You are on page 1of 4

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

BÀI 1: TẾ BÀO- ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG


HỌC TỐT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

1. Khi quan sát tế bào, người ta thường dùng


A. mắt thường. B. kính lúp.
C. kính hiển vi điện tử. D. kính hiển vi quang học.
2. Kích thước của tế bào động vật, thực vật gấp bao nhiêu lần so với vi khuẩn?
A. 10. B. 30.
C. 5. D. 20.
3. Tế bào lông hút có hình dạng đặc trưng giống với ống hút là để
A. tìm sâu bọ. B. ngụy trang.
C. chứa đất. D. hút nước.
4. Trùng amip có khả năng biến đổi hình dạng nhằm mục đích gì?
A. Sinh sản. B. Truyền tin.
C. Di chuyển. D. Tự vệ.
5. Sắp xếp các nhóm sau đây theo thứ tự kích thước giảm dần?
A. Virus; Vi khuẩn; Tế bào thực vật; Trứng cá. B. Trứng cá; Tế bào thực vật; Vi khuẩn; Virus.
C. Vi khuẩn; Virus; Tế bào thực vật; Trứng cá. D. Tế bào thực vật; Vi khuẩn; Virus; Trứng cá.
6. Động vật nguyên sinh được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?
A. 100 B. 1
C. 10 D. 1000
7. Tế bào rễ hành có dạng hình
A. ngôi sao. B. tròn.
C. tam giác. D. tứ giác.
8. Kích thước của đa số các loại tế bào thường được tính bằng đơn vị nào?
A. Nanomet. B. Micromet.
C. Met. D. Milimet.
9. Tế bào biểu bì trên da người có mấy vai trò sau đây?
I. Bảo vệ da khỏi ánh nắng.

II. Bảo vệ da khỏi nhiệt độ.

III. Xua đuổi các con côn trùng.


IV. Ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn


A. 3.
B. 2.
C. 1. D. 4.
10. Các loại tế bào khác nhau có
A. hình dạng giống nhau và thực hiện chức năng B. hình dạng giống nhau và thực hiện chức năng
khác nhau. giống nhau.
C. hình dạng khác nhau và thực hiện chức năng D. hình dạng khác nhau và thực hiện chức năng
khác nhau. giống nhau.
11. Tế bào trứng có dạng hình
A. sao. B. cầu.
C. đĩa. D. sợi.
12. Nhóm nào sau đây không quan sát được dưới kính hiển vi quang học?
A. Tế bào động vật. B. Vi khuẩn.
C. Virus. D. Tế bào thực vật.
13. Động vật, thực vật, vi khuẩn đều được cấu tạo từ những đơn vị nhỏ bé được gọi là
Trang 1/2
A. trang sách. B. ô lục giác.
C. tế bào. D. viên gạch.
14. Tế bào cấu tạo nên
A. mọi hiện tượng B. mọi sự vật
C. mọi tính chất D. mọi sinh vật
15. Năm 1665, Robert Hooke đã quan sát lát cắt vỏ cây sồi dưới kính hiển vi với độ phóng đại bao nhiêu
lần?
A. 50. B. 20.
C. 30. D. 40.

Trang 2/2
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
BÀI 2: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO
HỌC TỐT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

1. Vùng nhân chỉ xuất hiện ở tế bào nào sau đây?


A. Tế bào lá cây. B. Tế bào trứng cá.
C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào vi khuẩn.
2. Tế bào nhân thực có cấu tạo bởi các thành phần cơ bản là
A. thành tế bào, màng sinh chất, vùng nhân. B. màng sinh chất, tế bào chất, nhân.
C. thành tế bào, tế bào chất, nhân. D. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
3. Màng sinh chất có chức năng
A. chứa các bào quan của tế bào. B. bảo vệ và kiểm soát các chất ra vào tế bào.
C. chứa vật chất di truyền. D. điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
4. Phát biểu nào sau đây đúng về tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ?
A. Hai loại tế bào này chưa xác định được cấu trúc. B. Tế bào nhân thực có cấu trúc phức tạp hơn tế bào
nhân sơ.
C. Tế bào nhân thực có cấu trúc tương tự tế bào D. Tế bào nhân thực có cấu trúc đơn giản hơn tế
nhân sơ. bào nhân sơ.
5. Mỗi tế bào được cấu tạo từ mấy thành phần cơ bản?
A. 2. B. 1.
C. 4. D. 3.
6. Dựa vào cấu tạo, tế bào được chia làm mấy loại?
A. 1. B. 3.
C. 4. D. 2.
7. Những thành phần sau đây là cấu tạo của tế bào nào?
I. Màng sinh chất.

II. Tế bào chất.

III. Vùng nhân.

A. Tế bào nhân
sơ. B. Tế bào thực vật.
C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào động vật.
8. Kích thước nhỏ mang lại lợi ích gì cho vi khuẩn?
A. Giảm tốc độ trao đổi chất với môi trường. B. Giảm khả năng tiếp xúc với môi trường.
C. Tăng thời gian phân chia cơ thể. D. Tăng tốc độ trao đổi chất với môi trường.
9. Những đặc điểm sau là chức năng của thành phần nào trong tế bào?
I. Dạng keo bán lỏng.

II. Chứa các bào quan.

III. Diễn ra hoạt động sống của tế bào.


A. Màng sinh chất.
B. Vùng nhân.
C. Tế bào chất. D. Nhân.
10. Vị trí của màng sinh chất trong tế bào là
A. nằm chính giữa tế bào. B. xuất hiện ở mặt trên của tế bào.
C. nằm bên trong cùng của tế bào. D. bao bên ngoài tế bào.
11. Tế bào được gọi là nhân sơ vì
A. nhân chưa có màng bao bọc. B. nhân có màng bao bọc.
C. nhân có cấu tạo phức tạp. D. nhân có kích thước lớn.
12. Nhân được coi là trung tâm của tế bào vì

Trang 1/2
A. nhân bảo vệ tế bào. B. nhân làm đẹp tế bào.
C. nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D. nhân chứa các bào quan của tế bào.
13. Đặc điểm nào không có ở tế bào nhân thực?
A. Nhân chưa có màng bao bọc. B. Được chia thành nhiều khoang.
C. Có hệ thống màng nội bào. D. Bào quan có màng bao bọc.
14. Trong cơ thể sống, tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị
A. độ dài. B. cấu tạo.
C. chức năng. D. khối lượng.
15. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tế bào nhân sơ có kích thước lớn hơn tế bào B. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ hơn tế bào
nhân thực. nhân thực.
C. Kích thước của tế bào nhân thực và tế bào nhân D. Tế bào nhân sơ có kích thước bằng tế bào nhân
sơ chưa xác định. thực.

Trang 2/2

You might also like