You are on page 1of 4

GIỚI THIỆU LUẬT TRANH BIỆN NGHỊ VIỆN ANH

I. Giới thiệu chung:

Luật tranh biện nghị viện Anh, hay luật BP, là một loại hình tranh biện trong đó mỗi đội
bao gồm 2 thành viên, một trận có 4 đội đấu, 2 đội Ủng hộ và 2 đội Phản đối, 2 đội
Thượng viện và 2 đội Hạ viện. Bảng dưới đây sẽ chỉ ra tên của các đội cùng với tên của từng
thành viên và thứ tự nói trong một trận đấu:

Đội Ủng hộ Thượng viện: Đội Phản đối Thượng viện:


- Người nói thứ nhất (PM) - Người nói thứ nhất (LO)
- Người nói thứ hai (DPM) - Người nói thứ hai (DLO)

Đội Ủng hộ Hạ viện: Đội Phản đối Hạ viện:


- Người nói thứ nhất (MG) - Người nói thứ nhất (MO)
- Người nói thứ hai (GW) - Người nói thứ hai (OW)

Một người nói chỉ được phép trình bày trong khoảng thời gian là 7 phút​. Các lượt nói
của một trận đấu sẽ diễn ra theo thứ tự sau đây:

1. Người nói thứ nhất của đội Ủng hộ Thượng viện (PM)
2. Người nói thứ nhất của đội Phản đối Thượng viện (LO)
3. Người nói thứ hai của đội Ủng hộ Thượng viện (DPM)
4. Người nói thứ hai của đội Phản đối Thượng viện (DLO)
5. Người nói thứ nhất của đội Ủng hộ Hạ viện (MG)
6. Người nói thứ nhất của đội Phản đối Hạ viện (MO)
7. Người nói thứ hai của đội Ủng hộ Hạ viện (GW)
8. Người nói thứ hai của đội Phản đối Hạ viện (OW)

Phút đầu tiên và cuối cùng của 1 lượt nói được gọi là “thời gian an toàn”, trong đó các
đội không được phép đặt và nhận câu hỏi chất vấn nào. Mỗi câu hỏi chất vấn chỉ được kéo dài
trong vòng 15 giây và các tranh biện viên không có quyền đặt câu hỏi chất vấn cho đội cùng
phe với mình (nếu bạn là thành viên của đội Ủng hộ Hạ viện, bạn không được đặt câu hỏi chất
vấn cho đội Ủng hộ Thượng viện, chỉ có thể đặt câu hỏi chất vấn cho phe Phản đối).

Trong trường hợp thành viên còn lại của đội bạn không thể tham gia trận đấu, bạn phải
nói tổng cộng 2 lượt bao gồm lượt của bạn và lượt của thành viên vắng mặt - đây được gọi là
luật Iron Man​.
Trong một trận tranh biện theo luật BP, các đội sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ thứ
nhất đến thứ tư dựa trên phần nói của đội họ. Đội đứng đầu sẽ được 3 điểm, đội thứ 2 sẽ được
2 điểm, đội thứ 3 sẽ được 1 điểm và đội thứ 4 sẽ không được điểm nào. Đội xếp vị trí 1 và 2 là
hai đội thắng, đội xếp thứ 3 và 4 là hai đội thua. Điểm của từng thí sinh sẽ được chấm dựa trên
thang điểm từ 50 đến 100, trong đó 75 là điểm trung bình. Điểm của các đội sẽ được cộng lại
qua các vòng bảng để quyết định các đội được vào vòng loại trực tiếp. Theo luật BP, có 3 kiểu
thắng như sau:

- Thắng theo phe: khi hai đội cùng một phe xếp vị trí thứ nhất và thứ hai
- Thắng theo lượt: khi hai đội cùng một lượt (Thượng viện hoặc Hạ viện) xếp vị trí thứ nhất và
thứ hai
- Thắng chéo: khi hai đội khác phe và khác lượt xếp vị trí thứ nhất và thứ hai

II. Trách nhiệm của người nói:

Luật Nghị viện Anh là một luật có tính thử thách hơn so với những luật khác bởi không
những người nói phải chứng minh vì sao đội họ tốt hơn đội đối phương, mà họ còn phải chứng
minh rằng đội của họ tốt hơn so với đội còn lại cùng phe họ.

Lượt Thượng viện:

Là người nói mở màn của trận đấu, người nói thứ nhất của đội ủng hộ Thượng viện
phải đưa ra được đ ​ ịnh nghĩa của các từ khóa, b
​ ối cảnh của kiến nghị (nếu cần thiết) và trình
bày các ​luận điểm của đội mình. Ngoài ra, người nói này còn phải đưa ra được ​chính sách
của đội mình nếu kiến nghị thuộc dạng đề chính sách (DPM có trách nhiệm phân tích sâu hơn
về chính sách này).Trong trường hợp đội phản đối Thượng viện không đồng ý với định nghĩa
hay bối cảnh của đội ủng hộ Thượng viện, người LO của đội phản đối Thượng viện sẽ có trách
nghiệm giải thích vì sao đội họ không đồng ý với những ý kiến đó, đồng thời đưa ra một định
nghĩa và/hoặc bối cảnh khác, sau đó chứng minh cho ban giám khảo thấy những điều bạn đưa
ra hợp lý hơn so với đội ủng hộ Thượng viện. Nếu như kiến nghị là dạng đề chính sách, người
nói thứ nhất của đội phản đối Thượng viện cũng sẽ phải trình bày chính sách của đội họ. Định
nghĩa và bối cảnh của đội bên nào được sử dụng đến hết trận tranh biện thì đội đó sẽ được
cộng điểm. Nếu cả hai đội xây dựng bài nói của mình dựa trên hai định nghĩa hay bối cảnh
khác nhau, trận đấu sẽ đi theo hai hướng phân biệt hoàn toàn và toàn bộ những người nói
trong trận đấu sẽ bị cho điểm cá nhân dưới trung bình. Sau lượt nói của người PM và LO,
người nói thứ hai của đội ủng hộ Thượng viện và phản đối Thượng viện có trách nhiệm giải
thích và củng cố thêm cho luận điểm và chính sách của đội họ.
Lượt Hạ viện:

Trách nhiệm của những đội ở lượt Hạ viện sẽ khó khăn hơn ở nhiều khía cạnh. Đầu
tiên, người nói thứ nhất của cả hai đội ủng hộ Hạ viện và phản đối Hạ viện cần phải đưa ra
phân tích khác hoàn toàn so với hai đội ở lượt Thượng viện. Đội ở lượt Hạ viện có thể đưa ra
những luận điểm hoàn toàn mới, nhưng cũng có thể bổ sung thêm các dẫn chứng cần thiết để
củng cố bài nói cho đội họ. Trong trường hợp những đội ở lượt Hạ viện không thể đưa ra một
bài phân tích mới hoàn toàn mà chỉ mở rộng thêm được ý cho những đội ở lượt Thượng viện,
các đội này sẽ bị coi là không có sự đóng góp trong trận tranh biện, đồng nghĩa với việc khả
năng chiến thắng cũng trở nên thấp hơn.

Ngoài ra, những đội ở lượt Hạ viện cần tránh ​mâu thuẫn với đội cùng phe mình ở lượt
mở đầu. Trong trường hợp bài nói của đội ở lượt Thượng viện không thể làm rõ được hướng đi
của trận đấu, việc mâu thuẫn được nhắc trên sẽ có khả năng được chấp nhận, tuy nhiên việc
này mang lại rất nhiều rủi ro và không được khuyến khích sử dụng.

Sau khi người đầu tiên của đội ủng hộ Hạ viện và đội phản đối Hạ viện hoàn thành bài
nói của mình, người thứ hai của cả hai đội này sẽ có trách nhiệm giải thích và củng cố sâu hơn
cho bài nói của đội. Sau đó, những người này phải tổng kết lại trận tranh biện, đồng thời chỉ ra
những mâu thuẫn chính của trận đấu và so sánh, chứng minh vì sao đội của họ nên chiến
thắng. Người GW và OW có thể làm ba cách sau:

- Chứng minh vì sao phe (Ủng hộ/Phản đối của họ thắng trận tranh biện này
- Chứng minh vì sao những đội trong lượt của họ (Thượng viện/Hạ viện) thắng
trận tranh biện này
- Chứng minh vì sao đội của họ lại trình bày tốt hơn so với tất cả những đội khác
trong trận đấu

Giống như luật Nghị viện Châu Á và World Schools, người cuối cùng của phe ủng hộ Hạ
viện và phản đối Hạ viện có thể thực hiện những cách trên bằng cách giải thích tại sao bài nói
của họ chặt chẽ hơn, tại sao những phản biện của họ hợp lý hơn, đồng thời chứng minh tại sao
bài nói của những đội khác không tốt bằng đội họ, chỉ ra những ý tưởng tốt mà họ có trong bài
nói của mình trong khi các đội khác không có, tại sao họ đạt được mục đích chung của trận đấu
hiệu quả hơn những đội còn lại, …

III. Các dạng đề trong BP:

Ở luật BP, tất cả các kiến nghị đều không được chuẩn bị trước khi thi, và các thí sinh
được chuẩn bị đề trong 15 phút​ sau khi đề được công bố. Có 2 dạng đề chính:
​ ề giá trị: “Chúng tôi tin rằng/ chọn ... hơn .... / hối tiếc”

-Đ​ ề chính sách: “Chúng tôi sẽ...”
Với ​đề chính sách​, những đội mở màn ở 2 phe ủng hộ và phản đối phải định nghĩa các
vấn đề và phát triển chính sách mang tính hiệu quả và thực tế để có thể giải quyết vấn đề đó.
Các đội đều phải đọc kĩ đề.

Một số đề giá trị bắt đầu với “Chúng tôi sẽ...”, nhưng đi kèm với “Giả sử” ​và một số
​ ạng đề giả sử, bạn chỉ sử dụng những thông tin và công cụ có sẵn
thông tin, công cụ. Trong d
này để tranh luận. Hơn nữa, bạn không được đưa thực tế của vấn đề đó trong mỗi lượt nói.

Dạng đề hối tiếc ​khó hơn với các đề còn lại, vì có rất nhiều sự khó hiểu liên quan tới
định nghĩa “hối tiếc”. Một số người tin rằng vấn đề được hối tiếc (thường là 1 sự kiện nào đó)
đã xảy ra, và bên ủng hộ phải giải thích vì sao và không muốn sự việc đó xảy ra nữa. Một số
người khác nghĩ rằng vấn đề được hối tiếc không nhất thiết phải là sự kiện hoặc đã xảy ra, nên
nhiệm vụ của ủng hộ là giải thích vì sao nó không nên xảy ra hoặc giảm thiểu tác hại của nó
nếu đã xảy ra. Vì vậy, phải đọc đề thật cẩn thận và nên nhớ rằng phe ủng hộ p ​ hản đối vấn đề
được hối tiếc và phe phản đối ủng hộ vấn đề đó.

Với cả đề giá trị và chính sách, có d​ ạng đề đóng vai​, bắt đầu với ​“TH, as (a person or
organization” c​ húng tôi ở đây sẽ là một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Tại kiến nghị này, “chúng
tôi” ở đây sẽ tranh luận với góc nhìn của 1 người hoặc tổ chức được nhắc trong đề vì vậy đây
là vấn đề cần được lưu ý nhất khi prep đề.

Kiến nghị Sao Hoả (Motion from Mars)


Còn 1 dạng nữa mang tính nâng cao và hiếm gặp, thường được sử dụng ở bán kết
hoặc chung kết đó là “​ Kiến nghị Sao Hoả”. Dạng đề này gần như tương tự với đề nhập vai ở
trên. Tuy vậy, info slide lại đưa ra 1 tình huống viễn tưởng và kì lạ rồi đưa ra 1 giải pháp bắt
buộc và có tầm ảnh hưởng. Từ đó, nhiệm vụ của 2 bên là phải tranh luận về việc nhân vật đó
có làm giải pháp đó hay không và giải thích. Dưới đây là ví dụ của một kiến nghị Sao Hoả:

“Vào đêm Giáng Sinh, một cảnh sát chẳng may tìm được một quyển sổ trong khi đang đi
tuần tra. Sau khi kiểm qua quyển sổ, cảnh sát đấy phát hiện ra rằng đây là quyển sổ ghi chép
trẻ ngoan và trẻ hư của ông già Noel. ​Nhận ra được sức mạnh và tầm ảnh hưởng của quyển số
đấy, chúng tôi với tư cách là người cảnh sát sẽ phá huỷ nó.”

You might also like