You are on page 1of 6

Những người khốn khổ

~ Victor Hugo ~
Những người khốn khổ là một trong các
tác phẩm văn học kinh điển, cực kỳ nổi tiếng
của tác giả Victor Hugo. Tác phẩm đã được
chuyển thể thành phim điện ảnh, kịch sân
khấu và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt
từ độc giả trên thế giới.

Giới thiệu về tác phẩm


Cho dù là người đam mê văn học hay không thì chắc hẳn cũng đã từng nghe tới tác
phẩm Những người khốn khổ. Trong tiếng Pháp tác phẩm có tên gọi là Les
Misérables. Đây là một tiểu thuyết được chính đại văn hào người Pháp – Victor
Hugo. Tiểu thuyết chính thức được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1892 và nhanh
chóng trở thành một trong các tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế kỷ 19.
Cho tới nay, đây vẫn là một tác phẩm mang đậm giá trị nhân văn và nghệ thuật.

Thông qua tiểu thuyết Những người khốn khổ, Victor Hugo đã tái hiện một cách
sinh động và chân thực về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu của thế
kỷ 19. Đây cũng là thời điểm mà Napoleon I bắt đầu lên ngôi và trị vì đất nước.
Nhân vật chính trong tiểu thuyết là một cựu tù khổ sai tên Jean Valjean đang cố
gắng tìm cách để chuộc lại những lỗi lầm mà bản thân đã gây ra khi còn trai trẻ.

Tác giả Victor Hugo không chỉ đề cập tới bản chất của cái tốt – cái xấu – luật pháp
mà còn cung cấp cho độc giả những kiến thức về lịch sử, kiến trúc Pari, về nền
chính trị, công lý, triết lý và tín ngưỡng của đất nước mà ông đã sinh sống trong
nửa đầu thế kỷ 19 nhờ vào tác phẩm này.

Như chính ông đã chia sẻ với người biên tập rằng: “Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là
một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự
nghiệp cầm bút của mình”. Và quả thực như vậy, Những người khốn khổ đã trở
thành một trong các tác phẩm tiêu biểu của Victor Hugo, khiến tên tuổi ông còn
tồn tại mãi với thời gian, được cả thế giới biết đến dù đã trải qua nhiều thế kỷ.
Tác giả Victor Hugo
Victor Hugo là một nhà văn, thu sĩ, nhà viết kịch người Pháp. Ông sinh vào ngày
26/02/1802 tại Besançon, Pháp và mất vào ngày 22/05/1885 tại Pari, Pháp. Sau
khi mất ông được chôn tại Điện Panthéon.

Theo các tài liệu ghi lại thì Victor Hugo đã kết hôn với bà Adèle Foucher vào năm
1822 và có 5 người con là Léopoldine Hugo (mất khi còn sơ sinh), Adèle Hugo,
François-Victor Hugo, Charles Hugo, Léopold Hugo.

Đại thi hào người Pháp – Victor Hugo

Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1829 – 1883 và đã xuất bản nhiều tác phẩm tiểu
thuyết, thơ ca, kịch. Các tác phẩm của ông đều thuộc chủ nghĩa lãng mạn. Trong đó,
2 tác phẩm nổi tiếng nhất phải kể tới Những người khốn khổ và Nhà thờ Đức bà
Paris.

Ngoài tham gia sáng tác tiểu thuyết, thi ca, kịch thì Victor Hugo còn là một chính trị
gia và một trí thức dấn thân tiêu biểu của đất nước Pháp vào thế kỷ 19.

Hoàn cảnh sáng tác Những người khốn khổ


Tác giả Victor Hugo là một người vô cùng quan tâm tới mối quan hệ giữa công lý
xã hội và phẩm giá con người. Điều đó đã được thể hiện thông qua tiểu thuyết Le
Dernier Jour d’un condamné (Ngày cuối cùng của một tử tù) của ông viết vào năm
1829 và tác phẩm Claude Gueux viết năm 1834. Sau đó năm 1845 ông lại bắt đầu
viết một phần của tiểu thuyết Les Misères (Những cảnh khốn cùng). Nhưng tới
tháng 02/1848 thì ông dừng viết và chuyển sang viết tác phẩm Discours sur la
misère (Chuyên khảo về sự khốn cùng).

Tiểu thuyết lấy bối cảnh về xã hội nước Pháp thế kỷ XIX

Les Misérables được ông hoàn thành trong quá trình bị buộc đi đày và xuất bản
năm 1862. Trước khi Les Misérables được viết hoàn chỉnh thì ông đã hoàn thành 2
tác phẩm khác của mình, đó là Contemplations năm 1856 và la Légende des siècles
năm 1859.

Tiểu thuyết Những người khốn khổ được Victor Hugo lấy bối cảnh từ xã hội
Pháp vào thế kỷ XIX. Tác phẩm kể về những giấc mơ cùng tình yêu không thành.
Bên cạnh đó còn có cả những đam mê cháy bỏng và sự hy sinh cao cả.
Đây chính là kết quả của những nỗ lực, tâm huyết trong suốt 30 năm mà Victor
Hugo đã bỏ ra. Đồng thời cũng là một trong những tác phẩm mà ông cảm thấy tự
tin, tâm đắc nhất. Vì vậy, không bất ngờ khi tác phẩm lại được yêu thích và đón
nhận nhiều tới thế.

Tóm tắt nội dung


Nếu đọc tiểu thuyết Những người khốn khổ bạn sẽ thấy tác phẩm này kể về rất
nhiều câu chuyện và nhân vật khác nhau với những cuộc đời, hoàn cảnh riêng. Thế
nhưng, khi nối những câu chuyện, mảnh đời ấy lại lại tạo ra câu chuyện về Jean
Valjean – một người cựu tù khổ sai đang không ngừng nỗ lực để sống vì một xã hội
tốt đẹp. Thế nhưng Valjean lại không thể thoát khỏi được quá khứ của mình.

Chỉ vì ăn cắp một mấu bánh mì để cho con của chị gái mình mà người nông dân
Jean Valjean phải ngồi tù tới 19 năm, với số áo tù là 24601. Mặc dù sau này được
thả nhưng ông lại luôn phải mang theo giấy thông hành vàng – dấu hiệu cho thấy
đây là người đã từng phạm tội. Đó cũng là lý do ông bị chủ quán trọ từ chối và
buộc phải ngủ ngoài đường. May mắn là Valjean đã tìm được chỗ nương náu nhờ
sự giúp đỡ của một người nổi tiếng, hay làm từ thiện – Giám mục Myriel.

Thế nhưng, Valjean lại một lần nữa lấy trộm những món đồ bạc của vị Giám mục
và bỏ trốn. Sau đó ông đã bị bắt. Một lần nữa, vị Giám mục lại giúp ông thoát khỏi
cảnh tù tội và khuyên ông nên trở thành một người tốt, sống lương thiện, giúp đỡ
mọi người.

Sau 8 năm, ông đã trở thành Valjean đã trở thành một chủ xưởng thành công, giàu
có, đồng thời là một thị trưởng tại nơi ông đang sinh sống. Nhưng ông đã đổi tên
thành Madeleine để tránh bị mọi người phát hiện về quá khứ. Tuy nhiên, cuối cùng
ông vẫn bị lộ danh tính bởi một người đàn ông khác đã bị nhầm lẫn là ông và bị bắt
ra tòa. Nhưng cũng chính trong lúc này ông đã gặp Fantine – một cô gái sau khi bị
đuổi khỏi công xưởng của ông để có tiền nuôi con gái Cosette đã phải làm nghề mại
dâm và đang trong cảnh hấp hối. Ông đã hứa với Fantine trước khi cô chết rằng sẽ
chăm sóc con gái cô cẩn thận và trả tiền cho Thénardier – chủ quán trọ độc ác đang
giam giữ Cosette và cùng Cosette chạy trốn tới Paris để thoát khỏi sự truy đuổi của
thanh tra Javert. Sau khi tới Paris cả 2 đã trú trong một nhà tu kín.

Sau 9 năm, kể từ khi tướng Lamarque – người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp
có cảm tình với giai cấp lao động ra đi, một cuộc cách mạng thể hiện sự tức giận
với chế độ đã diễn ra dưới sự lãnh đạo của nhóm sinh viên. Cuộc cách mạng bùng
nổ vào đêm mùng 5, rạng sáng mùng 6, tháng 06/1832 với sự tham gia của những
người nghèo khổ. Trong đó có Gavroche – một cậu bé lang thang, Marius
Pontmercy – một sinh viên vì quan điểm tự do bị gia đình xa lánh và đem lòng yêu
thương Cosette.
Gia đình của Thénardier cũng đã chuyển tới Paris nhưng lại trở thành những kẻ
trộm cắp, lang thang. Họ thỏa thuận với Javert rằng sẽ tìm bắt vào giao nộp Valjean
cho hắn ta và tìm cách đột nhập vào nhà Valjean. Khi đột nhập cũng đúng lúc
Marius đang đến thăm Cosett. Nhưng trái ngang rằng Éponine – con gái của
Thénardier cũng đem lòng yêu Marius. Vì vậy cô đã thuyết phục gia đình rời khỏi
đó.

Tới ngày hôm sau thì cách mạng bùng nổ. Javert cũng trà trộn vào hàng ngũ sinh
viên nhưng lại bị phát hiện bởi Gavroche và sau đó Enjolras đã bắt giữ hắn. Valjean
sau khi biết Marius đã gia nhập cuộc cách mạng cũng đã cùng tham gia và xin
Enjolras thả Javert. Đồng thời, Éponine cũng đã đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa.
Cuối cùng cô đã chắn một viên đạn cho Marius và chết trong vòng tay anh.

Ở trận chiến tiếp theo, Javert được Valjean cứu sống và thả đi. Bên cạnh đó, ông
cũng cứu được cả Marius khi đang bị thương. Ông đã cùng Marius chạy trốn theo
đường cống ngầm tại Paris. Thế nhưng, sau khi ra khỏi cống ngầm lại gặp phải
Javert và ông đã cố gắng thuyết phục hắn thả Marius. Cuối cùng Javert đã đồng ý và
hắn nhận ra rằng mình đang bị mắc kẹt giữa niềm tin vào pháp luật với niềm tin
vào lòng tốt con người. Đồng thời, hắn cũng hiểu mình không bao giờ có thể giao
nộp Valjean cho chính quyền nữa. Và kết quả hắn chọn nhảy xuống sông Seine tự
vẫn để thoát khỏi nỗi khó xử này.

Trong khi đó, Marius và Cosette đã kết hôn và Valjean cũng kể cho Marius về quá
khứ của mình rồi bỏ đi. Còn vợ chồng Thénardier thì cải trang để trà trộn vào lễ
cưới nhằm mục đích ăn cắp. Đáng tiếc đã bị Marius phát hiện và yêu cầu rời khỏi lễ
cưới. Còn gia đình Thénardier thì yêu cầu Marius phải cho chúng một khoản tiền
nếu không sẽ tiết lộ với cảnh sát về nơi mà Valjean đang trốn. Mãi cho tới sau này,
khi Valjean đã hấp hối thì ông mới tiết lộ ông chỉ là cha nuôi của Cosette và ông đã
rất hạnh phúc khi ở bên con gái nuôi cùng con rể.

Nhân vật chính trong Những người khốn khổ


Chân dung về nhân vật Jean Valjean – Minh họa bởi Gustave Brion

 Jean Valjean (Madeleine sau này): Là một thanh niên nghèo khó, bị khổ sai
19 năm vì tội ăn cắp bánh mì. Cuộc đời ông chỉ thay đổi sau khi gặp được Giám
mục Myriel và đổi tên thành Madeleine

 Giám mục Myriel (hay đức cha Bienvenue): Là vị giám mục già rất tốt bụng,
thiện lương, đã giúp Valjean nhận ra được ý nghĩa đích thực của cuộc đời và
quyết tâm bắt đầu lại từ đầu

 Javert: Thanh tra cảnh sát tìm mọi cách để bắt Valjean nhưng sau này lại
mang ơn của Valjean và tự vẫn khi phải giằng co với công lý – tình người
 Fantine: Nữ công nhân bị đốc công đuổi khỏi công xưởng của Madeleine
một cách vô lý và phải làm nghề mại dâm để nuôi con gái

 Éponine: Con gái của nhà Thenardier, đem lòng yêu Marius và chịu thay anh
một viên đạn, cuối cùng đã qua đời

 Cosette: Con gái của Fantine và là con gái nuôi của Jean Valjean, đem lòng
yêu rồi kết hôn với Marius

 Marius Pontmercy: Sinh viên tham gia khởi nghĩa tại Paris và yêu rồi kết
hôn với Cosette

 Vợ chồng Thénardier: Gia đình chủ quán trọ độc ác đã giam giữ Cosette khi
cô còn nhỏ

 Gavroche: Con trai nhà Thénardier, sau đã tử trận khi tham gia khởi nghĩa
tại Paris

 Enjolras: Lãnh đạo nhóm “Những người bạn của ABC” (Những người bạn
của nông dân)

Thành tựu đạt được của tác phẩm Những người


khốn khổ
Mặc dù Những người khốn khổ của Victor Hugo nhận được những phản ứng
khác nhau từ giới phê bình những cuốn tiểu thuyết này lại được sự chú ý cao từ
phía độc giả. Tác phẩm đã được dịch qua rất nhiều thứ tiếng ngay từ khi mới xuất
bản.

Tác phẩm đã được chuyển hóa thành phim và kịch ở khắp mọi nơi trên thế giới

Đồng thời, Những người khốn khổ còn được chuyển thể thành phim, kịch,… và
đạt được nhiều giải thưởng lớn. Cho tới nay, đây vẫn là một trong những tiểu
thuyết nổi tiếng của thế giới, được nhiều độc giả tìm kiếm và đón đọc.

Cảm nhận cá nhân về tác phẩm


Đây là một tác phẩm sử dụng những chất liệu rất đời thực. Dưới ngòi bút của
Victor Hugo, xã hội Pháp thế kỷ 19 đã được vẽ lên một cách rõ ràng. Đó là xã hội
tồi tệ và lương tâm, nơi đồng tiền quan trọng hơn tất cả. Một xã hội đầy hỗn loạn
và những người khốn khổ sẽ bị coi là tội phạm, phải chịu sự trừng trị nghiêm khắc
từ chính phủ tư sản.

Các giá trị nhân văn trong thời đại này bị chà đạp một cách không thương tiếc. Và
cuộc đời của Jean Valjean chính là nhân chứng phản ánh rõ ràng nhất về xã hội
Pháp lúc bấy giờ. Chỉ vì ăn trộm miếng bánh mì để cứu cháu gái nhưng lại bị khổ
sai tới 19 năm và vĩnh viễn mang trên mình vết nhơ. Tuy nhiên, qua tác phẩm
chúng ta cũng thấy được nơi đó có những con người với tấm lòng lương thiện,
luôn cố gắng hết mình để vượt qua hoàn cảnh trái ngang.

You might also like