You are on page 1of 13

Bài tập ôn

Phần I
Tóm tắt lý thuyết
1 Chương 8: Dãy số, số hữu tỉ
• Cấp số cộng: un = u1 + (n − 1)d
Trong đó: un là số hạng thứ n.
u1 là số hạng đầu tiên.
n là số thứ tự hoặc vị trí của số hạng.
d là công sai, tính bằng cách lấy số sau trừ số trước.
• Số hữu tỉ: là những số có thể viết được dưới dạng phân số - số thập phân vô hạn
tuần hoàn.
Cách đưa 1 số thập phân vô hạn tuần hoàn về dạng phân số tối giản:
Ví dụ: chuyển 0, 12121212... thành phân số tối giản.
− Bước 1: đặt x = 0, 12121212...
− Bước 2: số được lặp lại là 12 (có 2 chữ số) nên ta nhân 100 cho x (bao nhiêu chữ
số tương ứng bấy nhiêu số 0). Cụ thể:

100x = 12, 12121212...

− Bước 3: lấy 100x trừ cho x theo vế và rút gọn:

100x − x = 12, 12121212 − 0, 12121212


⇔ 99x = 12
12 4
⇔ x= =
99 33
4
− Bước 4: Kết luận: Vậy 0, 12121212 = .
33

1
2 Chương 9: Đường thẳng và phương trình bậc hai.
Đường thẳng
• Một điểm nằm trong mặt phẳng tọa độ được biểu diễn dưới dạng: A(x0 , y0 ). Với x0 là
giá trị trên trục hoành, y0 là giá trị trên trục tung. Ví dụ A(1, 2).

• Hàm số bậc nhất có dạng: y = ax + b. Với a là hệ số góc và b là một số thực bất kỳ.
• Cho điểm A(x0 , y0 ) và (d): y = ax + b Khi đó:

A ∈ (d)(đọc là A thuộc đường thẳng (d)) ⇔ y = a.x + b(thay tọa độ vào phương trình)
0 0
A ∈/ (d) ⇔ y0 ̸= a.x0 + b
Ví dụ: (d):y = 2x + 1 và A(0; 1). Ta có 1 = 2.0 + 1 nên A thuộc đường thẳng (d).
• Hàm số bậc nhất có đồ thị là một đường thẳng (vẽ trong mặt phẳng Oxy).
• Nếu a = 0 thì y = b, có đồ thị là đường thẳng song song với trục hoành (Ox).
1
∗ Cách vẽ đồ thị phương trình đường thẳng: Ví dụ: vẽ đồ thị hàm số y = x + 1.
2
− Bước 1: Lập bảng giá trị, thay lần lượt 2 giá trị x vào để tìm y (sẽ tạo được 2 điểm).
Lưu ý nên chọn giá trị x sao cho ra kết quả y là số nguyên, để dễ nhất thì ta chọn x
là số chia hết cho mẫu số.

x 0 2
y 1 2

− Bước 2: Lúc này ta được 2 điểm có tọa độ lần lượt là (0, 1) và (2, 2). Vẽ 2 điểm này
lên mặt phẳng tọa độ.

2
− Bước 3: Nối 2 điểm, ta được đường thẳng cần vẽ.

• Đường thẳng cắt trục tung, trục hoành:


− Đường thẳng cắt trục tung hay còn được gọi là giao điểm của đường thẳng và trục
tung. Để tìm giao điểm này, ta thay x = 0 vào đường thẳng tìm y = y0 . Khi đó điểm
cần tìm là (0, y0 ).
− Tương tự, đường thẳng cắt trục hoành còn được gọi là giao điểm của đường thẳng và
trục hoành. Để tìm điểm này, ta thay y = 0 vào phương trình tìm x = x0 . Khi đó điểm
cần tìm là (x0 , 0).
• Hai đường thẳng song song, vuông góc:
Cho 2 đường thẳng: (d):y = ax + b và (D): y = mx + n

a =m
− Ta nói (d) và (D) song song với nhau khi và chỉ khi: b ̸= n

− (d) và (D) song song với nhau khi và chỉ khi: a.m = −1

2 =2
Ví dụ: (d): y = 2x + 1 và (D): y = 2x − 3. Ta có: nên (d) và (D) song song.
1 ̸= −3
(d) và (D) không vuông góc vì 2.2 ̸= −1

3
• Độ dài, trung điểm của đoạn thẳng:
Giả sử ta có đoạn thẳng AB với A(xA , yA ) và B(xB , yB ).

− Độ dài đoạn thẳng AB được tính bởi công thức:


q
AB = (xA − xB )2 + (yA − yB )2

− Gọi K(xK , yK ) là trung điểm của AB. Khi đó tọa độ của K là:
xA + xB yA + yB
xK = ; yK =
2 2

Phương trình bậc hai


• Ba hằng đẳng thức cần nhớ:

(a − b)2 = a2 − 2ab + b2 (1)


2 2 2
(a + b) = a + 2ab + b (2)
2 2
a − b = (a − b)(a + b) (3)

• Nhân phân phối:


(a + b)(c + d) = ac + ad + bc + bd
Ví dụ: (x + 1)(x + 2) = x2 + 2x + x + 2 = x2 + 3x + 2.
• Phân tích thành nhân tử.

1. Phương trình dạng x2 + ax + b.


− Nếu nó có dạng là vế phải của hằng đẳng thức số 1 hoặc số 2 thì ta dùng công
thức hằng đẳng thức Ví dụ: x2 − 2x + 1
Ta thấy biểu thức trên có thể viết lại thành: x2 − 2.x.1 + 12 là hằng thức số 1, nên
ta biến đổi thành:
x2 − 2.x.1 + 12 = (x − 1)2
.
− Nếu nó không phải dạng của hằng đẳng thức, ví dụ: x2 − 3x + 2, ta làm như sau:
+ Bước 1: Nhân 2 số đầu và cuối, tức là 1.2 = 2.
+ Bước 2: Tách kết quả vừa tính thành tích của 2 số nguyên (tách thành nhiều
cách nhất có thể):

2 = 1.2
= (−1).(−2)

+ Bước 3: Chọn cặp số vừa tách sao cho cộng chúng lại bằng số ở giữa. Ở đây
chọn −1 và −2 vì (−1) + (−2) = −3.

4
+ Bước 4: Tách thành phần ở giữa của biểu thức thành cặp số vừa tìm được và
biến đổi:
x2 − 3x + 2 = x2 − x − 2x + 2
= (x2 − x) − (2x − 2) (nhóm 2 số đầu và 2 số cuối và lưu ý dấu trừ)
= x(x − 1) − 2(x − 1)
= (x − 1)(x − 2)

2. Phương trình dạng x2 − a2 .


Ta sẽ dùng hẳng đẳng thức số 3.
Ví dụ: x2 − 9 = x2 − 32 = (x − 3)(x + 3).

3 Giải phương trình và bất phương trình


Giải hệ phương trình

2x + y =3
• Hệ phương trình có dạng: x − y =0
• Phương pháp thế:
Dấu hiệu
 nhận biết là một tronghai phương trình có dạng: một vế chỉ có x hoặc y.
x = 2y + 1 y = x − 2
Ví dụ:  (1) hoặc 
3x + y = 17 3x − 2y = 0
• Cách giải: ví dụ giải hệ ptr (1)

− Bước 1: Thay phương trình có dạng trên vào phương trình còn lại.

x = 2y + 1
3(2y + 1) + y = 17

− Bước 2: Giải phương trình có ẩn, sau đó thay vào phương trình còn lại ta được cặp
nghiệm của hệ phương trình:
   
x = 2y + 1 x = 2y + 1 x= 2y + 1 = 2y + 1
x
3(2y + 1) + y = 17
⇔ ⇔ ⇔
6y + 3 + y = 17 7y + 3 = 17 7y = 14

= 2y + 1
x
⇔
y=2

= 2.2 + 1 = 5
x
⇔
y=2
n o
Vậy nghiệm của hệ phương trình là: S = (x, y) = (5; 2)

5
• Phương pháp khử ẩn số - cộng, trừ hai phương trình.
Dấu hiệu
 nhận biết: hai phương trình
 có phần ẩn số giống nhau.
2x − y = 3 x − 3y = 4
Ví dụ:  (1) hoặc  (2)
2x + 3y = 15 −2x + 3y = 1
Ở hệ (1) thì giống nhau ở 2x, hệ (2) thì giống nhau ở 3y.
• Cách giải: giải hệ phương trình (1).
Nếu phần giống nhau cùng dấu ( như hệ 1 ) thì ta lấy 2 ptr trừ nhau, ngược lại nếu ngược
dấu ( như hệ 2) thì ta cộng 2 ptr. Sau đó giữ lại 1 phương trình mà đơn giản nhất.
Theo ví dụ, ta sẽ giữ lại phương trình ở trên.
    
2x − y =3 2x − y=3 2x − 3 =3 2x
=6 =3
x
2x + 3y − 2x + y = 15 − 3
⇔ ⇔ ⇔ ⇔
4y = 12 y=3 y=3 y=3
n o
Vậy nghiệm của hệ phương trình là: S = (x, y) = (3; 3)

Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình 2 ẩn


• Bất phương trình hai ẩn có dạng: ax + by > c, có thể thay đổi > thành <, ≤, ≥.
Ví dụ: 3x − 2y ≤ 6, x + 3y ≥ 2.
• Cách giải: 3x − 2y ≤ 6
− Bước 1: Thay dấu ở giữa thành dấu ” = ”: 3x − 2y = 6
− Bước 2: Đưa phương trình trên về dạng y = ax + b.

3x − 2y = 6 ⇔ −2y = −3x + 6
3
⇔y = x−3
2
− Bước 3: Thực hiện các bước vẽ của phương trình đường thẳng.
Bảng xét dấu:

x 0 2
y −3 0

6
− Bước 4: Chọn một ”điểm” bất kỳ và thay vào bất phương trình ban đầu. Để dễ nhất
thì ta chọn điểm (0, 0).
Thay x = 0, y = 0 vào bất phương trình ban đầu ta được: 0 ≤ 6
− Bước 5: Nếu sau khi thay vào ta được một điều đúng, ví dụ ở trên ta được 0 ≤ 6 là
điều đúng thì miền mà chứa điểm (0, 0) sẽ là nghiệm của bất phương trình. Vùng còn
lại ta sẽ tô màu (hoặc gạch chéo).
Nếu khi thay vào ta được điều sai, thì vùng nào chứa điểm (0, 0) không là nghiệm của
bất phương trình nên ta sẽ tô màu (hoặc gạch chéo) vùng này.

∗ Lưu ý: nếu bất phương trình không có dấu bằng thì đường thẳng ta vẽ bằng nét đứt.

Quy hoạch tuyến tính


• Đây là bài toán tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất (từ khóa của những bài toán thực tế).
• Ví dụ: Một phân xưởng có hai máy đặc chủng M1 , M2 sản xuất hai loại sản phẩm ký
hiệu là A và B.
− Một tấn sản phẩm loại A lãi 2 triệu đồng. Muốn sản xuất một tấn sản phẩm loại A
phải dùng máy M1 trong 3 giờ và máy M2 trong 1 giờ.
− Một tấn sản phẩm loại B lãi 1,6 triệu đồng. Muốn sản xuất một tấn sản phẩm loại B
phải dùng máy M1 trong 1 giờ và máy M2 trong 1 giờ.
Một máy không thể dùng để sản xuất đồng thời hai loại sản phẩm. Máy M1 làm việc không
quá 6 giờ một ngày, máy M2 làm việc không quá 4 giờ một ngày. Hỏi số tiền lãi lớn nhất
mà phân xưởng này có thể thu được trong một ngày là bao nhiêu.
Cách giải
• Bước 1: Đặt ẩn.
Từ khóa để đặt ẩn ở đây là ở 2 gạch đầu dòng. Đó là số tấn sản phẩm loại A và số tấn
sản phẩm loại B. Vì vậy ta sẽ gọi x là số tấn sản phẩm loại A, y là số tấn sản phẩm
loại B. Đồng thời đặt điều kiện cho x, y. Cụ thể, x, y ≥ 0 (1) (vì số tấn thì không thể
âm).

7
• Bước 2: Tóm tắt đề.

Mỗi tấn sản phẩm loại A Mỗi tấn sản phẩm loại B
Lợi nhuận 2 triệu 1,6 triệu
Máy M1 3 giờ 1 giờ
Máy M2 1 giờ 1 giờ

Như vậy lợi nhuận được tính bằng: 2x + 1, 6y. Từ yêu cầu đề thì ta sẽ tìm x, y sao cho
lợi nhuận này cao nhất.
Số giờ làm việc của máy M1 là: 3x + y. Vì máy M1 làm việc không quá 6 giờ nên
3x + y ≤ 6. (2)
Số giờ làm việc của máy M2 là: x + y. Vì máy M2 làm việc không quá 4 giờ nên
x + y ≤ 4. (3)
• Bước 3: Biểu diễn hệ bất phương trình lên mặt phẳng Oxy.
Từ (1), (2) và (3) ta có hệ bất phương trình:





3x + y≤6


x+y ≤4
x ≥ 0




y ≥ 0

Biểu diễn nghiệm của hệ này lên mặt phẳng Oxy :

8
• Bước 4: Thay số.
Ta có: A(0; 4), B(1; 3), C(2; 0), D(0; 0)
Lợi nhuận lớn nhất sẽ đạt được tại 1 trong 4 điểm này. Do đó lần lượt thay tọa độ 4
điểm vào lợi nhuận: 2x + 1, 6y:
− Với A(0; 4) ⇒ lợi nhuận = 2.0 + 1, 6.4 = 6, 4
− Với B(1; 3) ⇒ lợi nhuận = 2.1 + 1, 6.3 = 6, 8
− Với C(2; 0) ⇒ lợi nhuận = 2.2 + 1, 6.0 = 4
− Với D(0; 4) ⇒ lợi nhuận = 2.0 + 1, 6.0 = 0
Vậy lợi nhuận lớn nhất là 6,8 triệu khi sản xuất 1 tấn sản phẩm loại A, 3 tấn sản
phẩm loại B.

9
Phần II
Bài tập ôn luyện
Chương 8: Dãy số, số hữu tỉ
Câu 1: Cho dãy số: 3,5,7,9,...
a) Tìm công thức tổng quát của dãy số trên.
b) Tìm số hạng thứ 17.
c) 17 là số hạng thứ mấy của dãy?
Câu 2: Cho dãy số: -1,3,7,11,...
a) Tìm công thức tổng quát của dãy số trên.
b) Tìm số hạng thứ 17.
c) 27 là số hạng thứ mấy của dãy?
Câu 3: Cho dãy số: -3,0,3,6,...
a) Tìm công thức tổng quát của dãy số trên.
b) Tìm số hạng thứ 17.
c) 21 là số hạng thứ mấy của dãy?
Câu 4:

a) Vẽ tiếp hình 4 và 5.
b) Tìm công thức tổng quát theo số chấm của mẫu hình trên.
c) Hình có 17 chấm thì có bao nhiêu dấu gạch?
d) Hình có 25 gạch thì có bao nhiêu dấu chấm?

10
Câu 5:

a) Vẽ tiếp hình 4 và 5.
b) Tìm công thức tổng quát của mẫu hình trên.
c) Hình thứ 17 thì có bao nhiêu que diêm?
d) Hình thứ bao nhiêu có 31 que diêm ?

Chương 9: Hàm số bậc nhất, phương trình bậc 2


Câu 1: Cho hàm số y = 2x − 5
a) Vẽ đồ thị y.
b) Xác định hệ số góc.
c) Đồ thị hàm số trên cắt trục hoành, trục tung tại đâu?
d) Từ 2 điểm đã chọn để vẽ đồ thị ở câu a, tìm độ dài và trung điểm của đoạn thẳng nối
2 điểm đó.
Câu 2: Cho hàm số y = −x + 3
a) Vẽ đồ thị y.
b) Xác định hệ số góc.
c) Đồ thị hàm số trên cắt trục hoành, trục tung tại đâu?
d) Từ 2 điểm đã chọn để vẽ đồ thị ở câu a, tìm độ dài và trung điểm của đoạn thẳng nối
2 điểm đó.
2
Câu 3: Cho hàm số y = x − 1
3
a) Vẽ đồ thị y.
b) Xác định hệ số góc.
c) Đồ thị hàm số trên cắt trục hoành, trục tung tại đâu?
d) Từ 2 điểm đã chọn để vẽ đồ thị ở câu a, tìm độ dài và trung điểm của đoạn thẳng nối
2 điểm đó.
1
Câu 4: Cho hàm số y = x + 3
2
a) Vẽ đồ thị y.
b) Xác định hệ số góc.
c) Đồ thị hàm số trên cắt trục hoành, trục tung tại đâu?
d) Từ 2 điểm đã chọn để vẽ đồ thị ở câu a, tìm độ dài và trung điểm của đoạn thẳng nối
2 điểm đó.

11
Câu 5: Cho (d): y = −3x + 4.
a) Tìm hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của nó song song với (d) và đi qua điểm (1; 2).
b) Tìm hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của nó song song với (d) và đi qua góc tọa độ.
(Góc tọa độ là điểm (0; 0).)
c) Tìm hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của nó vuông góc với (d) và cắt trục tung tại 3.
Câu 6: Cho (d): y = 2x − 1.
a) Tìm hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của nó song song với (d) và cắt trục hoành tại 2.
b) Tìm hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của nó vuông góc với (d) và đi qua góc tọa độ.
(Góc tọa độ là điểm (0; 0).)
c) Tìm hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của nó vuông góc với (d) và cắt trục hoành tại 2.
Câu 7: Cho (d): y = 5x − 3.
a) Tìm hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của nó vuông góc với (d) và đi qua điểm (5; 16).
b) Tìm hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của nó song song với (d) và đi qua góc tọa độ.
(Góc tọa độ là điểm (0; 0).)
c) Tìm hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của nó song song với (d) và cắt trục tung tại 5.
Câu 8∗: Tìm hàm số bậc nhất biết rằng đồ thị của nó đi qua điểm A(1; 1) và B(3; 3).
Gợi ý: xem lại điểm thuộc đường thẳng, giải hệ phương trình.
Câu 9: Phân tích thành nhân tử

a) x2 − 3x + 2 c) x2 − 13 − 68
b) x2 + 6x + 5 d) x2 − 7x − 18

Chương 10: Giải phương trình và bất phương trình


Câu 1: Giải hệ phương trình:
 
x = −2y − 4 x − 3y =4
a) x + y
d)
=5 5x + 3y = 20
 
= 5x − 2
y x + y =5
b)  e)
2x − y = −1 −2x + y = −1
 
2x − y
=2 3x + y = −4
c)  f)
2x + 3y = 6 2x + 3y =9

Câu 2: Giải bất phương trình:

a) 2x − 3 > 5 c) 4 − 3x ≥ 10
b) −5x + 2 ≤ 12 d) 2 − 5x < −3

12
Câu 3: Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình hai ẩn:

a) 2x + 3y ≥ 6 c) x − 5y > 5
b) 2y − 5x ≤ 10 d) −2x + 3y < −6

Câu 4: Một gia đình cần ít nhất 900 đơn vị protein và 400 đơn vị lipit trong thức ăn
mỗi ngày. Mỗi kg thịt bò chứa 800 đơn vị protein và 200 đơn vị lipit. Mỗi kg thịt lợn chứa
600 đơn vị protein và 400 đơn vị lipit. Biết rằng gia đình này chỉ mua tối đa 1,6 kg thịt bò
và 1,1 kg thịt lợn; giá tiền 1 kg thịt bò là 45 nghìn đồng, 1kg thịt lợn là 35 nghìn đồng.
Hỏi gia đình đó phải mua bao nhiêu kg thịt mỗi loại để số tiền bỏ ra là ít nhất.
Câu 5: Một gia đình cần ít nhất 900 đơn vị protein và 400 đơn vị lipit trong thức ăn
mỗi ngày. Mỗi kg thịt bò chứa 800 đơn vị protein và 200 đơn vị lipit. Mỗi kg thịt lợn chứa
600 đơn vị protein và 400 đơn vị lipit. Biết rằng gia đình này chỉ mua tối đa 1,6 kg thịt bò
và 1,1 kg thịt lợn; giá tiền 1 kg thịt bò là 100 nghìn đồng, 1kg thịt lợn là 70 nghìn đồng.
Hỏi gia đình đó phải mua bao nhiêu kg thịt mỗi loại để số tiền bỏ ra là ít nhất.
Câu 6: Một hộ nông dân định trồng đậu và cà trên diện tích 8 ha. Nếu trồng đậu thì
cần 20 công và thu 3000000 đồng trên diện tích mỗi ha, nếu trồng cà thì cần 30 công và
thu 4000000 đồng trên diện tích mỗi ha. Hỏi cần trồng mỗi loại cây trên với diện tích là
bao nhiêu để thu được nhiều tiền nhất biết rằng tổng số công không quá 180.

13

You might also like