You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BUÔN MA THUỘT

KHOA Y
----------

TIỂU LUẬN
TÊN ĐỀ TÀI: HỆ VẬN ĐỘNG

Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ THƯƠNG

Lớp : 23YA3

Sinh viên thực hiện : Phạm Quang Minh 23YA0178

Lê Trần Khánh Vỹ 23YA0214

Mai Hoàng Thành 23YA0194

Tống Phương Nam 23YA0181

Lê Thị Hà Phương 23YA0189

Bùi Nguyễn Thu Thuận 23YA0200

Nguyễn Thụy Thùy Trâm 23YA0206

Nguyễn Trần Minh Hoàng 23YA0162

Đắk Lắk, Năm 2023


Mục Lục
Lời Nói Đầu
Hệ vận động là một trong những hệ quan trọng của cơ thể, bao gồm các cơ,
xương, khớp và các cơ quan liên quan đến sự vận động như não bộ và hệ thần
kinh. Hệ vận động giúp con người thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại,
leo trèo, nhảy múa, thể dục thể thao, làm việc và các hoạt động vui chơi giải trí
khác. Việc duy trì sức khỏe và phát triển hệ vận động là rất quan trọng để tăng
cường khả năng hoạt động của cơ thể và đảm bảo sức khỏe tốt. Trong y học, hệ
vận động được coi là một trong những hệ thống quan trọng nhất, có vai trò
trong việc phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh tim mạch,
bệnh tiểu đường, bệnh xương khớp, bệnh thần kinh, bệnh tâm thần…

Tuy nhiên, hệ vận động cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức do các
yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể. Các yếu tố bên ngoài có thể là do tai nạn,
chấn thương, lão hóa, ô nhiễm môi trường… Các yếu tố bên trong có thể là do
di truyền, dị ứng, viêm nhiễm, ung thư… Những yếu tố này có thể gây ra các
biến chứng hoặc suy giảm chức năng của hệ vận động, ảnh hưởng đến sức khỏe
và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vì vậy, việc nghiên cứu về hệ vận động trong y học là rất cần thiết và có ý
nghĩa thực tiễn cao. Đề tài này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về thành
phần, cấu trúc cũng như vai trò và hoạt động của hệ vận động đối với cơ thể
con người chúng ta. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ vận động,
cách nó hoạt động để hiểu rõ hơn về nó.
Hệ vận động
Hệ vận động là một hệ thống phức tạp bao gồm cơ khung xương và cơ quan liên quan khác,
chẳng hạn như gân, dây chằng hoặc mô mềm. Hệ thống nay mang lại sự ổn định cho phép cơ
thể và bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong, giúp cơ thể con người có thể di chuyển, duy trì
tư thế và thực hiện các các hoạt động hằng ngày. Sự vận động được thực hiện chủ yếu do hệ
cơ, hệ xương, hệ khớp và một số thành phần khác như dây chằng các thành phần này cùng
tham gia tạo nên hệ vận động.

1. Hệ xương:
1.1. Khái quát
Bộ xương là hệ thống cơ quan bảo vệ, nâng đỡ và
tham gia vào quá trình vận động. Mỗi xương có nhiều
loại mô khác nhau như mô xương, mô sụn, mô liên
kết đặc, biểu mô, mô mỡ, mô thần kinh. Vì vậy, mỗi
xương trong cơ thể có thể được xem là một cơ quan.
Xương được hình thành do sự hóa xương của sụn ( trừ
xương sọ do mô liên kết gọi là xương màng hình
thành ).

1.2. Phân loại xương


1.2.1. Phân loại xương theo vị trí
Ở người trưởng thành có 206 xương, được chia
thành hai bộ là xương trục và xương phụ theo vị trí.
- Bộ xương trục gồm 80 xương, ở quanh trục cơ
thể ( theo mặt phẳng đứng dọc giữa ), gồm
xương sọ (kể cả các xương con của tai giữa),
xương móng, xương sườn, xương ức, xương
sống.
- Bộ xương phụ còn gọi là bộ xương treo, có 126
xương, đa số là xương chẵn, gồm xương chi trên và xương chi dưới, kể cả các xương
tạo thành đai vai ( xương bả vai ) và đai hông (xương chậu).

1.2.2. Phân loại theo hình dạng


Về hình dạng, xương được chia thành các loại sau:
- Xương dài: các xương ở chi trên, xương chi dưới (ngoại trừ xương cổ tay, cổ chân).
Xương dài phù hợp với các động các vận động rộng rãi. Loại xương này có nhiều nhất.
- Xương ngắn: các xương cổ tay, xương ở cổ chân. Xương ngắn phù hợp với những động
tác hạn chế nhưng mềm dẻo khi phối hợp đồng bộ.
- Xương dẹt: xương vai, xương chậu, xương sườn, các xương ở sọ. Xương dẹt thích nghi
với chức năng bảo vệ.
- Xương không có hình dáng nhất định: đó là xương sống, các xương ở mặt, các xương ở
nền sọ,...
- Xương vừng: các xương nằm trong gân cơ hay bao khớp như xương bánh chè. Xương
vừng có vai trò bảo vệ cho gân cơ, giảm thiểu sự tổn thương gân cơ dưới tác động của
lực căng kéo thường xuyên.

1.3. Cấu trúc bên ngoài của xương dài


Cấu trúc của xương dài gồm một thân xương hình ống và hai đầu phình to ra gọi là đầu xương.
-Thân xương: Có hình trụ, là phần chính của xương dài,
tạo nên sự vững chắc cho xương. Thân xương được cấu
tạo bởi một lớp xương đặc, gọi là vỏ xương. Lớp xương
đặc này dày ở phần giữa thân xương và mỏng dần về phía
hau đầu xương.
-Đầu xương: Mỗi xương dài có hai đầu xương, đầu gần
và đầu xa. Đầu xương được cấu tạo bởi lớp mỏng xương
đặc bao bọc bên ngoài và bên trong là khối xương xốp
chứa đầy tủy đỏ. Hành xương là vùng nằm giữa đầu
xương và thân xương, còn gọi là đầu thân xương.
-Hành xương : Hành xương liên tục với đầu xương bởi
một đĩa sụn tiếp hợp, là lớp sụn hyaline ( gọi là sụn
trong) giúp xương phát triển theo chiều dài. Khi đến tuổi
trưởng thành, xương không còn dài ra nữa thì lớp sụn tiếp
hợp này cũng trở thành xương và để lại một đường sẹo
sụn tiếp hợp.
-Sụn khớp: Là một lớp sụn trong, phủ lên đầu xương, nơi
khớp với các xương khác. Sụn khớp giúp giảm sự ma sát
trên bề mặt khớp và giảm lực tác động lên trên xương khi
khớp cử động.
-Màng xương ngoài: Thường được gọi là màng xương .
Mỏng, chắc, dính chặt vào xương, phủ toàn bộ mặt ngoài
của xương, trừ phần sụn khớp và những chỗ bám của gân
cơ. Màng xương ngoài có hai lớp, lớp ngoài là lớp sợi
liên kết, lớp trong là lớp tế bào trung mô có khả năng tạo
xương, gọi là tế bào gốc tạo xương. Lớp tế bào này có
khả năng giúp xương phát triển tăng độ dày của xương
(không phát triển theo chiều dài). Màng xương ngoài
chứa nhiều mạch máu nuôi dưỡng xương, giúp sửa chữa
xương trong quá trình lành xương khi gãy xương và là nơi bám của các gân cơ và dây chằng.
Ở những vùng không có màng xương ngoài, như phần trong bao khớp của cổ xương đùi, khi
xương bị gãy sẽ rất chậm lành.
-Ống tủy: Là một ống hình trụ bên trong thân xương. Trong ống tủy ở người trưởng thành có
chứa tủy vàng, thành phần chủ yếu là mỡ.
-Màng xương trong: Là một màng mỏng lót mặt trong vỏ xương, chỉ gồm một lớp tế bào và
một ít mô liên kết.
1.3. Tái tạo xương
Khi gẫy xương, ở giữa hai đầu xương gẫy sẽ hình thành một khối mô liên kết. Mô này được
sinh ra chủ yếu bởi cốt mạc, ngoài ra còn có sự tham gia của cân, cơ, mạch máu, tủy xương,
ống Haver. Ít lâu sau, do muối Calci đọng lại, mô liên kết sẽ biến thành xương (cốt hóa trực
tiếp) ọi là “can xương’’. Nếu hai đoạn gãy không được cố định tốt và xa nhau thì giữa chúng
sẽ hình thành mô sụn, mô này không bao giờ hóa xương nên tạo thành khớp giả.

1.4. Cột sống ở người


Nhắc đến hệ xương người ta thường nghĩ ngay đến cột sống. Vậy cột sống là gì, nó ở đâu
trong cơ thể người và có vai trò như thế nào? Cột sống là một hệ thống xương sườn trong cơ
thể của con người. Cột sống gồm nhiều xương sống liên kết với nhau qua các mô sụn và các
cấu trúc khớp.
1.4.1.Cấu tạo của cột sống
Trong cơ thể người, có tổng cộng 33 hoặc 34 xương sống, tùy thuộc vào việc có xem xét cả
cột sống cổ (7 xương sống), cột sống ngực (12 xương sống), cột sống thắt lưng (5 xương
sống), xương cột sống bướu (5 xương sống đã hợp thành) và cột sống mông (4 xương sống).
Cột sống con người được chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn có một
chiều cong và cấu tạo riêng thích hợp với chức năng của
đoạn đó. Từ trên xuống dưới:
-Đoạn cổ gồm 7 đốt, cong lồi ra phía trước
-Đoạn ngực có 12 đốt cong lồi ra sau
-Đoạn thắt lưng có 5 đốt, cong lồi ra trước
-Đoạn cùng có 5 đốt dính liền với nhau tạo
thành xương cùng, cong lồi ra sau
-Đoạn cụt gồm 4-6 đốt sống cuối cùng dính
với nhau tạo thành xương cụt.
Chiều dài của toàn bộ cột sống khoảng bằng 40% chiều
cao cơ thể.
1.4.2. Chức năng của cột sống
Cột sống người giúp chống đỡ trọng lực cơ thể và kết nối các xương khác lại với nhau, giúp
cho sự vận động của con người trở nên đa dạng, linh hoạt. Cột sống bao quanh và giúp bảo vệ
tủy sống- một phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương, chi phối mọi hoạt động của cơ
thể. Cột sống có hình dạng gần giống chữ S do có hai đoạn ưỡn ở cổ và thắt lưng và một đoạn
gù ở ngực. Nhờ hình dáng này cùng với hoạt động của các đĩa đệm giúp phân tán lực tác động
lên cơ thể. Cột sống cùng với các xương sườn và xương chậu tạo thành khung xương để các
cơ bám và bảo vệ các nội tạng trong lồng ngực và ổ bụng. Qua đó cho thấy cột sống không chỉ
là một khung xương hỗ trợ mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động và chức
năng của cơ thể con người.

1.5. Sự phát triển của xương


1.5.2. Sự phát triển xương ở trẻ em đến khi trưởng thành
Ở trẻ em, trẻ em sinh ra với nhiều xương hình dạng và kích thước khác nhau. Một số xương,
đặc biệt trong mặt và hàm, tiếp tục phát triển sau khi trẻ em chào đời. Trong giai đoạn tuổi
thơ, quá trình xương hóa tiếp tục và các xương trở nên dày hơn, mạnh mẽ hơn và có hình dạng
cụ thể hơn. Trong tuổi dậy thì, sự tăng tốc trong quá trình xương hóa diễn ra, và tại đây,
xương ngừng phát triển theo chiều dài( tại các vùng biên ), nhưng vẫn còn tiếp tục phát triển
xương về chiều ngang. Quá trình này kéo dài suốt suốt đời người, nhưng ở mức độ chậm hơn
và ổn định hơn so với giai đoạn phát triển ban đầu.
1.5.3. Sự giống và khác biệt ở xương người lớn và xương trẻ em
So sánh ở xương người lớn và xương trẻ em thì đều gồm hai thành phần chính: Cốt giao
(chất hữu cơ) và chất khoáng,chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính
mềm dẻo. Đều có tính đàn hồi nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động
vào cơ thể, nhờ tính rắn chắc nên bộ xương có thể chống đỡ được sức nặng của cơ thể.
Nhưng ở trong xương trẻ em thì chất cốt giao chiếm tỉ lệ cao hơn, nên xương trẻ em có tính
đàn hồi cao hơn nên dẻo.Còn ở xương người già thì chất khoáng tăng lên và cốt giao giảm
đi nên xương trở nên rất giòn. Vì vậy người già rất dễ bị gãy xương.

1.6. Chức năng của bộ xương


Bộ xương đóng vai trò là bộ khung vững chắc, tạo cho con người một hình dáng nhất định
và nâng đỡ toàn bộ sực nặng của cơ thể. Xương còn là nơi bám của hầu hết các cơ vân của
cơ thể. Xương bảo vệ các cơ quan bên trong. Ví dụ, hộp sọ bảo vệ não bộ, cột sống bảo vệ
tủy gai, lồng ngực bảo vệ tim, phổi và các mạch máu lớn, khung chậu bảo vệ một số tạng
thuộc hệ niệu và sinh dục. Xương có vai trò như một đòn đẩy mà điểm tựa là các khớp để
tạo ra sự vận động của cơ thể. Xương là nơi dự trữ một số chất khoáng của cơ thể, đặc biệt
là canxi (99%) và phot-pho (85%). Khi cần, xương phóng thích các khoáng chất vào máu
và cung cấp cho các cơ quan khác. Tủy đỏ của các loại xương xốp (như xương chậu, xương
sống, xương sườn,...) tham gia tạo các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Ở ngươi trưởng
thành, thành phần chính của tủy vàng trong ống tủy của xương dài là mỡ, đặc biệt là loại
triglycerides. Vì vậy, tủy xương là một trong những nguồn dự trữ triglycerides của cơ thể.

2. Hệ khớp:
2.1.Khái quát
Khớp (joint) là nơi liên kết giữa hai hoặc nhiều xương, kết
nối các xương trong cơ thể để tạo thành một hệ thống
xương tổng thể. Các khớp giữ nhiệm vụ hỗ trợ các chuyển
động khác nhau của cơ thể. Xét về chức năng, các khớp được chia thành 3 loại: khớp bất
động, khớp bán động và khớp động.
Phân loại theo cấu trúc, các khớp được chia thành ba loại: khớp sợi, khớp sụn và khớp hoạt
dịch. Trong đó khớp hoạt dịch là loại khớp hiện diện nhiều nhất trong cơ thể.

2.2.Cấu tạo khớp hoạt dịch


Khớp hoạt dịch là loại khớp hiện diện nhiều nhất trong cơ thể. Khớp hoạt dịch có điểm đặc
biệt là sự hiện diện khoảng trống giữa các diện khớp gọi là khoang hoạt dịch (hay khoang
khớp). Khoang hoạt dịch cho phép khớp vận động một cách tự do nên các khớp hoạt dịch
là loại khớp động.
Về cấu tạo, khớp hoạt dịch phức tạp hơn khớp sợi và khớp sụn. Một khớp hoạt dịch điển
hình gồm có các thành phần là sụn khớp, bao khớp, màng hoạt dịch, các dây chẳng.
2.2.1.Sụn khớp
Ở các đầu xương của khớp hoạt dịch
được phủ bởi lớp sụn trong gọi là sụn
khớp (articular cartilage) có tác dụng
giảm sự ma sát khi khớp cử động.
Dưới lớp sụn khớp có một lớp xương
mỏng được tạo bởi mô xương xốp gọi
là đĩa dưới sụn (subchondral plate). Đĩa
dưới sụn có tính đàn hồi, nhờ đó, lực
tác động trong chẵn thương hoặc sức
nặng của cơ thể đề lên khớp cũng được
giảm bớt. Đối với những trường hợp tập
thể thao quả sức hoặc với những người
béo phì có thể gây vỡ đĩa dưới sụn này.
Chấn thương này thường nhẹ và có thể
tự lành, nhưng sự tái tạo xương mới sẽ giảm tính đân hồi của đĩa dưới sụn và làm
hạn chế chức năng bảo vệ khớp.
2.2.2.Bao khớp:
Bao khớp giống như một ống tay áo bao quanh khớp, đóng kin khoang hoạt dịch
và gắn kết các xương với nhau. Bao khớp có hai lớp, lớp bao sợi ở ngoài và màng
hoạt dịch lót ở trong.
-Bao sợi (fibrous capsule), còn gọi là màng sợi (fibrous mambrane) cấu tạo bởi
mô liên kết đặc, chủ yếu là các sợi collagen, bám chung quanh vào màng ngoài
xương gần đầu xương. Mặc dù bao sợi có tính chất mềm déo để khớp vận động
dễ dàng nhưng cũng có tác dụng chống lại sự kéo dãn quá mức giúp ngăn ngừa
trật khớp. Bao sợi có những chỗ dày lên tạo thành dây chẳng và được gọi là dầy
chẳng trong bao khớp. Ở một số khớp, bao khớp còn được tăng cường bởi các
gân cơ.
-Màng hoạt dịch (synovial membrane) được tạo thành bởi mô liên kết thưa với
các sợi đàn hồi. Màng hoạt dịch lót mặt trong bao khớp, đầu xương (trừ phần sụn
khớp), dây chẳng trong bao khớp, bao gân của cơ và tạo nên một túi kín gọi là túi
hoạt dịch (synovial cavity). Ở một vài khớp, ví dụ như khớp gối, màng hoạt dịch
tích tụ mô mỡ tạo thành lớp mỡ đệm dưới xương bánh chè.
-Màng hoạt dịch tiết ra một lượng nhỏ chất lòng nhầy, trong, giống lòng trắng
trứng và có màu vàng nhạt gọi là dịch khớp (synovial fluid). Ngoài tác dụng làm
ẩm và bôi trơn, dịch khớp còn cung cấp o-xy và chất dinh dưỡng cũng như giúp
đảo thải CO, cùng các chất thải trong quá trình chuyển hóa cho sụn khớp. Lượng
dịch khớp thường rất ít, chi đủ phủ một lớp mỏng trên sụn khớp. Vi dụ như ở
khớp gối, lượng dịch khớp chi khoảng 0,5 ml.
Trong dịch khớp còn có các thực bào giúp tiêu diệt vi khuẩn và dọn đẹp các mành
vụn do sự mòn và rách bình thường của sụn khớp. Khi khớp không vận động một
thời gian dài, dịch khóp trở nên quánh lại và khi vận động, dịch khớp có tính
nhờn trở lại. Khởi động trước khi chơi thể thao giúp kích thích tiết ra dịch khớp,
giảm tác động có hại lên khớp trong quá trình tập luyện.
Khảo sát dịch khớp có thể giúp chần đoàn bệnh lý liên quan đến xương kháp. Vi
dụ dịch khớp có máu lẫn các hạt mỡ gặp trong trường hợp gãy xương gần khớp
hay phạm khớp. Dịch đục và có màu vàng thường gặp trong viêm khớp dạng
thấp. Trong viêm khớp nhiễm trùng, dịch khớp sẽ đục, thậm chí có mủ.
2.2.3. Dây chằng và đĩa khớp:
Ngoài các đây chằng trong bao khớp đã nói ở trên, một số khớp hoạt dịch còn có đây
chang ngoài bao khớp,còn gọi là dây chằng phụ. Dây chằng ngoài bao khớp nằm bên ngoài
lớp bao sợi của khớp. Dây chẳng bên chày và dây chẳng bên mác ở khớp gối là những dây
chẳng ngoài bao khớp. Dây chẳng trong bao khớp nằm trong phạm vi bao khóp nhưng nằm
ngoài khoang hoạt dịch. Dây chẳng chéo trước và dây chẳng chéo sau của khớp gối là dây
chẳng trong bao khớp.
2.2.4.Thần kinh và mạch máu của khớp hoạt dịch
Thần kinh chi phối cho khớp cũng là thần kinh chi phối cho các cơ vận động khớp.
Khớp hoạt dịch có nhiều đầu tận thần kinh chi phối đến bao khóp và dây chằng. Các sợi thần
kinh dẫn truyền cảm giác đau, cảm giác căng của khóp về tủy sống và não.
Mặc dù nhiều thành phần của khớp hoạt địch được xem là vô mạch, nhưng các động mạch lân
cận cho rất nhiều nhánh xuyên qua các dây chằng và bao khớp để cung cấp oxy và chất dinh
dưỡng. Tỉnh mạch thì mang đi CO, và các chất thải từ khớp. Các nhánh động mạch từ các
động mạch khác nhau thường hợp chung lại với nhau ở quanh khớp trước khi xuyên qua bao
kháp. Tế bảo ở sụn khớp nhận oxy và chất dinh dưỡng từ dịch khớp.
2.2.5.Bao gân và túi hoạt dịch
Ở một số khớp hoạt dịch (như khớp vai, khớp gối,..) có những cấu trúc dạng tới (được
gọi là túi hoạt dịch - bursae) có tác dụng làm giảm ma sát trong quá trình vận động. Túi hoạt
dịch không phải là thành phần của khớp nhưng có hình dạng và cấu tạo giống như bao khớp
và chứa một lượng nhỏ dịch tương tự như dịch khớp. Tài hoạt dịch có thể hiện diện ở khoảng
giữa da và xương, giữa gần và xương, giữa cơ và xương hay giữa dây chẳng và xương.
Bao gần hay bao hoạt dịch của gần cũng có tác dụng làm giảm sự tru sát. Bao gân cố
dụng bình ổng quân xung quanh những gán chịu nhiều ma sát. Cơ nhị đầu cánh tay, cố chân,
cổ tay, ngón tay là những vị trí có bao gần.
2.3.Phân loại khớp hoạt dịch
Dựa vào hình dạng của các mặt tiêp khớp, khớp hoạt dịch
được chia thành sáu loại:

 Khớp phẳng (plane joint) hay khớp


trượt: Mặt tiếp khớp của hai xương
phẳng hoặc hơi cong chỉ cho phép
chúng trượt lên nhau một cách hạn
chế.
VD: Khớp ức đòn, khớp cùng vai-
đòn, những khớp giữa các xương cổ
tay và những khớp giữa các xương cổ
chân

 Khớp bản lề (hinge joint) hay khớp


ròng rọc: Ở loại khớp này, mặt khớp
của một xương lồi hình ròng rọc, mặt khớp của xương kia là một
khuyết lõm để ròng rọc lắp vào. Những cử động của khớp bản lề chỉ
là gấp và duỗi giống như tại bản lề của một cánh cửa.
VD: Khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ
chân, khớp đội-chẩm và các khớp
gian đốt ngón của ngón tay và ngón
chân

 Khớp trục (pivot joint): ở một khớp


trục, mặt khớp tròn vây quanh một
khối xương hình trụ hoặc hình nón
của một xương tiếp khớp với một
vòng xương-sợi được tạo nên một
phần do một xương khác và một phần
do một dây chằng.
Vd: Khớp cổ, khớp cánh tay, khớp bả
vai,...

 Khớp chỏm cầu (ball and socket joint;


spheroidal joint): ở loại khớp này, mặt
khớp của một xương có hình cầu (được gọi là chỏm), còn mặt khớp
của xương kia lõm sâu như một ổ thích ứng với chỏm. Hình dạng
của những mặt tiếp khớp cho phép khớp có tầm cử động rộng
Vd: Khớp ngón tay cái, ngón cái bàn chân,...

 Khớp lồi cầu (condylar joint): Ở loại khớp này, mặt khớp lồi hình
oval của một xương khớp với mặt khớp lõm hình oval của xương
khác.
Vd: Khớp háng,...
 Khớp yên (saddle joint): Ở một khớp
yên, mặt khớp của một xương có hình
yên, còn mặt khớp của xương kia thích
ứng với “yên” như mông người cưỡi
ngựa khít với yên ngựa.
VD: khớp giữa xương thang với xương đốt bàn tay thứ nhất

2.3. Khớp sợi


Khớp sợi: Đây là các khớp không có ổ khớp, các xương được giữ rất chặt với nhau bằng mô
liên kết sợi, và có ít hoặc không có cử động giữa các xương tiếp khớp. Có ba loại khớp sợi là
đường khớp, khớp chằng và khớp màng

2.4. Khớp sụn


Khớp sụn: ở loại khớp này có một đệm sụn- sợi trắng ở giữa các đầu xương tiếp khớp. Khả
năng cử động hạn chế mà khớp này có được là nhờ đệm sụn- sợi có khả năng chịu được sức
nén ép (hay đàn hồi).

2.5. Khớp hoạt động như thế nào?


Khớp hoạt động như một điểm giao nhau giữa hai hoặc nhiều xương, cho phép chúng
di chuyển tương đối với nhau. Khớp trong cơ thể người hoạt động nhờ sự tương tác phức tạp
giữa các thành phần như sụn, dịch tiết khớp, màng hoạt dịch, cơ và các cấu trúc bổ trợ. Các
đầu xương tại mỗi mảnh xương trong khớp được bao phủ bởi một lớp mô sụn. Sụn giúp giảm
ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc và giảm áp lực trong quá trình chuyển động. Màng hoạt dịch
thì bao phủ bên trong của khớp. Nó tạo ra dịch tiết khớp, một chất lỏng dùng để bôi trơn và
cung cấp dưỡng chất cho các cấu trúc trong khớp. Dịch tiết khớp là chất lỏng trong khớp,
được sản xuất bởi màng hoạt dịch. Nó giúp giảm ma sát giữa các bề mặt xương và cung cấp
dưỡng chất cho các tế bào khớp. Các cơ xung quanh khớp sẽ kích hoạt và tạo ra lực để di
chuyển các mảnh xương. Khi cơ hoạt động, chúng kéo các mảnh xương tạo ra chuyển động.
Một số khớp có các cấu trúc bổ trợ như dây chằng (ligaments), bao gồm cả dây chằng cứng
(ligaments cứng) và đây chẳng có dãn (ligaments co dãn), để giữ cho các mảnh xương ở vị trí
đúng và hỗ trợ chuyển động của khớp. Khi cơ sở của một khớp di chuyển, dịch tiết khớp bôi
trơn bề mặt của các mảnh xương, giúp giảm ma sát và cho phép chuyển động một cách mượt
mà. Các yếu tố này cùng đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép các phần của cơ thể di
chuyển một cách linh hoạt và mượt mà.

2.6. Vai trò của khớp trong cơ thể


Khớp là điểm tiếp xúc giữa các xương trong cơ thể. Khớp cho phép kết nối các xương lại
với nhau, tạo thành hệ thống xương của cơ thể. Điều này cho phép cơ thể duy trì hình dạng
và cấu trúc của một cá thể. Khớp cho phép các xương di chuyển liên động theo nhiều
hướng khác nhau. Chẳng hạn, khớp khúc xạ trong cổ tay cho phép cổ tay uốn cong và
thẳng ra. Các khớp chứa một lớp mô sụn mịn và dịch nhầy để giảm ma sát giữa các bề mặt
xương, giúp các xương di chuyển một cách dễ dàng và trơn tru. Khớp cung cấp sự ổn định
cho các xương, ngăn chúng trượt ra khỏi vị trí khi thực hiện các chuyển động. Khớp giúp
hấp thụ sức ép và giảm sức căng đối lên các xương khi thực hiện các hoạt động vận động.
Một số khớp bao quanh và bảo vệ các cơ quan quan trọng, chẳng hạn như khớp vai bảo vệ
khớp cổ vai và xương đòn ngựa bảo vệ các cơ quan ở bụng dưới. Các khớp cũng có vai trò
trong việc điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể thông qua việc tăng hoặc giảm sự co rút của cơ.

3. Hệ cơ
Hệ cơ kết hợp cùng bộ xương hình thành hệ vận động. Hệ cơ bám vào xương, được dây thần
kinh chỉ đạo co duỗi để điều khiển hoạt động của xương.Trong cơ thể gồm 2 nhóm cơ chính là
cơ thân và cơ tạng, cơ thân chủ yếu do cơ vân tạo nên, cơ tạng do cơ trơn và cơ tim tạo thành
các nội quan. Riêng cơ tạng phần đầu phát triển giống cơ thân, phần lớn các cơ có hình bầu
dục, ở giữa phình to, hai đầu thon lại và bám vào xương bởi gân. Ngoài cơ dài, cơ thể còn có
cơ rộng.

3.1.Cơ vân
3.1.1.Cấu tạo của cơ vân
Cơ vân hay cơ xương là loại cơ chiếm phần lớn. Loại cơ
còn được gọi là cơ bám xương hay cơ vận động theo ý
muốn. Cơ vân gồm nhiều bó sợi cơ xếp song song dọc
theo chiều dài của cơ. Mỗi sợi cơ có một tế bào rất dài (từ
10 đến 40 mm), đường kính từ 10 đến 80 micromet, có
nhiều nhân, được bao bọc bởi màng sợi cơ (sarcolemma).
mỗi cơ được cấu tạo gồm hai phần, phần thịt và phần
gân. Phần thịt tạo nên thân cơ hay bụng cơ. Chúng gồm
các thớ thịt dính vào gân, song song với trục của gân,
bám chếch vào một phía của gân hay hai phía của gần.
Phần gân gồm những thể trắng, chắc, bảm vào đầu
xương. Các thở gân có thể có thể xếp song song hay xoắn
ốc Nhờ cấu trúc xoắn ốc này mà gân có thể đàn hồi được,
giảm các tổn thương mà vẫn có thể co cơ tốt. Đối với các
gân dẹt của của các cơ rộng, người ta thường gọi là cân;
ví dụ căn trên sợ giữa bụng chẩm và bụng trán của cơ
chẩm trán. Chỗ bám của cơ vẫn gọi là nguyên ủy và bám tận. Nguyên ủy là chỗ bám gần của
cơ, ít di chuyển khi cơ co. Bám tận là chỗ bám xa của cơ, di chuyển nhiều khi cơ cọ.
3.1.2.Chức năng của cơ vân
Chức năng: tính chất cơ bản của cơ là sự co rút. Từ các động tác co và dân cơ mà chúng
thực hiện các chức năng chính như tạo nên các cử động của cơ thể, duy trì tư thể, dự trữ và
vận chuyển các chất, tạo nhiệt.Tạo nên các cử động của cơ thể: toàn bộ cử động của cơ thể
như chạy nhảy, cầm nắm,... đều là kết quả của sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ, xương và
các khớp. Duy trì tư thế: các cơ bám xương giúp ổn định, duy trì tư thế của cơ thể.Dự trữ
và vận chuyển các chất: sự co các cơ vẫn gián tiếp làm gia tăng dòng bạch huyết khắp cơ
thể và sự hồi lưu của máu tĩnh mạch.Tạo nhiệt: cơ co sẽ sinh ra nhiệt, gọi là quá trình sinh
nhiệt. Một ví dụ rõ nhất là khi cơ thể gặp lạnh, các cơ bám xương co không tự ý - hiện
tượng run. Quá trình này sinh ra một lượng nhiệt đáng kể để duy trì thân nhiệt của cơ thể
3.2.Cơ trơn
Cơ trơn là các cơ nội tạng, cơ ở thành mạch máu. Là cơ
không vân và vận động không theo ý muốn: Do thần kinh
tự chủ chi phối,tế bào cơ trơn có hình thoi với duy nhất một
nhân ở trung tâm và không có vân ngang. Các bó sợi cơ tạo
nên lớp cơ của thành mạch máu, mạch bạch huyết và các
tạng rỗng. Tham gia vào quá trình lưu thông máu và không
khí trong cơ thể, giữ và đào thải nước tiểu, đồng thời đảm
bảo thức ăn được tiêu hóa tốt.
3.3. Cơ tim
Cơ tim là loại cơ đặc biệt chỉ hiện diện ở tim. Do thần
kinh tự chủ chi phối :Có khả năng tự co bóp khi không có
xung động từ thần kinh trung ương đi tới,sợi cơ tim cũng
có vân ngang như sợi cơ vân nhưng các sợi có nhánh nối
với nhau làm cho cơ tim trở thành một phiến cơ chứ
không phải một tập hợp của các sợ cơ riêng rẽ. Cơ tim có
chức năng co tự đông và co nhịp nhàng để thực hiện chức
năng bơm máu.

3.4. Chức năng của cơ trong cơ thể


Cơ (hoặc cơ bắp) trong cơ thể người có nhiều chức năng quan trọng. Chức năng quan trọng
nhất của cơ là tạo ra sự chuyển động trong cơ thể. Chúng giúp con người có thể di chuyển,
uốn cong, thẳng ra và thực hiện nhiều hành động khác. Các cơ giữ vai trò quan trọng trong
việc duy trì vị trí và tổ chức của cơ thể. Chẳng hạn, cơ cổ giúp duy trì đầu và cổ ở vị trí đúng
đắn. Các cơ cơ bản, như cơ bụng và cơ lưng dưới, hỗ trợ cơ thể trong các hoạt động hàng ngày
như đứng, ngồi và duy trì các tư thế khác nhau. Cơ trong dạ dày và ruột tham gia vào việc đẩy
thức ăn và chất thải qua hệ tiêu hóa. Các cơ cũng có khả năng tạo ra nhiệt độ thông qua việc
hoạt động mạnh. Điều này giúp giữ ấm cơ thể. Các cơ đóng vai trò bảo vệ các cơ quan quan
trọng như tim, phổi, gan,... Cơ cho phép chúng ta nâng và đẩy các vật thể nặng và tham gia
vào các hoạt động vận động khác. Các cơ nhận được sự kích thích từ hệ thần kinh và phản ứng
bằng cách co rút, tạo ra chuyển động. Cơ trong tim giúp đẩy máu từ tim ra khỏi tim, đảm bảo
sự lưu thông máu trong cơ thể.

4. Cấu tạo một đơn vị vận động


Một đơn vị vận động có 3 thành phần: Nơron vận
động; sợi cơ và synap thần kinh – cơ.

4.1.Nơtron vận động


Về cấu trúc nơron vận động thuộc về hệ thần kinh
nhưng trên quan điêm chức năng thì nơron vận
động là một bộ phận quan trọng của bộ máy vận
động. Nơron vận động nằm ở sừng trước tuy sống.
Cấu tạo nơron vận động giống nơron khác nhưng
sợi trục của nơron vận động ở người rât dài, có sợi
dài đên 1,2m. Song cũng có những sợi trục ngắn,
ví dụ sợi trục của nơron vận động đi đến cơ ở mặt
và lưỡi. Khi tới gần vùng sợi cơ, sợi trục của
nơron vận động phân nhánh nhiều lần và như vậy,
mỗi sợi trục tiếp xúc với nhiều sợi cơ. Vùng tiếp xúc giữa nhánh tận sợi trục với sợi cơ tạo nên
synap thần kinh - cơ (khớp thần kinh - cơ).
Noron vận động có hai loại là noron vận động alpha va noton vận động gamma. Noron vận
động alpha điều khiển hoạt động của sợi cơ, còn nơron vận động gamma chi phối chính sợi
nhỏ của suốt thần kinh - cơ điều hòa trương lực. vì vậy, nơron vận động alpha mới là thành
phần của bộ máy vận động. Mỗi noron vận động có thể điều khiển một hoặc nhiều sợi cơ.
4.2.Sợi cơ
Sợi cơ là cấu tạo cơ bản của bắp cơ. Số lượng sợi cơ ở người được xác định sau khi
ra đời khoảng 4 - 5 tháng và sau đó hầu như không thay đổi. Mỗi sợi cơ có độ dài từ
0,1 - 3cm (sợi cơ may dài 12cm) và dày khoảng từ 0,01 đến 0,2mm. Bên ngoài sợi
cơ được bao bọc bởi màng sợi cơ, bên trong là cơ tương. Trong cơ tương có nhân, ty
lạp thể, ribôxom, đặc biệt chức tơ cơ và lưới cơ tương là thành phần quan trọng liên
quan đến hoạt động co của sợi cơ. Chiều dài của tơ cơ tương đương với chiều dài sợi
cơ. Xen kẽ giữa các tơ cơ có các ty lạp thể và các hệ thống ống ngang, ống dọc của
lưới cơ tương. đường kính của sợi cơ khoảng 1 - 2micron, và có khoảng 200 - 400 tơ
cơ. Ở những người không rèn luyện, tơ cơ nằm phân tán hơn, còn ở những cơ tập
luyện chúng nằm thành bó.
Tơ cơ là một bó nhỏ các sợi xơ nằm song song với nhau. Đó là xơ actin và xơ
miozin, ngoài ra trong xơ actin còn có hai loại protein là tropomiozin và trôponin. sự
sắp xếp của xơ actin, miozin tạo thành các khúc ô cơ (đơn vị co cơ), cơ chế phân tử
của co cơ là sợi actin trượt trên sợi miozin làm chiều dài của các khúc ô cơ ngắn lại
(xem cấu tạo sợi cơ và cơ chế phân tử co cơ ở phần giải phẫu-sinh lý hệ cơ).
4.3. Synap thần kinh - cơ
Synap thần kinh – cơ là nơi tiếp giáp giữa tận cùng của sợi trục với sợi cơ. Synap thần kinh cơ
cấu tạo giống synap thần kinh – thần kinh (xem cấu tạo synap thần kinh ở sách giải phẫu)
nhưng khác ở chỗ, màng sau synap là mảng sợi cơ.

5. Cơ, xương và khớp kết hợp với nhau hoạt động như thế nào?
Cơ, xương, và khớp kết hợp với nhau để tạo ra một hệ thống hoạt động phức tạp, cho phép cơ
thể thực hiện các chuyển động và hoạt động khác nhau. Cơ có khả năng co bóp và kéo căng.
Chúng được gắn kết vào xương bằng cách sử dụng các đầu cơ (tendon). Khi cơ hoạt động,
chúng tạo ra lực tác động lên các đầu xương. Xương cung cấp khung cơ bản cho cơ thể và bảo
vệ các cơ quan quan trọng bên trong. Chúng cũng là điểm tiếp xúc cho cơ kết nối và cho phép
truyền lực từ cơ đến các cơ phần khác của cơ thể. Khớp là các điểm nối giữa các mảnh xương.
Chúng cho phép các mảnh xương di chuyển đối với nhau.
Quá trình hoạt động của hệ vận động được diễn ra khi não quyết định thực hiện một hành
động (như việc nâng tay), tín hiệu thần kinh sẽ được gửi từ não xuống đến cơ tương ứng. Tín
hiệu thần kinh kích thích cơ, khiến chúng co bóp và tạo ra lực. Cơ co bóp, gắn kết bởi các đầu
cơ, kéo các mảnh xương và tạo ra chuyển động. Trong quá trình chuyển động, các mảnh
xương ở khớp di chuyển đối với nhau. Dịch tiết khớp (nếu có) bôi trơn các bề mặt xương và
giúp giảm ma sát. Nhiều lúc, nhiều cơ phối hợp với nhau để tạo ra các chuyển động phức tạp.
Ví dụ, khi bạn đi bộ, nhiều cơ trong chân và hông hoạt động cùng một lúc để di chuyển. Ngoài
việc tạo ra lực, các cơ còn phối hợp với các cơ khác và hệ thống thần kinh để duy trì thăng
bằng và kiểm soát chính xác các chuyển động.
Như vậy, cho thấy hệ vận động gồm có cơ, xương, khớp và một số các bộ phận khác cùng
nhau hoat đông và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chúng tạo nên một cơ chế phức tạp cho
cơ thể thích ứng với môi trường xung quanh và duy trì sự ổn định và cân bằng trong các tình
huống khác nhau. Quá trình này diễn ra liên tục và tự động trong cơ thể mỗi khi bạn thực hiện
một hành động.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Giải Phẫu học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2006), “Hệ xương”, Bài
giảng Giải phẫu học, tập 2, 387-401.
2. Bộ môn Giải Phẫu học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2006), “Hệ khớp”, Bài
giảng Giải phẫu học, tập 2, 402-411.
3. Bộ môn Giải Phẫu học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2006), “Hệ cơ”, Bài
giảng Giải phẫu học, tập 2, 412-418.
4. Bộ môn Giải Phẫu học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2019), “Đại cương về hệ
xương”, Giải Phẫu học Chương trình Y đa khoa đổi mới, tập 1, 16-30
5. Bộ môn Giải Phẫu học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2019), “Đại cương về hệ
khớp”, Giải Phẫu học Chương trình Y đa khoa đổi mới, tập 1, 31-42
6. Bộ môn Giải Phẫu học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2019), “Đại cương về hệ
cơ”, Giải Phẫu học Chương trình Y đa khoa đổi mới, tập 1, 43-51
7. Bộ môn Sinh Lý học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2008), “Sinh lý cơ”, Sinh
Lý học Y Khoa, tập 2, 183-195.
8. Bộ môn Giải Phẫu Trường Đại học Y Hà Nội (2004), “Hệ xương”, Bài giảng Giải phẫu
học, 12-52
9. Bộ môn Giải Phẫu Trường Đại học Y Hà Nội (2004), “Hệ khớp”, Bài giảng Giải phẫu học,
53-74
10. Bộ môn Giải Phẫu Trường Đại học Y Hà Nội (2004), “Hệ cơ”, Bài giảng Giải phẫu học,
75-134
11. Lê Thương (2023), “Hệ vận động”, Bài giảng Sinh học đại cương, 123-125

You might also like