếu tố du hành vũ trụ để các nhân vật khám phá các bản thể của chính mình với
những kịch bản cuộc đời khác nhau, từ đó giúp họ và khán giả nhận ra những triết lý sâu sắc.
Sự kết hợp giữa hành động, viễn tưởng và hài hước khiến câu chuyện của phim trở nên hấp dẫn
và cuốn hút dù phần mở đầu có vẻ dông dài, nhiều thoại và ít ấn tượng. Thêm nữa, Everything
Everywhere All At Once còn được đánh giá cao bởi kỹ xảo CGI ấn tượng. Trong những cảnh
Evelyn từ vũ trụ này nhảy sang vũ trụ khác, đội ngũ thiết kế chứng minh được họ đã làm việc
chăm chỉ thế nào. Hàng loạt cảnh quay hoành tráng, đánh đấm mãn nhãn xen lẫn pha trò hài
hước đã giúp cho bộ phim thêm phần thú vị.

Phim hài chính kịch xen lẫn hành động võ thuật. Phim có tiết tấu nhanh, dồn dập, kỹ xảo hoành
tráng, cực kỳ nhiều hình ảnh vừa mang tính chất ngụ ngôn, vừa mang tính trào phúng và cả một
ít hài kiểu Mỹ và cả võ thuật Trung Hoa. Màu sắc trong phim khá tối với bối cảnh là những căn
phòng nhỏ, bối cảnh lộn xộn với nhiều đồ đạc như để khắc họa sự chồng chéo, rối trí của chính
nhân vật

6. Tổng kết

Đây là một tác phẩm nghệ thuật mang tầng sâu ý nghĩa về việc con người cần chiến thắng nỗi
bi quan khi bước vào con đường cùng, nhìn thẳng vào những khó khăn xung quanh và chọn gìn
giữ những thứ tốt đẹp còn lại thay vì tuyệt vọng. Cho dù chúng ta chỉ là hạt cát , chúng ta nhỏ
bé , và chả hiểu biết nhiều về cái thế giới vũ trụ này , cuộc sống lặp đi lặp chả ý nghĩa mấy ,
phải theo khuôn khổ phép tắc , chả có thứ mình cần hay thứ mình muốn nhiều khi còn chả biết
mình tồn tại có ý nghĩa không nhưng dù thế phải sống có ý nghĩa và tốt , như ông chồng trong
bộ phim này nói đấy , kiểu như đạo phật ý nghĩa đơn giản chỉ là chúng ta vẫn còn tham vọng
chưa muốn giác ngộ , cứ thế thành 1 vòng tròn luân hồi , nhưng có nhiều thứ không chấp nhận ,
có nhiều thứ khiến ta vẫn muốn ích kỉ , tham vọng.

You might also like