You are on page 1of 8

Nguyễn Trần Khánh Vân YC43

DỌA SINH NON VÀ SINH NON


Sinh non được chẩn đoán khi có các cơn co tử cung đều đặn gây biến đổi cổ tử cung xảy ra từ tuần
lễ thứ 22 đến trước tuần lễ 37 của tuổi thai.
1. PHÂN LOẠI SINH NON
Sinh cực non: dưới 28 tuần.
Sinh rất non: 28 đến dưới 32 tuần. (giáo trình lấy mốc tuần 34 )
Sinh non: 32 dưới 37 tuần. (giáo trình lấy mốc tuần 34 )
2. NGUY CƠ :
- Thai :
• < 32 tuần : tỷ lệ di chứng 1/3
• 32-35 tuần : tỷ lệ di chứng 1/5
• 35-37 tuần : tỷ lệ di chứng 1/10
- Mẹ : sót nhau, nhiễm trùng hậu sản …
3. NGUYÊN NHÂN :
- 50% không rõ nguyên nhân
- Yếu tố xã hội thuận lợi :
• Đời sống kinh tế thấp
• Lao động vất vả, stress
• Tuổi < 20 hoặc > 35 mà con so
• Cân nặng thấp, tăng cân kém
• Mẹ nghiện HTL, cocain, rượu
- Nhóm nguyên nhân thường gặp :
DO MẸ DO THAI
Tiền sử sinh - Nhiễm trùng ối
Bệnh lý toàn thân Bệnh lý tại chỗ
non - Ối vỡ non, sớm
- Nhiễm trùng - Dị dạng (5%) 40% khả năng Nguy cơ sinh - Đa ối, đa thai
- Bệnh gan, thận, sinh non non 25-40%
- Nhau TĐ, nhau bong
tim, thiếu máu - U xơ TC, sẹo TC, dính buồng non
- THA, TSG TC

- Chấn thương - Phẫu thuật khoét chop CTC


- Hở eo TC 100% sinh non
- Viêm nhiễm âm đạo,CTC
4. HẬU QUẢ :
- Toàn thân : nhiễm trùng, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, suy hô hấp
- Cơ quan : xuất huyết não, viêm loét ruột, vàng da do giảm B liên hợp, còn ống ĐM…
→ Tăng tử suất, di chứng, gánh nặng gia đình và xã hội

SINH NON
Nguyễn Trần Khánh Vân YC43

5. LÂM SÀNG :
Dọa sinh non Sinh non
- Đau trằn bụng dưới từng cơn
TCCN
- Ra dịch âm đạo, máu, nước ối
- CCTC thưa 1-2 cơn / 10p - CCTC 2-3 cơn / 10p tăng dần
- CTC mở < 2cm , còn dài khép kín - CTC mở > 2cm , xóa 80%
TCTT
- Ối vỡ non - Ối vỡ sớm, thành lập đầu ối
- Chỉ số dọa sinh non < 6 - Chỉ số dọa sinh non > 6
- Siêu âm kênh CTC > 2,5 cm - Siêu âm kênh CTC < 2,5 cm
- Xét nghiệm tìm nguyên nhân : - Fetal Fibronectin dịch tiết âm đạo
• Tìm vi trùng nước tiểu (protein gắn kết màng thai và màng
rụng)
CLS • XN vi khuẩn / CTC, chọc dò ối
• > 50 ng/ml (+) : có CCTC hoặc viêm
• CRP, cấy máu nhiễm CTC
• (-): Thai không sinh ra trong 7 ngày kế
tiếp
1.Thuốc cắt cơn co TC : 1. Cần đảm bảo cho thai nhi ít sang chấn
CCĐ : Nhiễm trùng TC/ TSG nặng/ suy thai/ :
dị tật bẩm sinh nặng/ cần sinh ngay - Bảo vệ đầu ối đến khi mở gần hết
2.Corticoid : - Cắt rộng TSM
- Tuần 24- 34 - Hạn chế sử dụng oxytocin
- Giúp phổi thai nhi trưởng thành, giảm 40- - Chăm sóc và hồi sức kịp thời trong
60% bệnh màng trong chuyển dạ và khi sinh ra
HƯỚNG
XỬ TRÍ - Hiệu quả sau 24h-48h ( Cần trì hoãn 2. Tránh mất nhiệt, ủ ấm trẻ
chuyển dạ sinh tối thiểu 24h)
3. Cho mẹ thở oxy ngắt quãng :
KHÔNG ĐIỀU TRỊ DỌA SINH NON NẾU >36
TUẦN - Mỗi 10 phút
- 3-4 lần/ giờ
- 6-8 lít / phút
4. Kiểm soát TC sau sinh, tránh sót nhau,
tìm dị dạng, xét nghiệm vi khuẩn
5. TIÊN LƯỢNG :
Phụ thuộc 4 yếu tố :

1 2 3 4
CCTC Không đều Đều
Độ mở CTC 1cm 2cm 3cm 4cm
Ối vỡ Có thể Chắc chắn
Ra máu âm đạo Vừa >100 ml

SINH NON
Nguyễn Trần Khánh Vân YC43

Khả năng đình chỉ chuyển dạ thành công :


Chỉ số dọa
1 2 3 4 5 6 ≥7
sinh non
% 100 90 84 38 11 7 0
6. XỬ TRÍ
• Nguyên tắc:
1) Nghỉ ngơi tuyệt đối
2) Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh táo bón.
3) Hỗ trợ trưởng thành phổi thai bằng corticoid.
4) Dùng thuốc cắt cơn gò trong vòng 48 giờ, cố gắng trì hoãn cuộc sinh ít nhất 24 giờ. Không
phối hợp nhiều loại thuốc cắt cơn gò cùng lúc.
5) Không điều trị dọa sanh non cho thai từ 36 tuần trở lên.
6) Phối hợp bác sĩ sơ sinh chuẩn bị hồi sức kịp thời khi sinh
• Dự phòng :
- Xác định nhóm có YTNC và giải thích thai phụ các YTNC
- Không nên đi xa, động viên nghỉ ngơi tối đa
- Tôn trọng thời gian nghỉ trước sinh 6 tuần ( 8 tuần đối với 3 con )
- Khâu vòng tử cung tuần 12-14 hoặc đặt Pessary
- Tầm soát và điều trị viêm CTC tuần 24- 28
1. Corticoid
Chỉ định: Tuổi thai từ 24 - 34 tuần:
- Cân nhắc sử dụng khi 24 – 27 6/7
- Cân nhắc lặp 1 liều khi thai <34 tuần có nguy cơ sinh non trong 7 ngày → cách đợt hỗ trợ
đầu 7 -14 ngày
Liều dùng:
- Betamethasone 12mg TB 2 liều cách nhau 24 giờ hoặc cách 12 giờ nếu tiên.
- Lượng chấm dứt thai kỳ trước 48 giờ.
- Hoặc Dexamethasone 6mg TB 4 liều cách nhau mỗi 12 giờ.
2. Magniesium sulfate bảo vệ thần kinh thai nhi
Chỉ định: Sử dụng MgSO4 cho sản phụ có nguy cơ sinh non trước 32 tuần tuổi (đặc biệt tiên
lượng sinh trong 24 giờ) → 24 – 326/7
Liều dùng: có 3 công thức:
- Bolus tĩnh mạch 4gram trong 30 phút liều duy nhất ( 100ml/h)
- Hoặc Bolus tĩnh mạch 4g trong 20 phút, sau đó duy trì 1g/giờ đến khi sinh hoặc đủ 24 giờ.
- Bolus tĩnh mạch 6g trong 20-30 phút, sau đó duy trì 2g/giờ tĩnh mạch.

SINH NON
Nguyễn Trần Khánh Vân YC43

Theo dõi: phản xạ gân xương, nước tiểu (ít nhất 30 ml/giờ), nhịp thở (16 lần trở lên) trước
khi tiêm thuốc lần sau.
Chú ý: giảm liều ở BN thiểu niệu hay DH suy thận , KHÔNG dùng dung thuốc cắt cơn , nếu đã
có CĐ chấm dứt thai kì thì sử dụng trước sinh 4h
3. Progesterone
- Progesteron: uống Dydrogesterone viên 10mg x 2 viên mỗi ngày đến khi thai 36 tuần
hoặc Progesterone dạng mịn, liều 200mg mỗi ngày đến khi thai 36 tuần.
- Giảm co, giảm nhạy cơ cơ TC với oxitocin
4. Cắt cơn co tử cung
a) Tractocile: là thuốc giảm gò nên được chỉ định sử dung đầu tay (ATOSIBAN)
Chỉ định:
- Tuổi thai từ 24 đến 34 tuần.
- Cơn go tử cung ≥ 4 cơn/30 phút.
- Cổ tử cung mở 1-3 cm, hoặc có dấu hiệu xóa, chiều dài kênh cổ tử cung < 25 mm (siêu âm
ngả âm đạo).
- Tim thai bình thường.
- ĐTĐ sử dụng insulin và đa thai nên ưu tiên sử dụng Atosiban
Chống chỉ định*:
- Tuyệt đối :
• Thai chết lưu
• Thai DTBS nặng
• Thai suy cấp
• Nhiễm trùng ối
• TSG nặng, sản giật
• Mẹ chảy máu nhiều , huyết động không ổn định
- Tương đối : thai suy DD nặng, ối vỡ non
Liều dùng: Tractocile 37.5mg/5ml dùng đường tĩnh mạch trong 3 bước liên tiếp nhau:
- Bước 1: Bolus tĩnh mạch chậm 6,75mg 0,9 ml trong vòng 1 phút→ 0,9ml pha đủ vớiLR 10ml
TMC 1 phút
- Bước 2: Truyền liều nạp 18mg/giờ cho đến 3 giờ
→ còn 4,1 ml pha LR đủ 50ml BTĐ 24ml/h
→ Sau đó pha ống mới 5ml với 45ml LR BTĐ 24ml/h x 3 h
- Bước 3: Truyền liều duy trì 6mg/ giờ cho đến 45 giờ.\
→ Lọ 2 ở bước 2 còn 19ml BTĐ 8ml/h
→ Lọ 3 5ml pha 45ml LR BTĐ 8ml/h cho đủ 45h
Theo dõi:

SINH NON
Nguyễn Trần Khánh Vân YC43

- Theo dõi tim thai - cơn gò trên Monitor trong 1 giờ đầu điều trị.
- Các tác dụng phụ của Atosiban: nhức đầu, chóng mặt, nóng bừng mặt, nôn, nhịp tim nhanh,
hạ huyết áp, phản ứng tại chỗ tiêm, tăng đường huyết, sốt, mất ngủ, ngứa, phát ban xuất huyết nhiều
sau sinh, phản ứng dị ứng nghiêm trọng
b) Nifedipine (thuốc ức chế canxi): thường sử dụng trên lâm sàng → KO đc mới qua
Atosiban
Chống chỉ định: Mẹ huyết áp < 90/50 mmHg, suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn chức năng
gan, bệnh lý thận, đang dùng thuốc hạ áp khác
Liều dùng: Nifedipine liều tấn công 20mg uống mỗi 4-8 giờ cho đến khi hết cơn gò hoặc đủ
48 giờ. Điều chỉnh liều theo tần suất và cường độ các cơn co tử cung trong 48 giờ.
➢ Từ dũ 2022 :
- Tấn công 20mg NDL tác dụng nhanh 20-30p
- Sau đó 20mg mỗi 3-8h ( thường 6h) cho đến khi đủ 48h
- Max 180mg/ ngày
5. Chuẩn bị sẵn phương tiện hồi sức sơ sinh
Chuẩn bị bàn hồi sức sơ sinh.
Mời Nhi sơ sinh khi chuyển dạ chuẩn bị sổ thai.

SINH NON
Nguyễn Trần Khánh Vân YC43

SINH NON
Nguyễn Trần Khánh Vân YC43

PHÁC ĐỒ TỪ DŨ 2019 :

SINH NON
Nguyễn Trần Khánh Vân YC43

SINH NON

You might also like