You are on page 1of 3

PHIẾU HỌC TẬP

SINH HỌC 10

Phần II : SINH HỌC TẾ BÀO


CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
BÀI 7 : TẾ BÀO NHÂN SƠ

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:


1. Cấu tạo:

- Chưa có …………………… ...(nhân chưa có màng nhân bao bọc)  Nhân sơ.

-Tế bào chất chưa có hệ thống ………………………………và không có


……………………………………......................................................................

2. Kích thước:

- Khoảng 1- 5µm, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.

- Kích thước nhỏ giúp ……..........………………………………………………


…………………………...............……………… ( thời gian sinh sản ngắn).

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ:


1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi:

- Thành tế bào (peptiđôglican = cacbohyđrat và prôtêin) quy định


……………………………………………………………………….………………

- Dựa vào cấu trúc và thành phần hoá học của thành tế bào vi khuẩn chia làm 2 loại là vi
khuẩn loại là vi khuẩn ……………………… (có màu tím khi nhuộm) v vi khuẩn
…………………… (có màu đỏ khi nhuộm)  Dùng kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt VK gây
bệnh.

- Một số loại vi khuẩn còn có thêm 1 lớp vỏ nhày (vi khuẩn gây bệnh ở người).

- Màng sinh chất gồm ……………………………………………………………

- Một số có thêm roi( tiên mao) để di chuyển, lông( nhung mao) để bám vào vật chủ.

2. Tế bào chất: Là vùng nằm giữa …………………………và vùng nhân hoặc nhân. Gồm
2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô
cơ khác nhau), các ribôxôm và các hạt dự trữ.
3. Vùng nhân:

- Chỉ chứa ……………………………………………………………………….

- Một số vi khuẩn có thêm phân tử ADN nhỏ dạng vòng là ………….……………

1.

2. 8.

3. 7.

6.

4.
5.

Hãy chú thích sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn

--------------------------------------------------

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Hãy chọn đáp án đúng nhất.


1. Đặc điểm của tế bào nhân sơ là :
A. Tế bào chất đã phân hoá chứa đủ các loại bào quan
B. Màng nhân giúp trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất
C. Chưa có màng nhân
D. Cả a, b, c đều đúng
2. Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn ?
A. Màng sinh chất B. Vỏ nhày
C. Mạng lưới nội chất D. Lông roi
3. Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây ?
A. Vỏ nhày B. Màng sinh chất
C. Thành tế bào D. Tế bào chất
4. Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào vi khuẩn
A. Xenlulôzơ B. Peptiđôglican
C. Kitin D. Silic
5. Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng
A. Xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.
B. Có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản
nhanh hơn tế bào có kích thước lớn.
C. Tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.
D. Tiêu tốn ít thức ăn.
6. Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn:
1. có kích thước bé; 2. sống kí sinh và gây bệnh; 3. cơ thể chỉ có 1 tế bào;
4. chưa có nhân chính thức; 5. sinh sản rất nhanh.
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 3, 5. D. 1, 2, 4, 5.
7. Người ta chia làm 2 loại vi khuẩn , vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương dựa
vào yếu tố sau đây ?
A. Cấu trúc của phân tử ADN trong nhân
B. Cấu trúc của plasmit
C. Số lượng nhiễm sắc thể trong nhân hay vùng nhân
D. Cấu trúc và thành phần hoá học của thành tế bào
8. Khi tiến hành nhuộm Gram
A. Vi khuẩn Gram dương có màu tím và vi khuẩn Gram âm có màu đỏ
B. Vi khuẩn Gram dương có màu đỏ và vi khuẩn Gram âm có màu tím
C. Vi khuẩn Gram dương có màu tím và vi khuẩn Gram âm có màu tím
D. Vi khuẩn Gram dương có màu đỏ và vi khuẩn Gram âm có màu đỏ
9. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:
A. Giúp vi khuẩn di chuyển
B. Tham gia vào quá trình nhân bào
C. Duy trì hình dạng của tế bào
D. Trao đổi chất với môi trường
10. Tế bào vi khuẩn có các hạt riboxom làm nhiệm vụ
A. Bảo vệ cho tế bào
B. Chứa chất dự trữ cho tế bào
C. Tham gia vào quá trình phân bào
D. Tổng hợp protein cho tế bào

You might also like