You are on page 1of 78

Tổng quan Giám

khảo
National Schools Debating Championship 2023
Tham khảo nguồn
- Giải tranh biện Vô địch Thế giới dành cho bậc
Trung học - The Netherlands WSDC 2022.
- Giải Vô địch Tranh biện Trung học Toàn quốc -
National Schools Debating Championship 2022.
MỤC LỤC
1 Tổng quan Format giải đấu

2 Tổng quan luật WSDC

3 Các quy tắc chấm tranh biện, hướng dẫn và quy trình
1.Tổng quan Format
giải đấu
Tổng quan giải đấu
● Giải đấu bao gồm 6 vòng bảng mà tất cả các đội đều tham gia và 5 vòng
loại trực tiếp, với vòng 1/8 (break 16 đội) cho bảng Mở rộng và Tiền Bán
kết (break 6 đội) cho bảng Nghiệp dư.
● Prepared Motion: Sẽ có 1 vòng đấu có kiến nghị chuẩn bị trước, được công
bố trước khi giải đấu diễn ra.
● Với các vòng đấu khác, các đội sẽ không được chuẩn bị trước. Các đội nhận
đề tại hội trường và có 30 phút để chuẩn bị trước khi trận đấu bắt đầu.
● Giải đấu áp dụng luật thi đấu WSDC (xem phần sau).
Tổng quan giải đấu
● Mỗi đội có từ 3-5 tranh biện viên. Chỉ có 3 thành viên được tham gia thi đấu trong mỗi
trận đấu, và các thành viên còn lại sẽ được coi như các Quan sát viên/Khán giả.
● Đối với các vòng được chuẩn bị trước, các đội được phép sử dụng các nguồn trợ giúp
bên ngoài (huấn luyện viên, tra cứu, v.v.).
● Đối với các vòng không được chuẩn bị trước, các thí sinh sẽ chuẩn bị cùng nhau và
được sử dụng các tài liệu in ấn/bản giấy. Việc tra cứu sử dụng thiết bị điện tử bị
nghiêm cấm, và các đội thi không được phép sử dụng sự trợ giúp từ những người
không trong đội (phụ huynh, huấn luyện viên, v.v.).
● Người nói cần nói tối thiếu 3 vòng để được xếp hạng người nói trên tab.
2. Luật WSDC
Thứ tự lượt nói của một trận đấu WSDC

(*) Từ đây Ủng hộ và Phản Lượt nói chính


đối lần lượt được ký hiệu là Người 1 Ủng hộ Người 1 Phản đối
UH và PĐ. (8 phút) (8 phút)

Người 2 Ủng hộ Người 2 Phản đối


(8 phút) (8 phút)

Người 3 Ủng hộ Người 3 Phản đối


(8 phút) (8 phút)
Lượt phản hồi
Phản hồi Ủng hộ Phản hồi Phản đối
Chỉ người 1 hoặc người 2 (4 phút) (4 phút)
được thực hiện lượt Phản
hồi
Chất vấn

1 phút 6 phút 1 phút


THỜI GIAN ĐƯỢC THỜI GIAN KHÔNG THỜI GIAN ĐƯỢC
BẢO VỆ ĐƯỢC BẢO VỆ BẢO VỆ

Không được đặt chất Được phép đặt chất Không được đặt chất
vấn vấn vấn
Chất vấn (tiếp)

Nhận chất vấn

Tranh biện viên đang nói có quyền từ chối chất vấn, nhưng
trong suốt lượt nói thì tranh biện viên nên nhận từ 1-2 chất
vấn.

Nếu một người nói nhận chất vấn, họ nên cho người đặt chất
vấn đủ thời gian để đưa ra chất vấn (tối đa 15 giây).
Chất vấn (tiếp)
Đưa chất vấn

Chất vấn có thể được đưa bất kỳ lúc nào giữa phứt thứ 1 và phút thứ 7. Chỉ 1 người từ
đội đối phương được đưa chất vấn ở một thời điểm. Những thành viên không tham gia
thi đấu không được đặt chất vấn.

Khi đưa chất vấn, thí sinh không được đề cập đến chủ đề của chất vấn, ví dụ bằng việc
nói “Về điểm đó, …”

Nếu một chất vấn bị từ chối, cần chờ khoảng 20 giây trước khi đưa chất vấn tiếp theo.
Vai trò lượt nói

- Định nghĩa trận tranh biện một cách rõ ràng và công


- Phải phản đối kiến nghị
bằng
- Có thể xây dựng luận điểm hoàn toàn dựa trên việc phản
Vai trò - Trình bày những phân tích về bối cảnh
biện đội UH, dù đây là một chiến thuật khá rủi ro
đội thi - Trình bày các luận điểm ủng hộ kiến nghị
- Có thể có hệ thống luận điểm riêng biệt, có thể bao gồm đề
- Nếu có, xác định vấn đề và trình bày giải pháp cho
xuất cơ chế thay thế
vấn đề được xác định

- Định nghĩa trận tranh biện, trách nhiệm chứng minh


- Thách thức định nghĩa nếu cần thiết
liên quan và (những) thang đo để đánh giá trận tranh
- Làm rõ các trách nhiệm chứng minh liên quan/thang đo cho
biện
trận tranh biện, nếu cần thiết
- Giới thiệu cơ chế giải quyết nếu đội thi chọn tiếp
Người 1 cận theo cách này
- Đưa phản biện cho lượt 1 Ủng hộ
- Đưa ra lập trường đội Phản đối
- Nêu và phát triển các luận điểm mang tính xây dựng
- Khuyến khích đưa ra luận điểm xây dựng
- Có thể nêu tên các luận điểm trình bày ở những lượt
- Có thể nêu tên các luận điểm trình bày ở những lượt sau
sau
Vai trò lượt nói

- Phản hồi lại thách thức định nghĩa, nếu có - Đưa phản biện cho các ý mở rộng và phát triển thêm
- Phản biện người 1 đối phương hệ thống luận điểm đội PĐ
Người 2
- Mở rộng và phát triển thêm hệ thống luận điểm - Mở rộng và phát triển thêm hệ thống luận điểm đội
đội UH PĐ nếu có

- Đưa những giải thích nhỏ lẻ về luận điểm, nếu


- Đưa những giải thích nhỏ lẻ về luận điểm, nếu đã đã được đưa ra bởi người 1
Người 3 được đưa ra bởi người 1 UH - Đưa phản biện cho hệ thống luận điểm của đội
- Đưa phản biện cho hệ thống luận điểm của đội PĐ UH

- Đưa ra góc nhìn tổng quan về trận tranh biện


Phản hồi - So sánh sự đóng góp của 2 đội cho trận tranh biện
- Giải thích vì sao đội mình nên thắng mà không đưa ra những tư liệu mới
Lưu ý chi tiết: Bài nói của Người nói thứ 3
Vai trò của lượt nói người 3 là để phản hồi cho hệ thống luận
điểm của đội đối phương. Các bài nói của người 3 trong luật
WSDC được phép có nội dung mới NẾU ý mới này đã được
gọi tên ở bài nói của người 1. Tuy nhiên, người 3 không bắt
buộc có ý mới trong bài nói của mình.
Bài nói của Người nói thứ 3
Vai trò của người 3 là phản hồi hệ thống luận điểm của đội đối thủ. “Phản hồi” bao gồm:

1. Phản biện trực tiếp một luận điểm của đội đối thủ, nghĩa là đưa ra chỉ trích về một lập
luận trong luận điểm hoặc cho một giải thích rằng tại sao kết luận của đối thủ lại sai.
2. Cân đo các luận điểm bằng cách cho các phân tích về độ quan trọng tương đối với các
luận điểm/tác động khác.
3. Các nhận xét gián tiếp hoặc phân tích về một mâu thuẫn sẵn có: đưa ra các kết luận/tác
động khác mà có thể cân đo với kết luận/tác động của đối thủ.
4. Các phân tích bối cảnh hoặc đặc tính mới để mở rộng cách hiểu về kết luận của cả hai
đội.
5. Các ví dụ mới để làm sâu hơn cách hiểu về các luận điểm và phản biện sẵn có.
Bài nói của Người nói thứ 3
Yếu tố “mới” không đủ để trở thành lí do chính đáng cho việc không ghi nhận ở người
3. Ban Chuyên môn khuyến khích các giám khảo đánh giá liệu bài nói đã đạt được mức
độ nhất định về “độ phản hồi” hay chưa.

Tuy nhiên, nếu người 3 trình bày một nội dung mới tồn tại độc lập với tất cả những nội
dung của các người nói trước trong trận đấu, ý mới đó không được chấp nhận.

Đội thi nên nhận thức được sự đánh đổi về mặt chiến thuật khi những phản hồi tốt nhất
được đưa ra ở lượt nói của người 3. Ngay cả khi tư liệu trong bài nói được ghi nhận,
việc dồn các phản hồi về sau được xem như chiến thuật yếu.
Bài nói Phản hồi
Người nói lượt phản hồi có thể là người 1 hoặc người 2, không thể là người
3.

Lượt phản hồi của đội Phản đối đến trước lượt phản hồi của đội Ủng hộ.

Cả 2 lượt phản hồi đều không thể mang thêm nội dung mới hay luận điểm
mới. Có thể phản hồi một luận điểm có sẵn bằng cách đưa ra một ví dụ
mới.
Bài nói Phản hồi
Vai trò của lượt phản hồi là để tổng kết trận đấu từ góc nhìn của đội thi, bao gồm các
phản hồi đến toàn thể phần trình bày của đội đối thủ và tóm tắt về phần trình bày của
đội mình.

Một lượt phản hồi tốt không chỉ tường thuật lại những gì đã diễn ra trong trận đấu, mà
phải đóng góp vào chiến thuật tổng thể và cách tiếp cận của đội trong trận, để định hình
cách trận đấu đã phát triển và kết thúc.

Việc so sánh các luận điểm, framing, góc nhìn về bối cảnh, hay ví dụ đều có thể thực
hiện chức năng trên và được chấp nhận, ghi nhận trong lượt phản hồi - tuy nhiên,
những tư liệu này cần được xuất phát từ những nội dung có sẵn trong trận tranh biện
2.1 Định nghĩa & Tiếp cận
kiến nghị
Về kiến nghị
Một kiến nghị là chủ đề được tranh biện trong một vòng đấu và có thể được diễn
đạt theo vài cách khác nhau, bắt đầu bằng “Chúng tôi…”.

“Chúng tôi” là ai?

- Thường là chính phủ hoặc một nhóm hành động trung lập.
- Trong một số trường hợp, một nhóm hành động cụ thể sẽ được nhắc đến chứ
không chỉ là một chính phủ/xã hội nói chung. Ví dụ: Chúng tôi tin rằng các
nhà trường nên đuổi học vĩnh viễn những học sinh có hành vi bắt nạt.
Lưu ý về Công bố Kiến nghị
Trong một vài trường hợp, các từ ngữ trong kiến nghị có thể được định nghĩa bằng
một “Slide thông tin” bởi Ban Chuyên Môn để làm rõ và cung cấp thông tin cần thiết
cho một trận tranh biện. Những thông tin trên Trang Thông tin được cho là đúng
trong bối cảnh trận đấu và được coi như một phần của kiến nghị.

Nếu có bất kỳ từ ngữ nào trong kiến nghị không rõ ràng với bạn, hãy hỏi Ban
Chuyên Môn để làm rõ trong vòng 15 phút đầu tiên của thời gian chuẩn bị.
Định nghĩa trận tranh biện theo “Tinh thần kiến nghị”
Một định nghĩa công bằng của kiến nghị nên được đưa ra bởi lượt
nói đầu tiên của đội UH để 2 đội có cùng cách hiểu về trận tranh
biện.

Ví dụ: Chúng tôi sẽ hợp pháp hóa việc buôn bán nội tạng con
người.

Không hợp lý cho PĐ Hợp lý Không hợp lý cho UH

Tạo động lực để mọi người hiến Cho phép mọi người nhận tiền Mọi người được trả tiền để bán
máu khi bán thận, 1 bên phổi… của tim, bán não khi họ vẫn còn sống
họ. Những bộ phận quan trọng
có thể được bán đi bởi người nhà
nếu người đó chết
Lỗi sai khi định nghĩa trong tranh biện (1/5)
Đánh tráo khái niệm (Squirreling): Bóp méo chủ đề và định nghĩa theo một hướng vi
phạm tinh thần của kiến nghị.

Ví dụ: Kiến nghị “Chúng tôi sẽ cấm cá cược”.

- Ủng hộ không thể định nghĩa kiến nghị là hành động cấm các hành vi nguy
hiểm như sử dụng thuốc quá liều, như một cách “cá cược với mạng sống bản
thân”.
- Cá cược có một định nghĩa rõ ràng là hình thức đặt một khoản tiền hoặc vật
dụng có giá trị, dựa trên kết quả một trò chơi hoặc một sự kiện nơi kết quả được
quyết định bởi vận may.
Lỗi sai khi định nghĩa trong tranh biện (2/5)
Không cho Phản đối tranh biện một cách công bằng.

Ví dụ: Kiến nghị “Chúng tôi ủng hộ phẫu thuật thẩm mỹ”.

- Kiến nghị này không thể được định nghĩa theo hướng chỉ ủng hộ phẫu thuật
thẩm mỹ với các nạn nhân bị bỏng.
- Điều này sẽ làm Phản đối không thể nào tranh biện được một cách công bằng.
Lỗi sai khi định nghĩa trong tranh biện (3/5)
Từ chối tranh biện trên một mức độ cụ thể hoặc trừu tượng kiến nghị yêu cầu.

Ví dụ: Kiến nghị “Chúng tôi sẽ hạn chế quyền tự do dân sự vì lợi ích quốc gia”.

- Một định nghĩa chỉ bảo vệ CCCD bắt buộc là quá hẹp.
- CCCD bắt buộc có thể là một ví dụ về chính sách an ninh quốc gia được bảo
vệ bởi Ủng hộ, nhưng trận đấu rộng hơn rất nhiều so với ví dụ này và tiến đến
một lập luận đạo đức.
Lỗi sai khi định nghĩa trong tranh biện (4/5)
Áp đặt bối cảnh: Định nghĩa trận đấu chỉ xảy ra ở một địa điểm cụ thể không được
quy định bởi kiến nghị.

Ví dụ: Kiến nghị “Chúng tôi sẽ cấm việc mang thai hộ thương mại”.

- Sẽ là không hợp lệ nếu định nghĩa trận đấu chỉ xảy ra ở các quốc gia có thu
nhập thấp.
- Các trường hợp này có thể là ví dụ, nhưng trận đấu tồn tại trên phạm vi toàn
cầu.
Lỗi sai khi định nghĩa trong tranh biện (5/5)
Áp đặt thời gian: Định nghĩa trận đấu chỉ xảy ra ở một khoảng thời gian cụ thể không
được quy định bởi kiến nghị.

Ví dụ: Kiến nghị “Chúng tôi tin rằng công dân nên tham gia vào các hành động bất
tuân dân sự để phản đối các đạo luật bất công”.

- Ủng hộ không thể định nghĩa trận đấu diễn ra trong thời kỳ Apartheid ở Nam
Phi, dù họ có thể sử dụng sự kiện này như một ví dụ trong trận đấu.
Thách thức định nghĩa
Nếu Ủng hộ đưa định nghĩa bất công, Phản đối có thể:
- Mở rộng trận đấu.
- Trực tiếp thách thức định nghĩa, nhưng vẫn cung cấp luận điểm “Kể cả khi…”
- Trực tiếp thách thức định nghĩa và chỉ tranh biện trên nền mới.

Nếu Phản đối trực tiếp thách thức định nghĩa, họ phải làm điều đó trong lượt nói thứ
nhất, giải thích vì sao định nghĩa đó không công bằng, và đưa định nghĩa thay thế. Kể
cả trong trường hợp định nghĩa tệ, Phản đối không có nghĩa vụ thách thức - họ có thể
chọn tiếp tục thi đấu với định nghĩa đó.
Thách thức định nghĩa
Nếu bạn bị thuyết phục rằng thách thức định nghĩa là chính đáng,
điều này nên được phản ánh qua việc đánh giá chiến thuật của Ủng
hộ.

Các trận đấu không được đơn thuần quyết định thắng thua qua việc
thách thức định nghĩa.
2.2 Các dạng
kiến nghị
Kiến nghị: Giá trị/Đánh giá
Chúng tôi tin rằng:

- Không yêu cầu chính sách cụ thể.


- Các đội nên minh họa thế giới của họ sẽ diễn ra như thế nào.

Ví dụ:

- “Chúng tôi tin rằng cha mẹ nên có quyền truy cập tới tài khoản mạng xã hội
của con”.
- “Chúng tôi tin rằng các trường học nên đuổi học vĩnh viễn nhưng học sinh có
hành vi bắt nạt”.
Kiến nghị: Giá trị/Đánh giá
Chúng tôi tin rằng X mang nhiều hại hơn lợi:

- “Chúng tôi tin rằng giáo dục tại nhà mang nhiều hại hơn lợi”.
+ Ủng hộ không cần đề xuất chính sách cấm giáo dục tại nhà.
+ Kiến nghị đặt trách nhiệm cho Ủng hộ so sánh vì sao giáo dục tại nhà gây
ra hại hơn lợi.
+ Phản đối cần chứng minh tại sao họ tin rằng điều ngược lại, rằng giáo dục
tại nhà mang nhiều lợi hơn hại.
Kiến nghị: Giá trị/Đánh giá
Chúng tôi lấy làm tiếc X -:

- “Chúng tôi lấy làm tiếc chính sách Vành đai con đường (BRI)”.
+ Đây là trận đấu mang tính hồi tưởng.
+ Ủng hộ có trách nhiệm chứng minh thế giới không có X sẽ tốt hơn hiện tại.
+ Cả hai đội cần có sự minh họa chân thực về một thế giới không có X trông
như thế nào.
+ Họ có thể đồng ý hoặc bất đồng về thế giới phản chứng này. Đâu là sự thay
thế cho BRI? Tại sao sự thay thế đó tốt hơn/xấu hơn BRI?
Kiến nghị: Giá trị/Đánh giá
Chúng tôi lấy làm tiếc X -:

- “Chúng tôi lấy làm tiếc chính sách Vành đai con đường (BRI)”.
+ Ủng hộ có thể nói nếu không có BRI, sự thay thế cho các tổ chức tài chính
phương Tây vẫn tồn tại, nhưng chúng không được kiểm soát hoàn toàn bởi
Trung Quốc và giải thích tại sao điều đó tốt hơn.
+ Phản đối có thể chấp nhận và tranh luận rằng Trung Quốc là bên cho vay bền
vững hơn, hoặc họ có thể đưa một thế giới phản chứng khác, nơi bên cho vay
duy nhất là phương Tây.
Kiến nghị: Giá trị/Đánh giá
Chúng tôi ưu tiên X so với Y -:

- “Chúng tôi ưu tiên một chế độ độc tài nhân đạo hơn một nền dân chủ yếu”.
+ Trong trận đấu này, hai đội so sánh hai chế độ chính trị với nhau.
+ Không một ai đang đề xuất một hành động nào.
+ Đây là một trận đấu đánh giá tổng quan để đi đến kết luận chế độ nào là tốt
hơn.
Kiến nghị: Giá trị/Đánh giá
Chúng tôi ưu tiên một thế giới nơi X (hoặc ưu tiên thế giới nơi X xảy ra hơn so với Y
xảy ra -):

- “Chúng tôi ưu tiên một thế giới nơi các câu lạc bộ thể thao được sở hữu bởi các
quỹ phi lợi nhuận”.
+ Ủng hộ nên miêu tả và định nghĩa thế giới trông như thế nào, nhưng họ
không cần bảo vệ cách đi đến thế giới đó.
- Nếu kiến nghị là “Chúng tôi sẽ chuyển tất cả các câu lạc bộ thể thao trở thành phi
lợi nhuận”, Ủng hộ có thể đề xuất cơ chế đền bù cho các chủ sở hữu hiện tại, và
cách các chủ sở hữu phi lợi nhuận đưa ra quyết định.
Kiến nghị: Giá trị/Đánh giá
Chúng tôi ưu tiên một thế giới nơi X (hoặc ưu tiên thế giới nơi X xảy ra hơn so với Y
xảy ra -):

- Sự so sánh tồn tại ở thực trạng/một bối cảnh với những thay đổi khả thi, không
phải một thế giới tưởng tượng.
- Phản đối không thể nói rằng họ cũng ưu tiên thế giới nơi các cộng đồng sở hữu
các câu lạc bộ, nhưng các cộng đồng có khả năng tài trợ tương đương.

Ở kiến nghị “Chúng tôi ưu tiên một thế giới nơi con người có siêu năng lực”, Phản đối
cần bảo vệ thế giới nơi không ai có siêu năng lực, không phải thế giới nơi chỉ người tốt
có siêu năng lực.
Kiến nghị: Chính sách
Chúng tôi sẽ -:

- Ở các kiến nghị yêu cầu áp dụng một chính sách/hành động/thay đổi, các đội có
thể sử dụng thuật ngữ “cơ chế” hoặc “chính sách” để giải thích cách họ thực hiện
hành động.
- Ví dụ: “Chúng tôi sẽ cấm hút thuốc lá”.
+ Nếu Ủng hộ cấm thuốc lá, trận đấu xoay quanh cách mà Ủng hộ thực hiện
cơ chế và lập trường của Phản đối.
+ Ở đây, nó sẽ được hiểu là việc cấm hút thuốc với hình phạt do Ủng hộ đề
đạt chứ không phải hình phạt nào khác.
Kiến nghị: Chính sách
Chúng tôi sẽ -:

- Ví dụ: “Chúng tôi sẽ hợp pháp hóa các loại thuốc kích
thích”.
+ Đội Ủng hộ sẽ tạo ra một luật mới và có quyền
hành như một chính phủ.
+ Họ cũng cần giải thích trong bài nói rằng luật
mới này trông như thế nào và tại sao nó cần
thiết/có lợi.
Kiến nghị: Chính sách
Chúng tôi sẽ -:

- Loại kiến nghị này giả định Ủng hộ có quyền hành để thi hành chính sách như
vậy. Dù vậy, họ không thể nói rằng chính sách của họ hoàn hảo. Phản đối có
quyền đặt câu hỏi về tính hiệu quả của chính sách và liệu nó có lợi hay không.
- Đội Phản đối cần cố gắng chứng minh điều ngược lại, rằng một điều luật như
vậy không chỉ không cần thiết mà còn tạo ra hại nhiều hơn.
Kiến nghị: Tư cách
Chúng tôi, với tư cách là X,...:

- Điều này có nghĩa là trận tranh biện sẽ diễn ra dưới góc nhìn cụ thể của nhân vật
trong kiến nghị. Toàn bộ luận điểm phải liên hệ đến việc tại sao nhân vật X muốn
làm hành động Y.
- Điều này không đồng nghĩa với việc nhân vật X luôn ích kỷ và các luận điểm về
mặt nguyên tắc không thể áp dụng trong trận tranh biện này. Thay vào đó, tranh
biện viên phải có thêm các bước giải thích vì sao nhân vật X sẽ tin vào những
nguyên tắc hay quan điểm này.
Kiến nghị: Tư cách
Chúng tôi, với tư cách là X,...:

- VD: Chúng tôi, với tư cách là phụ huynh, sẽ không cho con học ở các trường
học tư nhân.
+ Trận tranh biện được đấu dưới góc nhìn của phụ huynh, không phải của
toàn xã hội.
Kiến nghị: Tư cách
“Chúng tôi tin rằng X nên...” KHÔNG PHẢI kiến nghị tư cách:

- VD: Chúng tôi tin rằng phụ huynh không nên cho con học ở các trường học tư
nhân. (vẫn có thể chỉ ra mục đích và lợi ích của phụ huynh được ưu tiên, nhưng
dưới tư cách của xã hội).
- “Chúng tôi, với tư cách là Hoa Kỳ, sẽ xâm lược Myanmar” khác với “Chúng tôi tin
rằng Hoa Kỳ nên xâm lược Myanmar”.
Đặc quyền đội Ủng hộ (Government fiat)
Khi đọc một kiến nghị, trận tranh biện sẽ dựa vào mặc định rằng hành động được nêu cụ
thể trong kiến nghị đó sẽ chắc chắn xảy ra - đây gọi là ”gov fiat”.

- VD: “Chúng tôi sẽ khóa 1/3 số ghế trong quốc hội cho nữ giới.”

=> “Thành viên quốc hội nam sẽ không cho phép chính sách này thông qua’. Đây là
một chỉ trích chỉ ra lý do chính sách khó thông qua, nhưng không đánh vào tính đạo
đức của chính sách. Đây không phải là một hướng đi hợp lệ cho Phản đối.
Đặc quyền đội Ủng hộ (Government fiat)
Những chỉ trích về ảnh hưởng và tính chính danh của chính sách là những phản hồi hợp
lệ của Phản đối:
- Chính sách bất công và không chính danh.
- Những người phụ nữ được bầu chọn sẽ không đại diện đầy đủ cho các nhu cầu của
phụ nữ.
- Những người phụ nữ được bầu chọn sẽ không được xem là đáng tin.

Dù vậy, họ phải giả định rằng kiến nghị sẽ xảy ra.


Chiến thuật đội Phản đối
Đội Phản đối có thể đề xuất một mô hình thay thế. Nếu làm như vậy, trận tranh biện sẽ trở
thành: Mô hình đội Ủng hộ vs. Mô hình đội Phản đối.

Đội Phản đối KHÔNG BẮT BUỘC phải có mô hình thay thế.

VD: “Chúng tôi sẽ cấm hút thuốc.”


- Đội Phản đối có thể điều chỉnh khả năng tiếp cận đối với việc hút thuốc, đánh thuế
thuốc lá và giới hạn các khu vực hút thuốc.
- Trong trường hợp này, trận tranh biện sẽ diễn ra giữa mô hình này và mô hình của
đội Ủng hộ.
Chiến thuật đội Phản đối
Một số kiến nghị đã có yêu cầu rõ ràng những gì đội Phản đối cần làm ngay trong đề.
- VD: “Chúng tôi sẽ yêu cầu những tội phạm không có hành vi bạo lực phải thực
hiện nghĩa vụ công cộng thay vì bị bỏ tù.”
+ Ở đây, đội Phản đối không thể chọn mô hình khác như quản thúc tại gia
hoặc phạt tiền.
Chiến thuật đội Phản đối
Một kiến nghị có cách dùng từ khác “Chúng tôi sẽ…” cũng có thể là dạng kiến nghị
chính sách/ hành động.

- VD1: “Chúng tôi ủng hộ ‘quyền được ly khai’.”


+ Đội UH có thể xác định cách thức bằng cách xác định đó là hình thức ly khai
gì (tiêu chí nào xác định một vùng lãnh thổ thỏa mãn, quy trình cần theo, ví
dụ như tổ chức trưng cầu dân ý).
- VD2:”Chúng tôi tin rằng Hoa Kỳ nên tăng cường lực lượng quân sự tại châu Á.”
+ Đội UH có thể giải thích: thế nào là tăng cường lực lượng quân sự và ở địa
điểm cụ thể nào.
Phụ lục: Chấm
điểm giám khảo
Thang điểm cho Giám khảo
Thang điểm 1 - 10:

1 - 4: Không đồng ý với kết quả. Cách giải thích của giám khảo không làm bạn cảm thấy bị thuyết
phục. Sau khi đã hỏi nhận xét mang tính xây dựng, bạn vẫn không hiểu cách giám khảo chấm trận
đấu.

5 - 6: Hiểu được cách giám khảo quyết định thắng thua, nhưng không đồng tình với phần lớn lý do
hoặc cho rằng giám khảo chưa thực sự thuyết phục được bạn.

7 - 8: Đồng ý với quyết định của giám khảo, đồng ý với những lý do giám khảo đưa ra để quyết
định đội thắng. Giám khảo đã giải thích đủ kỹ trong khoảng thời gian cho phép.

9 - 10: Bị thuyết phục hoàn toàn bởi giám khảo. Giám khảo cho bạn những nhận xét mang tính
xây dựng, giúp bạn hiểu thêm về kiến nghị và biết cách để cải thiện các kỹ năng tranh biện trong
những trận đấu tương lai.
Lưu ý về việc chấm điểm cho Giám khảo
1. Ở NSDC 2023, việc nộp điểm cho Giám khảo là BẮT BUỘC! Hãy nộp
điểm ngay sau khi nghe xong giải thích kết quả.
→ Đội thi, đừng làm ảnh hưởng tiến trình của giải đấu vì điểm cho
giám khảo muộn!
2. Các đội thi nộp điểm cho giám khảo qua link URL cá nhân của Tabby
Cat. Mỗi đội chỉ cử 1 đại diện nộp điểm.
3. Chấm điểm người đưa giải thích kết quả (bất kể đó là chủ toạ hay Giám
khảo Thành viên (Panelist).
4. Điểm từ đội thi có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định các giám
khảo sẽ có mặt trong vòng loại.
3. Các quy tắc chấm
tranh biện, hướng
vẫn và quy trình
Các quy tắc chấm tranh biện, hướng
dẫn và quy trình
1 Giám khảo chuẩn mực

2 Quy trình chấm

3 Thang điểm
3.1 Giám khảo
chuẩn mực
Giám khảo chuẩn mực
1. Hình mẫu “Người có trí tuệ trung bình" lý tưởng.
2. Công bằng: Không chấm những trận tranh biện mà thành viên thi đấu có mối quan hệ
mật thiết với bản thân (cùng đơn vị; là học sinh của mình,...)
3. Không thiên vị:
a. Không định sẵn ai sẽ là người chiến thắng trận đấu
b. Bỏ quả quan điểm cá nhân của họ về kiến nghị hoặc về các luận điểm cụ thể.
c. Không mong đợi đội thi sẽ đưa ra các luận điểm mà bản thân kỳ vọng, hoặc
không lắng nghe các luận điểm mà bản thân không thích.
d. Đánh giá trận đấu dựa trên những gì đã diễn ra
e. Luôn mở lòng để được thuyết phục bởi những người nói đưa ra hệ thống luận hợp
lý nhất để ủng hộ hoặc phản đối kiến nghị.
Giám khảo chuẩn mực
4. Quan sát và ghi chép đầy đủ: Lắng nghe kỹ từ tranh biện viên và không tự xây dựng
các ý tưởng chưa được giải thích đầy đủ. Đặt kỳ vọng tương đương cho cả 2 đội thi về
mức độ giải thích và dẫn chứng. Theo dõi đầy đủ các luận điểm, phản hồi, và chất vấn,
và có khả năng tóm tắt một cách công bằng và chính xác trận đấu trước khi đánh giá.
5. Có kiến thức trung bình: Hãy lắng nghe trong vị thế của một người có trí tuệ trung
bình – nhận thức được các thông tin và sự kiện cơ bản đang diễn ra thế giới nhưng
không bị các kiến thức chuyên môn làm ảnh hưởng quá trình đánh giá.
6. Hiểu rất rõ luật: Nắm rõ luật WSDC, hiểu các từ ngữ trong kiến nghị, và biết vai trò
của mỗi đội và mỗi người nói.
7. Có trách nhiệm và tinh thần xây dựng: Có khả năng giải thích kết quả của mình dựa
trên việc hiểu hợp lý các vấn đề diễn ra trong trận tranh biện và áp dụng các tiêu chí
đánh giá của giám khảo. Có khả năng đưa góp ý cụ thể và mang tính xây dựng sau khi
giải thích kết quả.
Giám khảo KHÔNG được
1. Sử dụng các kiến thức chuyên môn rất cụ thể về một chủ đề nào đó.
Giám khảo không được nói: “Đội UH cho rằng dân số Việt Nam hiện tại là 97 triệu
người và lập luận này không được tấn công bởi đội Phản đối. Nhưng dựa trên tìm hiểu
chuyên môn của tôi, dân số Việt Nam hiện tại là 99.186.703 người. Vậy nên, các lập
luận dựa trên thông tin về dân số của đội UH không được ghi nhận.”
2. Đánh giá nội dung trận đấu dựa trên những thứ ĐÃ CÓ THỂ được nói.
Giám khảo không được nói: “Đội UH bị trừ điểm vì đã không mang đến luận điểm
nào về kinh tế mặc dù đây là chủ đề rất liên quan đến kiến nghị”. Tuy nhiên, giám
khảo có thể nói về vấn đề này như góp ý cá nhân để thí sinh cải thiện sau khi đã giải
thích kết quả của trận đấu.
Giám khảo KHÔNG được
3. Đánh giá nội dung trận đấu dựa trên những phản biện giám khảo có thể nghĩ ra. Giám
khảo không được nói: “Bạn đã giải thích luận điểm về bùng nổ dân số khá tốt nhưng
tôi có thể nghĩ ra 3 hướng khác nhau để phản biện luận điểm đó nên tôi trừ điểm nội
dung của bạn”.
4. Tự lấp đầy các lỗ hổng lập luận trong luận điểm/phản biện của thí sinh.
Giám khảo không được nói: “Bạn đã cố gắng giải thích rằng chính sách này sẽ ảnh
hưởng dân tộc thiểu số và mặc dù bạn chưa đưa ra được lý do đúng, tôi phải đồng ý
với bạn rằng đây là luận điểm quan trọng bởi 3 lý do X, Y, và Z. Do đó, tôi cộng điểm
cho bạn ở phần này”.
Giám khảo NÊN
1. Tôn trọng các thí sinh, huấn luyện viên, và quan sát
viên.
2. Dứt khoát không cho phép những người không thi đấu
tạo tín hiệu với thí sinh.
3. Sẵn sàng đưa nhận xét cá nhân để giúp đỡ thí sinh cải
thiện.
4. Tập trung chú ý trong trận đấu:
○ Không sử dụng điện thoại và làm việc riêng
trong trận đấu.
○ Ghi chép đầy đủ.
3.2 Quy trình
chấm
Tổng quan quy trình “Đánh giá có hội ý” (*)

(*) Conferral Judging


(**) Panelist Điều phối bởi Chủ Chủ toạ hoặc Giám
toạ hoặc Giám khảo khảo Thành viên
Thành viên (**) có có phiếu thuộc Tự túc - Tất cả
Tất cả phiếu thuộc nhóm đa nhóm đa số giám khảo cần
Tự túc Giám khảo Tự túc số phải tham gia

II. Giám khảo


I. Quyết định hội ý; IV. Chuẩn bị
III. Điền phiếu V. Giải thích VI. Đưa nhận
kết quả ban Đưa quyết cho phần Giải
điểm độc lập kết quả xét cá nhân
đầu định cuối thích kết quả
cùng

2-3 phút 5-7 phút 1-2 phút 3 phút 5-7 phút 5-8 phút

Tổng thời gian cho giám khảo không được vượt quá 30 phút
I. Quyết định kết quả ban đầu (3p)
1. Theo dõi trận đấu sát sao bằng cách ghi chép hiệu quả và xác
định các vấn đề chính của trận tranh biện.
○ Vấn đề chính của trận tranh biện là những câu hỏi giúp bạn quyết định xem kiến
nghị này có nên được thông qua hay không.
○ Các đội thi sẽ thường tự động vạch ra vấn đề của trận tranh biện trong quá trình
trận đấu diễn ra.
○ VD: “Chúng tôi sẽ cấm đồ uống có cồn"
i. Việc sử dụng đồ uống có cồn có phải một lựa chọn chính đáng hay không?
ii. Việc cấm đồ uống có cồn có làm giảm tác hại lên người uống hoặc gia đình
của họ hay không
I. Quyết định kết quả ban đầu (3 phút)
2. Quyết định xem đội nào đã thắng các vấn đề được xác định.
○ So sánh đóng góp của hai đội (luận điểm + phản biện) trên cùng một vấn đề và
đánh giá cách các ý tưởng này tương tác với nhau.
○ Quyết định xem đội nào đã thắng chung cuộc trên từng vấn đề (bằng cách trả lời
các câu hỏi):
i. Có tư liệu quan trọng nào đã tồn tại đến cuối trận tranh biện mà không bị
phản biện bởi đội còn lại hay không?
ii. Những phản biện được đưa ra phản biện được nội dung chính đưa ra bởi
đội còn lại hay không?
I. Quyết định kết quả ban đầu (3 phút)
3. Quyết định tầm quan trọng của mỗi vấn đề trong tương quan
trận đấu.
○ Trong một số trận, sẽ tồn tại khả năng có một đội giải quyết được hết các vấn đề
của trận đấu theo cách có lợi cho phe của họ. Tuy vậy, trong những trận đấu đặc
biệt suýt soát, mỗi đội có thể đã thắng trên những vấn đề khác nhau
○ Sử dụng “thang đo" mà các đội (thường sẽ) trực tiếp cung cấp trong trận để quyết
định xem vấn đề nào quan trọng hơn trong tương quan so sánh. Khi thiếu đi yếu
tố này, sử dụng các “thang đo" ngầm định – VD: thời gian mỗi đội bàn luận vấn
đề đó, mức độ chứng minh của mỗi luận điểm dưới mỗi vấn đề, những “thang
đo" gần với cảm quan của một người có trí tuệ trung bình, v.v.
Phụ lục 1: Đánh giá tư liệu đưa ra bởi Người 3 Phản đối

(*) Từ đây Người 1, Người 2, Người 3 được ký hiệu lần lượt là N1, N2, N3.

N3 trong luật WSDC không giống người nói Phản hồi hay Whip trong luật BP – Họ sẽ có
nhiều không gian và được mong đợi để đưa thêm tư liệu vào trận đấu.

● Không giống Whip BP, N3 WSDC có thể đóng góp thêm vào hệ thống luận điểm của
đội mình nếu các ý tưởng định nói đã được đề cập từ bài nói N1. Tuy vậy, họ không
thể đưa ra luận điểm HOÀN TOÀN mới (chưa có từ bài nói N1).
● Vai trò lượt 3 là để phản hồi hệ thống luận điểm của đối thủ. “Phản hồi" là một thuật
ngữ rộng bao gồm: phản biện trực tiếp, cân đo luận điểm, đưa thêm ví dụ, v,v. Các
phản hồi thường bao gồm ý tưởng mới, logic mới, ví dụ mới, yếu tố mới trong luận
điểm hay phản biện. N3 ĐƯỢC PHÉP bao gồm các khía cạnh mới này trong bài nói
của họ.
Phụ lục 1: Đánh giá tư liệu đưa ra bởi Người 3 Phản đối

● Không ghi nhận tư liệu từ N3 chỉ vì tư liệu đó “mới” là không thoả đáng. Tuy
vậy, tư liệu mới không được cho phép nếu N3 đang đưa ra một luận điểm hoặc
phạm trù ý tưởng HOÀN TOÀN mới và độc lập với những bài nói trước họ và
không được giới thiệu từ N1.
Câu hỏi: “Nếu phần lớn những phản biện quan trọng của PĐ được đưa ra ở Lượt 3
và không có nhiều đóng góp từ Lượt 1 và 2, Phản đối có thể thắng trong trường hợp
đó không?”
→ Trả lời: Trên lý thuyết, N3 PĐ có thể thắng trận đấu cho đội họ chỉ bằng cách phản
hồi trên những vấn đề mà N1 và N2 không đóng góp đủ nhiều. Tuy vậy, đây được
xem như một chiến thuật tệ khi UH luôn có thể xây dựng và củng cố thêm luận điểm
của họ, và đồng thời, chiến thuật này làm giảm thời lượng N3 có thể dùng để phản hồi
các vấn đề khác trong trận.
Phụ lục 2: Đánh giá tư liệu đưa ra ở Lượt Phản hồi
1. Không ghi nhận: luận điểm mới, phản biện mới, thậm chí là mở rộng mới.
○ Tính “mới" trong tư liệu của lượt Phản hồi được quy định chặt chẽ hơn Lượt 3.
○ Luận điểm và phản biện mới không được đưa ra ở Lượt Phản hồi.
2. Cách cân đo luận điểm mới, quan sát bối cảnh mới, hoặc ví dụ mới đều được kỳ vọng
ở Lượt Phản hồi để bài nói này không chỉ mang tính chất thuật lại trận đấu.
○ Bài nói Phản hồi tốt không chỉ thuật lại trận đấu mà đóng góp cho chiến thuật
chung của cả đội, để tạo hình cách trận đấu đã phát triển và kết thúc.
○ Cụ thể hơn, Lượt Phản hồi của UH gián tiếp phản hồi Lượt 3 PĐ bằng cách đưa
vào cách cân đo luận điểm mới, quan sát bối cảnh mới, v,v.
3. Lượt phản hồi có thể thay đổi cục diện trận đấu khi đưa ra các quan sát và nhấn mạnh
những phần của trần đấu tuy đã có thể được diễn ra sớm hơn nhưng vẫn xứng đáng có
được đầy đủ sự cân nhắc từ giám khảo.
Phụ lục 3: Đánh giá Mâu thuẫn ý tưởng nội bộ
(*) Từ đây được gọi là “Mâu thuẫn"

1. Mâu thuẫn có thể được giải quyết, và các đội nên được khuyến khích và công nhận nếu thành công làm vậy.
○ Một mâu thuẫn được thành công giải quyết nên được cộng điểm chiến thuật. Cùng với đó, một mâu thuẫn
được tạo ra dẫn đến việc bị trừ điểm chiến thuật.
2. Mâu thuẫn có thể cấu thành lý do lớn đến đến việc một đội thua trận tranh biện, nhưng cần được nhìn nhận
sâu hơn dưới góc độ chiến thuật.
○ VD: Chúng tôi sẽ cấm bài tập về nhà.
N1 UH nói rằng bài tập về nhà làm học sinh thấy áp lực. N2 UH nói rằng bài tập về nhà làm việc học quá
dễ dàng với học sinh, vì họ chỉ cần hoàn thành xong bài tập là có thể không nghĩ về việc học nữa.
→ 2 lập luận này có vấn đề không phải vì chúng mâu thuẫn lẫn nhau, và mâu thuẫn hiển nhiên tệ, mà vì đây
là một lỗi chiến thuật khi luận điểm của N2 làm yếu đi luận điểm của N1, và là một lỗi nội dung vì 2 ý
tưởng này không thể cùng tồn tại.
Phụ lục 3: Đánh giá Mâu thuẫn ý tưởng nội bộ
3. Như thông lệ, trong trường các mâu thuẫn không được giải quyết, giám khảo sẽ bỏ qua luận điểm
ít được chứng minh hơn. Trong trường hợp cả hai luận điểm (bị mâu thuẫn với nhau) đều được
chứng minh ngang nhau, giám khảo sẽ bỏ qua luận điểm được nói sau/cuối cùng.”
○ Một phản hồi mang tính đề cập hoặc một ý tưởng không được giải thích mà có khả năng cấu
thành mâu thuẫn, khi đó, không nên được để tâm quá nhiều.
○ Trong khi đó, một luận điểm được chứng minh tốt nhưng mâu thuẫn với những luận điểm trước
đó sẽ cần giám khảo bỏ qua những luận điểm trước để ghi nhận luận điểm tốt hơn (mà được
đưa ra sau).
4. Với mỗi một khía cạnh khi chấm điểm, mức độ công nhận hay hình phạt nên phản ánh mức độ
nghiêm trọng của mâu thuẫn tạo ra.

“Có mâu thuẫn ý tưởng nội bộ không đồng nghĩa với việc ngay lập tức thua cuộc!”
II. Giám khảo hội ý; Đưa quyết định cuối cùng (5-7p)
1. Hội ý là cơ hội cho mỗi giám khảo rõ bất cứ câu hỏi nào họ có về trận tranh biện với những giám
khảo còn lại.
○ Câu hỏi làm rõ trong khuôn khổ luật WSDc:
i. “Ý tưởng X được đưa ra lần đầu bởi N3 PĐ, giám khảo có được ghi nhận không?”
ii. “Đội PĐ có thể chạy một mô hình thay thế trong dạng kiến nghị Ưu tiên được không?”
○ Câu hỏi làm rõ về các yếu tố chủ quan hơn của trận đấu:
i. Câu hỏi để làm rõ những điều đã được nói trong trận, với mục đích tự kiểm tra ghi chép
về trận đấu, hay cách hiểu của chính giám khảo đó về các ý tưởng trong trận, v.v.
“Đội UH đưa ra 3 lớp lập luận A, B, C cho luận điểm nguyên tắc của họ, có đúng
không?”
ii. Câu hỏi để làm rõ cách đánh giá các ý tưởng. Trong những trận đấu rất suýt soát, những
câu hỏi này giúp giám khảo hiểu rõ hơn cách để so sánh các đóng góp, hay cân đo các
tương tác từ 2 đội.
“N3 PĐ đã phản hồi theo cách X, xung đột này nên được đánh giá như thế nào nếu UH
đã gián tiếp phòng thủ ý tưởng này trong hệ thống luận điểm của họ.”
II. Giám khảo hội ý; Đưa quyết định cuối cùng (5-7p)
2. Tham gia vào việc xác định và theo dõi các vấn đề của trận đấu:
○ Chủ toạ sẽ điều khiển cuộc thảo luận để đi tới các vấn đề chính của trận tranh biện và để hiểu về
chất lượng cũng như khoảng cách thắng thua thông qua các câu hỏi như: “Tôi cho rằng có X vấn
đề quan trọng trong trận đấu này, có ai muốn bổ sung hay thay đổi gì không?”, “Trận đấu này có
khoảng cách thắng thua như thế nào?”, “Các giám khảo nghĩ đây là trận trung bình, dưới trung
bình, hay trên trung bình?”, v.v.
○ Giám khảo Thành viên sẽ đóng góp cho cuộc thảo luận bằng cách nói chi tiết cách họ nhìn nhận
các xung đột, và điều này có thể thay đổi dựa trên việc liệu kết quả ban đầu có phải là kết quả
không đồng thuận hay không. Nếu không đồng thuận, các giám khảo nên giải thích qua cách họ
nhìn nhận mỗi xung đột của trận đấu để dẫn đến kết quả tương ứng.
3. Tự đánh giá lại kết quả của mình dựa trên những thông tin và góc nhìn mới nhận được từ các
giám khảo khác.
○ Hãy ghi nhận nội dung cuộc thảo luận, kiểm tra lại ghi chép của bạn, và đưa ra kết quả cuối cùng.
Đừng quên thông báo cho chủ toạ về kết quả cuối cùng củ abanj!
Quy tắc khi thực hiện “Đánh giá có hội ý"
1. Hãy giữ tâm trí cởi mở khi bước vào cuộc hội ý.
○ Tránh việc suy nghĩ cố hữu hay từ chối lắng nghe các giám khảo khác. Không có gì đáng xấu hổ
với việc thay đổi kết quả của bạn nếu nhận ra cuộc hội ý cho bạn thêm góc nhìn để đánh giá trận
tranh biện khác đi.
2. Hãy đặt câu hỏi cụ thể.
○ Câu hỏi trong cuộc hội ý không nên có kết luận mở, mà cần được phản hồi thật chi tiết. Giám
khảo nên tránh việc hỏi; “Người nói X nói gì trong luận điểm 2 của họ vậy?”, mà thay vào đó,
thuật lại với các giám khảo cách hiểu của bản thân về luận điểm đó và yêu cầu các ý kiến bổ
sung.
3. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp để hỗ trợ và tạo không gian cho cuộc thảo luận:
○ Hãy diễn đạt theo hướng bày tỏ ý kiến, thay vì khẳng định một sự thật hiển nhiên nào đó. Tránh
việc nói/nghĩ: “Tôi cho rằng đội X không thể nào thắng được!”, hoặc “Đây là một chiến thắng
không phải bàn cãi cho đội Y.”
Quy tắc khi thực hiện “Đánh giá có hội ý"
4. Dành nhiều thời gian cho nội dung quan trọng hay có liên quan đến xung đột chính của trận.
○ Vì giới hạn về thời gian, mọi giám khảo trong cuộc hội ý nên dành phần lớn thời gian cuộc thảo
luận cho các vấn đề cụ thể mà gây khó khăn cho việc đánh giá nhưng lại quan trọng để quyết định
kết quả chung cuộc, hơn là các nội dung mà hầu hết giám khảo đều đồng ý với nhau, hoặc dù có
mâu thuẫn cũng không ảnh hưởng đến kết quả trận đấu.
5. Tránh việc tranh cãi qua lại quá kịch liệt!
○ Hãy luôn nhớ rằng bạn đang ở trong một cuộc hội ý mang tính tham khảo hơn là một cuộc thảo
luận để đưa đến kết quả đồng thuận. Tiếp nhận thông tin mới cho chính mình để hỗ trợ quá trình
đưa kết quả quan trọng hơn việc khiến các giám khảo đồng thuận với nhau về kết quả của trận
đấu.
III.Điền phiếu điểm độc lập (1-2p)
1. Chú ý đến điểm và các tiêu chí điểm (nội dung, chiến thuật, phong cách).
○ Nội dung, chiến thuật, và phong cách là các yếu tố dùng để đánh giá phần thể hiện của thí sinh và
từ đó quyết định điểm nói của mỗi người. Thay vì nhìn nhận 3 tiêu chí này một cách rời rạc, hãy
nhìn vào những vùng giao thoa, củng cố, gây ảnh hưởng lẫn nhau của 3 tiêu chí này để chấm
điểm bài nói.
2. Điểm nói cá nhân là cách thể hiện định lượng cho kết quả của bạn.
○ Giám khảo không được cho đội có tổng điểm nói thấp hơn thắng trận tranh biện, và hiểu rằng một
đội có thể có điểm nói cao hơn nhưng vẫn thua các vấn đề của trận đấu,
○ Nếu bạn cho điểm bài nói trong quá trình chấm và kết quả tính toán cho thấy đội A cao điểm hơn
trong khi bạn thực sự tin rằng đội B đã thắng vì họ thuyết phục hơn trên tổng quan, khi đó, bạn
nên xem lại điểm số mình đã chấm vì tổng điểm nói và kết quả không nên mâu thuẫn lẫn nhau.
○ Cùng lúc đó, vì điểm nói cũng phản ánh chất lượng bài nói, bạn vẫn có thể cho người nói từ độ
thua cuộc điểm cao nhất trong trận nếu bài nói của họ thực sự nổi bật và xứng đáng.
III.Điền phiếu điểm độc lập (1-2p)
3. Trên lý thuyết, khung điểm nói cá nhân là 0-100 cho các bài nói chính, và 0-50 cho các bài nói phản
hồi. Tuy vậy, khung điểm này theo luật đấu được giới hạn thành 60-80 cho các bài nói chính, và 30-
40 cho các bài nói phản hồi. Trên thực tế, tranh biện viên thường đạt điểm trong mức 64-76 và 32-
38.
○ Phong cách: 40% (40 điểm) → Giới hạn thành 24-32 điểm.
Nội dung: 40% (40 điểm) → Giới hạn thành 24-32 điểm.
Phong cách: 20% (20 điểm) → Giới hạn thành 12-16 điểm.
Điểm cho lượt phản hồi được chia đôi.
○ Chất vấn có thể tạo ra thay đổi điểm số trong khoảng +/-2. Khung giới hạn 60-80 vẫn cần được
bảo toàn.
○ Điểm nói trung bình là 70 (28, 28, 14).
3.4 Thang điểm
Bảng điểm tổng quan (Lượt nói chính)

Tiêu chuẩn Điểm tổng (/100) Phong cách (/40) Nội dung (/40) Chiến thuật (/20)

Hoàn hảo 80 32 32 16
Xuất sắc 76-79 31 31 15-16
Rất tốt 74-75 30 30 15
Tốt 71-73 29 29 14-15
Trung bình 70 28 28 14
Dưới trung bình 67-69 27 27 13-14
Yếu 65-66 26 26 13
Rất yếu 61-64 25 25 12-13

Cần cải thiện 60 24 24 12


Bảng điểm tổng quan (Lượt phản hồi)

Tiêu chuẩn Điểm tổng (/50) Phong cách (/20) Nội dung (/20) Chiến thuật (/10)

Hoàn hảo 40 16 16 8

Tốt - Xuất sắc 36-39 15 15 7.5

Trung bình 35 14 14 7

Yếu - Dưới trung bình 31-34 13 13 6.5

Cần cải thiện 30 12 12 6

You might also like