You are on page 1of 19

TỔNG QUAN GIẢI

ĐẤU
CHO TRANH BIỆN VIÊN
Luật Nghị Viện Anh
● Mỗi trận đấu gồm 4 đội đấu
● Mỗi đội có 2 thành viên
● 4 đội:
○ Opening Government (OG) - Ủng Hộ Thượng Viện
○ Opening Opposition (OO) - Phản Đối Thượng Viện
○ Closing Government (CG) - Ủng Hộ Hạ Viện
○ Closing Opposition (CO) - Phản Đối Hạ Viện
Các lượt nói
● OG: Prime Minister (PM) - Người nói thứ nhất của Ủng hộ Thượng viện
● OG: Deputy Prime Minister (DPM) - Người nói thứ hai của Ủng hộ Thượng
viện
● OO: Leader of Opposition (LO) - Người nói thứ nhất của Phản đối Thượng
viện
● OO: Deputy Leader of Opposition (DLO) - Người nói thứ hai của Phản đối
Thượng viện
● CG: Member of Government (MG) - Người nói thứ nhất của Ủng hộ Hạ
viện
● CG: Government Whip (GW) - Người nói thứ hai của Ủng hộ Hạ viện
● CO: Member of Opposition (MO) - Người nói thứ nhất của Phản đối Hạ
viên
● CO: Opposition Whip (OW) - Người nói thứ hai của Phản đối Hạ viện
Các lượt nói
Prime Minister (PM) - Người Leader of Opposition (LO) -
nói thứ nhất của Ủng hộ Người nói thứ nhất của
Thượng viện Phản đối Thượng viện

Deputy Prime Minister Deputy Leader of


(DPM) - Người nói thứ hai Opposition (DLO) - Người
của Ủng hộ Thượng viện nói thứ hai của Phản đối
Thượng viện

Member of Government Member of Opposition (MO)


(MG) - Người nói thứ nhất - Người nói thứ nhất của
của Ủng hộ Hạ viện Phản đối Hạ viện

Government Whip (GW) - Opposition Whip (OW) -


Người nói thứ hai của Ủng Người nói thứ hai của Phản
hộ Hạ viện đối Hạ viện
Bài nói
● Mỗi lượt nói kéo dài 7 phút:
+ Chất vấn từ sau phút thứ nhất đến hết phút
thứ 5 (từ 01’00’’ đến hết 05’59’’), kéo dài tối đa
15 giây.
+ Cần đợi người nói chấp nhận trước khi đặt chất
vấn.
+ Sau 7’15’’, giám khảo ngừng ghi chép và ghi
nhận bài nói.
Chuẩn bị - Preparation
● Tất cả các kiến nghị trong giải đều là Impromptu -
kiến nghị không được chuẩn bị trước
● Thời gian chuẩn bị: 15 phút
● Các giám khảo và quan sát viên không được phép
vào phòng chuẩn bị của hai đội
● Có mặt đúng giờ, hạn chế việc lên muộn
● Cập nhật thông tin trên Discord
Ủng hộ Thượng viện
● PM: Định nghĩa, đưa ra bối cảnh, giới hạn cho kiến nghị,
đưa ra định hướng/lập trường của đội cho trận đấu, trình
bày những luận điểm đầu tiên của đội

● DPM: Phản biện, củng cố và triển khai thêm luận điểm, đưa
ra thêm bối cảnh và cơ chế khi cần thiết, (có thể cân nhắc)
so sánh những ý tưởng và cống hiến đến từ hai đội (vì sẽ
không có một người thứ 3)
Phản đối Thượng viện
● LO: Quyết định chấp nhận hay phản đối những định nghĩa
của Ủng hộ. Nếu mong muốn thách thức định nghĩa:
○ Nên làm trong lượt nói đầu
○ Phải chứng minh tính không công bằng/không hợp lý
của định nghĩa đó
○ Chứng minh ngược lại tính hợp lý của định nghĩa của
mình
● Ngoài ra, LO cũng nên phản biện và trình bày luận điểm
Phản đối Thượng viện
● DLO: Phản biện, củng cố và triển khai thêm luận điểm, đưa
ra thêm bối cảnh và cơ chế khi cần thiết, (có thể cân nhắc)
so sánh những ý tưởng và cống hiến đến từ hai đội (vì sẽ
không có một người thứ 3)
Hạ viện
● MG & MO: Trình bày “Extensions” của đội
○ Những ý tưởng mới hoàn toàn
○ Triển khai sâu hơn về một luận điểm đến từ OG
● MG & MO cũng nên phản biện, định nghĩa lại/cho thêm bối
cảnh cho trận đấu và đưa ra những cống hiến mới nói
chung
Hạ viện
● GW & GW: Tóm tắt và đưa ra một đánh giá tổng quan về
trận đấu, phản biện những ý tưởng lớn đến từ bên đối
phương và so sánh từng đội với nhau:
○ So sánh với hai đội ở phe đối lập
○ So sánh với Thượng viện (Những thứ họ không làm
được mà mình đã làm, chỉ ra điểm khác biệt giữa hai
đội*, những cống hiến/ý tưởng mới hoàn toàn)
● Lưu ý: Closing không được nói Opening sai ở bất kì điểm
nào, nhưng được phép nói nó thiếu liên quan hoặc thiếu
giải thích
Hệ thống luận điểm tiêu cực
● Đội Ủng hộ không cần chứng minh có thể giải quyết toàn bộ các
vấn đề mà nhiệm vụ chỉ là làm thế giới tốt đẹp hơn. Tương tự, đội
Phản đối cũng không có nhiệm vụ giải quyết tất cả các vấn đề.
● Theo đó, Phản đối có thể thắng nếu họ chứng minh đội Ủng hộ sẽ
làm thế giới tệ hơn hiện tại.
● Phản đối có thể chạy hệ thống luận điểm “tích cực”.
● Cần lưu ý rằng, chạy toàn bộ case “tiêu cực”, dù được cho phép,
không phải sự lựa chọn mang tính chiến thuật cho đội Phản đối bởi
nó có thể trở thành case “không có so sánh”.
Government Fiat
● Đội Ủng hộ được phép giả định rằng chính sách đưa ra trong kiến
nghị sẽ được thông qua bởi chính phủ. (*Những thứ cần phải xảy ra
để có thể tồn tại một trận tranh biện)
● Đội Phản đối không được phép đưa ra luận điểm cho rằng chính
sách này sẽ không được chính phủ thông qua
● Đội Ủng hộ không thể giả định rằng tất cả mọi người sẽ hài lòng và
ủng hộ chính sách này.
Government Fiat
● Ví dụ: Chúng tôi sẽ cho phụ nữ 2 phiếu bầu trong các cuộc bầu cử.

● Đội Phản đối không được phép tranh luận rằng chính sách này sẽ
không được thông qua.

● Ủng hộ không thể giả định rằng sẽ không có những ảnh hưởng, tác
động xấu với người phụ nữ khi chính sách được thông qua.
Cách thách thức định nghĩa
● Chỉ được thực hiện ở lượt nói đầu tiên của đội Phản đối
○ Nêu lên rõ ràng: “Chúng tôi muốn thách thức định nghĩa”.
○ Chỉ ra tại sao định nghĩa của đội Ủng hộ lại không công bằng
dựa trên hai trường hợp được đưa ra ở slide trước.
○ Đưa ra một định nghĩa thay thế và giải thích tại sao định nghĩa
này lại công bằng hơn.
○ Đưa ra luận điểm “Kể cả khi”, Ví dụ: Kể cả khi chúng tôi chấp
nhận định nghĩa của đội Ủng hộ, tại sao đội Phản đối vẫn sẽ
thắng.
Cách thách thức định nghĩa
● Một vài lưu ý quan trọng:
○ Thách thức định nghĩa thành công không có nghĩa là đội Phản
đối đã thắng trận tranh biện.
○ Thắng thách thức định nghĩa chỉ đơn giản là tranh biện viên đã
đưa ra được một khung chấm cho giám khảo đánh giá trận
tranh biện.
● Tổng kết lại, đừng thách thức định nghĩa không cần thiết.
Chính sách Iron-man
● Không có giới hạn về số lượng các trận các đội được đấu Iron Man.
● Để có thể đủ điều kiện vào vòng loại trực tiếp, các đội chỉ được đấu
Iron Man tối đa 02 trận.
● Giám khảo sẽ chấm bình thường, lưu ý để chế độ “Iron-Man” khi
nhập điểm.
● Thành viên vắng mặt sẽ tự động nhận điểm 65 - điểm thấp nhất
trong thang điểm nói của thí sinh.
● Thành viên trình bày nhiều hơn 01 lượt nói có quyền lấy điểm số cao
nhất trong các lượt nói của mình.
● Các đội đã Break KHÔNG ĐƯỢC PHÉP IRON-MAN tại những vòn loại
trực tiếp
Chấm điểm giám khảo
● Thang điểm 1 - 10:
● 1 - 4: Không đồng ý với kết quả. Cách giải thích của giám khảo không
làm bạn cảm thấy bị thuyết phục. Sau khi đã hỏi nhận xét mang tính
xây dựng, bạn vẫn không hiểu cách giám khảo chấm trận đấu.
● 5 - 6: Hiểu được cách giám khảo quyết định thắng thua, nhưng không
đồng tình với phần lớn lý do hoặc cho rằng giám khảo chưa thực sự
thuyết phục được bạn.
● 7 - 8: Đồng ý với quyết định của giám khảo, đồng ý với những lý do
giám khảo đưa ra để quyết định đội thắng. Giám khảo đã giải thích
đủ kỹ trong khoảng thời gian cho phép.
● 9 - 10: Bị thuyết phục hoàn toàn bởi giám khảo. Giám khảo cho bạn
những nhận xét mang tính xây dựng, giúp bạn hiểu thêm về kiến
nghị và biết cách để cải thiện các kỹ năng tranh biện trong những
trận đấu tương lai.
Chấm điểm giám khảo
● Phòng đấu có nhiều hơn 1 trọng tài:

● Chủ tọa đưa kết quả, các tranh biện viên chấm điểm cho người
đưa kết quả.

● Chủ tọa chấm điểm cho các Panelists.

● Panelists chấm điểm ngược lại cho Chủ tọa.

You might also like