You are on page 1of 6

Chương 16: Rối loạn điều hòa thân nhiệt

2. Rối loạn thân nhiệt:


A. Giảm thân nhiệt: tạo nhiệt > thải nhiệt.
B. Tăng thân nhiệt: tạo nhiệt < thải nhiệt.
C. Giảm thân nhiệt: tạo nhiệt < thải nhiệt; và tăng thân nhiệt: tạo nhiệt > thải nhiệt.
D. Giảm thân nhiệt: tạo nhiệt > thải nhiệt; và tăng thân nhiệt: tạo nhiệt < thải nhiệt.
C
3. Giảm thân nhiệt địa phương:
A. Nẻ, cước, tê cóng.
B. Nẻ, cước, tê cóng, cảm mạo.
C. Nẻ, cước, tê cóng, nhiễm lạnh.
D. Nẻ, cước, tê cóng, cảm mạo, suy dinh
dưỡng.
B
4. Giảm thân nhiệt toàn thân do:
A. Tạo nhiệt của cơ thể tăng và thải nhiệt
không tăng.
B. Dự trữ năng lượng tăng hoặc giảm hao phí dự trữ năng lượng.
C. Tăng chuyển hóa.
D. Tạo nhiệt của cơ thể giảm và thải nhiệt
không tăng.
D
5. Nhiễm lạnh xảy ra khi:
A. Thân nhiệt tăng và không được thải trừ tốt.
B. Tiếp xúc môi trường nhiệt độ rất cao và thải nhiệt không được bù đắp đủ.
C. Nhiệt độ môi trường bình thường nhưng cơ thể tăng dự trữ năng lượng.
D. Tiếp xúc môi trường nhiệt độ rất thấp và
thân nhiệt không được bù đắp đủ.
D
6. Thân nhiệt giảm dưới bao nhiêu thì trung tâm điều hòa thân nhiệt bắt đầu bị rối loạn:
A. < 35 o C
B. < 30 o C
C. < 25 o C
D. < 20 o C
A
7. Các giai đoạn biểu hiện của nhiễm lạnh:
A. Vỏ não và hệ giao cảm hưng phấn; sau đó vỏ não và hệ giao cảm bị ức chế; cuối cùng trung
tâm điều hòa thân nhiệt bị rối loạn.
B. Vỏ não và hệ giao cảm bị ức chế; sau đó vỏ não và hệ giao cảm hưng phấn; cuối cùng trung
tâm điều hòa thân nhiệt bị rối loạn.
C. Trung tâm điều hòa thân nhiệt bị rối loạn; sau đó vỏ não và hệ giao cảm hưng phấn; cuối cùng
vỏ não và hệ giao cảm bị ức chế.
D. Trung tâm điều hòa thân nhiệt bị rối loạn; sau đó vỏ não và hệ giao cảm bị ức chế; cuối cùng
vỏ não và hệ giao cảm hưng phấn.
A
8. Tăng thân nhiệt:
A. Nhiệt độ cơ thể ≥ 38 o C.
B. Tăng tạo nhiệt và tăng thải nhiệt.
C. Tạo nhiệt &lt; thải nhiệt.
D. Tạo nhiệt &gt; thải nhiệt.
D
9. Trường hợp nào là tăng nhiệt do tăng riêng tạo nhiệt:
A. Nhiệt độ môi trường quá cao, độ ẩm cao, thông khí kém.
B. Vận động viên thi đấu ở cường độ cao.
C. Lao động nặng trong môi trường nóng, ẩm Kém thông gió.
D. Người nhược giáp.
B
10. Thân nhiệt tăng quá bao nhiêu thì trung tâm điều hòa thân nhiệt bắt đầu bị rối loạn:
A. > 42,5 *C
B. > 41,5 *C
C. > 40 *C
D. > 38 *C
B
11. Hậu quả của say nóng:
A. Hốt hoảng, thở nhanh, nông.
B. Thờ ơ, vật vã, co giật, hôn mê.
C. Có thể chết nếu thân nhiệt > 42 o C hay 42,5 *C.
D. Thở nhanh, nông, co giật, hôm mê, có thể chết nếu thân nhiệt > 42 C hay 42,5 C.
D
12. Say nắng:
A. Kích thích mạnh các tế bào thần kinh ở
trung não và hành não làm giảm thân nhiệt.
B. Biểu hiện thần kinh đến sớm: hoa mắt,
chóng mặt, ù tai.
C. Kích thích mạnh các tế bào thần kinh ở
trung não và hành não làm tăng thân nhiệt,
biểu hiện thần kinh đến sớm.
D. Kích thích mạnh các tế bào thần kinh ở
trung não và hành não làm tăng thân nhiệt,
biểu hiện thần kinh đến muộn nhất.
C
13. Câu nào sau đây đúng:
A. Biểu hiện sớm của say nóng là thiếu muối và nước.
B. Biểu hiện sớm của say nắng là thiếu muối và nước.
C. Biểu hiện sớm của say nóng là thiếu muối và nước, say nắng là rối loạn triệu chứng
thần kinh.
D. Biểu hiện sớm của say nóng là rối loạn triệu chứng thần kinh, say nắng là thiếu muối và nước.
C
14. Câu nào sau đây đúng:
A. Điều trị say nóng bằng hạ thân nhiệt.
B. Điều trị say nắng bằng hạ thân nhiệt, bù
muối nước.
C. Điều trị say nóng bằng hạ thân nhiệt, tích cực khắc phục triệu chứng thần kinh ở giai đoạn
sớm.
D. Điều trị say nắng bằng hạ thân nhiệt, tích cực khắc phục triệu chứng thần kinh.
D
15. Câu nào sau đây đúng:
A. Sốt là thay đổi chủ động thân nhiệt.
B. Nhiễm lạnh là thay đổi chủ động thân nhiệt.
C. Say nắng là thay đổi chủ động thân nhiệt.
D. Cảm mạo là thay đổi chủ động thân nhiệt.
A
16. Sốt là:
A. Chất gây sốt tác động trung tâm điều hoà thân nhiệt.
B. Tăng tạo nhiệt kết hợp giảm thải nhiệt.
C. Chất gây sốt tác động trung tâm điều hòa thân nhiệt làm tăng tạo nhiệt kết hợp giảm thân
nhiệt.
D. Chất gây sốt làm tăng riêng tạo nhiệt, thân nhiệt cao gây rối loạn trung tâm điều hòa thân
nhiệt.
A
17. Câu nào sau đây đúng:
A. Nhiệt độ cơ thể 38,5 o C: sốt nhẹ.
B. Nhiệt độ cơ thể 39 - 40 o C: sốt vừa.
C. Nhiệt độ cơ thể 41 - 42 o C: sốt cao và rất cao.
D. Nhiệt độ cơ thể 39 - 41 o C: sốt cao và rất cao.
D
18. Chất gây sốt nội sinh từ:
A. Nấm, vi khuẩn, ký sinh vật sốt rét.
B. Ung thư, hủy hoại mô.
C. Đại thực bào, ung thư, hủy hoại mô.
D. Vi khuẩn, ung thư, hủy hoại mô.
A
19. Chất gây sốt nội sinh:
A. Chủ yếu do tế bào mast tiết ra.
B. Các cytokin gấy sốt hàng đầu là IL-1, IL-6, TNF-α.
C. Prostaglandin E 1 tác động thụ thể trung tâm điều nhiệt gây sốt.
D. TNF, IL-1, PAF, NO.
B
20. 3 giai đoạn của sốt :
A. Sốt tăng: tăng riêng tạo nhiệt, thải nhiệt bình thường.
B. Sốt đứng: tạo nhiệt không tăng hơn nhưng thải nhiệt bắt đầu tăng lên.
C. Sốt đứng: tạo nhiệt tăng hơn và thải nhiệt bắt đầu tăng lên
D. Sốt lui: tăng thải nhiệt và tăng tạo nhiệt.
B
21. Giai đoạn tăng thân nhiệt (sốt tăng):
A. Sinh nhiệt tăng và thải nhiệt giảm.
B. Da nhợt, rùng mình, ớn lạnh, run cơ.
C. Sử dụng thuốc hạ nhiệt có hiệu quả.
D. Sinh nhiệt tăng và thải nhiệt giảm, da nhợt, rùng mình, ớn lạnh, run cơ.
D
22. Giai đoạn thân nhiệt ổn định ở mức cao (sốt đứng):
A. Sinh nhiệt/thải nhiệt > 1 và đều ở mức cao.
B. Thân nhiệt trung tâm tăng.
C. Thân nhiệt ngoại vi tăng.
D. Điều trị tăng thải nhiệt và không dùng thuốc hạ nhiệt.
C
23. Giai đoạn thân nhiệt trở về bình thường (sốt lui):
A. Giảm sinh nhiệt và tăng thải nhiệt.
B. Sinh nhiệt/thải nhiệt > 1.
C. Co mạch ngoại vi, giảm tiết mồ hôi, giảm tiết niệu.
D. Biến chứng có thể có : tăng huyết áp, nhiễm nóng.
A
24. Chất gây sốt nội sinh gây thay đổi điểm đặt nhiệt (set point) của trung tâm vượt quá nhiệt độ
cơ thể 37 o C:
A. Cơ thể phản ứng giống như nhiễm lạnh.
B. Cơ thể phản ứng giống như nhiễm nóng.
C. Cơ thể phản ứng giống như say nóng.
D. Cơ thể phản ứng giống như say nắng.
A
25. Các yếu tố ảnh hưởng đến sốt:
A. Hệ giao cảm hưng phấn thì khi sốt sẽ sốt nhẹ và ngược lại.
B. Trẻ nhỏ phản ứng sốt mạnh, dễ co giật.
C. Người già phản ứng sốt mạnh.
D. Hormon vỏ thượng thận làm tăng cường độ sốt.
B
26. Thay đổi chuyển hóa năng lượng trong sốt:
A. Tăng thân nhiệt 1 o C làm tăng chuyển hóa cơ bản lên 10%.
B. Giai đoạn 1 (sốt tăng): tăng thải nhiệt.
C. Giai đoạn 2 (sốt đứng): mức tăng chuyển hóa chủ yếu để tăng chức năng cơ quan hơn là để
duy trì thân nhiệt cao.
D. Giai đoạn 3 (sốt lui): tăng chuyển hóa năng lượng.
C
27. Sốt gây hao phí năng lượng cơ thể do:
A. Dùng năng lượng tạo nhiệt và chống độc.
B. Dùng năng lượng tiêu hóa thức ăn do sốt gây tăng cảm giác thèm ăn.
C. Dùng năng lượng tạo nhiệt, chống độc và giảm năng lượng dự trữ cơ thể do chán ăn.
D. Dùng năng lượng tạo nhiệt, chống độc và tiêu hóa thức ăn do thèm ăn.
C
28. Rối loạn chuyển hóa glucid trong sốt:
A. Glucose huyết giảm mạnh.
B. Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu trong giai đoạn 1 của sốt.
C. Gan tăng tổng hợp glucose thành glycogen.
D. Sốt kéo dài gây giảm acid lactic trong máu.
B
29. Rối loạn chuyển hóa lipid trong sốt:
A. Lipid được huy động chủ yếu từ giai đoạn 1.
B. Giảm acid béo và triglyceride trong máu.
C. Rối loạn chuyển hóa lipid là tăng nồng độ thể cetonic trong máu.
D. Sốt luôn làm rối loạn chuyển hóa lipid.
C
30. Rối loạn chuyển hóa protid trong sốt:
A. Protid được huy động do tăng tạo kháng thể, bổ thể.
B. Protid được huy động do độc tố, TNF.
C. Protid được huy động do nguồn năng lượng từ glucid cạn kiệt.
D. Protid được huy động do tăng tạo kháng thể, do độc tố và do nguồn năng lượng từ glucid cạn
kiệt.
D
31. Thay đổi muối nước trong sốt:
A. Giai đoạn 1: thấy rõ sự thay đổi.
B. Giai đoạn 2: cơ thể giữ nước, giữ natri và tăng bài tiết kali, phosphat.
C. Giai đoạn 3: cơ thể tăng bài tiết nước, natri, kali và phosphat.
D. Giai đoạn 3: cơ thể giảm bài tiết nước, natri, kali và phosphat.
B
32. Hormon ADH và adosteron tăng tiết ở giai đoạn nào của sốt:
A. Sốt tăng.
B. Sốt đứng.
C. Sốt lui.
D. Sốt tăng và Sốt lui.
C
33. Thay đổi thăng bằng acid-base trong sốt:
A. Trong sốt chủ yếu nhiễm acid.
B. Trong sốt chủ yếu nhiễm base.
C. Giảm nồng độ acid lactic và thể cetonic
trong máu.
D. Giảm nồng độ HCO 3 - trong máu.
A
34. Thay đổi chức năng thần kinh trong sốt:
A. Trẻ nhỏ triệu chứng thần kinh nhẹ hơn
người trưởng thành.
B. Người già triệu chứng thần kinh mạnh hơn người trưởng thành.
C. Trẻ nhỏ triệu chứng thần kinh nặng hơn
người trưởng thành.
D. Người già triệu chứng thần kinh mạnh hơn trẻ nhỏ.
C
35. Thay đổi chức năng tuần hoàn trong sốt:
A. Tăng nhịp tim bệnh lý khi sốt: nhiệt độ tăng 1 o C làm nhịp tim tăng 8-10 lần/phút.
B. Tăng nhịp tim sinh lý, thích nghi với sốt:
nhiệt độ tăng 1 o C làm nhịp tim tăng 8-10
lần/phút.
C. Lưu lượng tim tăng gấp 1,5 lần và công suất tim tăng 1,2 lần.
D. Huyết áp thường tăng trong sốt.
A
36. Thay đổi hô hấp trong sốt:
A. Tăng thông khí trong sốt là sự thích nghi
của hệ hô hấp.
B. Giảm thống khí trong sốt là sự thích nghi của hệ hô hấp.
C. Tăng thông khí trong sốt luôn là quá trình bệnh lý của hệ hô hấp.
D. Giảm thông khí trong sốt luôn là quá trình bệnh lý của hệ hô hấp.
A
37. Rối loạn tiêu hóa trong sốt:
A. Tăng tiết dịch tiêu hóa.
B. Giảm co bóp và giảm nhu động.
C. Tăng hấp thu.
D. Tăng co bóp và tăng nhu động.
B
38. Thay đổi nội tiết trong sốt:
A. Thyroxin, adrenalin, noradrenalin làm tăng chuyển hóa, tăng thân nhiệt.
B. Thyroxin, adrenalin, noradrenalin tăng giữ muối nước.
C. Thyroxin, adrenalin, noradrenalin chống
viêm và dị ứng.
D. Thyroxin, adrenalin, noradrenalin làm tăng thải nhiệt của cơ thể.
A
39. Trong quá trình sốt:
A. Gan tăng tạo glycogen dự trữ glucose.
B. Giảm yếu tố sinh sản tế bào thực bào.
C. Tăng khả năng thực bào.
D. Tăng tiết ADH gây tăng thải nước tiểu.
C

You might also like