You are on page 1of 2

Bài thơ "Tiếng gà trưa" được nhà thơ Xuân Quỳnh viết năm 1968 giữa cuộc kháng

chiến chống đế quốc Mỹ, khi


lớp lớp thanh niên Việt Nam phải từ biệt gia đình, quê hương và gác lại những kí ức tuổi thơ thân thuộc để lên
đường ra trận. Những năm tháng ấy có ý nghĩa vô cùng lớn lao, tác động trực tiếp đến sự ra đời cũng như mạch
nguồn xúc cảm của bài thơ. Qua những câu thơ sáng trong, đằm lắng, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã mang cả kỉ niệm tuổi
thơ mộc mạc, tình cảm bà cháu hòa vào cuộc chiến tranh, vào cảm hứng chung cho cả một thời đại. Vì thế khi
đánh giá bài thơ có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp
đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất
nước.”/Tiếng gà trưa là âm thanh giản dị, quen thuộc của làng quê Việt. nó gợi về cuộc sống yên ả, sự lao động
yên vui, ấm áp của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Ở đây, bằng những cảm xúc mới mẻ, nồng nàn rất
riêng Xuân Quỳnh đã thổi vào thứ âm thanh ấy một vẻ đẹp rất thiêng liêng của những cảm xúc ấu thơ của người
lính hành quân. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống
lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt
dào. Với ý nghĩa như vầy, tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm
trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ./"Cục...cục tác cục ta/Nghe xao động nắng
trưa/Nghe bàn chân đỡ mỏi/Nghe gọi về tuổi thơ"./Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ
Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người
chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quá trứng hồng, đàn gà chi chít đông
đúc./"Tiếng gà trưa/Ổ rơm hồng những trứng/Này con gà mái mơ/Khắp mình hoa đốm trắng/Này con gà mái
vàng/Lông óng như màu nắng."/Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu. Tuổi
thơ sống bên bà có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà
mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:/"Tiếng gà trưa/Có tiếng bà vẫn mắng/Gà đẻ mà mày
nhìn/Rồi sau này lang mặt/Cháu về lấy gương soi/Lòng dại thơ lo lắng/Khi gió mùa đông tới/Bà lo đàn gà
toi/Mong trời đừng sương muối/Để cuối năm bán gà/Cháu được quần áo mới."/Nổi bật qua suốt những câu thơ ấy
là hình ảnh người bà chắt chiu, giành giụm yêu thương cháu. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có
được một đàn gà tốt giúp cháu có những bộ quần áo mới, dù nó chỉ nhỏ thôi những mà thấm thía biết bao nhiêu.
Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê
hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật
cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới./"Ôi
cái quần chéo go,/Ống rộng dài quết đất/Cái áo cánh trúc bâu/Đi qua nghe sột soạt"/Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà
được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành
trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên./Lần thứ tư Tiếng
gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ./"Tiếng gà trưa/Mang bao nhiều hạnh
phúc/Đêm cháu về nằm mơ/Giấc ngủ hồng sắc trứng."/Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng
liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất
mẹ thân yêu. Tiếng gà trưa, đâu chỉ là âm thanh của một con vật vô tri mà nó là tiếng gọi của tuổi thơ, của yêu
thương hồng, là những âm thanh của kí ức tươi đẹp, trong sáng đã theo cháu suốt một đời. nó cứ ám ảnh, âm vang
day dứt mãi trong lòng nhà thơ, trong những giấc mơ tuổi nhỏ. Âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức đứa cháu nhỏ,
đầy dịu dàng mà xúc động thiêng liêng vì nó gắn với tình bà cao cả. Đó cũng là lí do để người cháu sống cống
hiến:/"Cháu chiến đấu hôm nay/Vì lòng yêu tổ quốc/Vì xóm làng thân thuộc/Bà ơi, cũng vì bà/Vì tiếng gà cục
tác.Ổ trứng hồng tuổi thơ."/Điệp từ "vì" được lặp lại 4 lần liên tiếp nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người
chiến sĩ. Đó là vì tổ quốc thân thương, vì xóm làng que thuộc nơi chôn rau cắt rốn của tuổi thơ, nhưng đất nước
quê hương vô cũng vô tận, mênh mông ấy cũng chỉ mãi hữu hình trong dáng bà thầm lặng hi sinh, gắn với âm
thanh của tiếng gà trưa quen thuộc. Hai tiếng "bà ơi" vang lên nghe mới tha thiết mà đằm thắm làm sao, nó vừa
xúc động thiêng liêng, vừa bỏng sôi mãnh liệt. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu
tượng. Như câu nói của Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, dòng sông
Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu xóm làng, yêu miền quê trở thành lòng yêu Tổ quốc. Nên ở một góc độ
nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thế hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị:
Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và
kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy
trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng
rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà./Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo thể thơ năm tiếng
kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được
ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiêng như đánh dâu một nâc cảm xúc, bài thơ đã diên đạt một cách tự
nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân.
chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới./"Ôi cái quần chéo go,/Ống rộng dài
quết đất/Cái áo cánh trúc bâu/Đi qua nghe sột soạt"/Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn
mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi
thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên. /Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà
gọi về những giấc mơ của người lính trẻ./"Tiếng gà trưa/Mang bao nhiều hạnh phúc/Đêm cháu về nằm mơ/Giấc
ngủ hồng sắc trứng."/Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong
lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu. Tiếng gà trưa, đâu
chỉ là âm thanh của một con vật vô tri mà nó là tiếng gọi của tuổi thơ, của yêu thương hồng, là những âm thanh
của kí ức tươi đẹp, trong sáng đã theo cháu suốt một đời. nó cứ ám ảnh, âm vang day dứt mãi trong lòng nhà thơ,
trong những giấc mơ tuổi nhỏ. Âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức đứa cháu nhỏ, đầy dịu dàng mà xúc động thiêng
liêng vì nó gắn với tình bà cao cả. Đó cũng là lí do để người cháu sống cống hiến:/"Cháu chiến đấu hôm nay/Vì
lòng yêu tổ quốc/Vì xóm làng thân thuộc/Bà ơi, cũng vì bà/Vì tiếng gà cục tác.Ổ trứng hồng tuổi thơ."/Điệp từ
"vì" được lặp lại 4 lần liên tiếp nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Đó là vì tổ quốc thân thương,
vì xóm làng que thuộc nơi chôn rau cắt rốn của tuổi thơ, nhưng đất nước quê hương vô cũng vô tận, mênh mông
ấy cũng chỉ mãi hữu hình trong dáng bà thầm lặng hi sinh, gắn với âm thanh của tiếng gà trưa quen thuộc. Hai
tiếng "bà ơi" vang lên nghe mới tha thiết mà đằm thắm làm sao, nó vừa xúc động thiêng liêng, vừa bỏng sôi mãnh
liệt. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Như câu nói của Ê-ren-bua: Dòng
suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, dòng sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu
xóm làng, yêu miền quê trở thành lòng yêu Tổ quốc. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ
cuối là cách thức cụ thế hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền
quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng
đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của
lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống
nhất nước nhà./Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả;
thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời
thơ ba tiêng như đánh dâu một nâc cảm xúc, bài thơ đã diên đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà
thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân.

You might also like