You are on page 1of 5

IV.

Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đấu thầu quốc tế
1. Bài học kinh nghiệm
Đấu thầu quốc tế là một quá trình quan trọng trong việc tìm kiếm nhà thầu và nhà cung
cấp quốc tế cho các dự án xây dựng, cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Dưới đây là một số
bài học kinh nghiệm quan trọng khi tham gia vào đấu thầu quốc tế:
- Hiểu rõ quy tắc và quy định: Mỗi quốc gia có các quy tắc và quy định riêng trong
quá trình đấu thầu. Trước khi tham gia, bạn cần nắm rõ những quy định này và
đảm bảo tuân thủ chúng để tránh rủi ro pháp lý.
- Nắm vững thông tin thị trường: Tìm hiểu về thị trường mục tiêu, cạnh tranh, và xu
hướng ngành. Điều này giúp bạn hiểu rõ nhu cầu của người mua và cung cấp giải
pháp phù hợp.
- Xây dựng mối quan hệ: Xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan, bao gồm cả
đối tác, khách hàng, và đối tác tiềm năng. Mối quan hệ này có thể giúp bạn có
được thông tin quý báu và tạo sự tin tưởng.
- Chuẩn bị tài liệu đấu thầu chất lượng: Tài liệu đấu thầu cần được viết rõ ràng, chi
tiết và chuyên nghiệp. Đảm bảo rằng bạn đã nắm vững yêu cầu của dự án và đưa
ra phương án đáp ứng chúng một cách cụ thể.
- Hiểu về rủi ro và quản lý chúng: Đấu thầu quốc tế có thể mang theo nhiều rủi ro,
từ rủi ro thị trường đến rủi ro về tiền tệ và chính trị. Cần có kế hoạch để quản lý
những rủi ro này và tối ưu hóa lợi nhuận.
- Tạo lợi thế cạnh tranh: Để chiến thắng trong đấu thầu quốc tế, bạn cần tạo ra lợi
thế cạnh tranh. Điều này có thể là sự đổi mới sản phẩm, chi phí cạnh tranh, hoặc
dịch vụ khách hàng xuất sắc.
- Sử dụng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ: Công nghệ và dịch vụ hỗ trợ có thể giúp bạn
quản lý quy trình đấu thầu một cách hiệu quả, từ theo dõi thông tin thị trường đến
quản lý tài liệu và giao tiếp với đối tác.
- Thực hiện hậu mãi xuất sắc: Sau khi chiến thắng đấu thầu, quản lý dự án và hậu
mãi khách hàng là quá trình quan trọng để xây dựng danh tiếng và duy trì mối
quan hệ lâu dài.
- Học từ kinh nghiệm trước đây: Không ngừng học hỏi từ những dự án đấu thầu
quốc tế trước đó, bất kể thành công hay thất bại. Điều này giúp bạn làm tốt hơn ở
lần tiếp theo.
- Điều chỉnh và cải tiến liên tục: Thị trường và quy định có thể thay đổi, vì vậy cần
điều chỉnh chiến lược và quy trình đấu thầu của bạn để đảm bảo sự linh hoạt và
thích nghi.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu hàng hóa quốc tế.
Để tăng cường hiệu quả đấu thầu nhằm quản lý tốt hơn nữa các nguồn vốn nhà
nước dành cho đầu tư phát triển, cần có những định hướng về đấu thầu một cách cụ thể.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.
Để đảm bảo tính đồng bộ, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh một số văn bản pháp
quy sau.
- Mẫu hồ sơ mời thầu về mua sắm hàng hóa.
- Pháp lệnh đấu thầu.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu của Nhà nước đã ban hành, các
bộ ngành, địa phương tùy theo tình hình cụ thể cần ra các văn bản hướng dẫn thực hiện
cho phù hợp
Xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các các quy định pháp luật liên quan đến đấu thầu,
phân cấp quản lý đầu tư. Xem xét điều chỉnh, bổ sung Luật Đấu thầu và các hướng dẫn
kèm theo. Trong đó, phải có quy định tiêu chuẩn trúng thầu theo các yếu tố đồng bộ: giá
dự thầu thấp; trình độ công nghệ cao; kinh nghiệm và trình độ quản lý, năng lực thi công
của nhà thầu; tiến độ triển khai; nâng mức phạt vi phạm hợp đồng.
Bên cạnh đó, Luật Đấu thầu theo hướng lựa chọn nhà thầu EPC không nhất thiết phải có
giá thấp nhất. Trong đó cần quy định rõ cách đánh giá lựa chọn nhà thầu EPC; cách xác
định năng lực nhà thầu EPC để đảm bảo chọn được nhà thầu có kinh nghiệm quản lý dự
án tốt, năng lực về kỹ thuật và tài chính mạnh. Đặc biệt các dự án khi nhà đầu tư nước
ngoài thắng thầu phải có quy định tỷ lệ nội địa hóa về chế tạo thiết bị tại Việt Nam.
Cần kiểm tra chứng chỉ hành nghề theo luật định; cấp giấy phép an ninh quốc gia cho các
dự án đầu tư và nhà thầu nước ngoài vào kinh doanh tại các vùng, các ngành nhạy cảm.
Lập quỹ dữ liệu về giao nhận thầu công trình xây dựng, tổ chức tổng kết và công bố rộng
rãi kinh nghiệm xây dựng các công trình mới, công trình lớn có vốn đầu tư nhà nước. Ban
hành Luật Đầu tư công, trong đó đặc biệt ngăn ngừa tình trạng thanh toán dây dưa, gây
thiệt hại cho nhà thầu.
Sớm ban hành chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công
nghiệp phụ trợ để giảm bớt nhập siêu, đồng thời, chủ động thay thế máy móc thiết bị, phụ
tùng nhập khẩu không để phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu
Để tạo thuận lợi cho các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện quy
chế đấu thầu nhất là sau khi thông tư hướng dẫn được ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cần tổ chức một số hội nghị và lớp tập huấn đào tạo nghiệp vụ về đấu thầu trên các địa
bàn trọng điểm để phổ biến quy định mới của nhà nước về đấu thầu.
Thứ ba, tổ chức tốt công tác thanh tra kiểm tra, thanh tra về đấu thầu.
Việc triển khai thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về đấu thầu phải được tập trung vào
một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, cần phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ,
kiểm tra đột xuất, phân cấp kiểm tra một cách rõ ràng. Đối với các Bộ ngành, địa
phương, cần sớm củng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành, thanh tra về đấu thầu theo
chức năng đã được quy định. Đặc biệt là đối với các sở kế hoạch và đầu tư cần khẩn
trương thành lập thanh tra sở để thực hiện kiểm tra, thanh tra về đấu thầu cũng như về
đầu tư nói chung.
Kiểm tra, thanh tra về đấu thầu là việc làm thường xuyên của cơ quan quản lý Nhà nước.
Phải chủ động việc thực hiện thanh tra nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật
có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đấu thầu. Trước mắt cần tập trung vào việc thanh
tra đối với các gói thầu có quy mô lớn. Các Bộ ngành, địa phương tăng cường kiểm tra
nhằm đưa việc thực hiện đấu thầu đi vào nề nếp.
Cần kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các vi phạm quy định hạn chế đưa lao động nước
ngoài vào làm việc tại nước ta. Uỷ nhiệm cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp xây dựng
thể chế kiến trúc sư và kỹ sư chuyên nghiệp, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kỹ sư kết cấu,
kỹ sư hàn, kỹ sư giám sát, kỹ sư định giá...
Thứ tư, tăng cường tính công khai hóa, minh bạch trong công tác đấu thầu
Để tạo điều kiện thực hiện tốt mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công khai,
minh bạch và hiệu quả kinh tế, cần phải có biện pháp công khai về đấu thầu như: công
khai mời thầu, kết quả đấu thầu, giá gói thầu, giá trúng thầu, đơn vị trúng thầu và năng
lực nhà thầu. Công khai hóa trong đấu thầu đã được quy định trong quy chế đấu thầu. Sau
khi đã hình thành tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu, các Bộ ngành, địa
phương cần chỉ đạo để các ban quản lý dự án, các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin
kịp thời, đầy đủ, giúp cho quá trình đấu thầu được thông suốt và đảm bảo tính công khai
minh bạch
Thứ năm, tăng cường việc chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền
Tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành chức năng trong việc quản lý
nhà nước đối với các dự án đấu thầu. Có chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp vi
phạm luật đấu thầu; xử lý các trường hợp làm phương hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh
vực đấu thầu. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm, đạo
đức nghề nghiệp đối với chủ đầu tư, cán bộ trực tiếp làm công tác đấu thầu. Tăng
cường kiểm tra, giám sát, quy trách nhiệm và xử lý nghiêm những người vi phạm quy
định về đấu thầu.
Theo phân cấp trong quy chế đấu thầu, các Bộ ngành và địa phương cần chỉ đạo sát sao
việc thực hiện đấu thầu theo đúng quy định của quy chế đấu thầu. Cần tăng cường áp
dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu, hạn chế việc áp dụng hình thức chỉ định thầu
hoặc hình thức đấu thầu hạn chế. Nâng cao chất lượng phục vụ cho công tác đấu thầu như
chất lượng của báo cáo nghiên cứu khả thi, chất lượng của tư vấn thiết kế, tránh việc điều
chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện.
Cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá ngay tổng thể, toàn diện tình hình triển khai các
dự án theo hình thức tổng thầu thiết kế, cung ứng thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình, nhất là các dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC... Từ đó, tìm ra
các nguyên nhân để chấn chỉnh và khắc phục.
Thứ sáu, cần theo dõi kiểm tra năng lực các nhà thầu và nâng cao năng lực nhà thầu,
chủ đầu tư
Năng lực chuyên môn, sự độc lập về tài chính của nhà thầu để đảm bảo thực hiện được
các gói thầu.
- Đối với nhà thầu:
Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược đấu thầu cụ thể của đơn vị minh để có
thể tăng các cơ hội trúng thầu thi công các các công trình.
- Đối với chủ đầu tư
Chủ đầu tư nên có tầm nhìn rộng hơn. Để đạt được điều này thì chủ đầu tư cần
phải:
+ Để cải thiện năng lực cạnh tranh của nhà thầu Việt Nam, về phía nhà thầu cần tích lũy
học hỏi kinh nghiệm từ các nhà thầu nước ngoài, đặc biệt là khi tham gia làm thầu phụ
cho các nhà thầu nước ngoài để xây dựng chiến lược phát triển của riêng mình theo điều
kiện Việt Nam
+ Về phía các chủ đầu tư, nên có tầm nhìn rộng hơn về lợi ích của giao thầu EPC cho nhà
thầu Việt, vì nhà thầu Việt không chỉ đơn thuần kiếm doanh thu mà còn tạo ra nhiều việc
làm cho lao động và kỹ sư Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp vật liệu
xây dựng, ngành cơ khí chế tạo và thị trường khoa học, công nghệ trong nước.
Thứ bảy, hoàn thiện quy chế đấu thầu ở Việt Nam.
Chấn chỉnh lại công tác đấu thầu theo hình thức tổng thầu thiết kế, cung ứng thiết bị công
nghệ và thi công xây dựng công trình - EPC. Hạn chế việc đầu tư theo tổng thầu EPC;
tăng mức chỉ định thầu theo quy định của Luật bổ sung, sửa đổi một số điều liên quan
đến đầu tư xây dựng. Trong những trường hợp có thể tổ chức theo các hình thức tách các
gói thầu thầu thiết kế - E; tổng thầu thi công xây dựng công trình - C; tổng thầu thiết kế
và thi công xây dựng công trình – EC, các dự án mà nhà thầu VN đảm nhận được 70%
thì không cần tổ chức đấu thầu quốc tế; hạn chế các dự án, công trình đấu thầu tổng thầu
EPC để khuyến khích và tạo cơ hội cho DN VN tham gia.
Vấn đề lớn là phải quan tâm đến chi phí trên 1 đơn vị lợi ích mang lại. Cụ thể có quy định
đánh giá trên cơ sở so sánh giữa giá trả thầu trên 1 điểm kỹ thuật của từng nhà thầu; chi
phí trên điểm năng lực... để chọn được nhà thầu vừa có kỹ thuật tốt nhất, năng lực triển
khai tốt và giá thầu hợp lý.
Khẩn trương xây dựng hàng rào kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ, để hạn chế các công
nghệ lạc hậu, công nghệ rác, công nghệ tiêu hao năng lượng...; xây dựng các tiêu chuẩn
công nghệ đi đôi với các biện pháp tăng cường công tác dự báo, công tác thông tin công
nghệ; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công nghệ của các dự án, nhất là
các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án liên quan đến quy hoạch phát triển các ngành
quan trọng.
Thứ tám, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước khi tham
gia đấu thầu quốc tế.
+ Hỗ trợ về tài chính tiền tệ, hoàn thuế để giúp cho gia thầu của các nhà thầu trong nước
cạnh tranh được với các nhà thầu quốc tế
+ Cho vay với giá ưu đãi khi thực hiện các dự án đấu thầu quốc tế
+ Có cơ chế bảo lãnh, hỗ trợ các nhà thầu trong nước về tài chính để bảo đảm năng lực tài
chính. Khuyến khích liên doanh, liên kết tham gia đấu thầu các dự án lớn. Xem xét vấn
đề sử dụng đồng tiền VN trong đấu thầu và thanh toán các gói thầu.

You might also like