You are on page 1of 7

BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁM KHẢO BY ONLINE DEBATE OPEN 2020

Mức 1: Chấm tranh biện cơ bản


1. OG không thể về nhất nếu không có một cơ chế chính sách trong một trận
đấu về đề chính sách.
a. Đúng
b. Sai
Sai. OG không nhất thiết phải có cơ chế chính sách mà cần vượt trội
hơn 3 đội còn lại về mức đội thuyết phục, gánh nặng chứng minh, và
luật thi đấu BP để về nhất trong bất kỳ trận đấu nào.

2. Trong một trận đấu, cả 2 phe đều cố gắng chứng minh rằng thế giới sẽ tốt hơn
ở bên phía của họ; vì vậy, phe Phản đối phải có một chính sách thay thế cho
chính sách của OG hoặc một kế hoạch để khắc phục vấn đề mà trận đấu đang
đề cập.
a. Đúng
b. Sai
Sai. Đội Phản đối có thể chọn một hoặc nhiều hơn trong các hướng đi
sau:
- Thế giới thực trạng đang không có vấn đề gì để giải quyết, khiến cho
chính sách của đội Ủng hộ trở nên không cần thiết;
- Thế giới thực trạng đang có vấn đề cần giải quyết, nhưng chính sách
của đội Ủng hộ không giải quyết vấn đề này mà ngược lại còn làm cho
thực trạng trở nên tệ hơn;
- Thế giới thực trạng đang có vấn đề cần giải quyết, và chính sách của
đội Phản đối sẽ giải quyết vấn đề này tốt hơn chính sách của đội Ủng
hộ;
-…

3. Một đội thắng nhiều mâu thuẫn hơn không nhất thiết là đội về nhất trong
trận đấu.
a. Đúng
b. Sai
Đúng. Các mâu thuẫn khác nhau sẽ có độ liên quan/quan
trọng khác nhau trong trận tranh biện và độ liên quan/quan
trọng này cần được các đội chứng minh trong trận bằng một
hoặc nhiều hơn các cách sau:
- dành nhiều thời gian hơn để tương tác với mâu thuẫn đó;
- chủ động cân đo các mâu thuẫn trong các lượt nói;
- đặt ra thang đo cho trận đấu;
-...
4. Phản biện nói chung dùng để chỉ bất kỳ luận điểm tấn công, giảm tầm quan
trọng, thay thế, hoặc tương tác bằng các cách khác của một người nói đối với
các luận điểm của đội phe đối thủ. Các phản biện có thể được gọi tên ở đầu
bài nói hoặc có thể được bao gồm vào trong các luận điểm xây dựng của người
nói. Người nói cần gọi tên phần phản biện của mình với giám khảo; nếu
không, phần trình bày đó sẽ không được tính là phản biện.
a. Đúng
b. Sai
(Đỗ Thị Thu Hiền) Sai. Việc gọi tên phần phản biện có
thể giúp giám khảo dễ theo dõi hơn, tuy nhiên nếu thí
sinh không gọi tên thì giám khảo vẫn cần ghi chép lại
những luận điểm của đội đó và xem xét xem luận điểm
nào đã phản biện lại ý tưởng của phe còn lại.

5. Những lập luận đòi hỏi những kiến thức chuyên môn cao không nên được
ghi nhận hoàn toàn vì những kiến thức chuyên môn cao sẽ khiến các đội còn
lại khó theo được các phân tích được đưa ra và điều này là không công bằng.
a. Đúng
b. Sai
Sai. Giám khảo cần tiếp thu tất cả các ý kiến của người nói
mà không đặt gánh nặng lên cho thí sinh (về kiến thức
chuyên môn, phong cách nói, chiến thuật,...)

(Nguyễn Lê Tuấn Kiệt) Sai: những lập luận này có quyền


được công nhận nếu được giải thích rõ ràng. Bởi vì
giám khảo là người có trí tuệ trung bình, nên nếu đội
nào đó sử dụng kiến thức chuyên môn cao thì vẫn phải
giải thích để giám khảo hiểu, từ đó đội bạn cũng có thể
hiểu được.

6. Không phải luận điểm nào cũng có giá trị như nhau. Một vài luận điểm dễ
chứng minh hơn một vài luận điểm khác. Do đó, các đội lựa chọn các luận
điểm sáng tạo và thú vị nên có khả năng chiến thắng cao hơn.
a. Đúng
b. Sai
(Đỗ Thị Thu Hiền) Sai. Thứ nhất, giám khảo không thể
chấm theo thang đo cá nhân về mức độ dễ hay khó
chứng minh của một luận điểm mà phụ thuộc vào cách
chứng minh và giải thích của các đội. Thứ hai, kể cả khi
một luận điểm dễ chứng minh/sáng tạo hơn một luận
điểm khác không có nghĩa là luận điểm đó có đóng góp
nhiều hơn cho trận tranh biện.

7. Sự quan trọng của các luận điểm nguyên tắc (principle arguments) là tùy
thuộc vào loại kiến nghị. Trong các kiến nghị về giá trị, các luận điểm nguyên
tắc nên được xem như là các luận điểm quan trọng nhất của trận đấu bởi vì
các kiến nghị về giá trị không thực sự nói về các hệ quả thực tiễn.
a. Đúng
b. Sai
(Nguyễn Quỳnh Trang) Sai.
Các luận điểm đều có sức nặng ngang nhau, trừ khi có
một thang đo được đặt ra và có đội chứng minh hoặc so
sánh được tầm quan trọng của các luận điểm. Luận
điểm thực tiễn hoàn toàn có thể đứng vững trong đề giá
trị nếu như nó được chứng minh đủ vững và tạo ra hệ
quả đủ mạnh hơn những luận điểm nguyên tắc xuất hiện
trong trận đó.

8. Một bài nói không cần đạt được hết tất cả các miêu tả của một khoảng điểm
để có thể đạt được điểm trong khoảng điểm đó. Điều này cũng áp dụng với
việc đánh giá giám khảo.
a. Đúng
b. Sai
(Hoàng Phương Anh) Đúng. Việc đánh giá và chấm điểm
giám khảo cần dựa trên tổng quan phần trình bày của họ
thay vì chấm theo từng tiêu chí.

9. Xét đến việc BODO 2021 là giải đấu tiên phong về luật Nghị viện Anh ở
thành phố Đà Nẵng, các chủ tọa nên tránh cho điểm dưới 70 vì điều này sẽ
khiến mọi người thấy tệ và không muốn tranh biện luật Nghị viện Anh nữa.
a. Đúng
b. Sai
(Nguyễn Quỳnh Trang) Sai.
Giám khảo có trách nhiệm và nghĩa vụ phải chấm đúng
với thang điểm của luật BP và không được để những
yếu tố ngoại cảnh (như muốn động viên mọi người) tác
động vào kết quả của mình.

10. OO được phép sửa đổi định nghĩa nếu LO chỉ ra tại sao định nghĩa của OG
không phù hợp với luận điểm mà OO định nêu ra.
a. Đúng
b. Sai
(Nguyễn Quỳnh Trang) Sai.
OO chỉ sửa đổi định nghĩa được khi LO chỉ ra được tại
sao định nghĩa cũ là quá thiên vị OG và gây bất công
cho phe Opp. Định nghĩa không phù hợp với luận điểm
OO định nêu không có nghĩa nó là một định nghĩa thiên
vị OG.

11. Ở các kiến nghị chính sách, phe Ủng hộ được phép cho rằng chính phủ có đủ
nguồn lực và động lực để thực hiện chính sách đó.
a. Đúng
b. Sai
(Nguyễn Danh Thái Dương) Đúng. Đây là Gov Fiat mà Ủng hộ
được dùng, tuy nhiên lưu ý rằng Ủng hộ vẫn phải có trách
nhiệm chứng minh tính hiệu quả của chính sách.

12. Giám khảo nên chấm một cách tổng quan và xem xét đầy đủ các yếu tố của
người nói (phong cách, kinh nghiệm, độ sáng tạo,...)
a. Đúng
b. Sai
(Nguyễn Danh Thái Dương) Sai. Giám khảo nên xem xét
tổng quan trận đấu dựa trên một số yếu tố như mức độ
giải thích, chứng minh, tác động lên trận đấu và mức độ
tương tác, tuy nhiên các yếu tố như phong cách, sáng
tạo, kinh nghiệm,.. không nên được đưa vào tiêu chí
đánh giá vì nó không công bằng. Ví dụ, nếu một đội có
luận điểm ít sáng tạo hơn nhưng có tác động quan trọng
liên quan đến trận đấu, có lợi cho phe của đội và được
giải thích đầy đủ thì vẫn nên được ghi nhận với mức độ
cao hơn luận điểm sáng tạo nhưng không được chứng
minh đầy đủ.

Mức 2: Chấm BP
13. Nếu các phản biện của CO đánh bại được tất cả các luận điểm của OG, điều
này cần được xem xét khi so sánh giữa OG và OO.
a. Đúng
b. Sai
14. Nếu các phản biện của CO đánh bại được tất cả các luận điểm của OG, điều
này cần được xem xét khi so sánh giữa OO và CO.
a. Đúng
b. Sai
15. Nếu người nói Hạ viện không gọi tên phần mở rộng của mình trong bài nói,
họ không thể thắng được đội Thượng viện của mình trong trận đấu.
a. Đúng
b. Sai
16. OO đang thắng OG một cách rõ ràng. CG đưa ra những phản biện rất thuyết
phục đối với hệ thống luận điểm của OO nhưng CG về cơ bản vẫn lặp lại tư
liệu của OG trong các luận điểm xây dựng của mình. CO nói rằng CG không
có mở rộng. CO nói đúng.
a. Đúng
b. Sai
17. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn về luận điểm trong một đội Thượng viện,
đội Hạ viện có thể chọn phiên bản luận điểm nào mà đội Hạ viện đồng ý để
tiếp tục trận đấu.
a. Đúng
b. Sai
18. Trong trường hợp luận điểm của một đội Hạ viện có sự mâu thuẫn với luận
điểm của đội Thượng viện cùng phe, giám khảo sẽ ghi nhận luận điểm được
chứng minh đầy đủ và sâu sắc hơn.
a. Đúng
b. Sai
19. Nếu OO không phản hồi một luận điểm của OG thì OO thua OG nhưng vẫn
có khả năng thắng những đội còn lại.
a. Đúng
b. Sai
20. Thất bại trong việc nhận chất vấn là đã đánh mất cơ hội tương tác với các đội
đối thủ. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tổng quan tương tác của người nói đối với
các đội còn lại trong trận đấu. Mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng này sẽ
tùy thuộc vào những tương tác còn lại mà người nói đã thực hiện.
a. Đúng
b. Sai
21. Sự thất bại của CG trong việc phản hồi các luận điểm của OO sẽ ảnh hưởng
đến sự so sánh giữa CG và CO.
a. Đúng
b. Sai
22. Những phân tích và phát triển các luận điểm có sẵn có thể được xem là mở
rộng.
a. Đúng
b. Sai
23. OW không được mang ý mới vào trận tranh biện nhưng GW thì được phép
có ý mới vì OW vẫn còn cơ hội để tương tác với ý mới này.
a. Đúng
b. Sai
Mức 3: Chủ tọa
24. Trong trường hợp một panelist đến trễ sau khi một vài lượt nói đã diễn ra,
panelist đó vẫn nên được cho phép tham gia vào cuộc thảo luận và bỏ phiếu
cho những đội mà họ đã nghe.
a. Đúng
b. Sai
25. Bạn là chủ tọa của một ban giám khảo gồm 2 panelists trong một trận đấu
suýt soát về quyết định chiến thắng giữa OG và OO. Panelist 1 có một ý kiến
mạnh và lí lẽ về việc tại sao OG nên chiến thắng trận đấu. Tuy nhiên, bạn tin
rằng OO đã thắng trận đấu một cách suýt soát. Panelist 2 có cùng ý kiến với
bạn, nhưng dựa trên những lập luận hoàn toàn khó tin đến mức đối với bạn,
những lập luận đó thực ra còn củng cố thêm cho chiến thắng của OG. Mặc dù
bạn tin rằng OO đã thắng và panelist 2 muốn bỏ phiếu giống bạn, bạn nên
tính phiếu của panelist 2 là cho OG vì đấy mới là kết quả mà phần giải thích
của họ thực sự phản ánh.
a. Đúng
b. Sai
26. Thời gian thảo luận kết quả của ban giám khảo là 15 phút.
a. Đúng
b. Sai
27. Khi các panelists biểu quyết chiếm đa số, chủ tọa phải ủy nhiệm một trong các
panelist của đa số để đưa ra nhận xét trận đấu.
a. Đúng
b. Sai
28. Thời gian thảo luận đã hết nhưng cuộc thảo luận vẫn chưa đi đến kết quả
cuối cùng. Vì giới hạn thời gian nên chủ tọa quyết định kết quả của trận đấu.
a. Đúng
b. Sai
29. Bạn là chủ tọa của một trận đấu mà bạn tin rằng OO nên về nhất và CO nên
về bốn. Các panelists của bạn đều cho rằng CO nên về nhất và OO nên về
bốn. Panelist 1 đề xuất rằng sẽ cho OO về nhì nếu như bạn đồng ý với phần
còn lại của kết quả. Đã hết thời gian thảo luận, bạn báo cáo việc panelist 1
thương thảo kết quả với bạn cho Ban Chuyên môn và tiến hành biểu quyết
với các giám khảo còn lại.
a. Đúng
b. Sai

You might also like