You are on page 1of 24

Từ vựng và Ngữ dụng học

Nhóm 4

Tuần 4: Khảo sát nội dung dạy học về cấu tạo từ trong 3 bộ sách Ngữ Văn 6.

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC


I. Kiến thức

Trong bộ SGK Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống phần cấu tạo từ nằm
trong bài 1. Yêu cầu cần đạt đó là các em học sinh phải nhận biết được từ đơn và từ
phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản.
 Nhận xét: Yêu cầu cần đạt của Bộ sách này đó là nhận biết được từ đơn và
từ phức (mức độ Nhận biết và Thông hiểu), hiểu được tác dụng của việc sử
dụng từ láy trong văn bản (mức độ vận dụng và vận dụng cao).
 Nhận xét về phần khái niệm của cấu tạo từ: Ngắn ngọn, dễ nhớ, cung cấp
phần kiến thức phù hợp với các em nhưng thiếu ví dụ minh họa để các
em hiểu rõ hơn.
II. Thực hành tiếng Việt
 Ngữ Văn tập 1
 Sau khi học xong Bài 1 các em sẽ đến với phần Thực hành tiếng Việt,
trước khi đến với câu hỏi thì các em sẽ có mục Nhận biết nhằm nhắc lại
kiến thức cấu tạo từ cho các em. Có 3 câu hỏi tương đương với ba mức
độ Nhận biết ( câu 1), Thông hiểu (câu 2), vận dụng(câu 3).

 Một câu vận dụng cao


 Số lượng bài tập ở tập 1 tương đối
 Ngữ Văn tập 2

 Thông qua bài “Thánh Gióng” các em sẽ có phần câu hỏi mức độ Thông
hiểu
 Số lượng bài tập ở tập 2 ít. Chỉ có 1 bài tập.

 Nhận xét: Ở bộ sách này phần khái niệm tuy ngắn gọn và không có ví
dụ minh họa nhưng phần thực hành tiếng Việt có đầy đủ các câu từ
mức độ thấp đến mức độ cao: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận
dụng cao.
III. Kết luận
- Từ văn bản đọc, bộ sách sẽ có những bài tập áp dụng ngay trong văn
bản giúp học sinh hiểu và làm được về cấu tạo từ giúp củng cố kiến
thức.

- Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các
mức độ khác nhau, ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi, phù hợp
với đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương, thuận lợi cho cha mẹ học
sinh hướng dẫn học sinh học tập tại nhà.

- Đảm bảo tính vừa sức, tính phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với
nhiều nhóm đối tượng học sinh tại nhà trường.

- Rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi
dưỡng phẩm chất, năng lực, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết
nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học; tạo cơ hội học tập tích cực,
chủ động, sáng tạo, rèn kĩ năng hợp tác, phát huy tiềm năng và khả
năng tư duy độc lập của học sinh.

BỘ CÁNH DIỀU
I. Kiến thức

Trong SGK Ngữ Văn 6 bộ Cánh diều về cấu tạo từ được thể hiện trong bài 1 (tập
một) yêu cầu cần đạt là sử dụng được từ đơn và các loại từ phức (từ ghép và từ láy)
trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
 Nhận xét: Yêu cầu cần đạt về từ đơn và từ phức ở Bộ sách này đó chính
là sử dụng được từ đơn và từ phức trong hoạt động nói, nghe, đọc, viết.
Đây là yêu cầu đòi hỏi học sinh đạt được các mức độ: Nhận biết, Thông
hiểu, Vận dụng…
 Nhận xét khái niệm của phần cấu tạo từ: Khá đầy đủ, chi tiết, rõ ràng và
có kèm theo các ví dụ minh họa để các em có thể hiểu nhanh và nhớ lâu.

II. Thực hành tiếng Việt


 Ngữ Văn tập 1
 Nhận xét: Ở phần Thực hành tiếng Việt Bài 1 này có 4 câu hỏi về từ đơn
và từ phức ở các mức độ phù hợp với các em học sinh : Nhận biết (câu 1
và câu 4), Thông hiểu (câu 2 và câu 3). Qua các câu hỏi sẽ giúp các em
củng cố được kiến thức và sử dụng được các từ đơn và phức.
 Số lượng bài tập tương đối
 Ngữ Văn tập 2

 Phần Thực hành tiếng Việt của Bài 6 có câu 1 về phần cấu tạo từ ở mức
độ Nhận biết.
 Phần Thực hành tiếng Việt Bài 7 có câu 2 và câu 3 ở mức độ Vận dụng.
 Số lượng bài tập ở tập 2 khá tương đối.

 Nhận xét: Ở Bộ sách này phần khái niệm về từ đơn và từ láy khá chi
tiết, có ví dụ minh họa cụ thể và có phần phân biệt từ láy với những từ
ghép ngẫu nhiên có sự trùng lặp về ngữ âm giữa các tiếng. Phần bài
tập thực hành chỉ có ba mức độ là Nhận biết, Thông hiểu và Vận dụng.
Phù hợp với mục tiêu cần đạt là sử dụng được từ đơn và từ phức trong
nói - nghe, đọc, viết.

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO


I. Kiến Thức

Yêu cầu cần đạt về cấu tạo từ được đưa vào phần yêu cầu cần đạt của Bài 1 SGK
Ngữ Văn 6 tập 1.
 Nhận xét: Mục tiêu cần đạt của Bộ sách này rất đơn giản và không
yêu cầu cao đối với học sinh. Các em chỉ cần phân biệt được từ đơn
và từ phức. Đây là yêu cầu ở mức độ thấp đó là Nhận biết và Thông
hiểu.
 Nhận xét: Qua những kiến thức trên về cấu tạo từ cung cấp kiến
thức cho các em học sinh hiểu được thế nào là từ đơn, từ phức và
nghĩa của từ. Đồng thời kết hợp với các ví dụ minh họa giúp cho
các em có thể hiểu rõ ràng hơn về cấu tạo của từ.

II. Thực hành tiếng Việt:


 Ngữ Văn tập 1
Sau khi học xong bài 1 các em học sinh sẽ đến với phần Thực hành
tiếng Việt. Thông qua phần này sẽ củng cố lại kiến thức về cấu tạo từ.
Giúp các em nhận biết được các từ đơn, từ phức và rèn luyện thêm kĩ
năng đọc hiểu và vận dụng kiến thức đã học.

(Trang 27;28)
 Phần Thực hành tiếng Việt Bài 1 có 4 câu hỏi về từ đơn và từ phức.
Lần lượt với các mức độ: câu 1,2 Nhận biết; câu 3,4 Thông hiểu.
(Trang 48)
 Câu 3 này ở hai mức độ là Nhận biết và Vận dụng.
 Phần THTV ở Bài 4 có hai câu câu 1 và câu 4, cả hai câu đều ở mức
độ Thông hiểu và Vận dụng.

 Ở Bài 5 có một câu đó là câu 5 ở hai mức độ Nhận biết và Vận dụng.
 Ở phần Ôn tập cuối kì I, bài tập phần cấu tạo từ xuất hiện ở câu 10 và
11. Câu 10 là tổng hợp lại kiến thức về cấu tạo từ, câu 11 là bài tập ở
các mức độ : Nhận biết,Thông hiểu và Vận dụng.. Qua hai câu hỏi này
các em học sinh sẽ ôn tập lại và nắm vững kiến thức về từ đơn và từ
phức được học từ Bài 1.
 Số lượng bài tập nhiều lên tới 10 câu.

 Ngữ Văn tập 2

 Ở Phần THTV bài 7 trang 35 có câu 7 về từ láy ở mức độ Nhận biết


và Vận dụng.
 Số lượng bài tập ít.

III. Kết Luận


- Yêu cầu, mức độ cần đạt về phần cấu tạo từ được đưa vào mục tiêu bài học giúp
học sinh hiểu và xác định được những kiến thức chính.
- Kiến thức lí thuyết, khái niệm ngắn gọn, dễ hiểu và có ví dụ minh họa rõ ràng
giúp học sinh dễ hiểu bài và dễ ghi nhớ.
- Về bài tập thực hành tiếng việt, bộ Chân trời sáng tạo phân bố lượng bài tập theo
3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Tổng có 11 bài tập, chủ yếu lượng bài
tập về cấu tập từ nằm trong sách giáo khoa tập 1(chỉ có 1 bài ở trong sách tập 2).
+ Về mức độ thì bộ sách này bài tập nhận biết ít hơn so với thông hiểu và vận
dụng.
+ Về sự phân bố bài tập thì khá phù hợp khi có bài tập thực hành ngay trong bài lý
thuyết để giúp học sinh rèn luyện và hiểu bài ngay sau khi học. Đồng thời, còn có
bài tập phân bố rải rác ở các bài khác và có nội dung cấu tạo từ trong bài ôn tập để
giúp học sinh ôn lại kiến thức.
 Kiến thức cấu tạo từ trong bộ Chân trời sáng tạo đã làm rõ được khái
niệm một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Phần bài tập được đưa vào khá phù
hợp, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng được ở 3 mức độ cơ bản và nhớ,
hiểu kiến thức sâu hơn.

SO SÁNH BA BỘ SÁCH NGỮ VĂN 6 :


- Giống nhau:
+ Phần cấu tạo từ trong 3 Bộ sách đều giúp học sinh hiểu được cấu tạo của từ đơn
và từ phức.
+ Trong cả 3 bộ sách, nội dung Tri thức tiếng Việt và bài tập Thực hành phần cấu
tạo từ đều được đưa vào Bài 1, yêu cầu về phần cấu tạo từ đều được đưa vào ngay
phần Yêu cầu cần đạt của Bài 1.
+ Đều truyền đạt cho học sinh kiến thức về cấu tạo từ đơn và từ phức, có bài tập
thực hành không chỉ trong bài chính mà còn đan xen vào bài khác để giúp học sinh
hiểu và củng cố kiến thức.
- Khác nhau:
+ Bộ sách Kết nối tri thức:
 Phần tri thức tiếng việt được đưa vào ở sau phần yêu cầu cần đạt của bài
học, tuy nhiên chỉ nêu ngắn gọn kiến thức về từ đơn, từ phức và không có ví
dụ cụ thể cho lí thuyết.
 Yêu cầu cần đạt của Bộ này là nhận biết được từ đơn và từ phức, hiểu được
việc sử dụng từ láy trong văn bản.
 Phần Thực hành TV của nội dung cấu tạo từ, có mục Nhận biết cái mà hai
Bộ kia đều không có. Bộ sách Kết nối tri thức trong phần bài tập cấu tạo từ
còn rèn được kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh (mức độ Vận dụng cao).
 Ở Bộ này có bài tập ở các mức độ: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận
dụng cao.
 Có ít bài tập nhất
+ Bộ sách Cánh diều:
 Yêu cần cần đạt là sử dụng được từ đơn và từ phức trong hoạt động nói,
nghe, đọc, viết.
 Phần khái niệm của từ đơn và từ phức rất cụ thể, chi tiết và có ví dụ kèm
theo, còn phân biệt từ láy với từ ghép ngẫu nhiên.
 Ở bộ này số lượng bài ập ít và mức độ bài tập ở: Nhận biết, Thông hiểu và
Vận dụng.
 Số lượng bài tập ổn định

+ Bộ Chân trời sáng tạo:


 Yêu cầu cần đạt của Bộ này là phân biệt được từ đơn và từ phức.
 Phần Tri thức tiếng Việt về cấu tạo từ được tách thành một mục riêng, lí
thuyết rõ ràng, chi tiết và có ví dụ ngay sau từng nội dung kiến thức lí thuyết
giúp học sinh tiếp thu và hiểu kiến thức nhanh hơn. Chân trời sáng tạo có
thêm phần giải thích về nghĩa từ ghép rộng hơn so với từ gốc, nghĩa từ láy
có thể tăng giảm về mức độ, thay đổi sắc thái giúp học sinh hiểu sâu hơn về
nội dung kiến thức của từ ghép và từ láy.
 Phần bài tập thực hành của nội dung cấu tạo từ đa dạng hơn ở dạng bài tập,
có tìm từ, trắc nghiệm, sơ đồ,…Đây là Bộ có nhiều bài tập nhất và bài tập ở
ba mức độ Nhận biết, Thông hiểu và Vận dụng.
 Số lượng bài tập nhiều nhất
 Chỉ có bộ này ở phần Ôn tập cuối kì 1 có bài tập liên quan đến cấu tạo từ.

 Kết luận: Tuy ba Bộ sách có một số điểm khác nhau về phần nội dung cấu
tạo từ nhưng cả ba Bộ sách đều giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc
hiểu, kỹ năng viết và kỹ năng nói, đặc biệt là giúp học sinh hiểu được cấu
tạo từ đơn và từ phức. Và cả ba bộ sách đều giúp học sinh lĩnh hội được
các kiến thức về tiếng việt cũng như văn học một cách sâu sắc.
BẢNG THỐNG KÊ BÀI TẬP:

Kết nối tri thức Cánh diều Chân trời sáng tạo
Tập 1 Tập 1 Tập 1
Bài 1: 4 câu: 1 câu nhận Bài 1: 4 câu: 2 câu nhận Bài 1: 4 câu: 2 nhận biết,
biết, 1 câu thông hiểu và biết, 2 câu thông hiểu (tr 2 thông hiểu (tr 27;28).
1 câu vận dụng (tr 20); 1 24;25) Bài 3: 1 câu nhận biết +
câu vận dụng cao (tr 26). vận dụng (tr 48)
Bài 4: 2 câu: thông hiểu+
vận dụng.
Bài 5: 1 câu: nhận biết +
vận dụng

Tập 2 Tập 2 Tập 2


Bài 6: 1 câu thông hiểu Bài 6: 1 câu nhận biết Bài 10: 2 câu: 1 thông
(tr10). (tr16). hiểu, 1 thông hiểu + vận
Bài 7: 2 câu vận dụng dụng (tr 134)
(tr36)
Tổng: 5 câu: 1 nhận biết; Tổng: 7 câu: 3 nhận biết; Tổng: 10 câu: 2 nhận biết,
2 thông hiểu; 1 vận 2 thông hiểu; 2 câu vận 2 thông hiểu, 4 thông hiểu
dụng; 1 vận dụng cao. dụng. + vận dụng, 2 nhận biết +
 Số lượng bài tập  Số lượng bài tập vận dụng.
trung bình, mức độ khá, mức độ ổn  Số lượng bài tập
đầy đủ. định. nhiều nhất, mức độ
 Ít bài tập nhất ổn định.

You might also like