You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TỔ CHỨC SỰ KIỆN
(Event Management)

1. Mã học phần: PRS3004 3


2. Số tín chỉ: 03
3. Học phần tiên quyết:  
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Viê ̣t
5. Giảng viên:
- Thạc sĩ Nguyễn Quang Trường, Trưởng phòng tổ chức sự kiện – Báo điện tử
VnExpress
6. Mục tiêu học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quy trình thiết kế một sự
kiện ở các quy mô khác nhau, tổ chức và vận hành toàn bộ sự kiện nhằm đạt được
mục tiêu của nhà đầu tư sự kiện. Cung cấp cho người học khả năng hoạch định như:
nắm được các phương pháp cơ bản trong dự toán ngân sách, sáng tạo kịch bản, xây
dựng kế hoạch của quá trình hoạt động sự kiện từ công việc chuẩn bị tới các hoạt
động sự kiện, tính toán thời gian cho sự kiện. Khả năng tổ chức – quản trị trong hoạt
động chuẩn bị và thực hiện sự kiện, quản lý các vấn đề và xử lý tình huống trong sự
kiện, đánh giá hiệu quả sự kiện cũng như những vấn đề cần làm sau khi tổ chức sự
kiện.
7. Chuẩn đầu ra của học phần
- Kiến thức
+ Hiểu biết tầm quan trọng của hoạt động tổ chức sự kiện
+ Giải thích được qui trình xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện và (nội dung) các bước
thực hiện cụ thể trong qui trình này
+ Thực thi tổ chức được một sự kiện một cách thành thạo từ phân tích, hoạch định,
triển khai và đo lường đánh giá.
- Kỹ năng
+ Có khả năng tham gia tự thiết kế kế hoạch tổ chức sự kiện theo yêu cầu
+ Có khả năng điều phối các bộ phận trước, trong và sau khi tổ chức sự kiện
+ Hệ thống kiến thức cơ bản về tổ chức sự kiện.
+ Thực hành trực tiếp quy trình quản lý, tổ chức các loại sự kiện.
+ Học hỏi quy trình tổ chức sự kiện qua thực hành thực tế.

+ Có khả năng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức sự kiện
+ Phát triển khả năng phân tích nhu cầu của khách hàng và thiết kế sự kiện theo yêu
cầu của khách hàng. Có kỹ năng giao tiếp với nhà đầu tư sự kiện, với khách mời và
đồng nghiệp
+ Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và sáng tạo
+ Nhận thức được trách nhiệm cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội
trong việc xây dựng và/hoặc thực thi kế hoạch PR
+ Phát triển được thái độ tích cực, phát triển bản thân thông qua quá trình “thực thi
nhiệm vụ” xây dựng và/hoặc thực thi tổ chức sự kiện.
- Thái độ/trách nhiệm:
+ Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và các biến động của nghề tổ chức sự kiện trong
nền kinh tế hiện đại
+ Có thái độ tích cực, chủ động tự tin và sáng tạo, ham học hỏi, tìm hiểu và đổi mới
trong việc thiết kế sự kiện
8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
8.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
- Chuyên cần: Căn cứ vào sự có mặt và tham gia của sinh viên trên lớp, hăng hái phát
biểu
8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ
- Bài thi giữa kỳ: Chia nhóm, mỗi nhóm trình bày 1 dự án sự kiện sẽ tổ chức.
- Đánh giá cuối kỳ: Các nhóm thực thi tổ chức một sự kiện, sau sự kiện mỗi nhóm
nộp lại cho giảng viên bài tiểu luận nghiệm thu
9. Giáo trình bắt buộc
9.1 Học liệu bắt buộc:
1. Lưu Văn Nghiêm, (chủ biên), 2009, Tổ chức sự kiện, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân,
Tái bản lần 1.
2. Allen, J. (chủ biên), 2002, Festival and Special Event Management, John Wiley &
Sons Australia, Milton, Qld. 4064
3. Nguyễn Thị Mỹ Thanh, Sử Ngọc Diệp (2015), giáo trình quản trị tổ chức sự kiện và lễ
hội, NXB Lao động – xã hội
9.2. Học liệu tham khảo
1. Ruth Dawson & David Bassett, Event Planning and Management – A practical
handbook for PR and events professionals, Kogan Page
2. Charles Bladen, James Kennell, Emma Abson and Nick Wilde, Event Management –
An Introduction, Routledge 2012;
3. Julia Rutherford Silvers, Professional Event Coordination; John Wiley & Sons 2012;
4. Lynn van der Wagen & Lauren White, Events Management – for tourisism, cultural,
business and sporting events, Pearson 2010 (the 4th edition);
5. Judy Allen, Event Planning – The ultimate guide to successful meetings, corporate
events, fundraising galas, conferences, conventions, incentives and other special events,
Wiley 2009
10. Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần gồm 4 chương, cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản
về sự kiện và hoạt động tổ chức sự kiện, qua đó nhận thức được ý nghĩa xã hội của hoạt
động tổ chức sự kiện. Cung cấp cho người học khả năng hoạch định cũng như nắm được
các phương pháp cơ bản trong dự toán ngân sách, sáng tạo kịch bản, xây dựng kế hoạch
của quá trình hoạt động sự kiện từ công việc chuẩn bị tới các hoạt động sự kiện, tính toán
thời gian cho sự kiện. Khả năng tổ chức – quản trị, xử lý các tình huống phát sinh trong
hoạt động chuẩn bị và thực hiện sự kiện. Đặc biệt, sinh viên sẽ có trải nghiệm thực tế khi
thực thi một sự kiện.
11. Cấu trúc nội dung học phần
STT Nội dung Tuần
Chương 1 Tổng quan về tổ chức sự kiện Tuần 1
1.1 Khái quát về TCSK (Khái niệm, các thành phần
tham gia sự kiện và một số ý nghĩa và tác động của
sự kiện đối với đời sống xã hội)
1.2 Các loại hình chính trong TCSK
1.3 Các vị trí trong TCSK và một số yêu cầu đối với
người tổ chức sự kiện
1.4 Sự kiện trực tuyến: Xu hướng phát triển của thị
trường sự kiện trong thời điểm dịch Covid 19
Chương 2 Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch tổ chức sự Tuần 2-3-4- 5
kiện
2.1 Quy trình chung trong lập kế hoạch tổ chức sự
kiện cơ bản
2.2 Phát triển ý tưởng sự kiện
2.2.1 Các bước phát triển ý tưởng sự kiện - Event
Concept
2.2.2 Cấu trúc bản kế hoạch sự kiện - Event Proposal
(Mục đích + nội dung chương trình + kế hoạch
truyền thông + xây dựng các gói chào tài trợ + kỹ
năng sale, đàm phán và ký kết HĐ với nhà đầu tư
sự kiện)
2.3 Dự toán tài chính - ngân sách cho sự kiện
2.4 Sản xuất và vận hành (Sân khấu – cảnh trí, âm
thanh - ánh sáng, in ấn – các thiết bị hiển thị - nghệ
sĩ và hiệu ứng sân khấu)
Giao bài Chia nhóm, mỗi nhóm lựa chọn 1 dự án sẽ triển Tuần 5
tập giữa khai, xây dựng bản nội dung proposal để thuyết
kỳ trình trước lớp về dự án này (đề bài riêng)

Duyệt Các nhóm lần lượt trình bày bản đề xuất dự án Tuần 6
proposal triển khai (proposal)
lần 1 Nhận xét, đánh giá, yêu cầu sửa chữa proposal
Chương 3 Công tác chuẩn bị tổ chức sự kiện Tuần 7
3.1 Thành lập BTC và nhân lực cho sự kiện
3.2 Xây dựng Check list và tiến độ chuẩn bị TCSK
3.3 Thủ tục hành chính
3.4 Khách mời sự kiện
3.5 Địa điểm tổ chức
3.6 Hậu cần sự kiện
3.7 Dự tính và xử lý các sự cố trong sự kiện
Duyệt Các nhóm hoàn thiện và trình bày proposal dự Tuần 8
proposal án sẽ triển khai lần 2
lần 2 Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm
Chương 4 Tổ chức thực hiện sự kiện Tuần 9 - 10
4.1 Các hoạt động trong sự kiện
4.2 Các hoạt động sau sự kiện
4.3 Cách thức thực hiện một số sự kiện phổ biến
Thảo luận Giải quyết các bài tập tình huống có thể xảy ra
trong quá trình TCSK
Giao bài Đề bài: Tổ chức 1 sự kiện do nhóm tự chọn theo Tuần 11
thi cuối kì yêu cầu môn học (đề bài riêng)
Các nhóm triển khai công việc tiền sự kiện, trình
bày phương án tổ chức sự kiện
Giáo viên nhận xét & phê duyệt chính thức cho tổ
chức thực hiện trong vòng 4 tuần tiếp theo
Tổ chức sự Các nhóm triển khai tổ chức sự kiện theo lịch Tuần 12-13-14
kiện
Tổng kết Thuyết trình nhóm báo cáo kết quả thực hành Tuần 15
môn học project sự kiện. Đánh giá, nhận xét và hướng dẫn
tiểu luận
Tổng kết môn học

You might also like