Phương Pháp Làm Bài Đọc Hiểu

You might also like

You are on page 1of 8

PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI ĐỌC HIỂU

CÂU 1:
 Phương thức biểu đạt ( chính/ những)
 Thể thơ ( Tự Do )
 Xác định cấu trúc của đoạn văn ( TPH/ Diễn Dịch/ Quy Nạp/ Song Hành/
Móc Xích )
 Xác định phép liên kết ( Phép lặp/ Phép nối/ Phép thế/ Phép liên tưởng)
( LÀ MẪU CÂU CÁC TRÒ HAY MẤT ĐIỂM NHẤT TRONG CÂU 1)
- A/Chị hãy xác định thao tác lập luận của văn bản trên?
(Chứng minh/ bình luận/ bác bỏ/ so sánh/ giải thích/ phân tích)
 Bước 1: Xác định câu chủ đề (A)
 Bước 2: Bắt đầu xác định thao tác lập luận
(A) + dẫn chứng => TTLL Chứng Minh
(A) + quan điểm, đánh giá => TTLL Bình Luận
(A) + đối ngược của (A) => TTLL Bác Bỏ
Sau (A) mà so sánh với (B) => TTLL So Sánh
Sau (A) mà giải thích về (A) ( A là thế này..) => TTLL Giải Thích
Sau (A) mà tách thành a1, a2, a3 ( Sau câu chủ đề có 1 cụm từ được lặp
đi lặp lại ) => TTLL Phân Tích
 Xác định phong cách ngôn ngữ ( Sinh Hoạt/ Nghệ Thuật/ Chính Luận/
Báo Chí/ Khoa Học/ Hành Chính )
 Xác định nội dung chính.

CÂU 2:
 Tìm những từ ngữ, hình ảnh, hình ảnh thể hiện ( sự vật, sự việc, con
người…)
 Theo tác giả, tại sao?
 Lưu ý: ( đáp án có ngay trong văn bản, cần đúng, trúng, đủ, đẹp)

CÂU 3:
MẪU 1: A/Chị hiểu về câu nói/ câu thơ sau như thế nào?
Cách Làm
- Câu thơ/ Câu nói được hiểu là:
+ Câu thơ phản ánh nội dung gì ( Nghĩa đen, nghĩa bóng )
+ Nghĩa tình thái ( Thái độ của tác giả ) ( thường có thái độ tự hào, tiếc,
khuyên, kính trọng, ngưỡng mộ,…)
Bài tập ứng dụng mẫu 3.1: Anh chị hiểu như thế nào về 2 câu thơ sau:

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm 1 tuổi sinh thành


“Tuổi của mụ” con nằm trong bụng mẹ
Bài làm:
- Hai câu thơ được hiểu là:
+ cách quan niệm tính tuổi của người xưa vào thời điểm một người chào
đời, người ấy đã có một tuổi vào năm đó. Sau này mỗi năm trôi qua sẽ
tăng thêm một tuổi nữa.
+ Câu thơ cho thấy người mẹ đã yêu thương con vô bờ bến, đem đến cho
con những điều tốt đẹp, lớn lao nhất.
+ Từ đó, tác giả bộc lộ lòng biết ơn và khuyên mỗi đứa con hãy biết ơn
người mẹ của mình vì những điều lớn lao, vĩ đại mà mẹ dành cho những
đứa con

MẪU 2: A/Chị hiểu gì về câu sau?


Mẫu 3.1: A/Chị hiểu thế nào về (A) Mẫu 3.2: A/Chị hiểu gì về (A)
+ Hiểu về nghĩa đen, nghĩa YÊU CẦU THÍ SINH TÌM ĐẶC
bóng => phản ánh nội dung gì? ĐIỂM CỦA (A)
+ Hiểu nghĩa tình thái ( Thái độ
của tác giả )

Bài tập ứng dụng mẫu 3.2: Anh chị hiểu gì về h/ảnh con thuyền trong 2
câu thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Bài làm:
- Hình ảnh con thuyền hiện lên trong hai câu thơ là:
+ Hình ảnh con thuyền hiện lên với tốc độ nhanh, mạnh mẽ trên sóng
nước
+ Hình ảnh con thuyền mạnh mẽ, khỏe khoắn, chủ động tự tin ra biển
+ Con thuyền lớn lao sánh ngang với biển trời.

 Lưu Ý:
- Khi câu hỏi là hiểu gì về con người?
 Thời Đại
 Quê Hương
 Gia Đình

 Tên
 Tuổi
 Tâm Hồn

 Tính Cách
 Phẩm Chất

 Lưu Ý:
- Khi câu hỏi là hiểu về sự vật?
 Tính Từ
 Động Từ
 Trạng Từ

MẪU 3: Nêu và Xác Định hiệu quả của biện pháp tu từ trong (A)?

NHÓM 1: So Sánh/ Nhân Hóa/ Ẩn Dụ/ Hoán Dụ/ Vật Hóa


Cách làm:
- Biện pháp tu từ…: chỉ ra dẫn chứng biểu hiện của biện pháp đó
- Hiệu quả của biện pháp tu từ:
+ Tạo cách diễn đạt gợi hình, gợi cảm cho (A)
+ Nhằm diễn tả nội dung:
 Nghĩa đen
 Nghĩa bóng
+Thể hiện thái độ của tác giả.
Bài tập ứng dụng mẫu 3.3 (Nhóm 1) Nêu tác dụng của biện pháp ẩn dụ
trong câu thơ sau:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Bài làm:
- Biện pháp tu từ Ẩn dụ: Ánh trăng tròn và sự thủy chung
- Hiệu quả của BPTT Ẩn dụ trong câu thơ:
+ Tạo cách diễn đạt gợi hình gợi cảm, sống động cho câu thơ
+ Nhằm diễn tả nội dung: Ánh trăng tròn vành vạch – vẹn nguyên của
thiên nhiên quê hương. Ẩn dụ cho sự thủy chung son sắc, lối sống trước
sau như một.
+ Qua đó tác giả đề cao, trân trọng lối sống thủy chung, trước sau.

NHÓM 2: Điệp Từ/ Liệt Kê/ Lặp Cấu Trúc/ Câu Hỏi Tu Từ
Cách làm:
- Biện pháp tu từ…: Chỉ ra dẫn chứng, dấu hiệu của BPTT đó.
- Hiệu quả của BPTT
+ Tạo giọng điệu cho (A)
 Tự Hào
 Hạnh Phúc
 Buồn
 Bi Ai
 Da Diết
 Nhớ Nhung
+ Nhằm nhấn mạnh nội dung:
 Đen
 Bóng
+ Thể hiện thái độ của tác giả.
Bài tập ứng dụng mẫu 3.3 (Nhóm 2) A/chị hãy nêu hiệu quả của BPTT
trong đoạn thơ sau:
Con hãy nghe nỗi buồn
Của cành cây khô héo
Của hành tinh lạnh ngắt
Của chim muông què quặt
Bài làm:
- Biện pháp tu từ Liệt Kê: “Cành cây khô héo, hành tinh lạnh ngắt, chim
muông què quặt “
- Hiệu quả của BPTT Liệt Kê: Tạo giọng điệu buồn thương não nề da diết
cho đoạn thơ (A)
+ Nhằm nhấn mạnh nội dung: Nỗi buồn của thiên nhiên vạn vật mà con
người lắng nghe. Qua đó người đọc thấy được thiên nhiên đang bị tổn
thương, môi trường sống đang bị hủy hoại.
+ Tác giả thể hiện sự xót xa, đau đớn, nuối tiếc trước sự tổn thương của
thiên nhiên từ đó đưa ra lời khuyên: Mỗi con người hãy lắng nghe nỗi
buồn của vạn vật để thấu hiểu, đồng cảm, trân trọng thế giới thiên nhiên.
CÂU 4:
MẪU 1:
 A/ Chị có đồng tình với quan điểm (A) của tác giả (B) không, vì
sao? (TH1)
 A/ Chị rút ra thông điệp gì từ (A) (TH2)
 A/ Chị rút ra bài học gì từ (A) (TH3)

Cách Làm:
(TH1):
- Tôi đồng tình với quan điểm (A): “….”.Hoặc không đồng tình.
- Vì:
+ “Cụm Từ Khóa Đồng Tình” + giải thích 1 (giải thích tầm xã hội)
+ Khi + “Cụm Từ Khóa Đồng Tình” + giải thích 2 (giải thích tầm mọi
người)
+ Cần + “Cụm Từ Khóa Đồng Tình” + giải thích 3 (giải thích tầm cá
nhân)
Bài tập ứng dụng mẫu 4.1 (TH1): A/Chị có đồng tình với quan điểm đặt con
người lên vị trí ưu tiên trước nhất của nhà thơ trong những câu sau không, vì
sao?
Nhưng trước nhất hãy tin vào con người
Nhưng trước nhất hãy yêu con người
Nhưng trước nhấ hãy lắng nghe nỗi buồn người
Bài làm:
- Tôi đồng tính với quan điểm của nhà thơ đặt con người lên vị trí ưu tiên
trước nhất
- Vì:
+ Đặt con người lên vị trí ưu tiên trước nhất vì chỉ có con người mới có
thể thay đổi làm cho xã hội tốt lên hoặc xấu đi
+ Khi đặt con người lên vị trí trước nhất chúng ta sẽ chăm lo đến lợi ích
đời sống của mỗi cá nhân, cải thiện mối quan hệ và tạo ra sự hài hòa giữa
cá nhan và tập thể. Từ đó có một môi trường sống tốt đẹp cho mọi người.
+ Cần đặt con người lên vị trí trước nhất vì khi đó mỗi cá nhân sẽ được
tôn trọng, yêu thương mà tôn trọng con người là tôn trọng những điều tốt
đẹp ở quanh ta.
(TH2):
- Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với tôi là:
- Vì:
+
+ =>Như Trên
+
(TH3):
- Bài học có ý nghĩa nhất với tôi trong đoạn trích đó là
- Vì:
+
+ =>Như Trên
+
 Lưu Ý: Nếu trong quan điểm của tác giả/ bài học rút ra/ thông điệp mà
có 2 vế với 2 nội dung khác nhau thì ta phải giải thích cả 2 vế đó.

Bài tập ứng dụng mẫu 4.1: Theo A/chị đâu là bản chất của sự lo lắng và
bằng cách nào việc sống ở đời nhẹ nhàng hơn hẳn?
Bài Làm:
- Theo tôi bản chất của sự lo lắng nằm ở chỗ:
+ Do môi trường sống, sự căng thẳng kéo dài, do các yếu tố từ gia đình,
công việc, học tập hoặc do môi trường xung quanh.
+ Do yếu tố di truyền: Ảnh hưởng từ gia đình, người thân hoặc các bệnh
về tâm lí
+ Do yếu tố tâm lý của con người: Hay lo lắng, hay dự cảm về những
điều sắp sảy ra hoặc là do ảnh hưởng từ việc sang chấn tâm lý ở tuổi thơ
hoặc cú sốc tinh thần nào đó.
- Việc sống ở đời sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn bằng cách:
+ Tạo ra một môi trường sống nhân văn, thân thiện, yêu thương con
người
+ Tạo ra một gia đình ấm áp khỏe mạnh từ thể chất đến tinh thần
+ Nếu muốn cuộc sống nhẹ nhàng hạnh phúc, mỗi cá nhân phải biết
hướng đến những điều tích cực. Khép lại vết thương ở quá khứ, cho mình
cơ hội ở tương lai.
MẪU 2: A/chị hãy nhận xét:
 Tình cảm của tác giả trong đoạn trích
 Thái độ của tác giả trong đoạn trích
Cách Làm:
- Dựa vào nội dung để suy ra được tình cảm và thái độ của tác giả
+ Nếu đoạn trích nói về nỗi đau khổ, bi kịch, thiếu thốn => Thái độ
thường là sót xa, thương cảm, trắc ẩn
+ Nếu đoạn trích nói về sự hy sinh => Thể hiện lòng biết ơn, trân trọng
+ Nếu đoạn trích nói về cái đẹp => Thể hiện sự tự hào, gợi ca, say mê
+ Nếu đoạn trích nói về cội nguồn => Thể hiện sự thủy chung, ân nghĩa
+ Nếu đoạn trích nói về cái xấu, cái ác, cái vô cảm => Lên án, tố cáo

 Lưu Ý: Trong ngữ liệu đọc hiểu thường là 2-3 khổ thơ hoặc 2-3 đoạn
nhỏ thì mỗi một đoạn thơ, mỗi 1 đoạn nhỏ lại chứa đựng một thái độ,
mỗi một thái độ sẽ là một gạch đầu dòng.

MẪU 3: A/chị có nhận xét gì về nhân vật chữ tình trong đoạn trích?
Cách làm:
- Nhận xét về tên tuổi
- Nhận xét về hình dáng ( ngoại hình )
- Nhận xét về hoàn cảnh sống
- Nhận xét về tính cách
- Nhận xét về tâm hồn và phẩm chất

MẪU 4: Đoạn trích sau/ trên gợi cho A/chị suy nghĩ gì?
Cách làm:
- Suy nghĩ về nội dung được phản ánh trong đoạn trích
 Nghĩa đen
 Nghĩa bóng
- Suy nghĩ về bài học được gợi ra từ đoạn trích
Bài tập ứng dụng mẫu 4.1: Lời thơ trong đoạn trích sau gợi cho anh chị suy
nghĩ gì?
”Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa…
Xong rồi con có thể quên…
Nhưng con ơi chớ quên Ngã Ba Đồng Lộc“
Bài Làm:
- Lời thơ trong đoạn trích trên gợi cho tôi suy nghĩ:
+ Những con người đã sống và chiến đấu hy sinh ở Ngã Ba Đồng Lộc
+ Suy nghĩ về những đạo lí uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn công lao của
các thế hệ đi trước đã cố gắng chiến đấu hy sinh cho dân tộc
+ Những câu thơ còn gợi lên niềm tự hào về truyền thống anh hùng bất
khuất của đất nước, của tinh thần yêu nước ở cha ông rấy lên trách nhiệm
của thế hệ trẻ đối với đất nước, quê hương.
MẪU 5: Đoạn trích có ý nghĩa gì đối với A/Chị?
Cách Làm:
- Ý nghĩa về mặt nhận thức (Nhận thức nội dung được phản ánh trong
đoạn trích)
- Ý nghĩa về hành động

You might also like