You are on page 1of 2

NHỮNG CHIẾC ẤM ĐẤT

Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó nhưng để nhân vật đó có sức sống lay động và
chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà văn Nguyễn Tuân đã là được điều đó. Ông
là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Nhưng vào khoảng những năm đầu trước 1945, cái đẹp trong
sáng tác của ông không nằm trong hiện thực cuộc sống “giữa thời buổi Tây Tàu nhố nhăng” mà nó đại
diện cho những gì từng là nét đẹp văn hóa, phong tục truyền thống trong quá khứ đã bị mài mòn và
dần đi vào quên lãng. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn sĩ là “Những chiếc ấm đất”, đã ghi
dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của cụ Sáu - một người có thú ẩm trà, thưởng trà và
bình trà của người xưa.
Tác phẩm “Những chiếc ấm đất” của Nguyễn Tuân là một truyện ngắn nằm trong tập truyện
“Vang bóng một thời”. Truyện kể về cuộc đời và tâm hồn của ông cụ Sáu, một người đam mê trà Tàu.
Qua đó, tác giả thể hiện sự tương phản giữa vẻ đẹp tinh thần và hiện thực cuộc sống đầy biến đổi. Ông
cụ Sáu là người mê trà, đặc biệt yêu thích nước giếng ngọt của chùa Đồi Mai. Trong tâm hồn ông,
việc thưởng trà không chỉ là việc đơn giản uống trà, mà nó còn thể hiện sự trong sáng, tinh tế và thanh
khiết của tâm hồn. Ông cụ Sáu đã dành cả đời mình để tìm kiếm vẻ đẹp tinh thần trong những chiếc
ấm đất và trà thơm ngon. Truyện lấy ông cụ Sáu làm hình tượng, miêu tả cách ông chăm chỉ tham gia
các buổi thưởng trà, cách ông vẫn giữ vững tâm hồn trong trắng mặc cho sự thay đổi của cuộc sống.
Dù thời gian trôi qua, cuộc sống thay đổi, những giá trị tinh thần vẫn còn tồn tại và phản ánh trong
việc thưởng thức trà của ông cụ Sáu. Mặc dù truyện “Những chiếc ấm đất” chỉ tập trung vào việc thể
hiện tâm hồn và triết lý của ông cụ Sáu qua việc thưởng trà, nhưng nó cũng là một phản ánh về sự
thay đổi trong xã hội, về sự mai một của những giá trị truyền thống và văn hóa. Tác phẩm tạo ra một
hình ảnh sâu sắc về một thời đại qua mắt nhìn của nhân vật chính.
Ông cụ Sáu là một người rất mê trà Tàu, đặc biệt chỉ có nước giếng ngọt của chùa Đồi Mai
đây mới hợp ý cụ. Đã mấy mươi năm cụ đến với chùa lúc còn sung của đến thời đà sa sút, cụ vẫn còn
thành thục thói phong lưu, vẫn quy củ và cầu kỳ. Người ta cứ thường cho rằng trà đạo là một thứ
“rườm rà trống rỗng” nhưng đối với cụ Sáu một chén trà chứa đựng cả nhân sinh, cả một lẽ sống của
cụ. thông qua lời kể, lời ngẫm và lời nói của nhà sư, ta thêm phần hiểu rõ về con người ông cụ Sáu.
Ông cụ Sáu là người có của ăn của để do đời ông cha để lại, là người “đi lại với chùa đây kể ra đã
lâu”, “mấy pho tượng Phật Tam Thể bằng gỗ mít đặt ở trên bệ và mấy pho kinh in giấy đại thừa”, “cái
chuông treo trên nhà phương trượng đều là đồ ông cúng cả”, nhưng dù danh hay lợi thì đối với cụ Sáu
cũng không bằng ấm trà tàu, “chùa nhà ta có cái giếng này quý lắm… nghiện trà Tàu vì nước giếng
của chùa đây… không đi đâu xa được là vì không đem theo được nước giếng để pha trà”, “giếng chùa
nhà mà cạn… cho không người nào muốn xin bộ ấm trà quý”. Rõ ràng từ những chi tiết trên đã cho
thấy cụ Sáu, không đơn thuần chỉ là học đòi thú phong trần của các tao nhân mặc khách mà bắt nguồn
từ chính mong muốn lòng được thanh thản, tâm được trong trắng. Cụ Sáu đã vì cái ấm, vài gói trà quý
mà không màng danh lợi, sản nghiệp mấy đời theo đó mà phải tiêu tán. Khi đã sa sơ lỡ vận cụ vẫn
giữa thói cũ “Thỉnh thoảng có xin được người nào quen một vài ấm, cụ lấy làm quý lắm: gói giấy giắt
kỹ trong mình, đợi lúc nào vắng vẻ một mình mới đem ra pha uống”. ông cụ cũng là người rất biết coi
trọng người cùng sở thích am hiểu về trà Tàu “ Giá cái lão ăn mày ấy sinh vào thời này, thì tôi dám
mời anh ta đến ở luôn với tôi để sớm tối có nhau mà thưởng thức trà ngon. Nhà, phần nhiều lại toàn là
ấm song ấm quý.”
Chính những con người, những hành động trong văn chương của Nguyễn Tuân đều mang vẻ
kỳ lạ khác thường, họ thoát tục và cách xa trần thế. Những con người sẵn sàng mất đi cả cơ nghiệp chỉ
vì trà để rồi cuối cùng vẫn tất bật xoay quanh những cái ấm đất cũ để pha trà ấy. Cái sở thích uống trà
của cụ ngày xưa sang nhã biết mấy, thế mà bây giờ cụ đã thỏa mãn lắm với những ấm trà mà người
quen mời cụ uống, thỏa mãn với những gói trà cụ giấu trong gấu áo… và vẫn đam mê thói phong lưu
làm sao thưởng được trà thơm trọn vẹn khi cụ Sáu còn cố gắng hái ít nhụy sen ướp vào trà cũ khi qua
chơi ao sen nhà ai. Cái cách cụ Sáu bán đi những chiếc ấm đất mà mình yêu quý nâng niu, những
chiếc ấm mà dù cho ngày trước người ta có quăng cho cụ cả cục bạc nén cụ còn không thèm ngó; bán
đi ấm với giá rẻ, giữ lại nắp để rồi người thực sự yêu quý cái ấm trà ấy sẽ quay lại và bằng lòng trả
với giá đắt hơn, không chỉ là vì bán ấm trà được giá nữa. Qua nhân vật cụ Sáu ta không chỉ đc khơi
dậy cái thật cái đẹp, cái uyên thâm uyên bác trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân mà ta còn đc tận
hưởng một văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - thưởng trà - thú vui tao nhã. Vừa đẹp
ở cung cách thưởng trà vừa đẹp ở tâm hồn người thưởng. Một vẻ đẹp duy mỹ gắn liền với tài hoa. Về
hình thức nghệ thuật, tác phẩm được viết theo phong cách tự sự, khi người kể chuyện là chính người
đàn ông trẻ. Nhờ vậy, tác phẩm có được sự gần gũi và chân thực với người đọc, khi họ có thể cảm
nhận được suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật. Tác phẩm cũng có sử dụng nhiều biện pháp tu từ và
hình ảnh để tạo ra những so sánh và phép ẩn dụ sinh động.
“Những chiếc ấm đất” như một khúc đàn xưa gợi trong lòng độc giả nỗi niềm vọng cổ, trở về
những năm tháng huy hoàng của Hán học, khi mà vẻ đẹp truyền thống vẫn còn được duy trì, bên cạnh
đó tác phẩm đã khơi dậy một vẻ đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc việt nam- thưởng trà -
thú vui phong nhã. Vừa đẹp ở cung cách thưởng trà vừa đẹp ở tâm hồn người thưởng, một vẻ đẹp duy
mỹ gắn liền với tài hoa. Tác phẩm “Những chiếc ấm đất” không chỉ thể hiện cuộc sống và tâm hồn
của ông cụ Sáu mà còn lồng ghép thông điệp về vẻ đẹp tinh thần, giữ vững giá trị trong cuộc sống
thay đổi. Đồng thời, nó cũng phản ánh về sự mai một của những giá trị truyền thống và văn hóa qua
thời gian. Với những ý tưởng và thông điệp sâu sắc về sự kiên trì và nghị lực trong cuộc sống, tác giả
đã tạo nên một nhân vật chính đầy tính cách và tình cảm. Dù thời gian trôi qua, cuộc sống thay đổi,
những giá trị tinh thần vẫn còn tồn tại và phản ánh trong việc thưởng thức trà của ông cụ Sáu. Mặc dù
truyện “Những chiếc ấm đất” chỉ tập trung vào việc thể hiện tâm hồn và triết lý của ông cụ Sáu qua
việc thưởng trà, nhưng nó cũng là một phản ánh về sự thay đổi trong xã hội, về sự mai một của những
giá trị truyền thống và văn hóa. Tác phẩm tạo ra một hình ảnh sâu sắc về một thời đại qua mắt nhìn
của nhân vật chính.

You might also like