You are on page 1of 9

1 Trương Bình Cẩm Xuyên

2 Nguyễn Thị Hoài Như

3 Nguyễn Thị Ngọc Trân

4 Nguyễn Hoàng Vinh

5 Đinh Ngọc Hân Hân

6 Phạm Thị Dịu


1. Tìm và giải thích các hoạt động của một số loại hình tổ chức Thu mua và Mục
đích là gì? (Types of Organization – Characteristics – Examples)
Loại hình tổ chức Đặc điểm Các hoạt động Ví dụ
Các tổ chức công Mua hàng hóa và dịch Đánh giá và lựa chọn các Nhà sản xuất: sơ cấp
nghiệp/sản xuất vụ cho một số mục nhà cung cấp đáng tin cậy để (khai thác) nhà sản
(Industrial/ đích sản xuất hữu đảm bảo chất lượng, giá cả xuất - nông nghiệp,
Manufacturing hình và có ý nghĩa phù hợp và thời gian cung lâm nghiệp, đánh cá,
organizations thương mại ứng. làm vườn, khai thác
- Thực hiện kiểm tra chất mỏ
lượng hàng hóa và dịch vụ
được cung cấp bởi nhà cung
cấp
Các tổ chức trung Mua hàng hóa và dịch - Đàm phán và giao dịch: Nhà phân phối, đại
gian vụ để bán lại hoặc để đàm phán và giao dịch với lý, nhà bán buôn,
(Intermediary tạo điều kiện thuận lợi các bên cung cấp và người nhà bán lẻ, ngân
organizations) cho việc bán lại hàng mua hàng để tìm kiếm các hàng và dịch vụ
hóa khác trong thị ưu đãi, giá cả hợp lý và đảm thương nhân
trường công nghiệp bảo thỏa thuận giữa hai bên.
hoặc thị trường tiêu - Quản lý thông tin và tư
dùng cuối cùng vấn: cung cấp thông tin về
thị trường, sản phẩm, dịch
vụ hoặc các cơ hội mua bán
cho các bên liên quan; tư vấn
về chiến lược mua hàng hoặc
kế hoạch cung ứng.
Các tổ chức chính - Là các tổ chức do - Đấu thầu công: Quá trình Chính quyền trung
phủ và khu vực chính phủ hoặc tổ tuyển chọn nhà cung cấp ương và địa phương,
công (Public chức công cộng quản thông qua các quy trình đấu tiện ích công cộng,
Procurement lý, chịu trách nhiệm thầu công khai và minh quân đội
Organizations) mua sắm các hàng bạch. Đây thường là cách
hóa và dịch vụ cho chính để chính phủ/khu vực
các cơ quan, tổ chức, công mua các sản phẩm,
và dự án công cộng. dịch vụ hoặc các hợp đồng
- Việc mua hàng hóa lớn.
và dịch vụ để bán lại - Mua sắm trực tiếp: Chính
hoặc sử dụng bởi các phủ hoặc các cơ quan khu
tổ chức cung cấp dịch vực công có thể mua các sản
vụ, thường là hữu phẩm/dịch vụ cần thiết mà
hình và không phải không thông qua quy trình
lúc nào cũng có ý đấu thầu, nhưng vẫn tuân thủ
nghĩa thương mại ở các quy định về mua sắm
cấp quốc gia, khu vực công khai.
và địa phương.
Tổ chức Thu mua Các tổ chức phi lợi - Tìm kiếm nguồn tài trợ: thu Trường học, cao
Phi lợi nhuận nhuận cũng thực hiện mua bằng cách tìm kiếm đẳng, bệnh viện, tổ
(Non-Profit hoạt động mua sắm để nguồn tài trợ từ các nhà hảo chức tình nguyện
Procurement đáp ứng nhu cầu phục tâm, tổ chức từ thiện hoặc các
Organizations) vụ cộng đồng, từ tổ chức hỗ trợ để có được các
thiện, giáo dục, y tế, nguồn lực cần thiết.
và các mục đích xã hội - Đàm phán và mua sắm vật
khác. liệu hoặc thiết bị: thực hiện
đàm phán để có giá ưu đãi
hoặc những ưu tiên đặc biệt
từ các nhà cung cấp.

2. RFI/ RFQ và RFP dùng như nào trong Thu mua?


Cả ba – RFI, RFP và RFQ – đều liên quan đến chức năng tìm nguồn cung ứng và
thu mua của doanh nghiệp. Cả ba hoạt động đều hữu ích trong việc quản lý chuỗi cung
ứng tổng thể và hoạt động nào sẽ được sử dụng cho hoạt động kinh doanh tùy thuộc
vào mục tiêu cuối cùng của hoạt động.
❖ RFI (Request For Information):
Yêu cầu thông tin (RFI) là một quy trình thu mua trong đó một công ty thu thập
thông tin từ các nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp tiềm năng về sản phẩm, dịch vụ, quy
trình hoặc những thứ khác có giá trị cần mua. Điều này có thể bao gồm thông tin chi
tiết về bản thân sản phẩm hoặc dịch vụ, thông tin về khả năng sản xuất của nhà cung
cấp cũng như các điều khoản giao hàng và giá cả cụ thể.
Đây là 1 yêu cầu không mang tính bắt buộc với mục đích là để người mua hiểu
rõ hơn về những gì có sẵn từ các nhà cung cấp và để xác định liệu đề xuất mua hàng
có đáp ứng được nhu cầu của công ty hay không. Bằng cách phát hành RFI, một công
ty có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách tránh phải xem qua hàng tá đề xuất.
Ngoài ra, việc phát hành RFI mang lại cho nhà cung cấp cơ hội thể hiện khả năng và
dịch vụ của họ với khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: Công ty xây dựng A vừa thành lập cách đây không lâu nên tệp các nhà cung
ứng còn chưa nhiều và không có nhà cung ứng phù hợp vì vậy công ty quyết định mở
rộng tệp nhà cung ứng. Công ty đã gửi các RFI yêu cầu các nhà cung ứng cung cấp đầy
đủ thông tin về công ty của mình để công ty A chọn lọc và tìm ra nhà cung ứng phù hợp
❖ RFQ (Request for Quotation):
Yêu cầu báo giá (RFQ) được gửi đến nhà cung cấp để yêu cầu giá chi tiết cho
một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Các công ty thường đưa ra RFQ khi họ biết chính
xác những gì họ muốn từ nhà cung cấp và không cần bất kỳ chi tiết bổ sung nào hoặc
khi họ muốn so sánh trực tiếp về giá giữa các nhà cung cấp cạnh tranh. Từ các RFQ
được cung cấp, doanh nghiệp có thể phân tích giá để cho thấy mức giá đề xuất là hợp
lý khi so sánh với mức giá hiện tại hoặc gần đây cho 1 loại hàng hóa hoặc dịch vụ
tương tự, công ty điều chỉnh giá khi cần thiết để phản ánh sự thay đổi về điều kiện thị
trường, kinh tế, số lượng, điều khoản và điều kiện hợp đồng
Ví dụ: Sau khi nhận được RFI từ các công ty thì A tiến hành tìm hiểu, sàn lọc theo
các tiêu chí đã đặt ra và chọn những nhà cung ứng đáp ứng yêu cầu sơ khởi. Công ty A
chọn ra 5 công ty và gửi tiếp RFQ để so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp này về số
lượng, chất lượng, điều kiện giao hàng,...sau đó chọn ra nhà cung ứng phù hợp
❖ RFP (Request for Proposal):
Đề nghị mời thầu (RFP) là một tài liệu kinh doanh có chức năng thông báo và
cung cấp chi tiết về một dự án nhằm mua được thiết bị hay dịch vụ phục vụ dự án đó.
Nói cách khác, các nhà thầu nhận được đề nghị mời thầu này là những nhà bán
hàng/nhà cung cấp tiềm năng sẽ đưa ra giá của thiết bị và dịch vụ. Trong trường hợp
này, người thu mua chưa rõ các thiết bị, dịch vụ cụ thể cho dự án của mình, do đó sẽ
tiến hành gửi RFP cho nhiều nhà cung cấp để họ gửi lại bản trình bày các giải pháp,
thiết bị, dịch vụ hỗ trợ tiến hành dự án kèm theo thông tin riêng biệt của từng thiết bị,
dịch vụ cung cấp.
RFP có thể giúp người mua tiết kiệm thời gian và chi phí bằng cách loại bỏ thời
gian dò giá không cần thiết để xác định các nhà cung cấp tiềm năng. Nó cũng có thể
tránh được những hiểu lầm tốn kém tiềm ẩn giữa người mua và nhà cung cấp có thể
dẫn đến việc đàm phán kết thúc một cách không thuận lợi. Cuối cùng, RFP có thể giúp
người mua hiểu được những gì đối thủ cạnh tranh đang cung cấp và cho phép họ đưa
ra quyết định sáng suốt hơn khi lựa chọn nhà cung cấp.
Ví dụ: Khách hàng B muốn xây dựng 1 căn nhà có diện tích 150m2 phù hợp với
gia đình 4 người. B gửi RFP đến các công ty thiết kế nhà cửa và đưa ra các yêu cầu về
căn nhà của mình, mong các công ty này đề xuất các bản vẽ thiết kế và trình bày và các
giải pháp cho ngôi nhà của mình.

Hình 1. Bảng so sánh RFI, RFQ, RFP


3. So sánh 3 khái niệm: Purchasing – Procurement và Supply chain.

Tiêu
chí Purchasing Procurement Supply chain

Khái Mua hàng là hệ Thu mua là một hoạt Chuỗi cung ứng bao
niệm thống các mặt công động chủ động mang gồm tất cả các doanh
tác được phối hợp tính chiến lược của nghiệp tham gia, một
giữa các phòng ban, công ty nhằm đảm cách trực tiếp hay gián
bộ phận phận nhằm bảo nguồn cung cấp tiếp, trong việc đáp ứng
tạo nên lực lượng hàng hàng hóa và dịch nhu cầu khách hàng.
vật tư, nguyên liệu, vụ liên tục nhằm Chuỗi cung ứng không
hàng hóa… cho mang lại hiệu quả chỉ bao gồm nhà sản
doanh nghiệp hoạt động của tổ xuất và nhà cung cấp,
chức. Procurement mà mà còn công ty vận
bao gồm Purchasing tải, nhà kho, nhà bán
bán lẻ và khách hàng
của nó

Đối Đề cập đến việc Đề cập đến việc hàng Đề cập đến quá trình
tượng hàng hóa hoặc dịch hóa hoặc dịch vụ được quản lý toàn bộ hệ thống
vụ được đặt hàng ra đặt và đến từ đâu sản xuất và phân phối
sao hàng hóa, dịch vụ từ
khâu nguyên liệu đầu
vào cho đến tạo ra sản
phẩm cuối cùng và phân
phối cho khách hàng

Hoạt - Nhận yêu cầu mua - Lên kế hoạch mua - Lên kế hoạch

động hàng hàng - Quản trị thu mua

chính - Tạo và phân phối - Tìm kiếm nguồn hàng - Quản trị sản xuất
đơn đặt hàng - Lựa chọn nhà cung - Quản trị phân phối
- Nhận sản phẩm / cấp về giá và các điều - Thu hồi
dịch vụ khoản
- Đảm bảo chất - Ký kết hợp đồng và
lượng của sản Chuyển giao
phẩm / dịch vụ đã - Đo lường hiệu quả
nhận của nhà cung ứng
- Thu xếp thanh - Duy trì tính ổn định
toán cho nhà cung của việc cung ứng
cấp

Tính Mang tính giao dịch, Mang tính chiến lược Mang tính chiến lược
chất chiến thuật lâu dài

Đối Làm việc với các Tìm kiếm các nhà cung Lựa chọn và thiết lập
tác nhà cung ứng đang ứng mới và phát triển quan hệ với các nhà
có các mối quan hệ giao cung cấp đáng tin cậy để
dịch hiện tại đảm bảo nguồn cung
ứng liên tục và chất
lượng cao, xây dựng và
duy trì quan hệ với các
đối tác trong chuỗi cung
ứng, bao gồm nhà cung
cấp nhà sản xuất phụ,
nhà vận chuyển và đại lý
phân phối

Mối Ít liên kết chặt chẽ Xây dựng mối quan hệ Yêu cầu sự phối hợp và
liên với các bên có liên với các bên có liên hợp tác giữa các bộ
kết quan trong công ty quan trong công ty phận trong công ty
cũng như giữa các công
ty khác nhau trong
chuỗi cung ứng
Mức Mức độ thành công Mức độ thành công Mức độ thành công
độ được đo bằng việc được đo bằng mức tiết được đo bằng việc giảm
thành có đúng hàng hóa, kiệm chi phí, giảm rủi chi phí, tăng doanh thu,
công đúng thời điểm với ro và các yếu tố khác tăng tính cạnh tranh trên
mức giá rẻ thị trường tối ưu hóa
mọi mặt

Yêu Các yêu cầu kĩ năng Các yêu cầu kĩ năng Đòi hỏi sự linh hoạt và
cầu chính: tổ chức, chú chính: xây dựng mối thích ứng với những
trọng tiểu tiết quan hệ, đàm phán, thay đổi của thị trường
nghiên cứu và nhu cầu khách hàng

Phạm Tập trung nhiều vào Tập trung nhiều hơn Tập trung vào toàn
vi hoạt yếu tố giá cả và chi vào giá trị và tổng chi bộ chuỗi cung ứng
động phí thấp nhất trên phí sở hữu bao gồm cả các khía
một đơn vị cạnh như sản xuất,
lưu trữ, vận chuyển,
quản lý kho, và phân
phối. Supply Chain
bao gồm Purchasing
và Procurement

Tài liệu tham khảo:


1. Lysons, K, and Farrington, B. Procurement and SCM 10th edition.
2. Supply chain management: Tất tần tật về quản lí chuỗi cung ứng (hvtlogistics.vn)
3. https://vinatrain.edu.vn/purchasing-procurement-la-gi-su-khac-nhau-giua-purchasing-
va-procurement/
4. https://www.adobe.com/acrobat/business/hub/rfq-vs-
rfp.html#:~:text=Generally%2C%20businesses%20use%20an%20RFQ,would%20res
olve%20the%20given%20 problem.
5. https://oboloo.com/blog/what-is-rfp-in-procurement-and-why-is-it-important-2/
6. https://www.gep.com/blog/strategy/rfi-rfq-rfp-differences-procurement

You might also like