You are on page 1of 3

RBV đề xuất hai giả định chính về các nguồn lực của doanh nghiệp:

Giả định 1: Các nguồn lực của doanh nghiệp không đồng nhất
Giả định này dựa trên quan điểm rằng các doanh nghiệp là những thực thể độc
đáo. Mỗi doanh nghiệp có một tập hợp các nguồn lực khác nhau, được hình thành bởi
lịch sử, văn hóa, và chiến lược của doanh nghiệp đó. Sự khác biệt này có thể dẫn đến
những lợi thế cạnh tranh khác nhau cho các doanh nghiệp đó. Trong thị trường thực tế
hiện nay, các nguồn lực bên ngoài như chính sách của Nhà nước, ưu đãi thuế, nhu cầu thị
trường,… ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực. Vì vậy
doanh nghiệp không có được những nguồn lực khác biệt sẽ không được duy trì lợi thế
cạnh tranh trong cùng lĩnh vực.
Các nguồn lực của doanh nghiệp có thể bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình.
Tài sản hữu hình là những tài sản có thể nhìn thấy và đo lường được, chẳng hạn như nhà
máy, máy móc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,... Những loại tài sản này có thể mua bán,
chuyển giao hoặc có được tương tự từ đối thủ cạnh tranh. Tài sản vô hình là những tài sản
không thể nhìn thấy hoặc đo lường được, chẳng hạn như văn hóa doanh nghiệp, thương
hiệu, danh tiếng, bí quyết công nghệ, kiến thức, kỹ năng nhân sự,.... Đây là tài sản mà đối
thủ cạnh tranh khó có được. Đối thủ có được tài sản hữu hình như máy móc, dây truyền
sản xuất,… nhưng họ không thể tạo ra một sản phẩm tương tự do bí quyết công nghệ, tay
nghê của đội ngũ sản xuất khác nhau. Thậm chí hai đối thủ cạnh tranh cùng đặt chung
một xưởng gia công sản phẩm nhưng có thương hiệu khác nhau cũng cho ra doanh thu
khác nhau.
Ví dụ: Các nguồn lực giữa Apple và Samsung
Các nguồn lực của Apple và Samsung
Thương hiệu APPLE SAMSUNG
1.Lĩnh vực Điện thoại Điện thoại
2.Danh tiếng Apple được coi là một thương hiệu Samsung là một thương hiệu lớn,
cao cấp, sang trọng, mức giá cao uy tín với nhiều dòng sản phẩm
hơn các thương hiệu khác. điện tử như điện thoại tivi, tủ
lạnh,…
3. Sản phẩm Điện thoại Apple được đánh giá cao Sản phẩm có nhiều lựa chọn ở
về chất lượng, độ bền. Đặc biệt nhất các phân khúc từ thấp cấp đến
là về hệ điều hành IOS được đánh cao cấp tương đương với mức
giá là thân thiện với người dung. giá. Samsung luôn đưa cho người
Apple chỉ duy trì một dòng điện dùng nhiều lựa chọn thay vì chỉ
thoại duy nhất là Iphone một dòng điện thoại cao cấp duy
nhất như Apple.
4.Công nghệ Apple luôn được coi là tiên phong Samsung thường chậm hơn các
trong các công nghệ mới nhưng sản phẩm của Apple về công
nghệ cũng như sự thân thiện, ổn
phải đảm bảo công nghệ đó phải dễ định của sản phẩm. Hiện nay
dùng và luôn đặt dưới sự kiểm soát Samsung đang cố gắng vượt qua
về ổn định của Apple. Vì vậy Apple bằng cách đưa ra xu thế
Iphone thường có tuổi thọ cao, ít bị công nghệ mới nhưng đối thủ của
bỏ lại do xu thế thị trường. họ vẫn tỏ ra vượt trội hơn.
5.Thị trường Cả Apple và Samsung đều bán sản phẩm điện thoại trên thị trường toàn
cầu, đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài giống nhau như chính
sách của Nhà nước, mức thu nhập của người dân,… Phần lớn các yếu tố
liên quan đến thị trường không hãng nào được hưởng lợi thế cạnh tranh
hơn. Duy chỉ có thị trường Hàn Quốc, Samsung được ưu đãi hơn về
chính sách và sự ủng hộ của người Hàn.
6. Giá cả Giá luôn cao hơn Samsung Điện thoại có mức giá trải dài từ
thấp đến cao phù hợp với mọi đối
tượng có mức thu nhập khác
nhau.

Tổng kết:
Sự cạnh tranh giữa Apple và Samsung là một ví dụ điển hình về việc hai công ty
hoạt động trong cùng một ngành và chịu tác động của các lực lượng bên ngoài như nhau,
có thể đạt được hiệu suất khác nhau do sự khác biệt về nguồn lực.
Apple cạnh tranh với Samsung trên thị trường điện thoại thông minh, nơi Apple
bán các sản phẩm của mình với giá cao hơn nhiều và kết quả là thu được tỷ suất lợi nhuận
cao hơn. Tại sao Samsung không đi theo chiến lược tương tự trong khi họ có đủ nguồn
lực về dây chuyền sản xuất, nguồn nguyên liệu không thua gì Apple? Đơn giản vì thương
hiệu Samsung có danh tiếng không đủ mạnh trong cùng lĩnh vực; khả năng thiết kế, công
nghệ cho ra những sản phẩm vượt trội hơn so với Apple; Samsung bỏ nguồn lực vào các
mảng điện tử khác thay vì chỉ tập trung vào mảng điện thoại như Apple (tài nguyên
không đồng nhất)
Giả định 2: Các nguồn lực của doanh nghiệp không dễ bị chuyển dịch
- Giả định này cho rằng các nguồn lực của doanh nghiệp không thể dễ dàng di
chuyển hoặc thay đổi, ít nhất trong ngắn hạn. Các nguồn lực không dễ bị chuyển dịch tạo
ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ dựa trên các yếu tố sau:
+ Tính độc đáo: Một nguồn lực là duy nhất và không thể được mua lại hoặc trao
đổi dễ dàng.
+ Chi phí sở hữu cao: Khó khăn và tốn kém để tái tạo hoặc mua lại một nguồn lực.
+ Khó bắt chước: Khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh để bắt chước hoặc thay thế
nguồn lực đó.
- Các nguồn lực này có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhưng
cũng có thể là một hạn chế. Ví dụ, một doanh nghiệp có xưởng may sản xuất quần áo, họ
sẽ dễ dàng tối ưu chi phí sản xuất để có giá thành hợp lý. Nhưng điều này lại là cản trở
khi thời điểm không thuận lợi họ cần chuyển dây chuyền từ sản xuất quần áo sang sản
xuất khẩu trang. Trong khi doanh nghiệp khác không có nhà máy, không trực tiếp tham
gia sản xuất nhưng lại dễ dàng chuyển trạng thái bằng việc đặt gia công hàng hóa với
thương hiệu của họ.

You might also like