You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NHÂN VẬT LÃNG MẠN


TRONG TRUYỆN THƠ DON JUAN CỦA BYRON

Người hướng dẫn khoa học


TS PHẠM THỊ THU HƯƠNG

Nhóm sinh viên thực hiện


1. TRẦN THANH HIỀN
2. LƯƠNG THỊ HỒNG MƠ
3. NGUYỄN THỊ HỒNG DIỄM
4. PHAN JAPAN
5. LÊ ĐÀM PHƯƠNG OANH
6. TẠ HUỲNH TÚ LÀNH
7. PHẠM THỊ DIỄM QUỲNH

ĐÀ NẴNG – THÁNG 11/2021


CHƯƠNG I
1.1 Khái niệm
Biêlinxki trong bài Văn học Nga, năm 1841, định nghĩa: “Chủ nghĩa lãng
mạn, đó là thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim”.
Chủ Nghĩa Lãng mạn nhìn chung chúng ta có thể thấy đó là một trào lưu
mang tính duy tâm cảm quan, giải phóng cá nhân khỏi những luân lý và phân vị xã
hội mới sau Cách mạng Pháp 1789 mà mà cụ thể là nó được thể hiện qua việc giải
phóng nội hàm cảm xúc của chủ thể.
Dù là tiêu cực hay tích cực đi chăng nữa mục tiêu được đề ra vẫn là giúp con
người thoát khỏi thực tại khốn khổ về tâm hồn, để đến với một thế giới bay bổng
hơn dù đó chỉ là mộng tưởng hảo huyền đầy chủ quan của tác giả.
1.2 Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa lãng mạn ra đời vào cuối thế kỉ 18 tại Pháp dưới hình thức là một
phong trào chính trị bởi tập hợp dưới ngọn cờ “Chủ nghĩa lãng mạn” là những quý
tộc phong kiến cũ cùng những con người có văn hóa, có lương tri, có tri thức tiến
bộ, họ cùng nhau chống lại sự thống trị của giai cấp tư sản. Những người cầm
quyền tư sản này đã biến những lời hứa, viễn cảnh tốt đẹp của những nhà triết học
ánh sáng thành những bức tranh châm biếm, biến xã hội mơ ước thành hiện thực
đau thương, đẫm máu,vô cảm của nhân loại.
Chủ nghĩa lãng mạn được sinh ra ở Pháp và gắn liền với cuộc cách mạng tư
sản Pháp 1789, nhưng chúng ta có thể thấy rằng cuộc cách mạng đó đã bao quát và
ảnh hưởng cả trời u, nên dù rằng “romantisme” được ra đời ở Pháp nhưng lại được
các học giả và tác giả của các quốc gia tây u như Anh, Đức, Pháp,… xây dựng
thành một trào lưu, khuynh hướng đương thời. Nên có thể nói, chủ Nghĩa lãng mạn
Pháp và các nước tây Âu, đặc biệt là Anh, khi xâm nhập vào nhau vẫn không có
quá nhiều sự thay đổi về mặt phương pháp, nội dung và lý luận sáng tác.
1.3 Đặc trưng
Những người theo chủ nghĩa lãng mạn đều muốn tìm lối thoát cho nhân loại
bằng những cách khác nhau nhưng tất cả đều không có thực. Họ tìm về với quá
khứ, với ánh hào quang ở thời kì trung cổ, với những đấng minh quân của xã hội
phong kiến; hoặc họ tìm đến một tương lai mới, mà ở đó không có giai cấp tư
sản.Vì thế văn học lãng mạn chia làm hai khuynh hướng
Dù là lãng mạn tích cực hay tiêu cực thì chủ nghĩa này vẫn đề cao cái tôi cá
nhân, xem trọng cảm xúc của bản thân, suy nghĩ thế nào viết ra thế ấy, trí tưởng
tượng được phát huy mạnh mẽ. Văn học lãng mạn đã giải phóng cái tôi cá nhân
một cách triệt để sau hàng nghìn năm bị kìm hãm, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa
mãn "cái tôi" bị tổn thương của con người.
Người ta đã lấy cái tôi cá nhân và tình cảm làm trung tâm, đặt con người trở
về những tình cảm giản dị nhất, ước mơ bình thường nhất mà bấy lâu nay văn học
không dám nói hay bị chôn vùi, lãng quên do sự hà khắc của chế độ phong kiến.
1.4 Nhân vật
Nhân vật được Trần Đình Sử định nghĩa “Nhân vật văn học là khái niệm
dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái được nhà
văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ”
[07, tr.114].
1.5 Đặc điểm của nhân vật lãng mạn tiêu cực
Bất mãn với trật tự mới và luyến tiếc thời huy hoàng của thời kì trung đại, họ
cảm thấy hoang mang trước tương lai mờ mịt.
Nhân vật trung tâm của các tác giả ở khuynh hướng này luôn là những con
người rất tài năng, tươi sáng nhưng lại đánh mất chính mình ở hiện thực, muốn
thoát li thực tại, tìm về thiên nhiên, sống buông thả và ngược dòng về quá khứ để
được sống trong giá trị của chính mình.
Mang đậm chất trữ tình nồng đượm, đầy tình chủ quan của chủ thể sáng tác, mà
trong thế giới đó họ chính là luật, nên ta dường như có thể thấy con người trong đó
là con người cá thể có mối quan hệ đặc biệt với xã hội, chứ không đại diện cho xã
hội.
CHƯƠNG II
2.1 Khái quát về tác giả
George Byron sinh ở London, trong một gia đình quý tộc đã sa sút. Là nhà
văn tiến bộ Anh mà cuộc đời và sáng tác đã làm chấn động dư luận châu u và toàn
thế giới vào đầu thế kỉ 20. Sau khi ông và gia đình chuyển đến Aberdeen, nơi mà
Byron được nuôi dưỡng cho đến khi thừa kế vị trí ở Newstead Abbey,
Nottinghamshire từ người chú tuyệt vời của mình. Byron được giáo dục tại trường
đại học Cambridge năm 1808 và rời nước Anh để bắt tay và chuyến phiêu lưu đến
Địa Trung Hải. kkể từ năm 1801 cho đến năm 1819 cuộc sống của Byron đã thúc
đẩy lớn cho sự nghiệp sáng tác của ông. Nhất là tác phẩm Don Juan. Nhưng chính
nơi này, không lâu sau đã dẫn đến cái chết vào năm 1824.
2.2 Sự tương đồng của Byron với các nhà văn trong chủ nghĩa lãng mạn:
Tương đồng về hoàn cảnh xuất thân (Shelley), sáng tác của ông và Shelley
đều có những sáng tác với tư tưởng chống đối của giai cấp tư sản, chống mọi quy
luật hiện hành.
Byron và các nhà văn khác đều dùng những chi tiết thực tế. Các nhà văn
khác cũng thế, phong cảnh là sự thật có thể quan sát được, và lịch sử cũng vậy ,
được thể hiện qua màu sắc địa phương.
CHƯƠNG III
3.1 Tóm tắt
Don Juan sinh ra trong một gia đình quyền quý sống theo tinh thần tôn giáo khắc
nghiệt nhưng giả dối. Nhưng Don Juan không thích những giáo điều xung quanh
mình nên anh đã lựa chọn chìm đắm vào ái tình
Don Juan đã thích Julia và bị phát hiện không lâu sau đó.
Chàng phải rời khỏi Tây Ban Nha để tránh tai tiếng và sự trả thù
Don Juan lên 1 con tàu nhưng không lâu sau con tàu gặp nạn ở giữa biển. Don Juan
được Haiđê cứu và hai người họ đã nên duyên với nhau
Cha của Haiđê phát hiện và bán cháng ở chợ nô lệ. Chàng từ chối làm nô lệ tình
dục cho công chúa nước Thổ. Chàng đã trốn thoát và trở thành một anh hùng chiến
tranh của Nga sau khi giúp họ chiến đấu với quân Thổ Nhĩ Kỳ
Không lâu sau Don Juan trở về Anh và lo lắng về xã hội Anh
Cuối cùng, bài thơ kết thúc với cảnh Don Juan có thể quan hệ tình dục với một phụ
nữ thượng lưu đã có gia đình khác.
3.2 Nhân vật quay lưng với thực tế xã hội
3.2.1 Đưa tâm hồn đi về với thiên nhiên trong lành, bình dị
Ngay trước mắt là gia đình của Don Juan, sự bất công trong chế độ mới đã đẩy ông
bố Hoxe đến đường cùng. Vì chỉ trong một giây mà mọi quyền lợi, sự uy nghiêm
trước kia của ông đã hoàn toàn biến mất, ông thu mình trong thế giới nội tâm, trốn
chạy vào những chuyến phiêu lưu khám phá thiên nhiên:
 Đó là những gì chúng ta không thể biết được. Juan tìm đến con người vắng
trong rừng để đi dạo, để nhìn sao, nhìn trời nhìn đất, thấy tán cây đang xanh
lá bên đường. Lúc đó anh nghĩ gì thì cũng chẳng ai biết, thiên nhiên bao bọc
khiến anh quên lối về, có những những về nhà trong tối mịt, trễ giờ có một
hai tiếng là thường.
 Hay lúc vượt ra ngoài đại dương mù mịt, trên con sóng, Juan nhớ lại quê
hương, Juan đắm chìm về mối tình ở quá khứ, điều đó là Juan chết lặng
3.2.2 Đắm chìm trong tình ái, dục vọng
Don Juan vốn sinh ra trong gia đình vương giả, tuy nhiên những đạo lí chàng bị
người mẹ và những người xung quanh áp đặt đã khiến chàng không thể chịu đựng.
Chàng đã chọn cách trốn tránh thực tại để sống cuộc sống phóng túng trong tình ái
và dục vọng
Sự đào hoa sát gái: của Don Juan có phải thực chất là vậy không? Julia có chồng
nhưng không hạnh phúc, gặp được Don Juan như gặp được chân ái của cuộc đời.
Và cả hai điều tự nguyện đến với nhau, và trong giây phút ngắn ngủi đó cả hai
người điều rất ngọt ngào với đối phương. Và bên cạnh cái xã hội nhàm chán của
thực tại, thì những tình ái này làm cho Don Juan thoát khỏi sự chán ghét cuộc sống
của xã hội phong kiến xưa, và sống với chân lý của cuộc đời mình.
3.2.3 Những cuộc phiêu lưu của Don Juan
Trong suốt quá trình từ chương 1-8, Juan đã trải qua tổng cộng là 4 cuộc phiêu
lưu mạo hiểm mà không ít lần Juan tưởng chừng như đã đánh đổi đến tình mạng
của mình.

Truyện thơ Don Juan ngoài việc kể về những cuộc tình của Juan thì nó cũng kể
về những cuộc phiêu lưu từ vùng đất này sang vùng đất khác của Juan. Có thể nói
mỗi một cuộc tình của Juan đều gắn liền với một vùng đất khác nhau, Juan không
thể ở yên tại một vùng đất nào lâu được cũng như việc anh không thể yêu bất kì cô
gái nào lâu dài được. Cũng không thể nói là anh không chung tình, vì anh phải rời
bỏ một mảnh đất chẳng phải là điều anh mong muốn chút nào.

Sau khi chuyện tình xấu hổ của anh và Julia bị phát hiện, anh đã bị mẹ mình-bà
Inez gửi đi Cadiz. Tuy mẹ mình cho tiền và căn dặn anh rất nhiều điều nhưng anh
chỉ thích mỗi việc đầu tiên của mẹ mình là cho anh tiền . Có thể lí giải vì sao anh
chỉ buồn và khóc khi con tàu đã rời xa quê hương, vì ở quê nhà có người mẹ với
muôn vàng phép tắc,luật lệ, bắt anh phải làm điều này, không được làm điều kia.
Có lẽ những điều vô hình đó đã trói buộc Juan-một cậu trai 16 tuổi với tâm hồn
phóng khoáng, muốn thoát khỏi những tù túng, những luật lệ đó. Và Julia chính là
sự vùng dậy của Juan,anh đạp đỗ mọi quy tắc, giáo điều để đến với Julia. Khi con
tàu từ từ rời xa quê hương Juan khóc bởi dù gì mảnh đất này cũng là nơi Juan sinh
ra, còn có mẹ và mối tình đầu của mình ở đó.

Trên chuyến hành trình rời xa quê hương của mình, con tàu Juan đi bị sóng
đánh thủng và bị ngập nước. Tất cả đều mang lại khung cảnh đau thương,chờ chết.
riêng Juan vẫn cứ tin ngày mai trời sẽ sáng, mọi chuyện sẽ tốt đẹp trở lại.

Vài ngày lênh đênh trên biển…

Khi Juan nhìn thấy đất liền anh liền dùng hết sức để bơi đến bờ…

Sau khi tỉnh lại, Juan dạt vào một hòn đảo nhỏ ở Hy Lạp,

Chuyện tình của Juaan và Haide bị phát hiện. Với một thân phận nô lệ do cha
Haiđê bán đi…

Với một thân phận nô lệ do cha Haiđê bán đi. Juan ở hoàng cung nước Thổ với
sự mua lại bởi hoàng cùng vua Thổ…..

Juan được tha hay bằng cách nào đó chẳng ai biết được, mà chỉ biết Juan đi
cùng Jonhson và vài người bạn, trong đó có Dudu đã tìm đến doanh trại Nga, Juan
đầu quân cho nước Nga

3.3 Nhân vật chiều chuộng cái tôi quá mức


3.3.1 Nhân vật Don Juan
Anh không có lí tưởng chính trị rõ ràng, nhưng căm ghét tất cả những kẻ áp bức.
Khi đi vào chiều sâu nội tâm, tuy từ thuở là một cậu thiếu niên mối tình của Don
Juan lầm lỡ nhưng khi soi chiếu và tâm hồn nhân vật ấy, ta vẫn thấy nồng nàn tình
cảm, nặng nợ với nhưng tình cảm riêng. Nhưng rung cảm rất thành thật trong cung
bậc tình yêu, tình thương đã làm nên hình tượng lãng mạn Don Juan
3.3.2 Nhân vật Julia
Julia và chồng xuất thân là quý tộc. Nhưng quý tộc thời ấy rất khắc khe, việc làm
của Julia là đi ngược lại những chuẩn mực của xã hội, là nỗi nhục nhã của gia đình
Julia chính là sự rung cảm đầu đời của Juan, nàng vẫn luôn sống thật với tình cảm
của mình, dù biết rằng cuộc tình ngắn ngủi. Và sau tất thảy nàng đã chọn cách đối
mặt và thoát khỏi sự khốn khổ trong lòng khi chia tay mối tình đang mặn nồng.
3.3.3 Nhân vật Gulleyaz
Bà Gullbeyaz muốn được là chính mình, được sống với những điều bà mong muốn
chứ không phải là phượng hoàng u buồn trong chiếc lồng vàng. Dẫu biết nếu
chuyện này bị bại lộ thì bà sẽ chết và chịu sự khinh bỉ của xã hội nhưng bà vẫn làm
vì ít nhất trước khi chết bà cũng cảm nhận được thế nào là tình yêu thật sự.
3.4 Sự tương đồng giữa tác giả và nhân vật Don Juan
3.4.1 Byron, Don Juan – sự tương đồng ẩn ý
Xuất thân gia đình quý tộc
Những chuyến đi
Đời sống phóng túng, chìm đắm trong ái tình
à Sự phản kháng đầu tiên chống lại sự hà khắc xã hội lúc bấy giờ.
3.4.2 Cái “tôi” cá nhân của tác giả được thể hiện
Bất bình trước thực tại, chọn cách quay lưng, chìm đắm vào đời sống phóng túng,
dục vọng
Biết đứng lên đấu tranh giảnh quyền lợi cho nhân dân
Ông không sử dụng trí tưởng tượng khách quan để tô vẽ hình tượng Don Juan khác
biệt mà sử dụng chính những chi tiết về cuộc đời mình để nhằm thể hiện thái độ, sự
phản kháng với những áp bức với chế độ
Sự đả kích sâu cay, cách châm biếm khi đề cập đến thói đạo đức giả, sự giả dối, sa
đọa và trống rỗng của tầng lớp thượng lưu
CHƯƠNG IV
TỔNG KẾT NHÂN VẬT LÃNG MẠN
TRONG TRUYỆN THƠ DON JUAN CỦA BYRON
Don Juan không có lí tưởng chính trị rõ ràng, nhưng căm ghét tất cả những
kẻ áp bức, vì vậy chọn trốn tránh thực tại để đi vào cuộc sống phóng túng trong
tình ái và dục vọng
Julia say tất thảy vẫn chọn cách đối mặt và thoát khỏi sự khốn khổ trong
lòng khi chia tay mối tình đang mặn nồng.
Bà Gullbeyaz muốn được là chính mình. Dẫu biết nếu chuyện này bị bại lộ
thì bà sẽ chết và chịu sự khinh bỉ của xã hội nhưng bà vẫn làm vì ít nhất trước khi
chết bà cũng cảm nhận được thế nào là tình yêu thật sự.

You might also like