You are on page 1of 81

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀ BÌNH

TRƯƠNG TRUNG HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thu Thuỷ


Nguyễn Thị Thu Nga
Bùi Mỹ Anh

TẬP BÀI GIẢNG

TÊN MÔN: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN


KINH TẾ XÃ HỘI CẤP XÃ
(Lưu hành nội bộ)

HOÀ BÌNH, NĂM 2010


LỜI NÓI ĐẦU

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một công cụ quản lý điều hành vĩ mô
các hoạt động Kinh tế - xã hội, là sự cụ thể hoá các mục tiêu, chiến lược, quy
hoạch phát triển theo từng thời kỳ qua hệ thống các mục tiêu, biện pháp định
hướng phát triển và các hoạt động cụ thể trên cơ sở hệ thống chính sách, cơ chế áp
dụng trong thời kỳ kế hoạch.
Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là công tác hết sức quan trọng hệ
thống quản lý kinh tế. Hiện nay, bộ máy quản lý nước ta được chia làm 4 cấp và
đồng thời đó cũng là 4 cấp lập kế hoạch: cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã. Mặc dù
đã có sự quan tâm xong phần lớn chất lượng bản kế hoạch phát triển Kinh tế - xã
hội hiện nay đang bộc lộ nhiều điểm yếu như mang tính hình thức chung chung,
thiếu sự gắn bó với mục tiêu, giải pháp và nguồn lực, bản kế hoạch chứa nhiều chỉ
tiêu hiện vật, mang tính xin cho… , nhiều vấn đề chịu ảnh hưởng của kinh tế thời
bao cấp. Bản kế hoạch PTKTXH cấp xã tại tỉnh Hòa Bình đang thể hiện rõ nét
những điểm yếu này bởi công tác lập kế hoạch tại cấp cơ sở còn yếu kém vì sự
hạn chế về năng lực của người làm kế hoạch, đồng thời do chưa có tài liệu hướng
dẫn lập về công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã, thôn thống nhất
trong toàn tỉnh.
Với mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác lập kế hoạch tại
cấp xã, trên cơ sở Quy trình Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã do Sở
Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hoà Bình ban hành theo công văn số 1079/SKHĐT ngày
10 tháng 6 năm 2009 và sự giúp đỡ của Chương trình PS-ARD - Cơ quan Hợp
tác Phát triển Thụy Sĩ, trường TH Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức biên soạn
cuốn tài liệu “Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã”. Tài liệu cung cấp các
kiến thức cơ bản về kế hoạch và phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của
cộng đồng, gắn với nguồn lực để phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trường.
Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo cho người làm công tác kế hoạch tại cơ
sở. Cuốn tài liệu bao gồm các phần chính sau:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp
xã.
Chương 2. Một số công cụ, kỹ năng cần thiết trong công tác lập kế hoạch PT
KTXH cấp xã.
Chương 3. Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã.
Mặc dù đã rất cố gắng, xong do công tác kế hoạch là vấn đề phức tạp liên
quan nhiều đến cơ chế chính sách quản lý kinh tế nên chắc chắn không tránh khỏi
những sai sót. Nhóm biên soạn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của người đọc để bổ sung, hoàn thiện cuốn tài liệu.
Hòa Bình, tháng 11 năm 2009
Nhóm biên soạn

1
MỤC LỤC

Nội dung Trang


Lời nói đầu
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lập kế hoạch phát triển KTXH cấp xã 3
1.1. Khái niệm về kế hoạch phát triển kinh tế xh cấp xã 3
1.1.1. Kế hoạch 3
1.1.1.1. Khái niệm 3
1.1.1.2. Các loại kế hoạch 3
1.1.1.3. Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã
5
1.1.2. Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã
1.1.2.1. Khái niệm lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xã 5
1.1.2.2. Các phương pháp lập kế hoạch phát triển KTXH cấp xã hiện nay 5
1.2. Ý nghĩa, vai trò của lập kế hoạch phát triển KTXH xã có sự tham gia 6
1.2.1. Ý nghĩa, vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã 6
1.2.2. Ý nghĩa của lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã có sự tham gia 7
1.3. Nguyên tắc, căn cứ và yêu cầu lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã 7
1.3.1. Nguyên tắc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm 7
1.3.2. Căn cứ lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm 7
1.3.3. Yêu cầu lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm 7
1.4. Vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức trong công tác lập KHPTKTXH cấp xã 8
1.4.1. Vai trò, nhiệm vụ của tổ công tác huyện 8
1.4.2. Vai trò, nhiệm vụ của tổ công tác xã 8
1.4.3. Vai trò, nhiệm vụ của tổ công tác thôn 8
1.5. Một số thuật ngữ sử dụng trong công tác kế hoạch 9
Câu hỏi ôn tập 9
Chương 2: Công cụ, kỹ năng cần thiết trong công tác lập 10
kế hoạch PTKTXH cấp xã
2.1. Công cụ chủ yếu sử dụng trong lập kế hoạch phát triển KT -XH cấp xã 10
2.1.1. Công cụ phân tích SWOT 10
2.1.2. Công cụ cây mục tiêu, cây vấn đề 10
2.1.3. Phương pháp xếp hạng ưu tiên 13
2.2. Một số kỹ năng phục vụ công tác lập kế hoạch phát triển KT - XH cấp xã 14
2.2.1. Kỹ năng thúc đẩy 14
2.2.2. Kỹ năng điều hành cuộc họp 18
2.2.3. Kỹ năng soạn thảo văn bản trên máy vi tính 18
Bài tập thực hành chương 2 21
Chương 3: Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã 22
3.1. Tổng quan quy trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã 22
3.2. Phương pháp xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã 24
3.3. Theo dõi và đánh giá 32
Câu hỏi ôn tập 36
Bài tập thực hành chương 3 36
Phụ lục 47

2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẬP KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CẤP XÃ
1.1. Khái niệm về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã
1.1.1. Kế hoạch
1.1.1.1. Khái niệm kế hoạch
Kế hoạch là sự thể hiện mục đích, kết quả cũng như cách thức, giải pháp
thực hiện cho hoạt động trong tương lai.
Bản chất của kế hoạch là sự hướng tới tương lai. Tính hướng tới tương lai
được thể hiện ở hai nội dụng:
- Kế hoạch dự đoán những gì sẽ xảy ra, đặt ra kết quả đạt được trong tương lai.
- Kế hoạch thực hiện việc sắp đặt các hoạt động trong tương lai, các công
việc cần làm và thứ tự các công việc để đạt được kết quả đã định.
Kế hoạch xác định xem một qúa trình phải làm gì? Làm thế nào? Khi nào
làm? Ai sẽ làm? Nguồn lực ở đâu?
1.1.1.2. Các loại kế hoạch
Có nhiều loại kế hoạch khác nhau như kế hoạch sản xuất kinh doanh của
từng đơn vị, kế hoạch làm đường liên thôn của xã, kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội các cấp…Song xét về tính chất của bản kế hoạch có thể chia kế hoạch thành
02 loại:
- Kế hoạch hoạt động là kế hoạch cho một hoạt động, một công việc, một
dự án … Ví dụ: Kế hoạch xây dựng con đường, kế hoạch xây nhà văn hóa xã, kế
hoạch cho tuần thực tập tại xã…
- Kế hoạch phát triển là dự kiến cho sự phát triển trong tương lai của một cá
nhân, gia đình, của tổ chức xã hội, của một đơn vị, địa phương hay cả một quốc
gia.
Kế hoạch phát triển ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau xong tính chất và
nội dung của loại kế hoạch này đầy đủ hơn so với kế hoạch hoạt động. Đối với
quy trình quản lý, kế hoạch phát triển thuộc chức năng đầu tiên và quan trọng nhất
của quy trình quản lý, đó là sự thể hiện ý đồ của chủ thể về sự phát triển trong
tương lai của đối tượng quả lý và các giải pháp để triển khai thực hiện.
1.1.1.3. Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là một công cụ quản lý điều hành vĩ mô
nền kinh tế, nó xác định một cách có hệ thống những hoạt động nhằm phát triển
kinh tế xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu và các cơ chế chính sách sử dựng
trong một thời kỳ nhất định.
* Theo tiêu thức cấp lập kế hoạch:
Cấp kế hoạch được quan niệm là cấp có chức năng xây dựng và quản lý kế
hoạch. Ở Việt Nam có 4 cấp kế hoạch: Cấp trung ương; Cấp tỉnh; Cấp huyện; Cấp
xã. Nếu đứng trên góc độ pham vi, tính chất của kế hoạch chúng ta có 3 bộ phận
3
cấu thành: Kế hoạch quốc gia; Kế hoạch ngành, lĩnh vực; Kế hoạch địa phương
(tỉnh, huyện, xã)
Phân cấp kế hoạch là chia hệ thống kế hoạch thành các cấp khác nhau và
phân công nhiệm vụ quản lý kế hoạch cụ thể cho từng cấp và xác định mối quan
hệ chức năng giữa các cấp, các bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý kế hoạch.
Sơ đồ bộ máy kế hoạch hiện nay:

Quốc hội

Chính phủ

Bộ Kế hoạch và
Đầu tư

Tỉnh, thành phố Bộ quản lý các


ngành

Quận, huyện Các đơn vị kinh tế

Xã, phường

* Xét theo góc độ thời gian, có các loại kế hoạch sau:


- Kế hoạch dài hạn (10 năm): Là kế hoạch xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh
trước khi xác định mục tiêu, mục đích phát triển cho kế hoạch 5 năm và hàng năm
của mình. Lập kế hoạch chiến lược phải đi theo các bước tuần tự từ phân tích thực
trạng, xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển, xây dựng khung logic của kế hoạch
cho đến xây dựng cho kế hoạch hành động và ước tính kinh phí cho việc thực hiện
các kế hoạch đó .
Với cách lập kế hoạch này, chính quyền địa phương sẽ có quyền phân cấp
mạnh hơn trong việc lập kế hoạch và ngân sách, còn các nhà kế hoạch sẽ được
cung cấp một quy trình lập kế hoạch logic và những kỹ năng lập kế hoạch cụ thể.
- Kế hoạch trung hạn (3-5 năm): Là cụ thể hóa các chiến lược và quy hoạch
phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn. Kế hoạch xác định các mục tiêu, chỉ
tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kỳ 5 năm
- Kế hoạch ngắn hạn 1 năm (kế hoạch hàng năm): Thực tế cho đến nay vẫn
chưa có định nghĩa chính xác, hoàn chỉnh cho việc này, tuy vậy căn cứ vào thực tế

4
có thể hiểu: Kế hoạch ngắn hạn là việc lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển
kinh tế xã hội có thời gian ngắn đủ để hoàn thành một công việc, một hoạt động
hoặc một mục tiêu cụ thể .v.v. nằm trong khung chiến lược định hướng phát triển
lâu dài.
Ở Việt Nam có kế hoạch 5 năm và kế hoạch ngắn hạn 1 năm. Kế hoạch 5
năm được xây dựng trước kỳ Đại hội Đảng. Kế hoạch 5 năm là cơ sở và định
hướng cho xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm.
1.1.1.4. Khái niệm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã hàng năm
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã hàng năm là một công cụ quản lý
về toàn bộ tình hình kinh tế, chính trị xã hội trong phạm vi của đơn vị xã, phường,
thị trấn gọi chung cấp xã để xác định một cách có hệ thống những hoạt động nhằm
phát triển kinh tế xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu và các cơ chế chính sách sử
dựng trong thời gian 1 năm.
1.1.2. Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã
1.1.2.1. Khái niệm lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã
Để có được bản kế hoạch phải tiến hành quá trình soạn lập. Tùy theo quy
mô, mức độ và tính chất của hoạt động để tổ chức quá trình soạn lập với các mức
độ khác nhau. Nhiều khi quá trình soạn lập chỉ được hình thành trong đầu óc, suy
nghĩ của chủ thể (đó là kế hoạch hoạt động của cá nhân), cũng có thể là cuộc trao
đổi nhanh gọn bằng miệng hay bằng văn bản (kế hoạch buổi thảo luận, kế hoạch
thực tập). Các kế hoạch kinh tế, xã hội của một địa phương, một ngành… thì
thường có quy trình soạn lập. Kết quả của quá trình soạn lập kế hoạch là một Bản
kế hoạch chứa các nội dung cơ bản: Mục tiêu, cách thức, giải pháp thực hiện.
Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã hàng năm là việc thực hiện
xây dựng bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đơn vị cấp xã cho năm kế tiếp
theo một trình tự nhất định.
1.1.2.2. Các phương pháp lập kế hoạch phát triển KTXH cấp xã hiện nay
* Lập kế hoạch từ trên xuống:
Trong trường hợp này, cán bộ thôn/ xã thực hiện những kế hoạch do cấp
trên (trung ương, tỉnh, huyện) đưa xuống.
Theo cách này thì kế hoạch được sắp đặt của cá nhân hoặc nhóm người có
quyền hạn/ cấp trên chuyển xuống cho những người cấp dưới thực hiện nhằm mục
đích phục vụ cho chiến lược phát triển của cộng đồng, của địa phương hay của
quốc gia.
* Lập kế hoạch từ dưới lên (lập kế hoạch có sự tham gia):
Người dân cùng với cán bộ thôn xóm xây dựng kế hoạch sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội trên cơ sở những nhu cầu của cộng đồng/ người dân và điều
kiện của địa phương, sau đó yêu cầu cấp trên hoặc các tổ chức tài trợ hỗ trợ thực
hiện.

5
Mọi chương trình sản xuất và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn chỉ có
thể thành công nếu biết kết hợp cả hai hình thức lập kế hoạch từ trên xuống và từ
dưới lên và đây được coi là sự lồng ghép.
Các chương trình quốc gia tạo khuôn khổ cho các cán bộ và người dân xây
dựng các chương trình phát triển nông thôn ở địa phương, vì nó đề ra những ưu
tiên mà khi xây dựng kế hoạch phải làm căn cứ. Vì vậy khi xây dựng các chương
trình phát triển nông thôn ở địa phương cần phối hợp hài hoà giữa nhu cầu quốc
gia với nhu cầu địa phương. Một mặt phải quan tâm đến mục tiêu quốc gia, nhưng
mặt khác cũng phải quan tâm đến nguyện vọng của người dân để cho chương trình
trở thành của người dân, phản ánh đúng nhu cầu của họ và những gì họ mong
muốn xảy ra ở địa phương.
* Lập kế hoạch gắn với nguồn lực:
KHPTKT-XH phải được đảm bảo bằng nguồn vốn ngân sách đã cam kết.
Mặt khác nếu muốn kế hoạch ngân sách có tính chiến lược và tiến dần đến quản lý
theo kết quả thì ngân sách phải được phân bổ theo mục tiêu ưu tiên của KHPTKT-
XH đã xây dựng. Với cách lập kế hoạch này, tính trách nhiệm của các bên hữu
quan trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sẽ dược tăng cường, vì điều đó sẽ
trực tiếp ảnh hưởng đến ngân sách của họ. Nó cũng đặt các nhà hoạch định chính
sách vào một vị trí mới là phải ra cấc quyết định chi tiêu có tính chiến lược đồng
thời nó tráng bị chi người dân và các cơ quan giám sát một công cụ mới để tăng
cường vai trò thẩm tra và giám sát của mình.
* Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia, gắn với nguồn lực:
Là sự kết hợp giữa 2 phương pháp trên.
1.2. Ý nghĩa, vai trò của lập kế hoạch phát triển KTXH xã có sự tham gia
1.2.1. Ý nghĩa, vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã
Xã là cấp chính quyền cơ sở, có nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn,
và là một cấp chính quyền quản lý mọi mặt về phát triển -KTXH trên địa bàn xã.
Với vai trò quản lý nhà nước các xã phải thực hiện nhiệm vụ hàng năm: Lập kế
hoạch; điều hành; theo dõi, kiểm tra, đánh giá.
Kế hoạch là công cụ quản lý, giúp chính quyền xã điều hành các hoạt động
phát triển KTXH một cách có tổ chức, chủ động và huy động được các nguồn lực
khác nhau trên địa bàn.
Với điều kiện các nguồn lực về đất đai, lao động tiền vốn hạn hẹp như hiện
nay thì việc lập KHPTKT-XH có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả sản xuất và xây
dựng, phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn.
Từ điều kiện khan hiếm các nguồn lực phải xác định được rõ các công việc
cần giải quyết theo thứ tự ưu tiên, những công việc cấp bách, bức xúc, những hoạt
động mang tính chất quyết định cần phải giải quyết để đạt được kết quả mong
muốn hay nói cách khác “việc nào cần trước làm trước việc nào cần sau làm sau”.
KHPTKTXH là cơ sở cho các đối tượng liên quan tổ chức thực hiện, kiểm
tra, giám sát, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với thực tế nguồn

6
lực, nhu cầu và sự phát triển địa phương trong từng thời kỳ nhất định. Giúp việc
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương đạt hiệu quả.
1.2.2. Ý nghĩa của lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã có sự tham gia
Bản kế hoạch được xây dựng có sự tham gia có tính sát thực và khi thi cao
bởi khi có sự tham gia của người dân ở các thôn bản và các ban ngành của xã việc
đánh giá tình hình tồn tại, hạn chế và nguyên nhân được sát thực hơn. Từ đó đề
xuất các hoạt động cho bản kế hoạch của xã gắn với điều kiện cụ thể của địa
phương, với mong muốn của người dân.
Lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, ngoài việc tăng cường tính dân
chủ trong công tác quản lý còn khai thác phát huy được nguồn lực trong dân tham
gia vào các hoạt động phát triển chung cộng đồng. Trong điều kiện kinh tế đất
nước còn nhiều khó khăn quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm là rất cần
thiết.
1.3. Nguyên tắc, căn cứ và yêu cầu lập kế hoạch phát triển KT - XH cấp xã
1.3.1. Nguyên tắc lập kế hoạch
- Tính làm chủ (tất cả các bên/ các thành viên tham gia)
- Có sự tham gia theo đúng ý nghĩa.
- Tính công khai trong suốt quá trình thực hiện.
- Tính minh bạch về nghĩa vụ, quyền lợi hay các điều khoản ưu tiên do các
thành viên cùng xác định. ở đây tập trung vào các vấn đề tài chính liên quan.
- Phải được áp dụng thường xuyên.
- Trở thành nếp làm việc.
1.3.2. Căn cứ lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm
- Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, lĩch
vực; quy hoạch không gian (vùng), lãnh thổ.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của cấp trên.
- Chỉ thị, hướng dẫn về công tác xây dựng kế hoạch của cấp trên.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thực tế của xã, nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội người dân của xã, tình hình thực hiện kế hoạch của xã năm báo cáo
1.3.3. Yêu cầu lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm
- Xác định đối tượng thực hiện.
- Xác định nguyên nhân của vấn đề.
- Xác định nhu cầu của người dân, cộng đồng.
- Xác định ưu tiên của các hoạt động đầu tư phát triển.
- Xem xét tính khả thi của các dự án.
- Xác định mối quan hệ giữa các nhóm hoạt động.
7
- Vận dụng trong suốt quá trình thực hiện.
- Đảm bảo trung thực, công bằng trong theo dõi, giám sát thực hiện.
- Đánh giá theo kỳ, đánh giá sơ kết, tổng kết chương trình.
1.4. Nhiệm vụ của các tổ chức trong công tác kế hoạch xã
1.4.1. Nhiệm vụ của tổ công tác huyện
Tổ công tác huyện do chủ tịch BND huyện thành lập chịu trách nhiệm trong
việc điều hành triển khai, thực hiện công tác kế hoạch ở huyện. Các thành viên
trong tổ công tác là đại diện các Phòng, Ban, Đoàn thể huyện đã được đào tạo về
lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia, trong đó Phòng Tài chính
kế hoạch huyện chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu, xây dựng bản kế
hoạch về chuyên môn và là tổ trưởng tổ công tác.
Tổ công tác huyện có nhiệm vụ hướng dẫn xã quy trình xây dựng bản kế
hoạch, cung cấp thông tin về định hướng, nguồn lực năm kế hoạch cho xã.
1.4.2. Nhiệm vụ của tổ công tác xã
Tổ công tác xã có nhiệm vụ triển khai đôn đốc các bộ phận liên quan trong
việc thu thập số liệu, tổng hợp, cập nhật thông tin xây dựng bản kế hoạch kế
hoạch, đôn đốc thực hiện kế hoạch, đồng thời xây dựng kế hoạch và khung theo
dõi đánh giá.
Chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã là tổ trưởng Tổ công tác kế hoạch xã là người
chịu trách nhiệm về kế hoạch của xã, người chỉ đạo, điều hành và tổ chức mọi
hoạt động chung về kinh tế, văn hoá, xã hội trong phạm vi Xã. Chịu trách nhiệm
triển khai chỉ thị và hướng dẫn của Huyện về xây dựng kế hoạch phát triển Xã. Có
vai trò chủ đạo trong tiến trình thực hiện xây dựng kế hoạch đảm bảo đúng nguyên
tắc yêu cầu và chất lượng nội dung bản kế hoạch.
Thư ký tổ công tác xã là người được bầu để ghi lại những thông tin, nội
dung của hội nghị xã, thảo luận nhóm. Là người có thể ghi chép nhanh, có kiến
thức, biết tổng hợp các nội dung ý kiến mà mọi người phát biểu trong hội nghị xã
Thành viên tổ công tác kế hoạch xã là đại diện các ban ngành đoàn thể
trong xã và trưởng thôn có nhiệm vụ hỗ trợ trong việc thu thập thông tin, hướng
dẫn thôn, các cá nhân, đơn vị có liên quan phân ghi chép các biểu thông tin theo
quy định, tổng hợp, cập nhật thông tin và các công việc được phân công trong quá
trình xây dựng kế hoạch.
1.4.3. Vai trò, nhiệm vụ của tổ công tác thôn
Thôn là đơn vị cấu thành đơn vị hành chính cấp xã, là nơi đề xuất kế hoạch
và cung cấp nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH xã và trực tiếp
chấp hành, triển khai và hưởng thụ lợi ích từ kế hoạch.
Trưởng thôn là người chỉ đạo, điều hành và tổ chức mọi hoạt động chung về
kinh tế, văn hoá, xã hội trong phạm vi thôn. Trưởng thôn là tổ trưởng tổ công tác
thôn, là thành viên tổ công tác của xã, chịu trách nhiệm triển khai chỉ thị và hướng
dẫn của xã về xây dựng, đề xuất kế hoạch phát triển thôn. Trưởng thôn có trách
nhiệm lựa chọn, thành lập tổ công tác thôn, có vai trò chủ đạo trong quá trình lập
8
đề xuất kế hoạch thôn, cung cấp các thôn tin cần thiết cho xã phục vụ xây dựng kế
hoạch xã.
Thành viên tổ công tác thôn là đại diện các ban ngành đoàn thể và người
dân trong thôn có nhiệm vụ hỗ trợ thu thập thông tin để xây dựng đề xuất kế
hoạch thôn.
1.5. Một số thuật ngữ sử dụng trong công tác kế hoạch
- Năm báo cáo là năm dương lịch, hiện đang triển khai thực hiện các hoạt
động phát triển kinh tế xã hội.
- Năm kế hoạch là năm tiếp theo năm báo cáo.
- Vấn đề là những khó khăn, trở ngại, bức xúc mà người dân, các đơn vị
đang phải đối mặt, ví dụ: “Năng suất và sản lượng lúa vụ chiêm thấp” hay “Thanh
niên thiếu việc làm”. Trong công tác kế hoạch, vấn đề không phải là chủ để, chẳng
hạn khi nói về “Lúa vụ chiêm” và “Thanh niên với việc làm” thì đó là 2 chủ để
bàn bạc chứ không phải là 2 vấn đề trong công tác kế hoạch.
- Mục tiêu là trạng thái mong đợi, là tình trạng tương lai có thể đạt được
bằng cách giải quyết vấn đề hiện tại hoặc phát huy những tiềm năng của địa
phương bên cạnh thực hiện các hoạt động đề xuất. Trong công tác kế hoạch, có
nhiều cấp độ mục tiêu khác nhau đó là: Mục tiêu cụ thể đặt ra để đạt được trong
kỳ kế hoạch và mục tiêu tổng thể hoặc mục tiêu định hướng đặt ra để đạt được
trong thời kỳ nào đó (thường là 5 năm hoặc dài hơn). Việc đạt được Mục tiêu cụ
thể sẽ góp phần đạt được mục tiêu tổng thể trong dài hạn.
- Kế hoạch đề xuất thôn là danh sách các mục tiêu, giải pháp bao gồm hoạt
động và nguồn lực do cộng đồng thôn, xóm, bản (sau đây gọi tắt là thôn) cùng
thảo luận và thống nhất lập nên để toàn cộng đồng thôn cùng tham gia thực hiện
trong năm kế hoạch tới nhằm giải quyết những tồn tại hoặc phát huy tiềm năng
sẵn có của thôn. Bản kế hoạch đề xuất của thôn là cơ sở để tổng hợp vào kế hoạch
phát triển của xã.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Kế hoạh là gì, có các loại kế hoạch nào?
2. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là gì? Hiện nay, Việt Nam có các cấp kế
hoạch nào?
3. Lập kế hoạch là gì? Ý nghĩa của phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội cấp xã có sự tham gia của cộng đồng?
4. Nêu nguyên tắc, yêu cầu và căn cứ lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã
có sự tham gia?
9
5. Nêu nhiệm vụ, vai trò của các tổ chức, các nhân trong công tác lập kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội cấp xã?

10
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CÔNG CỤ, KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG CÔNG
TÁC LẬP KẾ HOẠCH PTKTXH CẤP XÃ
2.1. Công cụ chủ yếu phục vụ công tác lập kế hoạch PT KT – XH cấp xã
2.1.1. Công cụ phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và
ra quyết định, phân tích chiến lược, rà soát đánh giá thựu trạng và định hướng.
SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập
kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược.
Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà đơn vị
phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ
đơn vị (các điểm mạnh và điểm yếu). Để thực hiện phân tích SWOT, người ta
thường tự đặt các câu hỏi sau:
Strengths (điểm mạnh):
Lợi thế của mình là gì?
Công việc nào mình đã làm tốt nhất trong năm qua?
Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng?
Ưu thế mà người khác thấy được ở địa phương mình là gì?
Weaknesses (điểm yếu):
Có thể cải thiện điều gì?
Công việc nào địa phương làm tồi nhất năm qua?
Cần tránh làm gì?
Opportunities (cơ hội):
Cơ hội tốt đang ở đâu?
Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết?
Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên
tác động tích cực tới tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã, từ các sự kiện diễn
ra trong khu vực, trong nước và thế giới.
Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự
đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm
ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất
hiện nếu loại bỏ được chúng.
Threats (nguy cơ):
Những trở ngại đang phải đối mặt?
Liệu có điểm yếu nào đang đe doạ địa phương?
Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến điểm
yếu thành triển vọng.

11
Để có SWOT, thông thường phải thực hiện thông qua hội thảo và sử dụng
các phương pháp thảo luận cùng tham gia: Cần thành lập nhóm tương ứng với vấn
đề cần phân tích: Kinh tế - kinh doanh, xã hội – môi trường, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật- không gian phát triển; Thống nhất các yếu tố mạnh/yếu, cơ hội/thách thức
của địa phương (các yếu tố chính) của từng nhóm và toàn hội nghị; thống nhất ô
lựa chọn của địa phương (S/O), (S/T), (W/O), (W/T); mô tả điểm xuất phát của
địa phương và định hướng phát triển theo ô lựa chọn.
Ví dụ về bảng phân tích SWOT
Cơ hội Thách thức
- Được nhà nước và nhà - Thiên tai lũ lụt
tài trợ quan tâm - Thị trường nông sản
- Nằm trong vùng kinh tế biến động mạnh
phát triển năng động

Điểm mạnh:
- Người dân cần cù, có ý chí
vượt khó
- Lãnh đạo cấp tiến
Điểm yếu:
- Dân trí thấp
- Lao động trẻ làm ăn xa nhiều

Ví dụ một số thông tin đưa vào bảng SWOT:


- Thời tiết diễn biến bất thường, tình trạng lũ lụt diễn ra thường xuyên hơn
- Một số tuyến đường tỉnh qua địa bàn huyện sẽ hoàn thành trong năm tới.
- Có một số loại khoáng sản với trữ lượng đang có nhu cầu cao trên thị trường.
- Giá cả hàng hóa thị trường biến động quá phức tạp, lạm phát tiếp tục tăng
- Chính phủ giao nhiều quyền chủ động về ngân sách cho địa phương hơn
- Thu ngân sách địa phương chỉ bảo đảm 18% nhu cầu chi tiêu.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em vẫn ở mức cao.
- Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập DN có hiệu lực từ năm 2009;
- Đội ngũ cán bộ có năng lực của huyện đi học tập trung nhiều.
2.1.2. Công cụ cây mục tiêu, cây vấn đề
Công cụ này được sử dụng để xác định mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch.
2.1.2.1. Cây vấn đề
Cây vấn đề là việc xác định tập hợp các vấn đề về một chủ đề nào đó và sắp
xếp chúng theo một trình tự nhất định.

12
Ví dụ sơ đồ hình cây vấn đề:
Đói nghèo

Thiếu lương thực Tăng dân số

Năng suất thấp Thiếu đất sản xuất Q niệm lạc hậu Chưa KHH GĐ

Chưa Sản xuất Đất Đất Không Trình Chưa Nguồn


áp dụng giống cũ thoái dành được độ dân có CB KP
KHKT hoá cho CN tuyên trí thấp dân số hạn
bạc truyền, hẹp
mầu gd

Xây dựng cây vấn đề bắt đầu từ việc xác định các vấn đề then chốt, đánh
giá các vấn đề và tìm nguyên nhân dẫn đến vấn đề then chốt, sau đó tìm nguyên
nhân của những nguyên nhân cho đến khi nguyên nhân vấn đề then chốt được phát
hiện. Khi sắp xếp các vấn đề then chốt, các nguyên nhân thành các cấp thành sơ
đồ dạng hình cây. Theo chiều từ dưới lên treenm cây vấn đề cho biết mối quan hệ
nhân quả giữa các cấp: Cấp dưới là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả của cấp
sát trên nó. Theo chiều nganh, cây vấn đề thể hiện quan hệ giữa các yếu tố cùng
tác động. Bằng cách sơ đồ hóa này, người lập kế hoạch có thể có cái nhìn tổng thể
về vấn đề cần giải quyết, tác động của việc giải quyết vấn đề đã nêu.
2.1.2.2. Cây mục tiêu
Cây mục tiêu việc xác định tập hợp các mục tiêu cần đạt đến rồi sắp xếp
chúng theo một trình tự nhất định.
Cách đơn giản nhất để xây dựng cây mục tiêu là dựa vào các cây vấn đề đã
có nhưng tất cả các phát biểu mang tính tiêu cực (vấn đề) được đổi thành các phát
biểu mang tính tích cực (mục tiêu).
Ví dụ về cây mục tiêu:

13
Xóa Đói
nghèo

Đủ lương thực Giảm tỷ lệ tăng


DS

Tăng Năng suất Mở rộng đất sản xuất Thay đổi Quan Áp dụng KHH
thấp niệm GĐ

Áp Thay Cải Luân Làm tốt Nâng Làm Bổ


dụng đổi canh công cao tốt sung
tạo
KHKT giống
đất tăng vụ tác trình công nguồn
phù hợp tuyên độ dân tác KP
truyền trí dân số

Về cấu trúc cây mục tiêu có kết cấu giống cây vấn đề nhưng không phản
ánh quan hệ nhân quả mà là phương tiện - mục đích: Thực hiện thành công các
mục tiêu cấp dưới là phương tiện để đạt được cái đích là mục tiêu cấp trên.
2.1.3. Phương pháp xếp hạng ưu tiên
Thông thường, sau khi thảo luận hoặc lấy ý kiến cá nhân, có nhiều thông tin
đưa ra và yêu cầu phải được giải quyết, tuy nhiên, không phải mọi vấn đề đều giải
quyết được một cách đồng thời bởi nhiều lý do: Thiếu thốn nguồn vốn, thiếu thốn
con người , thiếu thốn về thời gian, thiếu thốn điều kiện thực hiện, ... do đó, những
vấn đề được người dân nêu ra phải được sắp đặt một trật tự ưu tiên trên cơ sở có
sự so sánh từng cạp vấn đề tại địa phương. Công việc sắp xếp này là sự xếp hạng.
Xếp hạng là việc sắp xếp những thông tin hay các vấn đề theo một trật tự
giúp xác định các vấn đề chủ yếu hiện tại của địa phương, đưa ra các ưu tiên của
người dân và tiêu chí tro các ưu tiên đó. Xếp hạng có thể sử dụng phối hợp với
phỏng vấn.
Xếp hạng thứ tự ưu tiên: Là phương pháp giúp xác định nhanh các vấn đề
chủ yếu hoặc các ưu tiên của cộng đồng, có thể thực hiện phương pháp này bằng
hình thức bỏ phiếu, cho điểm.
Xếp hạng hoặc cho điểm là sắp xếp một việc gì đó theo một trật tự. Các
công cụ phân tích như xếp hạng sẽ bổ sung cho phỏng vấn bán định hướng thông
qua việc tạo ra các thông tin cơ bản có thể dẫn đến có nhiều câu hỏi trực tiếp hơn.
Các công cụ đó có thể sẽ được sử dụng trong một phần của cuộc phỏng vấn hoặc
riêng rẽ. Ví dụ xếp hạng theo cặp (đôi) giúp xác định các vấn đề hoặc các ưu tiên
chính của mỗi thành viên cộng đồng và các chỉ tiêu xếp hạng của họ và có thể dễ
dàng so sánh các ưu tiên của từng các cá nhân khác nhau.
14
* Các phương pháp xếp hạng bao gồm:
- Xếp hạng theo ưu tiên (xếp hạng theo cách bỏ phiếu, bỏ hạt ngô, giơ tay
biểu quyết…)
- Xếp hạng theo cặp (đôi)
- Xếp hạng theo ma trận trực tiếp
* Phương pháp lựa chọn ưu tiên
- Lựa chọn ưu tiên bằng biểu quyết: Áp dụng thích hợp với số lượng người
được lấy ý kiến đông, cần có kết quả kịp thời. Có ưu điểm nhanh, dễ thực hiện.
Nhược điểm các ý kiến lựa chọn có thể bị ảnh hưởng bởi xu thế đám đông.
- Lựa chọn ưu tiên bằng bỏ phiếu: Áp dụng thích hợp với số lượng người
được lấy ý kiến đông. Có ưu điểm đảm bảo tính khách quan đối với lựa chon đối
với từng người, dễ thực hiện. Nhược điểm mất thời gian, phải chuẩn bị phương
tiện cần thiết: giấy, bút, hòm đựng phiếu, hạt ngô,… các phương tiện đựng.
- Xếp hạng cặp đôi: Áp dụng đối với đối tượng được xếp hàng không quá 6
lựa chọn và phản ánh vào bảng như sau (nên ký hiệu các lựa chọn bằng số):

Lựa chọn 1 Lựa chọn 2 Lựa chọn 3 Lựa chọn 4 Lựa chọn 5
Lựa chọn 1
Lựa chọn 2 1
Lựa chọn 3 1 3
Lựa chọn 4 4 4 4
Lựa chọn 5 1 5 5 4
Cộng 3 0 1 4 2

Bỏ trống phần tô mầu, lấy từng lựa chọn dòng để so ánh với lựa chọn cột
và thường lấy ý kiến bằng biểu quyết rồi ghi phương án lựa chọn vào ô trắng
tương ứng. Sau đó sẽ cộng xem từng lựa chọn có bao nhiêu lần được chọn và ghi
vào dòng cộng. Với ví dụ trên thì:
- Lựa chọn 4 xếp ưu tiên số 1
- Lựa chọn 1 ưu tiên số 2
- Lựa chọn 5 ưu tiên số 3
- Lựa chọn 3 ưu tiên số 4
- Lựa chon 2 ưu tiên số 5
2.2. Một số kỹ năng phục vụ công tác lập kế hoạch phát triển KT – XH cấp xã
2.2.1. Kỹ năng thúc đẩy
2.2.1.1. Khái niệm về thúc đẩy và quá trình thúc đẩy
Là hoạt động khuyến khích, động viên, lôi kéo và tăng cường sự giao tiếp từ
đối tượng này sang đối tượng khác để quá trình thảo luận nhóm đạt được kết quả
tốt nhất. Thúc đẩy là một quá trình giao tiếp được sử dụng thường xuyên trong
phát triển nông thôn nói chung và công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
nói riêng.

15
2.2.1.2. Vai trò của thúc đẩy
Thúc đẩy là cơ sở để tạo ra sự chia sẻ thông tin trong nhóm thảo luận
Thúc đẩy tạo cơ sở để chuyển từ quá trình bị động sang chủ động trong học
tập, làm việc nhóm, họp, hội thảo, tập huấn...
Thúc đẩy tạo ra niềm tin và hào hứng trong học tập, họp, hội thảo...
Thúc đẩy là một trong những hoạt động quan trọng để thực hiện công tác
khuyến nông lâm, phát triển nông thôn nh lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám
sát và đánh giá.
Kỹ năng thúc đẩy đợc sử dụng phổ biến hoạt động theo nhóm nhằm khuyến
khích tạo lập các ý tởng, kinh nghiệm, kiến thức của mọi ngời để cùng đa ra quyết
định và giải quyết vấn đề.
1.2.1.3. Mục đích của thúc đẩy
- Tạo sự tham gia của các thành viên
- Tạo điều kiện phân tích, giải quyết vấn đề
- Đạt được sự thống nhất
1.2.1.4. Quá trình thúc đẩy
Bước 1: Khởi động
- Mục đích: Tạo không khí cởi mở và tập trung các thành viên vào chủ đề.
- Các hoạt động: Khai mạc, giới thiệu mục tiêu, chương trình, thành phần
tham dự; xác định nguyên tắc làm việc và xác định mong đợi của các thành viên;
chuẩn bị hậu cần phục vụ cho cuộc hội họp.
Bước 2: Lựa chọn và phân tích chủ đề
- Mục đích: Cần thống nhất chủ đề cuộc họp, mô tả tình huống; lập ý tưởng,
phân tích, tìm lý do, ảnh hưởng; tìm các giải pháp, đánh giá và lựa chọn giải
pháp.
- Các hoạt động:
+ Các công cụ tạo ý tưởng: Philips xyz, Não công, Flashlight.
+ Các công cụ phân tích: Sơ đồ tư duy, SWOT, Sơ đồ 4 mảng, 5 câu hỏi tại
sao, xương cá.
+ Các công cụ lựa chọn ý tưởng: Bầu đa phương án, so sánh cặp, ma trận
tiêu chí.
Bước 3: Tổng kết/đúc rút
- Mục đích: Đánh giá quá trình và kết quả
- Các hoạt động: Thước đo, phản ánh cá nhân, phản ánh nhóm.
2.2.1.5. Một số kỹ năng sử dụng trong thúc đẩy
- Kỹ năng giao tiếp truyền đạt: là kỹ năng sử dụng nhiều trong thúc đẩy. Để
người khác nghe, hiểu được ý tưởng của người nói và hứng thú nghe thì người
thúc đẩy viên cần chú ý một số yếu tố sau:

16
+ Giọng nói: Cần nói với một âm lượng vừa phải, đúng ngữ điệu, rõ ràng,
dễ nghe và phải có cường độ cao, thấp, trầm bổng. Tốc độ nói không quá nhanh,
cũng không nên ê, a và nên có khoảng thời gian nghỉ tạm dừng ít phút sau khi kết
thúc một vấn đề. Tránh dùng từ đệm, nói lắp.
+ Ngôn ngữ cử chỉ: Cần tạo cử chỉ, phong cách, động tác tự nhiên, thỏa mái.
Nét mặt thể hiện sự nhiệt tình, tự tin, tôn trọng người nghe. Tăng cường giao tiếp
bằng mắt
+ Hình thức: Trang phục và cách trang điểm phải phù hợp với bối cảnh,
người tiếp xúc, đầu tóc cần gọn gàng, sạch sẽ, dễ nhìn.
+ Biết kìm chế sự hồi hộp: Cần chuẩn bị tốt nội dung cần truyền đạt, sử
dụng tối đa các phương tiện trực quan, tinh thần lạc quan, tự tin vào sự thành công.
- Kỹ năng lắng nghe: Thúc đẩy viên cần lắng nghe những gì người khác nói
và đưa ra ý kiến phản hồi và mời các thành viên phản hồi. Sau đây là một số lưu ý
cần ghi nhớ trong kỹ năng lắng nghe:
+ Khi lắng nghe cần: Bày tỏ mối quan tâm; Kiên nhẫn; Hiểu được vấn đề;
Thể hiện khách quan; Biểu lộ đồng cảm; Tích cực tìm hiểu ý nghĩa; Giúp đỡ ng-
ười nói phát triển năng lực; Rèn luyện khả năng giữ im lặng
+ Khi lắng nghe chúng ta cần tránh: Thúc giục người nói; Tranh cãi; Ngắt
lời người đang nói; Nhanh chóng chỉ trích khi chưa hiểu rõ; Lên giọng khuyên
bảo; Vội vàng kết luận; Để tình cảm của người nói trực tiếp lấn át đến tâm lý của
mình.
- Đặt câu hỏi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tạo cơ hội cho những thành
viên nhóm đợc tìm tòi, suy ngẫm, khám phá, tự quyết định.

Các loại câu hỏi Sử dụng

Câu hỏi tổng quát Khuyến khích mọi người suy nghĩ.
Dành cho nhóm. Có tác dụng khi bắt đầu một cuộc thảo luận, có
tính định hướng.
Câu hỏi trực tiếp Tạo điều kiện cho những người ít nói tham gia,
Hỏi một người cụ thể hoặc tránh độc quyền.
nhóm. Có thể tận dụng thông tin từ một ngời cụ thể
trong nhóm
Khi cuộc thảo luận bị mất hớng
Câu hỏi mở Để có ý kiến phản hồi, thành viên phải suy nghĩ.
Bắt đầu bằng : Ai, điều gì, Chất lượng thảo luận sẽ tốt hơn.
khi nào, ở đâu, nh thế nào, Phù hợp khi phân tích các tình huống khó khăn .
tại sao?...
Câu hỏi tìm sự kiện Nhằm làm sáng tỏ các thông tin cha rõ ràng.
Tránh được các giả định hoặc khái quát hoá.
Có giá trị trong giai đoạn bắt đầu cuộc thảo
luận.

17
Các loại câu hỏi Sử dụng

Chuyển câu hỏi cho người Đảm bảo các câu trả lời đều là của các thành
hỏi viên nhóm.
Giúp thành viên nhóm trao đổi ý kiến sôi nổi .
Câu hỏi gợi ý Khi muốn định hớng lại một cuộc thảo luận
Câu trả lời mong đợi đã đang đi chệch hướng.
được ngầm đa vào trong câu Giúp thúc đẩy sự kiểm soát và chịu trách nhiệm
hỏi. về quá trình.

- Kỹ năng diễn giải


Diễn giải là lặp lại những gì người khác đã nói bằng chính ngôn từ của
mình.
Sử dụng khi người nói phát biểu dài dòng, phức tạp hay khó hiểu; hoặc khi
người nói không diễn đạt suy nghĩ rõ ràng.
Không nên thường xuyên diễn giải vì sẽ làm chậm nhịp độ giao tiếp và
khiến các thành viên trong nhóm không muốn lắng nghe.
Nguyên tắc: Nếu người nói đã trình bày một hoặc hai câu thì bạn cũng nên
diễn giải lại bằng khoảng từng ấy từ. Nhưng nếu họ nói quá dài, bạn nên tóm tắt.
- Kỹ năng phản hồi: Phản hồi là đưa ra thông tin xác nhận lại hay đóng góp
những ý kiến để phát triển những thông tin có được. Nguyên tắc khi đa ra thông
tin phản hồi:
+ Phải rõ ràng về những điều mà bạn muốn nói với người nghe;
+ Bắt đầu với những điểm tích cực;
+ Phải cụ thể;
+ Chỉ ra được những vấn đề có thể thay đổi, cải tiến được;
+ Gợi ý cho sự chọn lựa thay đổi để đạt đợc tốt hơn;
+ Mang tính diễn tả hơn là đánh giá;
+ Chịu trách nhiệm về thông tin phản hồi;
+ Đa ra phản hồi sớm mà bạn có thể;
+ Số lượng thông tin phản hồi được đa không nên quá nhiều;
+ Lắng nghe ý kiến phản hồi tốt hơn là phản ứng tức thi hoặc tỏ ra tức giận;
+ Phải chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ được ý kiến phản hồi;
+ Không tin cậy hoàn toàn vào một nguồn phát thông tin;
+ Hỏi ý kiến người phản hồi về những điều bạn muốn mà không nhận được;
+ Quyết định những điều mà bạn sẽ làm trên cơ sở ý kiến phản hồi đã đề nghị.

18
2.1.2. Kỹ năng điều hành cuộc họp
Để điều hành cuộc họp có hiệu quả cần thực hiện một số bước cơ bản sau.
Bước 1: Lên chương trình cuộc họp
Chương trình cuộc họp cần tập họp đầy đủ những nội dung sẽ có trong cuộc
họp và ước lượng thời gian dành cho mỗi phần. Lưu ý không nên quá tham lam
mà đặt ra quá nhiều nội dung trong một cuộc họp hay bố trí thời gian không cân
đối và hợp lý giữa các phần. Thời gian tổ chức cuộc họp phù hợp để các đối tượng
tham gia đầy đủ nhất.
Bước 2: Thông báo mời họp
Sau khi lên chương trình cuộc họp, bước tiếp theo là phải gửi thông báo
mời họp đến các thành viên tham dự. Trong thông báo mời họp đặt biết họp xã,
họp thôn lập kế hoạch cần báo trước cuộc họp 2 ngày và nội dung cuộc họp. Bằng
cách này có thể thu thập được các ý kiến đóng góp của những thành viên sẽ dự họp.
Bước 3: Điều hành cuộc họp
Điều đầu tiên cần phải nhớ là nên bắt đầu cuộc họp đúng giờ. Ngay khi bắt
đầu cuộc họp cần tuyên bố mục đích của cuộc họp và giới thiệu tổng quan về
chương trình cuộc họp.
Là người điều hành, thì cần theo sát tiến trình cuộc họp để có những điều
chỉnh thích hợp cũng như ghi lại những quyết định chính mà cuộc họp đã thống
nhất.
Đảm bảo rằng tất cả thành viên hiểu rằng tại lúc bắt đầu nội dung nào là được
thảo luận, vấn đề cần giải quyết và các mục tiêu cần phải đạt được của cuộc họp.
Lắng nghe cẩn thận và duy trì cuộc họp tập trung về các mục tiêu của nó.
Ngăn chặn các hiểu lầm và sự mơ hồ và cố gắng duy trì sự trong sáng trong
các buổi thảo luận
Cố gắng để đạt được sự mãn nguyện lẫn nhau nhưng không lãng phí toàn bộ
thời gian của bạn vào các nội dung đơn lẻ. Kết thúc các thảo luận dài trước khi
quá muộn.
Tại cuối của mỗi nội dung trong chương trình họp, tổng kết cái gì đã được
thảo luận và cái gì đạt được sự đồng thuận.
Bước 4: Tổng kết cuộc họp
Kết thúc cuộc bạn nên tổng kết lại các nội dung chính để những người tham
dự có cái nhìn tổng quát và xuyên suốt cuộc họp; đồng thời ghi nhớ những điểm
đã thống nhất.
2.1.3. Kỹ năng soạn thảo văn bản trên máy tính
Kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính áp
dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức kinh tế được hướng dẫn bởi thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-
VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ bội vụ và Văn phòng Chính phủ về
Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

19
Ngày nay khó thể tìm thấy một văn bản chính thức nào của nhà nước mà
không được thực hiện trên máy tính. Trong công tác kế hoạch các văn bản liên
quan hầu hết cũng được soạn thảo trên máy vi tính vì vậy tài liệu hướng dẫn kỹ
năng soạn thảo văn bản trên máy vi tính với các quy định cần ghi nhớ sau:
* Khái niệm ký tự, từ, câu, dòng, đoạn
Khi làm việc với văn bản, đối tượng chủ yếu ta thường xuyên phải tiếp xúc
là các ký tự (Character). Các ký tự phần lớn được gõ vào trực tiếp từ bàn phím.
Nhiều ký tự khác ký tự trắng (Space) ghép lại với nhau thành một từ (Word). Tập
hợp các từ kết thúc bằng dấu ngắt câu, ví dụ dấu chấm (.) gọi là câu (Sentence).
Nhiều câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một
đoạn văn bản (Paragraph).
Trong các phần mềm soạn thảo, đoạn văn bản được kết thúc bằng cách nhấn
phím Enter. Như vậy phím Enter dùng khi cần tạo ra một đoạn văn bản mới. Đoạn
là thành phần rất quan trọng của văn bản. Nhiều định dạng sẽ được áp đặt cho
đoạn như căn lề, kiểu dáng,… Nếu trong một đoạn văn bản, ta cần ngắt xuống
dòng, lúc đó dùng tổ hợp Shift+Enter. Thông thường, giãn cách giữa các đoạn văn
bản sẽ lớn hơn giữa các dòng trong một đoạn.
Đoạn văn bản hiển thị trên màn hình sẽ được chia thành nhiều dòng tùy
thuộc vào kích thước trang giấy in, kích thước chữ... Có thể tạm định nghĩa dòng
là một tập hợp các ký tự nằm trên cùng một đường cơ sở (Baseline) từ bên trái
sang bên phải màn hình soạn thảo.
* Nguyên tắc tự xuống dòng của từ:
Trong quá trình soạn thảo văn bản, khi gõ đến cuối dòng, phần mềm sẽ thực
hiện động tác tự xuống dòng. Nguyên tắc của việc tự động xuống dòng là không
được làm ngắt đôi một từ. Do vậy nếu không đủ chỗ để hiển thị cả từ trên hàng,
máy tính sẽ ngắt cả từ đó xuống hàng tiếp theo. Vị trí của từ bị ngắt dòng do vậy
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như độ rộng trang giấy in, độ rộng cửa
sổ màn hình, kích thước chữ. Do đó, nếu không có lý do để ngắt dòng, ta cứ tiếp
tục gõ dù con trỏ đã nằm cuối dòng. Việc ngắt dòng tại đâu sẽ do máy tính lựa
chọn.
Cách ngắt dòng tự động của phần mềm hoàn toàn khác với việc ta sử dụng
các phím tạo ra các ngắt dòng "nhân tạo" như các phím Enter, Shift+Enter hoặc
Ctrl+Enter. Nếu ta sử dụng các phím này, máy tính sẽ luôn ngắt dòng tại vị trí đó.
Nguyên tắc tự xuống dòng của từ là một trong những nguyên tắc quan trọng
nhất của soạn thảo văn bản trên máy tính.
* Một số quy tắc gõ văn bản cơ bản:
- Khi gõ văn bản không dùng phím Enter để điều khiển xuống dòng.
Thật vậy trong soạn thảo văn bản trên máy tính hãy để cho phần mềm tự
động thực hiện việc xuống dòng. Phím Enter chỉ dùng để kết thúc một đoạn văn
bản hoàn chỉnh.
- Giữa các từ chỉ dùng một dấu trắng để phân cách. Không sử dụng dấu
trắng đầu dòng cho việc căn chỉnh lề.
20
Một dấu trắng là đủ để phần mềm phân biệt được các từ. Khoảng cách thể
hiện giữa các từ cũng do phần mềm tự động tính toán và thể hiện. Nếu ta dùng
nhiều hơn một dấu cách giữa các từ phần mềm sẽ không tính toán được chính xác
khoảng cách giữa các từ và vì vậy văn bản sẽ được thể hiện rất xấu. Ví dụ:
Sai: Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải trải qua việc tặng quà và
nhận quà tặng từ người khác.
Đúng: Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải trải qua việc tặng quà và
nhận quà tặng từ người khác.
- Các dấu ngắt câu như chấm (.), phẩy (,), hai chấm (:), chấm phảy (;), chấm
than (!), hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu
trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung.
Lý do đơn giản của qui tắc này là nếu như các dấu ngắt câu trên không được
gõ sát vào ký tự của từ cuối cùng, phần mềm sẽ hiểu rằng các dấu này thuộc vào
một từ khác và do đó có thể bị ngắt xuống dòng tiếp theo so với câu hiện thời và
điều này không đúng với ý nghĩa của các dấu này. Ví dụ:
Sai: Hôm nay , trời nóng quá!
Hôm nay,trời nóng quá !
Hôm nay ,trời nóng quá!
Đúng: Hôm nay, trời nóng quá!
- Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do đó
ký tự tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này. Tương tự, các dấu đóng
ngoặc và đóng nháy phải hiểu là ký tự cuối từ và được viết sát vào bên phải của ký
tự cuối cùng của từ bên trái. Ví dụ:
Sai:
Thư điện tử ( Email ) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Thư điện tử (Email ) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Thư điện tử ( Email) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Thư điện tử(Email) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Thư điện tử(Email ) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Đúng: Thư điện tử (Email) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và
hữu ích.
Chú ý:
- Các qui tắc gõ văn bản trên chỉ áp dụng đối với các văn bản hành chính
bình thường. Chúng được áp dụng cho hầu hết các loại công việc hàng ngày từ
công văn, thư từ, hợp đồng kinh tế, báo chí, văn học. Tuy nhiên có một số lĩnh vực
chuyên môn hẹp ví dụ soạn thảo các công thức toán học, lập trình máy tính thì
không nhất thiết áp dụng các qui tắc trên.
- Các qui tắc vừa nêu trên có thể không bao quát hết các trường hợp cần chú
ý khi soạn thảo văn bản trên thực tế. Nếu gặp các trường hợp đặc biệt khác, các
21
bạn hãy vận dụng các suy luận có lý của nguyên tắc tự xuống dòng của máy tính
để suy luận cho trường hợp riêng của mình.

BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 2


Bài thực hành số 1. Thực hành gõ văn bản trên máy vi tính.
Bài thực hành số 2. Công cụ SWOT, Thực hành viết cây vấn đề, cây mục tiêu.
Bài thực hành số 3. Điều hành cuộc họp, lựa chọn ưu tiên.

22
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI CẤP XÃ
3.1. Tổng quan quy trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp
3.1.1. Chuẩn bị lập kế hoạch
- Thành lập hoặc kiện toàn các tổ công tác cấp tỉnh, huyện, xã và thôn: Tiến
hành trước mùa kế hoạch để xác định rõ những đối tượng tham gia vào quá trình
hỗ trợ hoặc trực tiếp lập kế hoạch cấp xã.
- Đào tạo Kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ kế hoạch của tổ công tác thôn,
xã, huyện, tỉnh: cần được thường xuyên trau dồi và nâng cao qua giao lưu, trao đổi
kinh nghiệm hoặc các hình thức đào tạo mới hoặc đào tạo củng cố.
- Phân công cán bộ hỗ trợ: Cán bộ tổ công tác kế hoạch huyện được phân
công phụ trách xã/nhóm xã cụ thể để thúc đẩy công tác kế hoạch tại cấp xã.
- Chuẩn bị văn phòng phẩm: Chuẩn bị giấy A0, A4, bảng phấn, bút dạ, giấy
màu, biểu mẫu lập kế hoạch (Bản trên giấy đối với thôn, các ban ngành và bản
trên máy tính cho cấp xã)… để phục vụ cho quá trình lập kế hoạch ở xã và thôn.
- Chuẩn bị kinh phí mua sắm văn phòng phẩm phục vụ công tác kế hoạch:
Trong dự toán chi Ngân sách xã hàng năm và các nguồn khác.
3.1.2. Xây dựng kế hoạch
Để xây dựng một bản kế hoạch theo phương pháp có sự tham gia gắn với
nguồn lực đảm bảo chất lượng thì yêu cầu phải thực hiện tuần tự các bước sau:
Bước 1: UBND xã ban hành văn bản chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng kế
hoạch:
Bước 2: Thu thập thông tin
- Thu thập từ thôn
- Thu thập thông tin từ các Ban, Ngành, Đoàn thể xã, các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn.
- Cung cấp thông tin định hướng phát triển từ huyện
Bước 3: Tổng hợp kế hoạch xã
Bước 4: Thảo luận, thông qua dự thảo kế hoạch và báo cáo cấp trên
Bước 5: Tham vấn cộng đồng
Bước 6: Thông qua kế hoạch chính thức và báo cáo
Bước 7: Phê duyệt và thông qua bản kế hoạch
3.2.3. Thực hiện kế hoạch
Các tổ chức, cá nhân được giao thực hiện hoặc hỗ trợ tiến hành các hoạt
động trong quyết định phê duyệt kế hoạch của UBND xã chịu trách nhiệm thực
hiện kế hoạch (bao gồm đóng góp, đôn đốc, huy động các nguồn lực từ các bên
liên quan, tiến hành khâu nối, tổ chức thực hiện các hoạt động).

23
Căn cứ vào kế hoạch đã được duyệt, các đơn vị cần xây dựng và công bố kế
hoạch hoạt động, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, cán bộ liên quan nhằm
đảm bảo thực hiện hoạt động đã đề ra đúng tiến độ.
Người tổ chức thực hiện phải tổ chức huy động hoặc tiếp nhận nguồn lực để thực
hiện các hoạt động đúng theo kế hoạch giao.
Trong quá trình thực hiện phải liên tục đánh giá những thuận lợi, khó khăn,
đề xuất giải pháp hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nội dung được
thể hiện trong các báo cáo hàng tháng hoặc báo cáo theo dõi, đánh giá theo chuyên
đề.
3.2.4. Theo dõi, đánh giá
Kế hoạch theo dõi, đánh giá do tổ công tác lập và được xây dựng và phê
duyệt cùng với bản kế hoạch xã.
Căn cứ kế hoạch theo dõi, đánh giá được duyệt, định kỳ Trưởng thôn, tổ
công tác xã, các Ban, Ngành, Đoàn thể xã, HĐND xã, cơ quan chức năng cấp trên
tổ chức thực hiện việc theo dõi và đánh giá.
Sơ đồ 1: Mô hình các bước xây dựng bản đề xuất kế hoạch xã
Tổng quan về xây dựng kế hoạch KTXH xã

Chuẩn bị Tổng hợp Hội nghị xã


Cấp huyện

Thông tin tài chính từ cấp Chỉ đạo xây dựng kế


huyện (III.1.A,B,C)
hoạch từ huyện

3. Tổng hợp thông 4. Hội nghị kế hoạch


1. Chỉ đạo xây
tin và dự thảo kế xã
dựng kế hoạch
hoạch xã
của UBND xã 5. Tham vấn kế hoạch

6. Phê duyệt thông


2. Thu thập thông qua kế hoạch
tin
Cấp xã

7. Thực hiện & Theo


dõi - Đánh giá

Kết quả đạt được


Văn bản chỉ đạo xây dựng
Kế hoạch xã (II.1)
· Kết quả tổng hợp Vấn đề,
Biểu số liệu cơ bản (II.2) Nguyên nhân, Giải pháp
· Kế hoạch KTXH
· Xác định mục tiêu
Cấp xã

Chính thức của xã


· Tổng hợp hoạt động
· Khung theo dõi đánh
· Cân đối tài chính
giá
· Dự thảo Kế hoạch xã
(Phụ lục II.6.A,B, II.7)
(Phụ lục II.4.A,B, II.5.A,B,C,
II.6.A,B, II.7)
Biểu số liệu cơ bản (I.1)
Thôn bản & Ban ngành ...

Hoạt động đề xuất (I.2)


Định hướng & Tình hình
phát triển (I.3) Kế hoạch hành động của
thôn bản

Kế hoạch hành động


Hoạt động đề xuất (II.3) ngành

24
3.2. Phương pháp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã
3.2.1. Kết cấu bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp xã
Bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp xã (mẫu Phụ lục II.7B)
bao gồm 2 phần chính như sau:
Phần I. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm báo
cáo
Phần II. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm kế hoạch. Trong phần II,
bao gồm 5 phần:
(1) Dự báo tình hình
- Các yếu tố dự kiến có tác động tích cực
- Các yếu tố dự kiến có tác động tiêu cực.
(2) Các mục tiêu tổng thể
(3). Các giải pháp chính (của từng lĩnh vực)
(4) Khung Kế hoạch
- Khung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (Phụ lục II.6A)
- Khung đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (Phụ lục II.6A)
(5) Tổ chức thực hiện
3.2.2. Trình tự x์ây dựng bản kế hoạch
Bước 1. UBND xã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch
* Thời gian: Tuần đầu tháng 5 năm báo cáo
* Trách nhiệm thực hiện: Chủ tịch UBND xã hoặc tổ trưởng tổ công tác xã
* Thành phần tham gia: tổ công tác xã, các Ban, Ngành, Đoàn thể, các đơn vị
đóng trên địa bàn xã
* Nội dung:
- UBND xã ban hành văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các Ban, Ngành, Đoàn
thể xã và các thôn triển khai công tác kế hoạch. Đồng thời gửi văn bản chỉ đạo này
tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã (trường học, trạm y tế, các doanh nghiệp,
hợp tác xã, ban quản lý dự án,…) để yêu cầu những đơn vị này phối hợp cung cấp
thông tin trong công tác xây dựng kế hoạch.
Phụ lục II.1 - Mẫu văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch xã gửi
thôn và ban ngành.
- Ngoài văn bản chỉ đạo, Tổ công tác kế hoạch xã chuẩn bị các mẫu biểu
cần thiết phục vụ cho công tác lập kế hoạch và gửi đồng thời cùng với văn bản chỉ
đạo.
+ Bộ biểu mẫu gửi thôn (bản) bao gồm:
Phụ lục I.1 (Số liệu cơ bản thôn, bản)
Phụ lục I.2 (Định hướng phát triển kinh tế- xã hội thôn)

25
Phụ lục I.3 ( Biểu kế hoạch đề xuất thôn)
Phụ lục I.4 (Biên bản họp thôn)
+ Bộ biểu gửi các ban, ngành đoàn thể:
Phụ lục II.3 (Biểu kế hoạch đề xuất của ban, ngành, đoàn thể)
Bước 2. Thu thập thông tin
Đây là bước rất quan trong trong quy trình xây dựng bản kế hoạch. Thông
tin phục vụ cho việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được thu thập từ 3
nguồn cơ bản:
(1) Thu thập thông tin từ thôn
* Thời gian: Đầu tháng 5
* Trách chịu trách nhiệm: Trưởng thôn
* Đối tượng tham gia: Tổ công tác thôn và đại diện các hộ dân trong thôn.
* Nội dung các công việc
Sau khi nhận được Văn bản chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng kế hoạch của
Ủy ban Nhân dân xã, Trưởng thôn cần chỉ đạo thực hiện các việc sau:
- Thành lập hoặc kiện toàn tổ công tác thôn
Tổ công tác thôn gồm có: Trưởng thôn làm tổ trưởng, 01 thư ký và các đại
diện ban ngành, đoàn thể và hộ nông dân tiêu biểu trong thôn.
- Họp trù bị
Tổ công tác tiến hành họp trù bị và chuẩn bị các nội dung sau:
+ Thông qua văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch của xã;
+ Lập biểu số liệu cơ bản theo Phụ lục I.1;
+ Lập báo cáo Đánh giá khái quát tình hình kinh tế - xã hội trong năm báo
cáo và đề xuất định hướng phát triển trong năm kế hoạch theo Phụ lục I.2;
+ Thảo luận các vấn đề trong thôn, phân tích nguyên nhân, giải pháp, dự
kiến hoạt động cần thực hiện, thời gian tiến hành, trách nhiệm, nguồn lực để thực
hiện và các thông tin khác, sắp xếp thứ tự ưu tiên giải quyết. Lập bảng kế hoạch
đề xuất theo Phụ lục I.3 và trình bày lên giấy A0 hoặc bảng để đưa ra thảo luận tại
cuộc họp thôn.
+ Chuẩn bị nội dung và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tổ
chức cuộc họp thôn: Chương trình làm việc, văn phòng phẩm cần thiết, thông báo
thời gian địa điểm, nội dung cuộc họp tới các hộ trong thôn và mời tổ công tác xã.
Lưu ý: Cần thông báo trước đến toàn bộ các hộ dân; Cần chọn thời gian
phù hợp để đảm bảo số lượng tham gia cuộc họp thôn.
- Họp thôn
Trưởng thôn tổ chức cuộc họp toàn thôn theo trình tự như sau:
+ Tuyên bố lý do, giới tiệu đại biểu và thông qua chương trình làm việc;
26
+ Khái quát một số chỉ tiêu trong Biểu số liệu cơ bản (Phụ lục I.1);
+ Khái quát tình hình kinh tế - xã hội năm báo cáo và đề xuất định hướng
phát triển năm kế hoạch (Phụ lục I.2).
+ Trình bày Bảng kế hoạch đề xuất (Phụ lục I.3) đã được Tổ công tác chuẩn
bị từ cuộc họp trù bị trước, hỗ trợ thảo luận để nhất trí, bổ sung hoặc loại bỏ
những vấn đề, giải pháp và hoạt động trong bảng đề xuất, thống nhất về thứ tự ưu
tiên các hoạt động, trách nhiệm và nguồn lực thực hiện (bao gồm nguồn dân góp
và các nguồn khác).
Thư ký hoàn chỉnh biên bản họp thôn theo mẫu Phụ lục I.4 và điền các nội
dung đã thống nhất vào Phụ lục I.2;
+ Trưởng thôn tuyên bố kết thúc cuộc họp.
- Sau họp thôn
Tổ công tác thôn hoàn chỉnh Biểu số liệu cơ bản (Phụ lục I.1), Bảng kế
hoạch đề xuất (Phụ lục I.3) và Biên bản họp thôn (Phụ lục I.4) gửi lên xã.
Cần kết thúc các hoạt động lập đề xuất kế hoạch tại thôn và báo cáo kết
quả lên xã trước khi kết thúc tháng 5 của năm báo cáo.
(2) Thu thập thông tin từ các ban ngành đoàn thể thể xã, các cơ quan đơn vị tổ
chức doanh nghiệp, HTX đóng trên địa bàn
Sau khi có Văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch của UBND xã, Tổ công tác
xã phân công cho từng thành viên (trừ các Trưởng thôn) phụ trách từng lĩnh vực tổ
chức thu thập thông tin.
* Thời gian: Tháng 5 năm báo cáo
* Chịu trách nhiệm: Tổ công tác xã phân công cho từng thành viên (trừ các
Trưởng thôn)
* Đối tượng tham gia: Các Ban, Ngành, Đoàn thể xã, đơn vị sự nghiệp, trường học,
trạm y tế, Ban quản lý dự án, doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị liên quan
đóng trên địa bàn có trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác lập kế
hoạch xã.
* Nội dung:
Trưởng các Ban, Ngành, Đoàn thể xã, đơn vị sự nghiệp, trường học, trạm y
tế, Ban quản lý dự án, doanh nghiệp, hợp tác xã, và các đơn vị liên quan chỉ đạo
đơn vị mình cung cấp thông tin phục vụ lập kế hoạch xã.
Trong phạm vi lĩnh vực mình quản lý, tiến hành xác định các vấn đề, tồn tại
cần giải quyết, phân tích nguyên nhân, giải pháp, dự kiến những hoạt động cần
thực hiện để khắc phục tồn tại/vấn đề đó; nêu cụ thể thời gian tiến hành, trách
nhiệm, nguồn lực dự kiến và các thông tin bổ sung khác và điền Phụ lục II.3 theo
nội dung tương ứng;
Thống kê xã có trách nhiệm điển biểu II.2 - số liệu cơ bản.
Hoạt động này nên kết thúc và báo cáo xã trước khi kết thúc tháng 5 của
năm báo cáo.
27
(3) Thông tin định hướng phát triển từ huyện
* Thời gian: Nửa đầu tháng 6
* Chịu trách nhiệm: Phòng Tài chính kế hoạch Huyện
* Đối tượng tham gia: Các phòng ban chuyên môn và xã
* Nội dung: UBND huyện ban hành Văn bản chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch
cung cấp cho các Phòng, Ban của huyện và các xã thông tin định hướng về phát
triển Kinh tế xã hội của huyện, các hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án và
khái quát về ngân sách xã (đối với các xã). Chi tiết theo Phụ lục III.1.A, B, C.
Bước 3. Tổng hợp kế hoạch xã
* Thời gian: nửa đầu tháng 6
* Chịu trách nhiệm: Tổ trưởng tổ công tác xã
* Đối tượng tham gia: Tổ công tác xã
* Nội dung công việc:
(1). Tổng hợp khung kế hoạch xã
- Nguyên tắc tổng hợp:
+ Tổ trưởng hướng dẫn chia tổ công tác xã thành 3 nhóm tổng hợp, phân
công trưởng nhóm và thư ký:
Nhóm kinh tế: Chịu trách nhiệm về các lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ sản, công nghiệp, thương mại dịch vụ, cơ sở hạ tầng;
Nhóm Chính quyền: Chịu trách nhiệm về các lĩnh vực liên quan đến hoạt
động chính quyền, đoàn thể, tài nguyên môi trường, an ninh, quốc phòng, ngân
sách phát triển xã;
Nhóm Văn hoá Xã hội: Chịu trách nhiệm về các lĩnh vực liên quan đến các
vấn đề văn hóa xã hội như Y tế, giáo dục, văn hoá xã hội, lao động việc làm, xóa
đói giảm nghèo, thể dục thể thao.
+ Nhập phụ lục II.3 trước, Phụ lục I.3 sau: Lấy biểu II.3 làm trung tâm, tiến
hành tổng hợp trước sau khi kết thúc mới chuyển sang các biểu của thôn bản I.3
để bổ sung trên cơ sở đã có thì bỏ qua, chưa đề cập thì bổ sung và ghi tên thôn bản
có nội dung bổ sung đó vào trong ngoặc.
- Phương pháp tổng hợp kết quả
+ Tổng hợp vấn đề, nguyên nhân, xác định mục tiêu và giải pháp - Phụ lục
II.4.A.
Các nhóm liệt kê, phân tích, chỉnh sửa cách phát biểu các vấn đề và nguyên
nhân tương ứng trong Phụ lục II.3 thuộc từng lĩnh vực, nhóm các vấn đề giống
nhau và ghi vào cột vấn đề của Phụ lục II.4.A. Mỗi vấn đề ghi vào một ô lớn, các
nguyên nhân tương ứng của vấn đề ghi cột nguyên nhân của phụ lục II.4.A.
Khi tổng hợp xong từng vấn đề và nguyên nhân tương ứng trong Phụ lục
II.3, bổ sung các vấn đề từ Phụ lục I.3 theo nguyên tắc đã nói ở trên. Căn cứ vào
các vấn đề và nguyên nhân đã chỉ ra, nhóm tổng hợp xác định mục tiêu cần đạt
28
được theo cách phát biểu ngược lại với vấn đề đã nêu. Nếu phát biểu ngược lại
không khả thi thì tìm một mục tiêu tương đương khác diễn tả trạng thái khi các
nguyên nhân được giải quyết. Ghi lại mục tiêu vừa xác định vào cột Mục tiêu
trong Phụ lục II.4.A.
+ Tổng hợp hoạt động đề xuất - Phụ lục II.4.B:
Ghi các hoạt động của mỗi lĩnh vực các ban ngành đoàn thể (II.3) và của
thôn bản (I.3) vào cùng một trang của Phụ lục II.4.B. Các bước như sau:
Chép lại các hoạt động đề xuất trong Phụ lục II.3 vào Phụ lục II.4.B.
Rà soát, bổ sung thông tin từ biểu hoạt động đề xuất của thôn bản (Phụ lục
I.2) vào Phụ lục II.4.B theo lĩnh vực.
Chú ý: Có thể nhập thông tin số liệu vấn đề, nguyên nhân, xác định mục
tiêu và giải pháp và các hoạt động đề xuất từ phụ lục II.3 và I.3 trực tiếp vào
Phụ lục II.5A (Biểu tổng hợp vấn đề, nguyên nhân, mục tiêu, giải pháp), Phụ
lục II.5B (Biểu tổng hợp đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xã) trong
Bộ biểu tổng hợp Excel phục vụ cho công tác lập kế hoạch tương ứng theo
nguyên tắc đã trình bày trên.
(2). Nhập kết quả tổng hợp vào máy vi tính
- Yêu cầu:
+ Phải có máy tính cài đặt chương trình Excel và Bộ biểu tổng hợp Excel
phục vụ cho công tác lập kế hoạch.
+ Cán bộ tổng hợp biết sử dụng chương trình Excel.
- Cách nhập Phụ lục II.5.A, B:
+ Trường hợp 1: Nếu đã tổng hợp thông tin vào biểu II.4A và II.4B thì sẽ
nhập thông tin, số liệu theo thứ tự như sau:
Phụ lục II.4.A nhập vào Phụ lục II.5.A;
Phụ lục II.4.B nhập vào Phụ lục II.5.B.
+ Trường hợp 2: Nếu không tổng hợp thông tin vào phụ lục II.4A và II.4B
thì tổng hợp trực tiếp vào Phụ lục II.5A, Phụ lục II.5B trên máy vi tính tương ứng
theo nguyên tắc đã trình bày trên.
- Cách nhập Phụ lục II.2A- Số liệu cơ bản trên phần mềm Kế hoạch :
Căn cứ vào số liệu trên phụ lục I.1- Số liệu cơ bản do các thôn gửi lên, cán
bộ nhập số liệu vào từng dòng chỉ tiêu tương ứng của từng thôn/xóm, phần mềm
tự động cộng số liệu của các thôn/xóm.
Số liệu cột tổng cộng dùng để đối chiếu với số liệu biểu II.2 - Số liệu cơ bản
do thống kê xã cung cấp. Nếu có sự sai lệch lớn giữa 2 biểu số liệu này cán bộ
tổng hợp cần kiểm tra để điều chỉnh. Tuy nhiên, số liệu của thống kê xã được ưu
tiên xem xét bởi số liệu này có tính pháp lý cao hơn.
(3). Xác định nguồn lực tài chính cho các hoạt động đề xuất
* Trách nhiệm: Chủ tịch xã, Kế toán
29
* Thời gian: Sau khi nhập Phụ lục II.5B (Biểu tổng hợp đề xuất kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội xã)
* Căn cứ để xác định nguồn lực là các thông tin về các nguồn lực trên địa
bàn: Các chương trình mục tiêu, dự án, phân bổ dự toán ngân sách năm kế hoạch,
cam kết đóng góp của dân, các nhà tài trợ.
* Các bước tiến hành:
+ Rà soát danh mục hoạt động đề xuất, bỏ qua các hoạt động thường xuyên,
nếu xét thấy hoạt động nào đáp ứng tiêu chí và có khả năng được đưa vào các
chương trình mục tiêu, chương trình sự nghiệp … và các chương trình đó có trong
danh sách do huyện cung cấp thì bàn bạc và xác định nguồn vốn cho hoạt động là
tên chương trình đó.
+ Thảo luận về mức dự kiến tài chính của hoạt động để đưa ra điều chỉnh
cho càng sát với thực tế càng tốt. Với các hoạt động có các mục không cụ thể, không
ghi rõ về thời gian, trách nhiệm…thì xóa bỏ khỏi danh sách hoạt động đề xuất.
+ Chỉnh sửa Phụ lục II.5B
Sau khi đã hoàn chỉnh các nội dung đã nêu, Tổ trưởng Tổ công tác yêu cầu
cán bộ cập nhập các nội dung đã sửa đổi vào Phụ lục II.5.B.
Các kết quả cập nhập sẽ được tự động chuyển sang Khung Kế hoạch hoạt
động (Phụ lục II.6.A) bao gồm các chương trình mục tiêu, các chương trình xây
dựng cơ bản khác, hoặc sử dụng vốn sự nghiệp khác. Các hoạt động đề xuất khác
có nguồn vốn chưa xác định rõ sẽ được tự động chuyển sang Khung kế hoạch đề
xuất (Phụ lục II.6.B) bao gồm các hoạt động không chắc chắn về nguồn lực tài
chính.
+ Kết quả phụ lục II.5.C, II.6.A, B được kế toán sử dụng để lập dự toán
ngân sách năm kế hoạch và bảo vệ dự toán với phòng Tài chính kế hoạch huyện.
+ Căn cứ vào dự toán ngân sách xã đã được thảo luận phê duyệt. Cán bộ
tổng hợp tiến hành điều chỉnh nguồn nguồn lực trên phụ lục II.5B.
(4). Viết dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã
* Trách nhiệm: Cán bộ văn phòng thống kê
* Thời gian: Sau khi hoàn thành việc tổng hợp
* Chuẩn bị: Phụ lục II.7A; Phụ lục II.2; Phụ lục II.5 A; Phụ lục II.6 A, B
* Nội dung Dự thảo:
- Viết phần I. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội năm báo cáo
- Viết phần II. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm kế hoạch.
Ghi chú: Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được hướng dẫn chi
tiết ở phụ lục II.7A.
Bước 4. Thảo luận, thông qua dự thảo kế hoạch và báo cáo cấp trên

30
* Thành phần: Tổ công tác xã, đại diện tổ công tác thôn, đại diện các ban ngành
đoàn thể, các đơn vị đóng trên địa bàn xã, một số nông dân tiêu biểu.
* Thời gian: Tháng 7
* Chuẩn bị:
- Ngày, địa điểm và thành phần đại biểu tham gia hội nghị, phát giấy mời.
- Phân công cán bộ hỗ trợ (tổ chức và phục vụ hậu cần)
- Chuẩn bị trang thiết bị, tài liệu phục vụ hội thảo bao gồm bảng biểu, tài liệu
phô tô, thiết bị âm thanh ..vv.
- Trình bày Phụ lục II.6.A, B ra bảng lớn hoặc giấy A0 để dễ thảo luận và sắp
xếp ưu tiên.
* Nội dung cuộc họp thảo luận dự thảo kế hoạch xã
- Trình bày tóm tắt các thông tin do huyện gửi xuống trước Hội nghị để tất cả
các đại biểu tham dự đều nắm được chủ trương, định hướng chung của huyện
trước khi thảo luận các vấn đề của xã.
- Trình bày những nội dung nổi bật nhất về tất cả các mặt kinh tế - xã hội của
xã (kể cả đánh giá năm hiện tại và mục tiêu đề xuất năm kế hoạch).
- Thảo luận chung về những điểm nổi bật đã trình bày.
- Tóm tắt Phụ lục II.6.A về các hoạt động đã dự kiến nguồn lực.
- Tóm tắt Phụ lục II.6.B về các hoạt động đề xuất.
- Sắp xếp ưu tiên thực hiện các hoạt động đề xuất trong Phụ lục II.6.B.
- Thảo luận và thống nhất toàn hội nghị về phân bổ kinh phí Phát triển xã cho
các hoạt động đề xuất đã sắp xếp ưu tiên. Sau khi thống nhất, chuyển những
hoạt động đề xuất đã được phân bổ nguồn vốn sang Phụ lục II.6.A.
- Chủ tịch xã kết luận hội nghị. Kết luận của hội nghị trong đó có việc phân
bổ nguồn lực thuộc ngân sách xã phải được ghi thành biên bản theo Phụ lục II.8.
Sau khi hoàn chỉnh bản Kế hoạch dự thảo xã, gửi lên Phòng Tài chính - Kế
hoạch để báo cáo.
Việc thảo luận, thông qua dự thảo kế hoạch, chỉnh sửa, hoàn thiện phụ lục
II.7 theo mẫu II.7B. và báo cáo kế hoạch được thực hiện trong nửa cuối tháng 7
năm hiện tại (năm báo cáo).
Bước 5. Tham vấn cộng đồng
- Chịu trách nhiệm: Tổ trưởng tổ công tác xã hoặc Chủ tịch UBND xã
- Thành phần tham gia: Tổ công tác xã
- Đối tượng tham vấn: Thôn, Ban ngành đoàn thể, các đơn vị đóng trên địa bàn xã,
phòng tài chính kế hoạch huyện
* Chuẩn bị:
- Phụ lục II.9 B - Phiếu phản hồi: dành cho cán bộ tham vấn

31
- Phụ lục II.9 A - Phiếu tham vấn; Phụ lục II.6A
- Tổng hợp kế hoạch hoạt động; Phụ lục II.6B- Tổng hợp kế hoạch đề xuất:
Gửi tất cả đối tượng tham vấn.
- Phụ lục II.7 - Bản thảo Kế hoạch xã: chỉ gửi cho các lãnh đạo xã
* Hình thức tham vấn:
- Tham vấn trực tiếp: Thành viên Tổ công tác kế hoạch xã xuống địa bàn,
phối hợp với lãnh đạo đơn vị/ cộng đồng nơi tổ chức tham vấn, tiến hành họp
thông báo chi tiết bản dự thảo kế hoạch xã, nhấn mạnh các nội dung liên quan trực
tiếp đến đơn vị/ cộng đồng đó, công bố thời gian ghi nhận ý kiến phản hồi, giao
đại diện nơi tổ chức tham vấn thu thập ý kiến vào phiếu tham vấn và gửi lại cho
Tổ công tác trong vòng 1 tuần sau khi thực hiện tham vấn.
- Tham vấn giám tiếp: Công bố nội dung bản thảo kế hoạch xã qua hệ thống
phát thanh, loa truyền thanh, nêu rõ địa điểm nơi trưng bày Bản thảo kế hoạch xã
và dán Phụ luc II.6A và II.6B lên các bảng tin công cộng của xã, thôn hoặc ở nơi
có đông người qua lại, thời gian, địa điểm ghi nhận phản hồi, ý nghĩa và quyền lợi
của các bên khi tham gia tham vấn.
Gửi bản thảo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xã kèm phiếu đề nghị tham
vấn tới các đơn vị liên quan đóng trên địa bàn.
* Tổng hợp, xử lý thông tin tham vấn:
- Tổng hợp thông tin: Các ý kiến đóng góp trực tiếp sẽ do cán bộ đã được
giao trách nhiệm tại UBND xã ghi nhận vào phiếu ghi nhận tham vấn trong Phụ
lục II.9.A trong suốt thời gian tham vấn đã công bố.
- Rà soát thông tin, chỉnh sửa bổ sung vào bản Dự thảo kế hoạch: Khi kết
thúc thời hạn tiếp nhận ý kiến tham vấn, tổ công tác kế hoạch xã cần thu thập và
tổng hợp các phiếu tham vấn và cân nhắc để đưa vào bản thảo kế hoạch xã. Ý kiến
nào không đưa vào bản thảo thì phải giải thích rõ tại sao và có thông báo trở lại
bằng văn bản đến cộng đồng, đơn vị theo mẫu phiếu phản hồi trong Phụ lục II.9.B.
- Phản hồi: Công bố kết quả cập nhật ý kiến tham vấn trên hệ thống truyền
thanh theo tần suất và vào thời gian phù hợp, tại bảng tin công cộng của xã hoặc
gửi phiếu phản hồi cho các đơn vị liên quan.
Bước 6. Thông qua kế hoạch chính thức và báo cáo
* Thời gian: Cuối tháng 12 năm báo cáo
* Chịu trách nhiện: Tổ trưởng tổ công tác xã
* Thành phần: Tổ công tác xã và các đại biểu tham gia hội nghị tổng kết cuối năm
* Chuẩn bị:
- Bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vào (PL II.7B) - sau khi đã cập nhật,
bổ sung thông tin dựa trên tình hình thực hiện kế hoạch thực tế của các tháng cuối
năm, thông tin thêm từ các chương trình, dự án và từ huyện.
- Phụ lục II.10 - Nghị quyết của HĐND

32
* Thực hiện: Sau khi đã được HĐND Huyện giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển
Kinh tế xã hội và dự toán ngân sách, Tổ công tác kế hoạch xã sẽ hoàn chỉnh bản
kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội và thông qua HĐNDX:
- Trình bày bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dự thảo (PL II.7B) trong
hội nghị xã
- Thảo luận bản dự thảo kế hoạch: Đánh giá năm báo cáo, các chỉ tiêu năm
kế hoạch, cá hoạt động và phân bổ nguồn lực.
- Thống nhất và thông qua bản kế hoạch xã: Bản kế hoạch được HĐND xã
thảo luận và thông qua vào kỳ họp cuối năm đã được ghi vào nghị quyế sẽ có giá
trị pháp lý chính thức và được báo cáo lên các cơ quan cấp trên gồm UBND huyện,
Phòng Tài chính - Kế hoạch và các cơ quan khác.
Bước 7: Phê duyệt và thông báo kế hoạch:
* Thời gian: Cuối tháng 12 năm báo cáo hoặc đầu tháng 1 năm kế hoạch
* Chịu trách nhiệm: Chủ tịch UBND xã
* Thành phần tham gia: Tổ công tác xã
* Chuẩn bị: Phụ lục II.11 (Mẫu quyết định của UBND phê duyệt kế hoạch); Phụ
lục II.12 (Nội dung phê duyệt kế hoạch kinh tế xã hội); Phụ lục II.13 (Mẫu công
văn thông báo kế hoạch).
* Nội dung:
Sau khi được HĐND thông qua, UBND xã sẽ ra quyết định phê duyệt Bản
kế hoạch chính thức của xã.
- Chủ tịch UBND xã ra quyết định phê duyệt kế hoạch chính thức.
- Nội dung kế hoạch được phê duyệt là bản kế hoạch kinh tế xã hội xã đã
được HĐND xã đã thông qua.
- Tổ công tác thông báo các hoạt động và nguồn lực cho các Ban, Ngành,
Đoàn thể, các thôn và các đơn vị liên quan trên địa bàn xã.
3.3. Theo dõi và đánh giá
3.3.1. Khái niệm và các công cụ sử dụng
3.3.1.1. Một số khái niệm
- Theo dõi: Theo dõi là một quá trình thu thập dữ liệu, tình hình một cách
có hệ thống về những chỉ số cụ thể liên quan đến một hoạt động phát triển đang
được thực hiện, để những người quản lý và các đối tượng có liên quan có được
thông tin về tiến độ thực hiện các mục tiêu đã đề ra và sử dụng nguồn lực được
phân bổ.
Theo dõi có nghĩa là thực hiện việc “quan sát” hay “kiểm tra kết quả thực
hiện”
Có hai loại theo dõi: Theo dõi thực hiện nhằn đảm bảo các hoạt động dự
kiến được thực hiện; Theo dõi tác động để đo lường tác động của hoạt động đến
mục tiêu đề ra.
33
- Đánh giá: Đánh giá là một quá trình tổng hợp, phân tích một cách có hệ
thống một dự án, chương trình hay một kế hoạch đang được thực hiện hoặc đã kết
thúc bao gồm từ việc lập kế hoạch, thiết kế chương trình, dự án đến quá trình thực
hiện và các kết quả quá trình thực hiện.
Đánh giá phản ánh những gì đã xảy ra. Đánh giá sử dụng thông tin có từ
theo dõi để phân tích xác định các dự án, chương trình có cần sự thay đổi gì hay
không.
Xét về quy trình kế hoạch thì đánh giá được chia là 3 loại: Đánh giá giữa kỳ
nhằm giúp kiểm tra xem các giả thiết đã đề ra trong kế hoạch còn đảm bảo tính
khả thi hay không đề điều chỉnh kịp thời; Đánh giá cuối kỳ kế hoạch nhằm đánh
giá các kết quả đạt được, tổng kết quá trình thực hiện, rút ra bài học kinh nghiệm,
xem xét khả năng phải điều chỉnh kỳ kế hoạch kỳ tiếp theo nhằm đảm bảo mục
tiêu trung và dài hạn; Đánh giá tác động được thực hiện sau khi kết thúc kỳ kế
hoạch, xem xét kế hoạch đó có tạo ra được tác động như mong muốn không, tức là
đánh giá hiệu quả của kế hoạch.
- Chỉ số: Chỉ số là thước đo tiến độ đạt được chỉ tiêu/mục tiêu. Chỉ số
thường là tên một công cụ đo lường dùng để xác định dùng để xác định tình trạng
thực tế cảu một chỉ tiêu. Kết quả của việc đo lường sử dụng chỉ số cho chúng ta
biết được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch.
Chỉ số là tên gọi một thước đo khách quan
Ví dụ: Mức thu nhập bình quân đầu người
Thu ngân sách trên địa bàn xã.
Chỉ số phục vụ cho theo dõi đánh giá có 4 loại: Chỉ số đầu vào thể hiện
nguồn lực đầu tư; Chỉ số đầu ra thể hiện sản phẩm được tạo ra từ việc huy động và
sử dụng các nguồn lực; Chỉ số kết quả thể hiện trực tiếp hiệu quả, thực trạng, tiến
trình đạt được của mục tiêu chỉ tiêu đề ra; Chỉ số tác động (ảnh hưởng) phản ánh
hiệu quả đo lường tác động tăng phúc lợi xã hội nói chung.
- Chỉ tiêu: Chỉ tiêu là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô,
tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều
kiện không gian và thời gian cụ thể.
Giá trị cụ thể gán cho thước đo
Ví dụ: Mức thu nhập bình quân đầu người đạt 8.600.000đ/năm
Thu ngân sách trên địa bàn xã: 890.000.000đ
Có 2 loại chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu KH: Giá trị dự báo về tương lai;
+ Chỉ tiêu thống kê: Giá trị thước đo trong quá khứ.
3.3.2. Các phương pháp theo dõi và đánh giá
3.3.2.1. Theo dõi và đánh giá thực hiện (tiến trình)
Theo dõi thực hiện kế hoạch PTKHXH là việc thu thập một cách liên tục và
có hệ thống những thông tin về quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ đề ra trong bản kế hoạch.
Đánh giá thực hiện kế hoạch PTKTXH là việc xem xét mức độ thực hiện
nhiệm vụ hay mục tiêu cụ thể nào đó trong kế hoạch theo từng giai đoạn thực

34
(từng hoạt động, quý, sáu tháng) hiện hoặc khi kết thúc kỳ kế hoạch để rút ra bài
học cho kỳ tiếp theo.
Theo dõi là mô tả lại quá trình thực hiện mục tiêu, theo dõi tập trung xem
xét mức độ hoàn thành mục tiêu. Đây là hai hoạt động nhưng có tác dụng hỗ trợ
lẫn nhau trong công tác kế hoạch.
3.3.2.2. Theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả
Theo dõi đánh giá dựa trên kết quả là một quá trình liên tục thu thập thông
tin và phân tích số liệu về các chỉ số theo dõi để so sánh với kết quả dự định từ đó
thấy được mức độ thực hiện các mục tiêu kế hoạch.
Trong quản lý dựa trên trên kết quả phát triển sử dụng một chuỗi kết quả:
- Tác động: Là những thay đổi mang tính dài hạn trong cuộc sống người
dân, trong các tổ chức, đoàn thể nhờ sử dụng các đầu ra. Thường nhận thấy tác
động này vào cuối kỳ kế hoạch.
- Kết quả: Là thay đổi ngắn hạn và trung hạn đạt được hoặc có khả năng đạt
được do sử dụng các đầu ra. Kết quả không hoàn toàn phụ thuộc vào sự kiểm soát
của cơ quan cung cấp hàng hóa dịch vụ.
- Đầu ra: là hàng hóa và dịch vụ do một hoạt động tạo ra. Đầu ra hoàn toàn
thuộc quyền kiểm soát của cơ quan cung hàng hóa, cấp dịch vụ đó.
- Hoạt động: là việc thực hiện mà thông qua cá đầu vào như vốn, hỗ trợ kỹ
thuật… để tạo ra đầu ra cụ thể.
- Đầu vào: Nguồn lực tài chính, nhân lực, nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết
để tạo ra đầu ra.
Ví dụ:
Đầu vào Đầu ra Kết quả Tác động
Đầu tư cho bệnh Số bệnh viện, Tỷ lệ người Sức khỏe người dân
viện và cơ sở y tế cơ sở y tế được được khám chữa được cải thiện:
xây dựng bệnh tại các cơ - Tuổi thọ tăng.
sở y tế tăng - Tỷ lệ mắc bệnh hiểm
nghèo giảm
3.3.3. Phương thức thực hiện
3.3.3.1. Theo dõi đánh giá nội bộ
Dựa trên cơ sở các thông tin theo dõi đánh giá bên trong để đưa ra bức trang
về nhưng thông tin mà xã và các tổ chức đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động
đã phản ánh trong kế hoạch.
Đánh giá nội bộ nhanh, ít tốn kém nhưng có thể không đảm bảo tính khách quan.
3.3.3.2. Theo dõi đánh giá bên ngoài (có sự tham gia)
Đánh giá có sự tham gia là cơ hội cho cả người bên trong và bên ngoài nhìn
nhận về kết quả quá khứ nhằm phục vụ cho việc ra quyết định trong tương lai.

35
Đánh giá có sự tham gia góp phần cải thiện kỹ năng phân tích cộng đồng
cần thiết cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn.
3.3.4. Quy trình thực hiện theo dõi và đánh giá
3.3.4.1. Lập kế hoạch theo dõi và đánh giá
Kế hoạch theo dõi, đánh giá được lập theo các biểu mẫu trong phụ lục II.14
được xây dựng và phê duyệt cùng với bản kế hoạch xã.
- Xây dựng chỉ số theo dõi, đánh giá và phân công thành viên tham gia:
+ Chỉ số tiến độ hoạt động căn cứ vào số lượng, khối lượng, mức độ giải
ngân theo thời gian để đánh giá mức độ hoàn thành hoạt động. Nhóm chỉ số này sẽ
do cán bộ, đơn vị được giao thực hiện theo dõi và báo cáo trực tiếp cho lãnh đạo xã.
+ Chỉ số theo dõi chuyên ngành là nhóm chỉ số lĩnh vực quy định trong
Phục lục II.14 sẽ do cán bộ phụ trách ngành, lĩnh vực của xã thu thập theo định kỳ.
Cán bộ Thống kê là đầu mối giám sát và tổng hợp để báo cáo lãnh đạo UBND xã.
- Thời gian và chu kỳ thực hiện theo dõi, giám sát:
+ Các chỉ số tiến độ hoạt động được theo dõi theo tiến độ thực hiện hoạt
động và báo cáo khi kết thúc hoạt động.
+ Các chỉ số theo dõi ngành được theo dõi hàng quý, 6 tháng và 1 năm.
3.3.4.2. Tổ chức theo dõi và đánh giá
- Thu thập thông tin: Các bộ phận được phân công tiến hành thu thập thông
tin theo biểu mẫu hướng dẫn Phụ lục II.14.
- Phân tích thông tin: Các thông tin theo dõi được tập hợp theo chỉ số đã
được lựa chọn trong khung theo dõi đánh giá. Sau khi đã có thông tin về tình hình
thực tế người thực hiện phân tích sẽ tiến hành so sánh giữa thực tế với mong đợi
(các chỉ tiêu kế hoạch) tương ứng. Có thể xẩy ra một số khả năng sau:
+ Giá trị thực tế tốt hơn giá trị mong đợi
+ Giá trị thực tế phù hợp với giá trị mong đợi
+ Giá trị thực tế xấu hơn giá trị mong đợi.
Người phân tích cần là rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả đã nêu đặc biệt là
khả năng tốt và xấu. Đây là căn cứ để nhà quản lý đưa ra quyết định điều hành,
thậm chí thay đổi mục tiêu và xây dựng kế hoạch cho kỳ kế hoạch tiếp theo.
Việc đánh giá chỉ tập trung vào phân tích một số chỉ tiêu chính của kế
hoạch. (Các chỉ tiêu cơ bản trong phụ lục II.7B)
- Báo cáo theo dõi, giám sát:
+ Báo cáo tiến độ hoạt động;
+ Báo cáo giám sát hàng tháng;
+ Báo cáo giám sát Quý;
+ Báo cáo giám sát, đánh giá 6 tháng;

36
+ Báo cáo giám sát, đánh giá cả năm;
Các báo cáo trên chỉ áp dụng cho công tác theo dõi, đánh giá của của xã.
Đối với thôn, hàng tháng Trưởng thôn tiến hành lập báo cáo gửi lên xã để xã tiến
hành lập báo cáo theo dõi, đánh giá. Nội dung báo cáo của thôn cần đơn giản, bao
gồm các nội dung chính sau:
+ Các hoạt động được giao đã được thực hiện.
+ Các hoạt động chưa thực hiện.
+ Kết quả.
+ Nguyên nhân.
+ Kiến nghị và giải pháp.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy nêu quy trình kế hoạch hàng năm của xã?
2. Hãy nêu các bước xây dựng kế hoạch xã?
3. Hãy nêu nội dung các bước chính để thu thập thông tin từ thôn?
4. Hãy nêu nội dung các bước chính để thu thập thông tin từ các ban ngành đoàn
thể.
5. Hãy nêu trình tự và nguyên tắc tổng hợp kế hoạch xã
6. Hãy nêu trình tự buổi họp xã để xây dựng kế hoạch xã?
BÀI THỰC HÀNH CHƯƠNG 3
Bài thực hành số 1: Ghi phụ lục I.3 và II.3
Mục tiêu: Sau khi thực hành học sinh ghi chép được phụ lục I.3 và II.3 Xác
định vấn đề/ tồn tại, bức xúc, nguyên nhân và giải pháp.
*Xác định vấn đề bằng cách đặt câu hỏi:
Ví dụ:
Hiện tại, về mặt [Nông nghiệp/ Văn hóa vv] điều gì là khó khăn gây bức xúc
với cộng đồng xã?
Điều gì gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của người dân, cộng đồng
trong xã nói chung?
Về lĩnh vực này [Nông nghiệp, Thương mại, dịch vụ …vv], xã ta đang bị điều
gì gây trở ngại?
Chúng ta cần có sự thay đổi gì trong các mặt [Nông nghiệp, văn hóa …vv]
Lĩnh vực phụ trách tại xã hiện đang phải đối mặt với vấn đề/bức xúc nào?
Chú ý:
+ Thu nhập người dân thấp: Rất khó có thể biết được cụ thể là vì sao và
cách làm để tăng thu nhập, vì đây là thực tế rất rộng và có thể gây ra bởi nhiều
nguyên nhân. Mặt khác, việc cải thiện tình trạng thu nhập thấp của người dân nói
chung tại một địa phương thường lại là mục tiêu tổng thể của bản kế hoạch
PTKTXH của địa phương, không phải là vấn đề của riêng ngành nào.

37
+ Điều kiện vệ sinh kém: Đây là vấn đề không cụ thể vì chúng ta cũng
không biết điều kiện vệ sinh ở đây liên hệ trực tiếp với điều gì? Với cách phát biểu
khác: Người dân sử dụng nước ao hồ chưa xử lý để sinh hoạt; hoặc các hộ sử dụng
hố xí hở không có ngăn ủ phân; thì vấn đề trở nên rõ ràng hơn nhiều.
Ví dụ:
Phát biểu không phù hợp Phù hợp
Thiếu nguồn vốn Phân bổ nguồn vốn không đủ cho các hoạt động
khuyến nông ….
Không có trạm xá Không có dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp cho đối
tượng người nghèo …vv
Tham khảo thêm cách phát biểu vấn đề trong phụ lục II.15
Cách tốt nhất để nêu ra được vấn đề là diễn tả dưới dạng câu đầy đủ và gắn
kết với một lĩnh vực, công trình, sự kiện hoặc hành động cụ thể như:
+ Đường giao thông trong xã xuống cấp trầm trọng (thực tế xuống cấp của
con đường);
+ Kênh mương nội đồng trong xã bị hỏng, không dẫn được nước (nêu ra
được thực tế và hệ quả).
Tránh các loại phát biểu như: Thiếu nước tưới, mùa màng bất ổn, không có
giải pháp (hoặc nguồn lực).
* Cách xác định nguyên nhân của vấn đề
Căn cứ vào các vấn đề đã xác định ở trên, ứng với mỗi vấn đề, đặt các câu
hỏi để tìm ra nguyên nhân của vấn đề/ tồn tại đó.
Ví dụ:
Vấn đề: Chưa có nguồn giống lúa mới phù hợp với địa phương, từng xứ đồng;
Bước 1: Đặt câu hỏi để xác định các nguyên nhân.
Câu hỏi trực tiếp: Tại sao chưa có nguồn giống lúa phù hợp với từng xứ
đồng trong địa bàn xã? (Những câu trả lời là chưa có đơn vị cung cấp giống mới,
người dân đã quen với tập quán canh tác ..vv)
Câu hỏi gián tiếp 1: Trong xã đã có đơn vị nào cung cấp dịch vụ giống lúa
mới chưa?
Câu hỏi gián tiếp 2: Đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm từng xứ đồng trong
xã hay chưa?
Câu hỏi gián tiếp 3: Khuyến nông xã đã quan tâm đúng mức tới khâu giống
canh tác hay chưa?
Bước 2: Khẳng định lại các nguyên nhân bằng cách đặt câu hỏi ngược:
Với ví dụ trên, ta có thể đặt các câu hỏi sau:
Có phải việc chưa có đơn vị cung cấp giống lúa mới làm cho người dân
trong xã không có giống mới phù hợp với từng xứ đồng hay không?
Có phải tập quán canh tác cũ làm cho người dân không muốn thay đổi
giống cây trồng?
Với các câu hỏi trên nếu câu trả lời là Có thì đó là một nguyên nhân và
ngược lại.

38
Bước 3: Xác định xem có còn nguyên nhân nào khác nữa không
Câu hỏi cuối cùng: Đã tìm đủ tất cả các nguyên nhân gây ra vấn đề nói trên
hay chưa, liệu còn có nguyên nhân nào khác nữa không?.
Cần lưu ý, chỉ nên lựa chọn xem xét những nguyên nhân nằm trong khả
năng kiểm soát của đơn vị/ xã.
*Cách xác định giải pháp
Căn cứ vào các nguyên nhân đã xác định ở trên, ứng với mỗi nguyên nhân,
đặt các câu hỏi để tìm ra giải pháp khắc phục nguyên nhân đó.
Ví dụ:
Nguyên nhân: Chưa có đơn vị cung cấp giống lúa mới trên địa bàn xã.
Bước 1: Đặt câu hỏi để xác định các giải pháp có thể.
Thông thường, câu hỏi để xác định giải pháp là “Làm thế nào để giải quyết/
khắc phục nguyên nhân đã chỉ ra?”, ví dụ trên, câu hỏi là: Làm thế nào để tiếp cận
với đơn vị cung cấp giống lúa mới tại địa bàn xã? (Giải pháp chính là câu trả lời).
Bước 2: Khẳng định xem với giải pháp đã xác định thì đã đủ và đúng là để
khắc phục nguyên nhân đã chỉ ra hay không.
Cần chọn lọc các giải pháp chính để giải quyết nguyên nhân và những giải
pháp đó nằm trong khả năng thực hiện của đơn vị/ xã.
* Cách thức xây dựng mục tiêu từ vấn đề
Nếu vấn đề là sự thể hiện mặt tiêu cực của hiện trạng đang tồn tại thì mục
tiêu thể hiện mặt tích cực của tình trạng mong muốn trong tương lai. Xác định
mục tiêu là quá trình xây dựng mục tiêu từ các vấn đề đã được chỉ ra – do vậy,
Mục tiêu có thể hiểu là một hình ảnh phản chiếu tích cực của Vấn đề/ tồn tại.
Xác định mục tiêu là xác định cái mà địa phương cần đạt được trong năm kế
hoạch sắp tới.
Xác định mục tiêu như thế nào?
Thông thường, có thể chỉ ra ngay mục tiêu bằng cách đặt và trả lời câu hỏi
“Tình hình sẽ như thế nào khi vấn đề được giải quyết?”.
Mục tiêu là đích mong đợi sẽ đạt được thông qua giải quyết vấn đề hiện tại
cùng với các giải pháp, hành động đã chỉ ra khi xác định vấn đề.
Mối quan hệ giữa Vấn đề và nguyên nhân là quan hệ « nhân - quả » còn mối quan
hệ giữa mục tiêu và giải pháp là « nếu - thì » tức là Mục tiêu sẽ đạt được nếu các
giải pháp và hoạt động đề xuất được thực hiện.
Cách đơn giản nhất để biểu thị mục tiêu đó là viết lại những phát biểu tiêu
cực của Vấn đề thành các phát biểu tích cực.
VD: Chuyển phát biểu từ trạng thái tiêu cực sang trạng thái tích cực
Vấn đề Mục tiêu
Nông dân thiếu hiểu biết về thị Hiểu biết của nông dân về thị trường nâng
trường cao.
Sản lượng thu hoạch từ rừng ngày Sản lượng thu hoạch từ rừng được cải
càng thấp thiện
Sản lượng nông nghiệp thấp Sản lượng nông nghiệp được cải thiện

39
Không phải vấn đề nào cũng có thể chuyển được thành mục tiêu bằng cách
phát biểu ngược lại. Do đó, cần phải kiểm tra lại ngữ nghĩa của câu thể hiện mục
tiêu xem có hợp lý không.
Mỗi mục tiêu sau khi phát biểu cần phải được kiểm tra xem liệu nó có khả
thi hay không; Nếu sau khi chuyển đổi từ vấn đề, mục tiêu trở nên không khả thi
thì cần chuyển cách phát biểu mục tiêu sang một bối cảnh khác có thể đạt được
hoặc lựa chọn một nguyên nhân quan trọng của vấn đề để xác định mục tiêu;
Vấn đề: Diện tích đất canh tác bị thu hẹp ;
Mục tiêu: Vòng quay sử dụng đất tăng lên/ hoặc Năng suất sử dụng đất tăng lên/
hoặc năng suất cây trồng tăng lên.
Không thể phát biểu mục tiêu là : Diện tích đất canh tác tăng lên vì nguồn lực đất
đai không thể mở rộng thêm trong thực tế.
Cần kiểm tra xem liệu tất cả các giải pháp đã xác định trong phần phân tích
nguyên nhân có đủ để đạt được tình trạng mong muốn hay mục tiêu đưa ra không.
Nghiên cứu xem liệu việc thực hiện các giải pháp hay việc đạt được mục
tiêu đã nêu ra có gây ra những hậu quả tiêu cực nào không. Trong trường hợp có
những hậu quả tiêu cực, xác định các hậu quả và xem xét nhóm giải pháp khác.
* Cách thức xếp ưu tiên hoạt động
Có nhiều cách để xếp thứ tự ưu tiên hoạt động, ở đây chúng tôi xin giới thiệu
phương pháp đánh dấu có thể thực hiện rất dễ dàng tại địa phương. Ngoài ra, cách
xếp thứ tự này cũng có thể áp dụng để xếp hạng đề xuất, Vấn đề, nguyên nhân
…và những vấn đề đòi hỏi phải có sự quyết định và đồng thuận tập thể.
* Cách thức tổ chức như sau:
(1). Chuẩn bị bảng danh sách hoạt động cần xếp ưu tiên trên giấy hoặc bảng phấn
như trong hình ở trang bên.
(2). Yêu cầu từng người dân lựa chọn 3 hoạt động theo họ là cần thực hiện trong
thời gian tới và lần lượt đánh dấu một lần vào mỗi hoạt động. Cách thức đánh dấu
có thể theo gợi ý như hình dưới đây.
(3). Sau khi hoàn tất việc đánh dấu, Tổ công tác đếm số gạch và ghi kết quả bên
cạnh (hình dưới).
(4). Khi đếm sau thì xếp thứ tự theo cách, tổng lớn nhất bắt đầu từ 1 và tăng dần
đến hết. Số thứ tự càng nhỏ có nghĩa là mức ưu tiên càng cao.
(5). Dựa trên mức ưu tiên này mà thôn bản quyết định các hoạt động sẽ đưa vào
bản kế hoạch đề xuất lên xã.

40
* Cách trình bày và xếp loại ưu tiên hoạt động
VÊn ®Ò: Nguyªn nh©n Gi¶i ph¸p
1. ChÊt l-îng c©y gièng thÊp, ch-a t×m ®-îc 1.1. Ch-a cã dÞch vô gièng c©y trång t¹i ®Þa ph-¬ng. 1.1.1 T¨ng c-êng dÞch vô cung øng gièng c©y trång t¹i ®Þa
c¸c nguån gièng míi phï hîp víi ®Þa ph-¬ng, 1.2 Ch-a kh¶o s¸t c¸c loµi c©y phï hîp víi ®iÒu kiÖn ®Þa ph-¬ng. ph-¬ng.
tõng xø ®ång 1.1.2 Kh¶o s¸t x¸c ®Þnh c¸c loµi c©y phï hîp víi ®Þa ph-¬ng
2. DiÖn tÝch canh t¸c c¸c lo¹i c©y cßn nhá lÎ,
manh món, kh«ng tËp trung. ®Êt cho bµ con.
1. Mỗi người dân sẽ chọn 3 hoạt động họ
2.1 Do tinh thÇn "C¸I tèt cïng h-ëng" trong giai ®o¹n chia ruéng 2.1.1 VËn ®éng nh©n d©n tham gia thùc hiÖn dån ®iÒn ®æi thöa

…. ….
ưu tiên và đánh….
dấu vào mỗi hoạt động
Ho¹t ®éng
M« t¶ một gạch§ÞatheoTr¸ch
Thêi
kiểu đếm xe cát
Nguån lùc
Gi¶i ph¸p/ ho¹t ®éng cô thÓ Tæng D©n CÇn Ghi chó
§VT Sè l-îng gian ®iÓm nhiÖm
sè gãp hç trî
1.1.1.X©y dùng cöa hµng b¸n vËt t- n«ng 2. Sau khi hoàn thành lựa chọn, tổ công
nghiÖp t¹i x·.
N«ng nghiÖp/ Trång trät

12 1 tác tính tổng số gạch và viết số gạch ngay


1.2.1 Thùc hiÖn c¸c kh¶o nghiÖm gièng cho
tõng xø ®ång bên cạnh
6 3
2.1.1. Häp th«n x©y dùng kÕ ho¹ch dån diÒn
®æi thöa. 3. Xếp thứ tự ưu tiên bằng cách xếp số 1
8 2
2.1.2. Tæ chøc dån diÒn ®æi thöa trªn thùc (mức ưu tiên cao nhất) với tổng số cao
®Þa
2 4 nhất

N«ng nghiÖp/ Ch¨n


nu«i

3
Bài thực hành số 2: Tổ chức họp thôn
Mục tiêu: Sau khi thực hành học sinh có thể tổ chức họp thôn để lập đề xuất
kế hoạch thôn.
Kết quả cần đạt được sau khi thực tập
Biên bản họp thôn;
Hoàn thiện và thống nhất kết quả thảo luận về các nội dung trong Phụ lục I.2.
Bước 1. Chuẩn bị tài liệu:
(1). Biểu số liệu cơ bản đã được điền số liệu. (Phụ lục I.1)
(2). Bản tóm tắt thực trạng kinh tế xã hội thôn và định hướng phát triển trong thời
gian tới đã chuẩn bị trong cuộc họp trù bị (Phụ lục I.3)
(3). Biên bản họp thôn (0);
(4). Bảng lớn hoặc biểu trên giấy A0 (Phụ lục I.2) đã trình bày kết quả tại cuộc
họp trù bị
Bước 2. Tổ chức họp thôn:
(1). Trưởng thôn thông báo về mục tiêu và nội dung cần đạt được trong cuộc họp,
giới thiệu và phân công nhiệm vụ cho các thành viên tổ công tác kế hoạch thôn
trong buổi họp;
(2). Trưởng thôn trình bày
(3). Trưởng thôn tóm tắt về thực trạng kinh tế xã hội thôn và định hướng phát triển
trong thời gian tới (0);
(4). Trình bày kết quả thảo luận đã thống nhất trong cuộc họp trù bị (Phụ lục I.2
đã chuẩn bị trên giấy A0 hoặc bảng lớn).
(5). Lấy ý kiến bổ sung của người dân về các vấn đề bức xúc chưa được đề cập
trong cuộc họp trù bị; hội nghị thảo luận và chốt lại những vấn đề, hoạt động được
người dân lựa chọn.
(6). Thảo luận từng hoạt động và cụ thể hóa các nội dung dưới đây:
Quy mô hoạt động: Xác định cụ thể số lượng, khối lượng, đơn vị tính của hoạt
động, ghi vào cột Đơn vị tính và Số lượng;
Thời gian thực hiện: Thời gian nào trong năm dự kiến sẽ thực hiện, ghi vào cột
Thời gian;
Địa điểm tiến hành: Dự kiến tổ chức hoạt động ở đâu, ghi vào cột Địa điểm;
Trách nhiệm tổ chức thực hiện: Ai là người đứng ra khâu nối để tổ chức thực hiện
hoạt động, ghi vào cột Trách nhiệm;
Dự tính về nguồn lực: Cần bao nhiêu tiền để thực hiện mỗi hoạt động, người dân
có thể đóng góp bao nhiêu, cần hỗ trợ từ bên ngoài là bao nhiêu (ước lượng tỷ lệ
đóng góp nếu không xác định được lượng tiền cụ thể cần cho hoạt động đó), ghi
vào cột Dân góp và Cần hỗ trợ nếu có thể xác định được;
Bổ sung loại hình đóng góp của người dân (bằng hiện vật gì ..vv) và các nội dung
cần thiết khác và ghi vào cột Ghi chú.
42
(7). Xếp ưu tiên các hoạt động thực hiện trong năm kế hoạch theo phương pháp
đánh dấu...vv. Lựa chọn tối đa 10 hoạt động trong danh sách theo thứ tự ưu tiên từ
cao xuống thấp. Trưởng thôn thông qua kết quả lựa chọn trước toàn thể cuộc họp.
(8). Thư ký ghi kết quả thảo luận, mỗi lĩnh vực đưa vào một biểu, nếu thiếu chỗ
thì sử dụng biểu mẫu trống còn lại và đánh số tờ (9). Trưởng thôn tóm tắt các nội
dung đã thực hiện và tuyên bố kết thúc.
(10). Thư ký và các thành viên Tổ công tác cần hoàn chỉnh biên bản họp thôn
cùng các tài liệu cần thiết khác để gửi lên xã theo yêu cầu trong Văn bản chỉ đạo.

Bài thực hành số 3: Tổng hợp kế hoạch xã


Bước 1: Chia nhóm tổng hợp:
Nhóm kinh tế: Chịu trách nhiệm về các lĩnh vực như: Trồng trọt; Chăn nuôi; Lâm
nghiệp; Thủy sản; Thú y; Khuyến nông; Công nghiệp; Tiểu thủ CN; Thương mại;
Du lịch; Dịch vụ khác; Hợp tác xã; Doanh nghiệp; Đầu tư hạ tầng; Chương trình
dự án;
Nhóm Chính quyền: Chịu trách nhiệm về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động
chính quyền, đoàn thể như: Ngân sách; Địa chính môi trường; Đoàn thanh niên;
Hội phụ nữ; An ninh trật tự; Quốc phòng;
Nhóm Văn hoá Xã hội: Chịu trách nhiệm về các lĩnh vực liên quan đến các vấn
đề văn hóa xã hội như Giáo dục; Y tế; Dân số; Văn hóa thông tin; Thể dục thể
thao; Lao động việc làm; Xóa đói, giảm nghèo;
Chia bộ biểu thông tin thu thập từ các ban ngành, đoàn thể …vv (phụ lục
II.3) thành ba nhóm như trên.
Bước 2: Tổng hợp thông tin:
Trình tự thực hiện: Thôn Chằng
Khuyến nông
Cách thức tổng hợp như mô tả trong Trong

sơ đồ bên: Giao thông Biểu tổng hợp


Thôn Quáng
thủy lợi
Tổng hợp Vấn đề & Nguyên nhân: Ngoài

Các nhóm liệt kê, phân tích, thảo luận Đoàn thanh
và chỉnh sửa cách phát biểu các vấn niên

đề và nguyên nhân tương ứng trong 1. Tổng hợp từ biểu các 2. Chuyển sang biểu của
Phụ lục II.3 thuộc từng lĩnh vực. ban ngành trước. các thôn.
Mỗi lĩnh vực đưa vào 1 trang Ghi bổ sung nếu kết quả
Nhóm các vấn đề giống nhau, ghi vào biểu, đánh số tờ tổng hợp từ ban ngành chưa
cột Vấn đề, các nguyên nhân tương có nội dung do thôn đề cập

ứng của vấn đề ghi vào cột Nguyên


nhân của Phụ lục II.4.A.
Khi tổng hợp xong từng vấn đề và các nguyên nhân tương ứng từ Phụ lục II.3, bổ
sung các vấn đề từ Phụ lục I.3 theo nguyên tắc đã nói ở trên.
Xác định Mục tiêu: Căn cứ vào các vấn đề và nguyên nhân đã chỉ ra, nhóm tổng
hợp xác định mục tiêu cần đạt được theo cách phát biểu ngược lại với vấn đề đã
nêu.Nếu phát biểu ngược lại không khả thi thì tìm một mục tiêu tương đương khác

43
diễn tả trạng thái khi các nguyên nhân được giải quyết. Ghi lại mục tiêu vừa xác
định vào cột Mục tiêu trong Phụ lục II.4.A.
Tổng hợp giải pháp: Nhóm công tác tổng hợp giải pháp cụ thể do ban ngành,
thôn bản …vv xác định theo nguyên tắc đã nói ở trên và ghi vào cột Giải pháp.
Tổng hợp hoạt động đề xuất: Cách thức tổng hợp hoạt động như trong sơ đồ
dưới đây:
Khung tổng hợp kế hoạch đề xuất của xã
Hoạt động ĐVT Số lượng Địa điểm
Xây dựng Kênh mương thủy lợi m 200 Thôn A
Bê tông hóa đường thôn bản m 300 Thôn B
Hỗ trợ giống lúa mới kg 100 + 200 Thôn A, B
Xây dựng nhà văn hóa nhà 1 Thôn A
Các biểu Thôn bản
Hoạt động ĐVT Số lượng
Thôn A Cứng hóa kênh mương m 200
Xây dựng nhà văn hóa thôn nhà 1
Hỗ trợ giống lúa kg 100

Thôn B Bê tông hóa đường liên thôn m 300


Hỗ trợ giống lúa lai kg 200

Các bước tiến hành tương tự như tổng hợp Vấn đề/ nguyên nhân, giải pháp.
Kết quả tổng hợp được điền vào Phụ lục II.4.B. Khi tổng hợp cần chú ý:
+ Xác minh số liệu của từng hoạt động để đảm bảo tính khả thi về các mặt: nguồn
vốn, thời gian thực hiện, quy mô..vv.
+ Nếu số liệu không rõ ràng và không thể xác minh được thì không tổng hợp vào
danh sách hoạt động của xã.

Bài thực hành số 4: Thực hành nhập phụ lục Excel


Mục tiêu: Sau khi thực hành nhập được các biểu Excel
Kết quả tổng hợp trên biểu II.4.A sẽ được cập nhập vào máy tính trên biểu II.5.A
theo cách thức như sau:
(1). Chọn Lĩnh vực tại cột Lĩnh vực ứng với lĩnh vực trên biểu II.4.A.
(2). Nhập vào Vấn đề đã tổng hợp trên Phụ lục II.4.A, khi nhập xong từng vấn đề
thì chuyển sang các cột Nguyên nhân, Mục tiêu, Giải pháp theo dòng tương ứng.
Làm tương tự như vậy đối với phần giải pháp cho đến khi hết tất cả các nguyên
nhân, mục tiêu, giải pháp ứng với mỗi vấn đề.
(3). Chuyển sang dòng mới và nhập vấn đề tiếp như đã mô tả tại bước 1.
Chú ý: + Nếu một vấn đề có nhiều Nguyên nhân, khi nhập xong mỗi nguyên nhân,
nhấn tổ hợp phím Alt+Enter (nhấn phím Alt trên bàn phím sau đó nhấn phím
Enter) để xuống dòng và nhập nguyên nhân tiếp theo. Nếu muốn nhập dấu xuống
dòng (dấu -), nhập ký hiệu “'” (nháy đơn) trước khi nhập dấu - hoặc +.
Nhập kết quả tổng hợp từ biểu II.4.B
Kết quả tổng hợp trên biểu II.4.B sẽ được cập nhập vào máy tính trên biểu
II.5.B. Biểu này là biểu rất quan trọng giúp giải quyết phần lớn các biện pháp tính

44
toán nguồn vốn của các hoạt động và giúp phân loại hoạt động theo mức độ chắc
chắn của nguồn lực. Cách thức như sau:
(1). Nhập các nội dung từ Phụ lục II.4.B vào Phụ lục II.5.B theo cột tương ứng.
(2). Chuyển sang dòng mới và nhập chi tiết của hoạt động tiếp theo.
(3). Tại cột ban ngành, lựa chọn Ban ngành chịu trách nhiệm quản lý lĩnh vực đã
ghi tại ô Lĩnh vực trong biểu II.4.B. Tham khảo thêm bảng tra chéo lĩnh vực và
ban ngành ở phần sau.
(4). Tại cột Trạng thái, kiểm tra xem các hoạt động có đầy đủ những nội dung
liên quan về Đơn vị tính, Số, khối lượng, Thời gian thực hiện, Ngân sách,
Trách nhiệm thực hiện. Nếu bất kỳ nội dung nào còn thiếu thì phải chọn trạng
thái là Cần xác minh hoặc Không hợp lệ. Nếu có đầy đủ các thông tin thì lựa
chọn trạng thái là Đề xuất hoặc dựa trên kết quả phân bổ nguồn vốn do Chủ tịch
xã/ Chủ tài khoản và cán bộ kế toán xã đã thực hiện.
(5). Khi hoàn thành nhập liệu, lưu và chuyển kết quả cho tổ trưởng Tổ công tác
kiểm tra và phân bổ nguồn vốn.
Bài thực hành số 5: Thực hành họp xã
Mục tiêu: Áp dụng tổ chức điều hành cuộc họp xã xây dựng kế hoạch
CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ XÃ
Trách
TT Nội dung Thời gian
nhiệm
1 Bước 1: Giới thiệu về hội nghị Xã về lập kế hoạch 30’’
1.1 Giới thiệu mục tiêu, thành phần tham dự cuộc họp 5”
1.2 Tóm tắt định hướng và mục tiêu tổng thể, các thuận lợi, khó 15”
khăn chính và định hướng trong thời gian tới
1.3 Trình bày tóm tắt các thông tin từ Huyện 10’’
2 Bước 2: 3 Nhóm Tổng hợp báo cáo kết quả tổng hợp Các tổ 30”
trưởng
2.1 Tóm tắt các vấn đề, tồn tại và hoạt động của các lĩnh vực đã
tổng hợp theo nhóm
2.2 Hội nghị thảo luận về sự cần thiết của các hoạt động đề xuất
3 Bước 3: Tóm tắt các hoạt động đã dự kiến nguồn lực 40”
3.1 Tổ trưởng tổ tổng hợp tóm tắt danh mục hoạt động đã tổng
hợp theo từng lĩnh vực
3.2 Ban tổ chức trình bày bảng Hoạt động trên biểu II.6A, B
4 Bước 4: Sắp xếp ưu tiên tổng thể 30”
4.1 Hội nghị tiến hành lựa chọn ưu tiên
4.2 Tổng hợp kết quả và công bố danh mục hoạt động ưu tiên
4.3 Phân bổ nguồn lực Quỹ phát triển xã (nếu có) cho các hoạt
động ưu tiên
4.4 Kế toán xã báo cáo tổng hợp về nhu cầu nguồn lực tài chính
cho năm kế hoạch
4.5 Phân công trách nhiệm phối hợp thực hiện Chủ tọa
5 Bước 5: Hoàn thiện biên bản và bế mạc hội nghị 20”
5.1 Thư ký đọc biên bản hội nghị
5.2 Tóm tắt về các nội dung hội nghị, các công việc còn lại và
tuyên bố bế mạc

45
PHỤ LỤC

Phụ lục I.1. Số liệu cơ bản


SỐ LIỆU CƠ BẢN
Năm:
Thôn.........................................................................................................
Đơn vị
STT Chỉ số Số lượng
tính
1 Tổng số hộ hộ
- Số hộ nghèo hộ
- Số hộ thuần nông hộ
- Số hộ có sản xuất tiểu thủ công nghiệp hộ
- Số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ hộ
2 Tổng số nhân khẩu người
- Dân tộc Kinh người
- Dân tộc Mường người
- Dân tộc Thái người
- Dân tộc Dao người
- ……………………………… người
- ……………………………… người
3 Số nữ giới trong tổng số nhân khẩu người
4 Lao động trong độ tuổi người
- Nam (15-60 tuổi) người
- Nữ (15-55 tuổi) người
5 Diện tích đất tự nhiên ha
6 Diện tích canh tác (theo cây trồng chính) ha
Cây hàng năm
- Lúa nước ha
- Lúa nương ha
- Ngô ha
- Khoai, Sắn …vv ha
- ……………………………… ha
- ……………………………… ha
Cây lâu năm
- ……………………………… ha
- ……………………………… ha
7 Diện tích ao, hồ, mặt nước nuôi trồng thủy sản ha
8 Diện tích đất lâm nghiệp ha
- Rừng tự nhiên ha
- Rừng trồng ha
- Đất chưa có rừng ha
9 Hạ tầng
- Số nhà trẻ, mẫu giáo kiên cố nhà
- Số nhà văn hóa nhà
- Số m đường giao thông kiên cố m
- Số lớp học cắm bản kiên cố lớp
-………………………………….

46
Phụ lục I.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội thôn
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM… VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM….. THÔN…

I. Khái quát tình hình kinh tế xã hội thôn năm …………….


1.Đánh giá tình hình 4 tháng đầu năm
a. Kinh tế: .....................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
b. Xã hội & Môi trường: ...............................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
c. An ninh, trật tự: .........................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2.Dự kiến cả năm
a. Kinh tế: .....................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
b. Xã hội & Môi trường: ...............................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
c. An ninh, trật tự: .........................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
II.Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thôn năm …………….
1. Dự báo
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2. Mục tiêu chung
......................................................................................................................................

49
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
3. Định hướng giải pháp chủ yếu của thôn
a. Kinh tế: .....................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
b. Xã hội & Môi trường: ...............................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
c. An ninh, trật tự: .........................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

50
Phụ lục I.3. Đề xuất kế hoạch thôn
BẢN ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH THÔN: ……….
Ngành: Lĩnh vực:
Vấn đề Nguyên nhân Giải pháp

Nguồn lực (1.000 đồng)


Đ Số Thời Địa Trách
Hoạt động Tổng Dân Cần hỗ Ghi chú
VT lượng gian điểm nhiệm
số góp trợ

49
Phụ lục I.4. Biên bản họp thôn
UBND XÃ ............................ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thôn ......................... Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

...................., ngày .........tháng .......năm .........

BIÊN BẢN HỌP THÔN


Nội dung:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Thành phần tham gia:
Người chủ trì: ............................................................................................................
Thư ký: .......................................................................................................................
Người dân tham gia họp: ........................................ người, trong đó nữ ……người
Địa điểm: ....................................................................................................................
Thời gian:.............................. Từ ….giờ đến …..giờ, ngày ….tháng ….năm ……..
Tiến trình cuộc họp:
o Giới thiệu mục đích cuộc họp thôn: ....................................................................... ;
o Giới thiệu tổ công tác: ............................................................................................ ;
o Trình bày văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch xã: ............................. ;
o Thống nhất về số liệu cơ bản của thôn: ................................................................. ;
o Trình bày khái quát về tình hình kinh tế- xã hội trong năm qua và định hướng phát
triển của thôn trong năm tới: ................................................................................................ ;
o Thảo luận về các vấn đề/ tồn tại cần giải quyết trong năm tới: ...............................
o Thống nhất đề ra giải pháp, kế hoạch hoạt động, thời gian, nguồn lực, trách nhiệm tổ
chức và tham gia thực hiện của các bên cùng những chi tiết khác và các tài liệu đính kèm.
Kết luận chung:
Kết luận chung: ........................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Biên bản được thông qua vào hồi ……………….. giờ ………………...

Thư ký Trưởng thôn

…………………………………. ………………………………….

51
Phụ lục II.1. Mẫu Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch xã
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ……………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số ……../UBND ..………, ngày ...... tháng ...... năm ..........


V/v triển khai công tác
lập kế hoạch phát triển
KTXH năm……….….

Kính gửi:
- Các Ban, Ngành, Đoàn thể xã;
- Các Cơ quan, Đơn vị đóng trên địa bàn;
- Các Trưởng thôn;

Để chuẩn bị cho công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
……........... của xã ......................... ; UBND xã yêu cầu các Ban, Ngành, Đoàn thể xã, đơn
vị sự nghiệp đóng trên địa bàn và các Trưởng thôn triển khai công tác thu thập thông tin, xây
dựng mục tiêu, đề xuất giải pháp và dự tính nguồn lực thực hiện kế hoạch năm…….. thuộc
lĩnh vực do đơn vị phụ trách.

Các phiếu cung cấp thông tin đề xuất kế hoạch và tài liệu kèm theo gửi về UBND xã
trước ngày 22/6/.................để tổng hợp.

Đề nghị các Cơ quan, Đơn vị trên địa bàn phối hợp cung cấp thông tin để xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã.

Yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện./.

Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN


- Như trên; CHỦ TỊCH
- Phòng TCKH;
- Đảng uỷ xã;
- CT, PCT UBND xã;
- Các TV Tổ công tác;
- Lưu: VP; VT ( ).

51
Phụ lục II. 2 Số liệu cơ bản
SỐ LIỆU CƠ BẢN
Xã:…………………………… Năm:…………………………………………

Đơn vị
STT Chỉ số Số lượng
tính
1 Tổng số hộ hộ
- Số hộ nghèo hộ
- Số hộ thuần nông hộ
- Số hộ có sản xuất tiểu thủ công nghiệp hộ
- Số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ hộ
- Số hộ khác hộ
2 Tổng số nhân khẩu người
- Dân tộc Kinh người
- Dân tộc Mường người
- Dân tộc Thái người
- Dân tộc Dao người
- ……………………………… người
- ……………………………… người
3 Số nữ giới trong tổng số nhân khẩu người
4 Lao động trong độ tuổi người
- Nam (15-60 tuổi) người
- Nữ (15-55 tuổi) người
5 Diện tích đất tự nhiên ha
6 Diện tích canh tác (theo cây trồng chính) ha
Cây hàng năm
- Lúa nước ha
- Lúa nương ha
- Ngô ha
- Khoai, Sắn …vv ha
- ……………………………… ha
- ……………………………… ha
Cây lâu năm
- ……………………………… ha
- ……………………………… ha
7 Diện tích ao, hồ, mặt nước nuôi trồng thủy sản ha
8 Diện tích đất lâm nghiệp ha
- Rừng tự nhiên ha
- Rừng trồng ha
- Đất chưa có rừng ha
9 Hạ tầng
- Số nhà trẻ, mẫu giáo kiên cố nhà
- Số nhà văn hóa nhà
- Số m đường giao thông kiên cố m
- Số lớp học cắm bản kiên cố lớp
- …………………………………………..

51
Phụ lục II.3 Đề xuất kế hoạch ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị trên địa bàn
ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH
Bộ phận đề xuất:…………………………………………………………………………..
Ngành/ Lĩnh vực:
Vấn đề Nguyên nhân Giải pháp

Tổ chức thực hiện Nguồn lực


Ghi chú
Hoạt động ĐVT Số lượng Người chịu Tổng số Ngân sách Đề xuất (Nêu tên Nguồn
Thời gian Địa điểm
trách nhiệm (1.000 đ) (1.000 đ) (1.000 đ) vốn)

51
Phụ lục II.4 Các biểu mẫu sử dụng trong tổng hợp kế hoạch xã
Phụ lục II.4 A Biểu tổng hợp tồn tại/ nguyên nhân/ mục tiêu và giải pháp

TỔNG HỢP TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Năm kế hoạch Xã
Ngành/ Lĩnh vực:
Vấn đề Nguyên nhân Mục tiêu Giải pháp

51
Phụ lục II.4 Biểu tổng hợp Đề xuất Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội
BIỂU TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Năm Xã

Ngành/ Lĩnh vực:


Tổ chức thực hiện Nguồn lực
Ghi chú
STT

Hoạt động ĐVT Số lượng Người chịu Tổng số Ngân sách Dân góp Đề xuất (Nêu tên
Thời gian Địa điểm Nguồn vốn)
trách nhiệm (1.000 đ) (1.000 đ) (1.000 đ) (1.000 đ)

Tổng số - - -

51
Phụ lục II.5 Nhóm biểu cập nhật kết quả tổng hợp sử dụng trên máy tính
Phụ lục II.5 A Biểu cập nhật mục tiêu, vấn đề, nguyên nhân và giải pháp
BIỂU TỔNG HỢP MỤC TIÊU, VẤN ĐỀ, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Năm kế hoạch Xã

Ngành/ Lĩnh vực: Vấn đề Nguyên nhân Mục tiêu Giải pháp

51
Phụ lục II.5 B Biểu tổng hợp Đề xuất Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội
BIỂU TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Năm kế hoạch Xã

Người chịu Tổng số Ngân sách Dân góp Đề xuất Nguồn vốn
STT

Hoạt động ĐVT Số lượng Thời gian Địa điểm Ghi chú Ban ngành Trạng thái
trách nhiệm (1.000 đ) (1.000 đ) (1.000 đ) (1.000 đ) (Nêu tên)
Tổng số: .00 Ngân sách: .00 Dân góp: .00 Đề xuất: .00
Activity Unit QTY Time Location Owner Total STAMT PPAMT OTAMT NAME NOTE Sector Status
1 -
2 -
3 -
4 -
5 -
6 -
7 -
8 -
9 -
10 -
11 -
12 -
13 -
14 -
15 -
16 -
17 -
18 -
19 -
20 -
21 -
22 -
23 -
24 -
25 -
26 -
27 -
28 -
29 -
30 -

51
Phụ lục II.5 C Biểu tổng hợp nhu cầu nguồn lực thực hiện Kế hoạch PTKTXH
TỔNG HỢP NHU CẦU NGUỒN LỰC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
PTKTXH XÃ

Năm

Tổng số
STT Hạng mục Ghi chú
(1.000 đ)
I Hoạt động sự nghiệp, hoạt động thường - Các hoạt động sử dụng ngân sách thường xuyên
xuyên của các ban ngành và có đóng góp cho phát triển KTXH
1 Mặt trận tổ quốc -
2 Đoàn thanh niên -
3 Hội phụ nữ xã -
4 Hội nông dân -
5 Hội Cựu chiến binh -
6 Công an -
7 Quân sự -
8 Văn phòng - thống kê -
9 Tư pháp - Hộ tịch -
10 Tài chính - Kế toán -
11 Địa chính - Xây dựng -
12 Văn hóa - xã hội -
13 Khuyến nông -
14 Thú y -
15 Kiểm lâm -
16 Trạm y tế -
17 Trường tiểu học -
18 Trường THCS -
19 Trường THPT -
20 Thủy nông -
21 Hợp tác xã -
22 -
II Ngân sách khác - Mục đề xuất ngoài phần ngân sách thường
xuyên của ban ngành, người dân …vv
III Hạng mục nằm trong các chương trình -
mục tiêu
1 Bê tông hóa GTNT -
2 MTQG Ngành Y tế -
3 Điện khi hóa nông thôn -
4 Chương trình Tín dụng ưu đãi -
5 Kiên cố hóa Kênh mương -
6 Sự nghiệp giáo dục -
6 -
IV Đề xuất nguồn tài chính khác - Tổng nguồn vốn của các hoạt động chưa xác
định được nguồn kinh phí
V Nguồn dự kiến do nhân dân đóng góp - Tổng dự kiến mức đóng góp của người dân dựa
trên tỷ lệ đóng góp đề xuất đối với tất cả các
chương trình
Tổng nhu cầu tài chính năm kế hoạch -

Ngày.…. tháng …. năm………..


Kế toán tài chính xã Chủ tịch UBND Xã

51
Phụ lục II.6 Khung Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội
Phụ lục II.6A Khung Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội

KHUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI


Năm Xã
Tổ chức thực hiện Nguồn lực
STT

Hoạt động ĐVT Số lượng Người chịu Tổng số Ngân sách Dân góp Đề xuất Ban ngành
Thời gian Địa điểm
trách nhiệm (1.000 đ) (1.000 đ) (1.000 đ) (1.000 đ)
Tổng số: 0 Ngân sách: 0 Dân góp: 0 Đề xuất: 0
Activity Unit QTY Time Location Owner Total STAMT PPAMT OTAMT Sector

51
Phụ lục II.6 A Khung Đề xuất Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội

KHUNG ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI


Năm Xã
Tổ chức thực hiện Nguồn lực
STT

Hoạt động ĐVT Số lượng Người chịu Tổng số Ngân sách Dân góp Đề xuất Ban ngành
Thời gian Địa điểm
trách nhiệm (1.000 đ) (1.000 đ) (1.000 đ) (1.000 đ)
Tổng số: 0 Ngân sách: 0 Dân góp: 0 Đề xuất: 0
Activity Unit QTY Time Location Owner Total STAMT PPAMT OTAMT Sector

51
Phụ lục 7A. Mẫu Dự thảo Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ ………………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI


NĂM ……………
Phần I: Đánh giá tình hình thực hiện KHPT KTXH năm …..
1. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện KHPT KTXH xã 6 tháng đầu năm
Phần này có mục đích đưa ra những kết luận chính liên quan đến tác động từ bên
ngoài, vận động từ bên trong khu vực Kinh tế - Xã hội của xã để thấy được điểm mạnh, điểm
yếu, các cơ hội và thách thức đối với việc thực hiện kế hoạch Kinh tế - Xã hội của xã trong 6
tháng vừa qua làm để xác định các mục tiêu và giải pháp thực hiện định hướng trong thời gian
tới.
Có các nội dung sau:
1.1. Thuận lợi cần phát huy và khai thác
Các yếu tố từ bên ngoài: Nêu tóm tắt về các yếu tố tích cực từ chính sách, định
hướng phát triển kinh tế, thành quả kinh tế của giai đoạn trước và những thay đổi trong tình
hình phát triển kinh tế khu vực (các xã, huyện, tỉnh lân cận) có tác động trực tiếp giúp thực
hiện tốt các nội dung kế hoạch trong thời gian qua.
Các yếu tố ở tại địa bàn xã: Đưa ra nhận định về tiềm năng tại xã về tài nguyên, khí
hậu, môi trường, con người (nguồn lao động, trình độ dân trí ..), vị trí địa lý, tự nhiên đã có
ảnh hưởng tốt đến việc thực hiện kế hoạch trong thời gian qua.
1.2. Những khó khăn thách thức cần hạn chế, khắc phục
Các yếu tố từ bên ngoài: Nêu tóm tắt về các yếu tố tiêu cực từ bên ngoài gây ra
những trở ngại đối với việc thực hiện các nội dung kế hoạch trong thời gian qua. Các yếu tố
đó có thể là: Biến đổi tiêu cực về tình hình Kinh tế - Xã hội các vùng lân cận, điều kiện tự
nhiên, khí hậu xuống cấp, thảm họa.
Các yếu tố ở tại địa bàn xã: Tóm tắt về những thách thức, khó khăn do điều kiện chủ
quan như: Trình độ, năng lực quản lý chính quyền với các lĩnh vực Kinh tế - Xã hội chính,
phân công trách nhiệm thực hiện, công tác giám sát thực hiện các hoạt động kế hoạch, những
thay đổi về tập quán dân cư trong vùng, tập quán văn hóa …vv có tác động tiêu cực tới tình
hình Kinh tế - Xã hội chung trong thời gian qua.
2. Đánh giá tình hình
Nêu tóm tắt kết quả đạt được, tồn tại/hạn chế và nguyên nhân theo từng lĩnh vực
2.1 Tên lĩnh vực [Nông, lâm, ngư nghiệp]
 Kết quả đạt được và Tồn tại
Dựa trên các chỉ tiêu chính của lĩnh vực, nêu tóm tắt một vài con số, chẳng hạn: Tổng
giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm ước đạt 3 tỷ đồng.
Nếu có thêm số liệu cụ thể thì phân tách thành 2 phần là Kết quả đạt được và Tồn tại,
nếu không có số liệu thì trộn chung làm 1 phần.
Đây là phần tổng hợp các vấn đề/ tồn tại đã thực hiện từ bước tổng hợp trước đó. Chỉ
cần chép lại hoặc sao chép (nếu sử dụng máy tính) từ biểu tổng hợp sang và trình bày dưới
dạng lời văn xuôi.
 Nguyên nhân
Đây là phần tổng hợp nguyên nhân đã phân tích từ bước tổng hợp trước đó. Chỉ cần
chép lại hoặc sao chép (nếu sử dụng máy tính) từ biểu tổng hợp sang và trình bày dưới dạng
lời văn xuôi.
Các lĩnh vực cần bao quát là:

51
2.1. Nông nghiệp (Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thủy sản)
2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, cơ sở hạ tầng
2.3. Dịch vụ (Thương mại, du lịch, vận tải, giải trí )
2.4. Ngân sách và đầu tư phát triển
2.5. Giáo dục và khuyến học
2.6. Y tế, Dân số, Kế hoạch hóa gia đình
2.7. Lao động, việc làm và xóa đói giảm nghèo
2.8. Tài nguyên và môi trường
2.9. Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội
2.10. Văn hóa – Thể thao
2.11. An ninh trật tự
3. Dự kiến kết quả thực hiện cả năm
Phần này sẽ phục vụ cho việc dự báo các kết quả có thể đạt được trong thời gian còn
lại của năm và là nơi phù hợp để đưa ra những biện pháp để cải thiện kết quả thực hiện kế
hoạch trong thời gian còn lại. Phần lớn các thông tin thống kê chính trong phần này sẽ được
cập nhật theo suốt thời gian lập kế hoạch.
Các nội dung chính cần thể hiện là:
3.1. Dự kiến kết quả thực hiện cả năm
Nêu tóm tắt một số chỉ tiêu chính, sau đây là các chỉ tiêu tham khảo và có thể thêm bớt
tùy theo điều kiện thực tế từng xã.
o Thu ngân sách trên địa bàn xã đạt triệu đồng;
o Số hộ nghèo giảm còn hộ;
o Số trẻ em từ 2-5 tuổi đến lớp đạt %;
o Tỷ lệ tăng dân số giảm còn %;
o Số thôn/làng/ bản đạt tiêu chuẩn làng văn hóa làng;
o Số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa hộ;
o Tỷ lệ số hộ được dùng điện %;
o Tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh %;
o …..
3.2. Các biện pháp thực hiện kế hoạch đến cuối năm
Dựa trên căn cứ tóm tắt các thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức cũng như các tồn
tại, nguyên nhân đã phân tích và trình bày trong các phần trước, đưa ra tóm tắt một số biện
pháp cần thực hiện trong thời gian tới để khắc phục khó khăn, giảm nhẹ thiệt hại, phát huy
được các yếu tố thuận lợi, tiềm năng.
Phần II: Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội năm tới (năm X+1)
1. Dự báo tình hình
Phần này sẽ đưa ra những nhận định, phân tích về những xu hướng thay đổi của điều
kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, kinh doanh, nhân lực …vv trong thời gian tới có thể mang lại
những điều kiện tích cực cho phát triển Kinh tế - Xã hội của xã. Ngoài ra, cũng nên có những
nhận định về các nguồn lực trong thời gian tới để có kế hoạch khai thác hợp lý.
Các nội dung cần bao hàm những mặt sau:
1.1. Các yếu tố dự kiến có tác động tích cực
1.2. Các yếu tố dự kiến có tác động tiêu cực.
2. Các mục tiêu tổng thể
2.1. Mục tiêu phát triển

51
Phần này trình bày mục tiêu phát triển của cả bản kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội
của xã. Mục tiêu này phản ảnh mong muốn tổng thể về tình hình của xã khi kết thúc năm kế
hoạch. Nên trình bày dưới dạng một câu cô đọng thể hiện được tình trạng mong đợi của toàn
thể nhân dân, chính quyền xã khi thực hiện bản Kế hoạch PTKTXH.
Thông thường, mục tiêu này có thể trích ra từ bản Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội
5 năm của xã, Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân …vv. Chẳng hạn, mục tiêu của bản kế
hoạch phát triển KTXH xã là: “Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao
toàn diện” hoặc “Điều kiện Kinh tế - Xã hội trong xã có những chuyển biến tích cực căn
bản”.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phần này là tóm tắt theo lĩnh vực chủ yếu của những mục tiêu đã xác định trong quá
trình tổng hợp. Nên theo hướng bắt đầu từ các định hướng lớn nêu trong Kế hoạch phát triển
Kinh tế - Xã hội 5 năm của xã, Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân …vv. Làm như thế sẽ tạo
ra sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển hàng năm với các định hướng mang tính chất
dài hạn hơn.
Đây là trạng thái mong đợi vào cuối năm kế hoạch của từng ngành và việc đạt được
mục tiêu của mỗi ngành sẽ giúp đạt được mục tiêu phát triển của toàn thể cộng đồng xã.
Chẳng hạn, với lĩnh vực nông nghiệp, mục tiêu cụ thể có thể là “Giống cây trồng được
tăng cường cả về chất lượng và số lượng”
2.3. Chỉ tiêu phát triển
Nêu tóm tắt một số chỉ tiêu chính, sau đây là các chỉ tiêu tham khảo và có thể thêm bớt
tùy theo điều kiện thực tế từng xã.
o Thu ngân sách trên địa bàn xã đạt triệu đồng;
o Số hộ nghèo giảm còn hộ;
o Số trẻ em từ 2-5 tuổi đến lớp đạt %;
o Tỷ lệ tăng dân số giảm còn %;
o Số thôn/làng/ bản đạt tiêu chuẩn làng văn hóa làng;
o Số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa hộ;
o Tỷ lệ số hộ được dùng điện %;
o Tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh %;
o ………
3. Các giải pháp chính
Phần này chính là kết quả tổng hợp các giải pháp trong bước trước và cũng phân ra
theo các lĩnh vực như sau:
3.1. Nông nghiệp (Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thủy sản)
3.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, cơ sở hạ tầng …
3.3. Dịch vụ (Thương mại, du lịch, vận tải, giải trí …)
3.4. Ngân sách và đầu tư phát triển
3.5. Giáo dục và khuyến học
3.6. Y tế, Dân số, Kế hoạch hóa gia đình
3.7. Lao động, việc làm và xóa đói giảm nghèo
3.8. Tài nguyên và môi trường
3.9. Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội
3.10. Văn hóa – Thể thao
3.11. An ninh trật tự
51
4. Khung Kế hoạch
4.1. Kế hoạch đã có nguồn lực
Phần này sẽ trình bày các hoạt động đã được lập kế hoạch, có phân bổ nguồn lực thực
hiện từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh, huyện, ngân sách nhà nước, các chương
trình sự nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản và những dự án đã khẳng định được nguồn lực (bao
gồm phần đóng góp của dân). Đây là Phụ lục II.6.A trong bộ biểu tổng hợp của xã.
4.2. Kế hoạch đề xuất nguồn lực
Phần này bao gồm các hoạt động đề xuất chưa phân bổ được nguồn lực hoặc
chưa xác định được nguồn lực để thực hiện, tuy nhiên đã có mức xếp loại ưu tiên. Đây là Phụ
lục II.6.B trong bộ biểu tổng hợp của xã. Các hoạt động trong phụ lục này là cơ sở cơ sở để
các cấp, các chương trình dự án, các bên liên quan khác xem xét điều chỉnh và cân đối vốn
trong năm kế hoạch hoặc năm sau hoặc cũng là danh mục đầu tư sẵn sàng nếu trong năm kế
hoạch, xã tìm kiếm được các nguồn vốn thực hiện.
5. Tổ chức thực hiện
Mô tả cách tổ chức thực hiện các hoạt động đã nêu trong khung kế hoạch, đó nêu bật
được vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan (các ban ngành, thôn bản, lãnh đạo xã). Phần
này cần đưa ra khung cơ cấu tổ chức tổng thể để biết rõ trách nhiệm khâu nối thực hiện của
từng đơn vị tham gia. Các nội dung cần xác định là:
Ai tham gia vào thực hiện kế hoạch?
Trách nhiệm: Hỗ trợ, điều phối, khâu nối thực hiện ra sao?
Giám sát và Đánh giá: Cần xác định rõ trách nhiệm giám sát về các nội dung gì? Tần
suất giám sát ra sao? Công cụ, phương pháp giám sát thế nào? Ai tham gia vào quá trình giám
sát?
Trách nhiệm theo dõi giám sát cần phải được cụ thể đối với từng nội dung hoạt động
dựa trên các mặt sau:
Giám sát về tiến độ thực hiện (Giám sát quá trình).
Giám sát về kết quả thực hiện (Giám sát đầu ra).
Giám sát ảnh hưởng, tác động của các hoạt động trong khung kế hoạch sau thời gian đối
với xã hội, con người, môi trường …vv (Giám sát tác động).
Cần chỉ rõ được các nội dung cần giám sát đối với mỗi hoạt động, nguồn tài liệu,
phương tiện xác minh và cá nhân tham gia vào quá trình giám sát là ai? Thời gian định kỳ
thực hiện giám sát đánh giá ra sao? UBND XÃ …………………...

51
Phụ lục II.7B. Mẫu Bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ ………………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI


NĂM ……………
Phần I. Đánh giá tình hình thực hiện KHPT KTXH năm hiện tại (X)
1. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện KHPT KTXH xã năm…
1.1. Thuận lợi cần phát huy và khai thác
Các yếu tố từ bên ngoài:
Các yếu tố ở tại địa bàn xã:
1.2. Những khó khăn thách thức cần hạn chế, khắc phục
Các yếu tố từ bên ngoài:
Các yếu tố ở tại địa bàn xã:
2. Đánh giá tình hình
2.1. Nông nghiệp (Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thủy sản)
2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, cơ sở hạ tầng
2.3. Dịch vụ (Thương mại, du lịch, vận tải, giải trí )
2.4. Ngân sách và đầu tư phát triển
2.5. Giáo dục và khuyến học
2.6. Y tế, Dân số, Kế hoạch hóa gia đình
2.7. Lao động, việc làm và xóa đói giảm nghèo
2.8. Tài nguyên và môi trường
2.9. Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội
2.10. Văn hóa – Thể thao
2.11. An ninh trật tự
3. Đánh giá kết quả thực năm….
· Thu ngân sách trên địa bàn xã đạt triệu đồng;
· Số hộ nghèo giảm còn hộ;
· Số trẻ em từ 2-5 tuổi đến lớp đạt %;
· Tỷ lệ tăng dân số giảm còn %;
· Số thôn/làng/ bản đạt tiêu chuẩn làng văn hóa làng;
· Số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa hộ;
· Tỷ lệ số hộ được dùng điện %;
· Tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh %;
Phần II. Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội năm tới (năm X+1)
1. Dự báo tình hình
1.1. Các yếu tố dự kiến có tác động tích cực
1.2. Các yếu tố dự kiến có tác động tiêu cực.
2. Các mục tiêu tổng thể
2.1. Mục tiêu cụ thể
2.2. Chỉ tiêu phát triển
· Thu ngân sách trên địa bàn xã đạt triệu đồng;
· Số hộ nghèo giảm còn hộ;
· Số trẻ em từ 2-5 tuổi đến lớp đạt %;
· Tỷ lệ tăng dân số giảm còn %;
· Số thôn/làng/ bản đạt tiêu chuẩn làng văn hóa làng;
· Số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa hộ;
51
· Tỷ lệ số hộ được dùng điện %;
· Tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh %;
3. Các giải pháp chính
3.1. Nông nghiệp (Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thủy sản)
3.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, cơ sở hạ tầng …
3.3. Dịch vụ (Thương mại, du lịch, vận tải, giải trí …)
3.4. Ngân sách và đầu tư phát triển
3.5. Giáo dục và khuyến học
3.6. Y tế, Dân số, Kế hoạch hóa gia đình
3.7. Lao động, việc làm và xóa đói giảm nghèo
3.8. Tài nguyên và môi trường
3.9. Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội
3.10. Văn hóa – Thể thao
3.11. An ninh trật tự
4. Khung Kế hoạch
4.1. Kế hoạch đã có nguồn lực
4.2. Kế hoạch đề xuất nguồn lực
5. Tổ chức thực hiện
UBND XÃ …………………...

51
Phụ lục II.8. Mẫu Biên bản hội nghị xã
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ ............................ Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

...................., ngày .........tháng .......năm .........

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ XÃ

51
1. Thời gian: ....... Từ ….giờ đến …..giờ, ngày ….tháng ….năm …….. .............................

2. Địa điểm: ..........................................................................................................................

3. Nội dung: .........................................................................................................................


...............................................................................................................................................

4. Thành phần tham gia


...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Người chủ trì: ........................................................................................................................
Thư ký: ..................................................................................................................................
5. Tiến trình:
o Giới thiệu mục đích cuộc họp.
o Giới thiệu tổ công tác.
o Tóm tắt về tiến trình lập dự thảo Kế hoạch Phát triển KTXH xã và khái quát các
định hướng phát triển chính do Huyện hướng dẫn.
o Tóm tắt các nội dung nổi bật về tình hình Kinh tế - Xã hội của xã trong năm vừa qua
và năm báo cáo.
o Thảo luận chung về các điểm nổi bật về tình hình Kinh tế - Xã hội của xã.
o Tóm tắt về các hoạt động trong năm tới đã có dự kiến nguồn lực.
o Tóm tắt về các hoạt động đề xuất trong năm tới hiện chưa được phân bổ nguồn lực.
o Thực hiện xếp ưu tiên các hoạt động đề xuất và thảo luận và thông qua phân bổ kinh
phí Phát triển xã cho các hoạt động đề xuất đã sắp xếp ưu tiên.
o Toàn thể hội nghị thống nhất đề ra giải pháp, kế hoạch hoạt động, thời gian, nguồn
lực, trách nhiệm tổ chức và tham gia thực hiện của các bên cùng các chi tiết khác, chi tiết
trong 0. Phụ lục 7A. Mẫu Dự thảo Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội và các tài liệu đính
kèm.

51
6. Kết luận chung:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Biên bản được thông qua vào hồi ……………….. giờ ………………...

Thư ký Chủ trì hội nghị

--------------------------------------------- ---------------------------------------------

51
Phụ lục II. 9. Mẫu tham vấn cộng đồng

Phụ lục II.9 A - Mẫu Biên bản tham vấn công đồng
Phụ lục II.9 B - Mẫu Phiếu phản hồi tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng
Chủ đề: ................................................................... Người hướng dẫn: .....................................................
Người ghi biên bản: ...............................................
Nhóm đối tượng tham vấn (ghi rõ ví dụ: phụ nữ, thanh niên, hỗn hợp…vv): ..............................................
Địa bàn tham vấn: .................................................. Tên đơn vị tham vấn: ................................................. Trưởng thôn: ..................................................
Danh sách những người tham vấn:

Nội dung các ý kiến thảo luận:


Vấn đề
STT Nguyên Nhân Mục tiêu Giải pháp/hoạt động cụ thể
(Ý kiến, nội dung)
1.
2.
3.
v.v
Kết quả chấm điểm ưu tiên cho các giải pháp/hoạt động cụ thể:
STT Lĩnh vực Giải pháp Số phiếu
1.
2.
3.
v.v
Những nhận xét đặc thù trong quá trình tham vấn:
Biên bản được lập vào …..…giờ, ngày ..… tháng ..… năm ….…….
Người ghi biên bản

51
Phụ lục II.10. Mẫu Nghị quyết của HĐND thông qua kế hoạch
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ……………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số ……./………/NQ-HĐND ……………, ngày ….tháng …..năm ………

NGHỊ QUYẾT
Về việc xây dựng Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm…………….

Hội đồng Nhân dân ..........................................................................................................

Khóa ..........................................kỳ họp thứ ....................................................................

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số …../………/NQ-HĐND ngày……/……/……… của HĐND xã


khoá ……….. về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm……….. (năm báo cáo).

Sau khi nghe báo cáo của UBND xã về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh năm……….. (năm báo cáo) và nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh năm……… . (năm kế hoạch) và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND xã.

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. Nhất trí với báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh năm ……….. (năm báo cáo) và nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh năm……… . (năm kế hoạch). HĐND xã nhấn mạnh:

1. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND xã về nhiệm vụ kinh tế - xã hội
và quốc phòng, an ninh năm ……… (năm báo cáo):

- Tóm tắt các chỉ tiêu định hướng đạt được;

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Những thành tựu chủ yếu:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
51
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Một số tồn tại chủ yếu;

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

2. Nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh năm …………
(năm kế hoạch):

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Mục tiêu chung;

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Các chỉ tiêu định hướng;

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Các nhiệm vụ chủ yếu về các lĩnh vực.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
51
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Giao UBND xã, các Ban, Ngành, Đoàn thể của xã, các Trưởng thôn tổ chức triển khai
thực hiện.

- Thường trực HĐND xã, các đại biểu HĐND phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam
xã, các Ban, Ngành, Đoàn thể tăng cường kiểm tra, giám sát, động viên mọi tầng lớp nhân dân
thực hiện tốt Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau………. ngày kể từ ngày ký ban hành.

Nghị quyết này đã được HĐND xã khoá ……….. kỳ họp thứ ……… thông qua.

Nơi nhận: CHỦ TỊCH


- TT HĐND huyện;
- UBND huyện;
- Phòng TC – KH huyện;
- Đảng uỷ xã;
- TT HĐND xã;
- CT, các PCT UBND xã;
- Các Ban, Ngành, Đoàn thể xã;
- Các ĐB HĐND xã;
- Các Trưởng thôn;
- Lưu VT.

51
Phụ lục II.11 Mẫu quyết định của UBND phê duyệt kế hoạch
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ……………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số …../……./QĐ-UBND ……………, ngày tháng năm ………


QUYẾT ĐỊNH
Về việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế, xã hội
năm……………., xã……………….
Ủy ban Nhân dân .............................................................................................................
Khóa ..........................................kỳ họp thứ ....................................................................
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày….../……../…….. của UBND huyện ……
về việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế, xã hội năm……… (năm kế hoạch), huyện
………..;
- Căn cứ Nghị quyết số /………/NQ-HĐND ngày……/……/……… của HĐND xã
khoá ……….. về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm……….. (năm kế hoạch);
Xét đề nghị của Tổ công tác kế hoạch xã,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm……… . (năm
kế hoạch) cho các Ban, Ngành, Đoàn thể, các thôn và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn (theo
Phụ lục đính kèm).

Điều 2. Tổ công tác kế hoạch xã có nhiệm vụ thông báo các chỉ tiêu và nhiệm vụ đã
được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này và hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện.

Điều 3. Văn phòng UBND xã, Tổ công tác kế hoạch xã, các Ban, Ngành, Đoàn thể, các
Trưởng thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành.

Nơi nhận: CHỦ TỊCH


- Như Điều 3;
- UBND huyện;
- Phòng TC – KH huyện;
- Đảng uỷ xã;
- TT HĐND xã;
- CT, các PCT UBND xã;
- Các Ban, Ngành, Đoàn thể xã;
- Các Trưởng thôn;
- Các CQ, ĐV liên quan;
- Lưu VT.

51
Phụ lục II.12 Nội dung phê duyệt Kế hoạch KTXH xã

[Đây là các phụ lục II.6.A, II.6.B kèm theo Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội xã có trong
Phụ lục II.7]

51
[Tài liệu dành cho cấp xã]

Phụ lục II.13 Mẫu công văn thông báo kế hoạch


UBND XÃ…………… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số /KH-TCT …………, ngày…… tháng…năm ………


V/v thông báo chỉ tiêu, nhiệm vụ kế
hoạch năm………………….

Kính gửi: ………………………………………………………..

Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày……../………/……….. của UBND xã về việc giao


chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội năm …………., xã…………… .

Tổ công tác kế hoạch xã thông báo các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm …………………. của đơn vị (thôn, Ban, Ngành, Đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp). Chi
tiết nội dung theo phụ lục đính kèm.

Đề nghị các đơn vị căn cứ chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện.
Hàng tháng, báo cáo tình hình thực hiện, những khó khăn, vướng mắc, biện pháp tháo gõ về
UBND xã để phối hợp giải quyết.

Đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện./.

Nơi nhận: TỔ TRƯỞNG


- Như trên;
- UBND xã (B/C);
- Lưu VT.

76
Phụ lục II.14 Mẫu khung theo dõi đánh giá
KHUNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH XÃ..... NĂM ....

Kế hoạch mục tiêu Kế hoạch theo dõi thực hiện Kết quả theo dõi thực hiện lũy kế theo
quý
Mục Chỉ tiêu Đơn Chung Thực KH Chỉ số theo dõi Nguồn Tần suất Đối tượng Quý I Quý II Quý III Quý IV
tiêu vị KH 5 hiện năm thông tin thu thập thu thập
tính năm năm X X+1 theo dõi thông tin thông tin
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)
I. Kế hoạch định hướng phát triển KTXH huyện
1. Tỉ lệ hộ nghèo % 1. Tổng số hộ Báo cáo 6 tháng Thống kê
2. Số hộ nghèo Báo cáo 6 tháng Thống kê
3. Số hộ thoát nghèo Báo cáo 6 tháng Thống kê
4. Số xã thoát nghèo Báo cáo năm Thống kê
2. Thu ngân sách Tr. 2.1. Thuế, phí lệ phí Báo cáo 6 tháng Kế toán xã
trên địa bàn đồng
2.2. Các khoản thu Báo cáo 6 tháng Kế toán xã
khác
3. ……
II. Mục tiêu chính theo từng lĩnh vực/ngành
1. Lĩnh vực kinh tế
Ngành 1. 1.1.
1 1.2.

2. 2.1.
2.2.

Ngành 1. 1.1
2 2. …
2. Lĩnh vực văn hóa, xã hội
… …
3. Lĩnh vực môi trường
… …
4. Lĩnh vực quản lý chính quyền
… …

77
Phụ lục 15. Bảng danh mục các Vấn đề/ tồn tại tham khảo
Lĩnh vực Vấn đề/ Tồn tại
Chất lượng cây giống thấp, chưa tìm được các nguồn giống mới phù hợp với địa
phương, từng xứ đồng
Chưa có dịch vụ giống cây trồng tại địa phương
Chưa có hệ thống tưới tiêu chủ động cho các xứ đồng
Trồng trọt

Công cụ sản xuất còn thiếu, không đáp ứng yêu cầu thời vụ
Công tác kiểm soát sâu bệnh trong trồng trọt chưa được thúc đẩy
Đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp
Diện tích canh tác các loại cây trồng còn nhỏ lẻ, manh mún
Nhiều nguồn lực tại địa phương phục vụ cho trồng trọt chưa được khai thác hết
Thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong trồng trọt
Chăn nuôi đại gia súc, gia cầm của các hộ gia đình chưa được quản lý chặt chẽ
Chăn nuôi theo tập quán cũ, nhỏ lẻ, phân tán thiếu áp dụng khoa học kỹ thuật
Chưa có quy hoạch cụ thể về hoạt động chăn thả trong cộng đồng thôn
Chăn nuôi

Chuồng trại chăn nuôi mất vệ sinh, gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng
Dịch vụ thú y cộng đồng chưa được triển khai tại thôn bản
Nguồn giống chăn nuôi tốt chưa được giới thiệu hoặc tổ chức cung cấp tại thôn bản
Tiêm phòng vắc xin chưa đều, người dân không nắm được quy trình, không theo dõi
chặt chẽ
Chưa có dịch vụ cung cấp cây con trồng rừng tại địa bàn thôn
Chưa có kế hoạch, quy ước bảo vệ rừng khoanh nuôi, rừng trồng
Lâm nghiệp

Chưa xác định được loài cây chủ lực cần phát triển tại thôn bản
Hoạt động trồng rừng chưa được thúc đẩy
Quy hoạch về rừng sản xuất, rừng khoanh nuôi, quy chế khai thác rừng trong thôn chưa
hoàn chỉnh
Chưa có các dịch vụ giống thủy sản tốt, năng suất cao tại địa phương
Thủy sản

Chưa giới thiệu được các mô hình nuôi trồng thủy sản và quản lý ao hồ phù hợp
Chưa quy hoạch cụ thể về ao hồ và khu vực nuôi trồng thủy sản
Người dân thiếu kiến thức khoa học để áp dụng vào nuôi trồng thủy sản
Chưa có hoặc chưa vận động doanh nghiệp trong vùng tham gia hỗ trợ hướng nghiệp
cho người dân trong thôn
Công nghiệp &
Tiểu thủ công

Nghề phụ, nghề thủ công chưa phát triển hoặc chưa được chú ý thúc đẩy
nghiệp

Chưa có hoạt động hỗ trợ xúc tiến tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm tiểu thủ
công nghiệp
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ có chất lượng thấp, không đảm bảo cung cấp cho cơ sở thu
mua
Các hoạt động khuyến khích tiêu thụ tại địa phương chưa được đẩy mạnh
Thương mại - Dịch vụ

Chưa có kế hoạch khuyến khích phát triển kinh doanh phù hợp cho người dân
Chưa có kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Con em trong thôn thiếu việc làm
Hàng hóa và dịch vụ không đa dạng, không đáp ứng nhu cầu của người dân
Không có người thu mua hết hoa quả, sau thời vụ còn nhiều hàng hóa sản phẩm thừa ế
Mẫu mã, chất lượng sản phẩm hàng hóa trong thôn chưa đáp ứng nhu cầu thị trường
Nhận thức về pháp luật trong kinh doanh thương mại của người dân còn hạn chế
Trình độ hạch toán kinh doanh, quản lý sản xuất của người dân còn thấp
Cán bộ hoạt động về khuyến học chưa có kinh nghiệm
khuyến
Giáo

Chưa có lớp học tại thôn bản


dục

học

Hoạt động của hội khuyến học trong thôn chưa có hoặc còn hạn chế

78
Lĩnh vực Vấn đề/ Tồn tại
Nhiều con em trong thôn chưa học hết phổ thông hoặc bỏ học sớm
Bệnh dịch như tiêu chảy cấp, mắt hột … vẫn còn xảy ra thường xuyên tại thôn bản
Công tác tiêm phòng & tuyên truyền về tiêm phòng vắc xin tại địa phương chưa được
Y tế, KHH gia đình

thực hiện đều đặn


Hoạt động tư vấn, tuyên truyền & chăm sóc sức khỏe sinh sản chưa được thực hiện tại
thôn bản
Người dân chưa được mua bảo hiểm y tế
Nhận thức và hiểu biết của người dân về chăm sóc & bảo vệ sức khỏe còn hạn chế
Nhận thức về kế hoạch hóa gia đình của người dân hạn chế
Tình trạng sinh con thứ ba vẫn xảy ra trong thôn
Đường sá trong thôn xuống cấp, sạt lở, không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên
Hệ thống cấp nước sạch phục vụ người dân trong thôn chưa được xây dựng
Cơ sở hạ tầng

Hệ thống điện hạ thế nông thôn chưa được đầu tư xây dựng
Hệ thống điện hạ thế xuống cấp và thiếu công suất
Mương bai thủy lợi hỏng, xuống cấp không đảm bảo đủ nước tưới cho các xứ đồng
trong thôn bản
Người dân trong thôn còn dùng nước giếng chưa qua xử lý
Chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết cho các hộ trong thôn
Tài nguyên và

Môi trường sống và sinh hoạt bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm cao
môi trường

Nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế
Nhiều hộ chưa có công trình vệ sinh, hố xí hợp vệ sinh
Phân rác chuồng trại chăn nuôi, công trình vệ sinh chưa được xử lý và quản lý hợp lý
Rác thải, chất thải vứt bừa bãi, chưa có quy chế quản lý rác, chất thải
Các tổ chức đoàn thể trong thôn hoạt động chưa thường xuyên
chính trị xã hội
Hoạt động của

Công tác tuyên truyền của các đoàn thể còn kém
các tổ chức

Hoạt động của các đoàn thể trong thôn thiếu hỗ trợ và đôn đốc của các cấp trên
Năng lực, trình độ của cán bộ đoàn thể còn yếu
Nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể nghèo nàn
Vận động hội viên tham gia chưa sâu sát, phối hợp với các chi bộ chưa đồng bộ
Các hoạt động văn hóa thể thao chưa được tổ chức đều đặn
Chưa có đất quy hoạch làm nhà văn hóa, trung tâm hoạt động cộng đồng
Chưa có sách phổ biến kinh nghiệm, sách khoa học nói chung tại nhà văn hóa thôn
Văn hóa – Thể thao

Chưa có sân bãi tập luyện vui chơi đạt yêu cầu cho người dân trong thôn
Hoạt động thể thao, rèn luyện sức khỏe chưa được nhiều người tham gia
Năng lực cán bộ làm công tác văn hóa chưa được nâng cao
Phương tiện tuyên truyền, truyền thanh của thôn xuống cấp hoặc chưa được trang bị
Tệ nạn xã hội vẫn xảy ra trong thôn
Thôn bản chưa có nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng
Tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra trong thôn
Tình trạng tranh chấp lấn chiếm đất đai còn xảy ra
Tình trạng trọng nam khinh nữ vẫn còn diễn ra
Quản lý, chống phá hoại tài sản chung chưa được xử lý triệt để
trật tự
ninh

Thanh thiếu niên vẫn còn có các hành vi thiếu văn minh gây mất trật tự trị an
An

Tình trạng uống rượu say, phá rối trật tự trị an trong thôn vẫn còn xảy ra

79
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Nhà xuất bản nông nghiệp (2003), Tài liệu hướng dẫn chung dành cho lập kế hoạch
phát triển thôn bản/ xã và dự thảo ngân sách phân cấp.
2/ Dự án tăng cường lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP) (2006)
3/ Mai Thanh Cúc(2008), Quản lý dự án phát triển trường ĐH nông nghiệp Hà Nội.
4/ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hoà Bình (2008), Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội cấp xã có sự tham gia và gắn với nguồn lực trên địa bàn tỉnh Hoà Bình

80

You might also like