You are on page 1of 3

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

1. Dược lý (thuốc chống trầm cảm)


1.1 Ba nhóm thuốc chống trầm cảm phổ biến đó là:
- Nhóm tricyclics (TCAs)/thuốc chống trầm cảm ba vòng

Các loại thuốc thuộc nhóm nayd có tác dụng phục hồi các triệu chứng rối loạn ăn và ngủ.
Tác động phụ (của chúng thường ghi nhận là): khô miệng, mờ mắt, táo bón, bí tiểu, ngứa
da, nhịp tim gia tăng,..

- Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs)

Các loại thuốc thuộc nhóm này được sử dụng rất phổ biến để giảm thiểu các triệu chứng
buồn phiền, khó ngủ, thiếu năng lực, và đặc biệt chúng không gây ra nhiều tác động phụ
như các loại trong nhóm TCAs

- Chất ức chế Monoamine Oxidase (MAOIs):

Thường được dùng cho những trường hợp trầm cảm đi kèm với các triệu chứng ám ảnh
sợ hãi, lo âu. Tuy nhiên những người dùng những loại thuốc thuộc nhóm này phải cẩn
thận với chế độ ăn uống, tránh rượu vang đỏ, nho khô và nhiều loại pho mát. Bác sĩ tâm
thần hiếm khi kê MAOIs ngoại trừ những bệnh nhân không đáp ứng với các loại thuốc
khác. Một số tác dụng phụ: buồn nôn, đau đầu, huyết áp thấp, khô miệng, tăng cân,..

1.2 Ưu điểm:
- Dược lý trị liệu thường rất hữu dụng trong những trường hợp bệnh trầm trọng và
cần cấp cứu. Theo thống kê khoảng 60% bệnh nhân trầm cảm được chữa trị bằng
dược liệu thường khỏi bệnh sau thời gian 6 tháng uống thuốc liên tục. tuy nhiên nếu
sự điều trị chỉ bằng dược lý không thôi thì khả năng tái phát bệnh có thể lên đến
mức 30-50% sau một năm
- Cho thấy lợi ích nhanh
- Ít tốn kém hơn các phương pháp trị liệu khác
- Dễ dàng thực hiện
1.3 Hạn chế:
- Gây ra các tác dụng phụ gây khó chịu như đau đầu, khô miệng, táo bón,..
- (tiếp đi?) có tác dụng trong thời gian ngắn chăng(?)
2. Tâm lý trị liệu
Đối với trầm cảm, hay các bệnh rối loạn khí sắc đơn cực thì lĩnh vực tâm lý trị liệu được
nhấn mạnh

Điều trị trầm cảm bằng tâm lý gồm nhiều phương thức, cách tiếp cận khác nhau, phổ biến
nhất là các cách tiếp cận điều trị theo quan điểm (1) tâm lý sinh động, (2) quan điểm hành
vi, (3) quan điểm nhận thức, (4) quan điểm cá nhân liên đới (Interpersonal psychotherapy)

2.1 Các cách tiếp cận điều trị/ các quan điểm
a. Quan điểm tâm lý sinh động

Cho rằng trầm cảm là hậu quả của những nỗi sầu muộn vô thức về những mất mát, hoặc
có thật hoặc chỉ do tưởng tượng, liên hệ đến những đối tượng mà cá nhân đã có quá trình
chịu nhiều lệ thuộc, gắn bó trong cuộc sống (cha, mẹ, người yêu…)

Mục tiêu: giúp bệnh nhân trầm cảm có khả năng nội thị (insightfulness), tức là thấy rõ và
hiểu được những phần sâu kín nhất trong nội tâm mình, từ đó độc lập hơn trong mọi ý
tưởng và hành vi, ít bị lệ thuộc vào người khác và có khả năng vượt qua được cảm giác
đau buồn vì những tổn thương, mất mát, và tự mình tạo ra những thay đổi tích cực trong
cuộc sống

Hiệu quả:

b. Quan điểm hành vi

Cho rằng sửa đổi được hành vi là thay đổi được tư tưởng và cảm xúc

=>mục tiêu: thay đổi hành vi, bằng việc sử dụng kỹ thuật củng cố và huấn luyện những
khả năng giao tiếp để cá nhân tiếp cận và hòa mình vào những sinh hoạt tích cực của xã
hội, giảm thiểu dần những hành vi tiêu cực

c. Quan điểm nhận thức

Cho rằng cảm xúc và hành động của một người phần lớn bị tác động bởi khung nhận thức
riêng tư, hay nếp suy nghĩ có sẵn của họ. Nếp suy nghĩ của một cá nhân được hình thành
và phát triển bởi lòng tin, kinh nghiệm và những học hỏi được trong suốt quá trình sống.

=>Trầm cảm là hậu quả củ một nếp suy nghĩ bị sai lạc, méo mó với những ý tưởng tự
động, những định kiến và phỏng đoán không có sự chứng nghiệm bằng thực tại.

Mục tiêu: giúp cá nhân nhận ra sự hư hỏng, sai lạc và nguy hại trong các ý tưởng tự động
và những định kiến trong nếp suy nghĩ của mình, từ đó thay đổi được nếp suy nghĩ cũ.
d. Quan điểm cá nhân liên đới (IPT)

Cho rằng nguyên nhân gây ra các triệu chứng trầm cảm bắt nguồn từ những vấn đề thuộc
về những mối quan hệ trong xã hội

Mục tiêu: thông qua thảo luận giúp cá nhân nhận định rõ những tiếp xúc, quan hệ nào cần
tiếp tục, cần thay đổi, hay phải chấm dứt, giúp cá nhân hiểu đúng vai trò và vị trí của
mình trong gia đình, xã hội, giúp cá nhân chấp nhận tính tương đối trong mọi mối tương
quan, và sẵn sàng thích ứng tốt đẹp với những giai đoạn chuyển tiếp trong đời.

3. Liệu pháp sốc điện

Liệu pháp sốc điện là một lối chữa trị theo quan điểm sinh học

Là lựa chọn cho những người không đáp ứng với liệu pháp tâm lý và thuộc chống
trầm cảm
Phương pháp: cho một dòng điện nhẹ, chạy xuyên qua đầu bệnh nhân để tạo ra cơn
co giật của bộ não trong khoảng 30s-1p. Trước đó, bệnh nhân sẽ được uống thuốc
ngủ để cơn co giật của não bộ và bệnh nhân không cảm thấy đau đớn.
Ưu điểm:
- Cho thấy hiệu quả nhanh chóng
Nhiều bệnh nhân cho thấy các triệu chứng của mình giảm hẳn sau khoảng 7-10 lần
chạy điện, nhất là trong những trường hợp trầm cảm nặng và có những triệu chứng
loạn thần
Nhược điểm
- Có thể gây ra một vài rủi ro: lú lẫn, rối loạn ký ức, hoặc nghiêm trọng hơn bệnh
nhân có thể bị nứt sọ não
- Đem lại lợi ích nhanh chóng nhưng không lâu dài

You might also like