You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT




BÁO CÁO THỰC TẾ

HỌC PHẦN: CAN THIỆP SỚM TRẺ KHIẾM THỊ


SPEC143001

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trần Thành Nhân


Mã số sinh viên: 46.01.904.061
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

I. THÔNG TIN VỀ TRẺ


- Họ và tên: Quách Gia An.
- Giới tính: Nam.
- Dạng khuyết tật: Khiếm thị (mù).
- Ngày tháng năm sinh: 08/7/2019.
- Đặc điểm:
+ Gia An - học sinh mà nhóm tôi chọn quan sát và đánh giá, là cậu bé khá
dễ thương, em hơi gầy, rụt rè. Em hòa đồng, dễ gần, thích nói chuyện.
+ Gia An rất thân thiện, vui vẻ, hòa đồng và luôn biết quan tâm các bạn
trong lớp và mọi người xung quanh.
+ Lễ phép, biết chào hỏi người lớn (giáo sinh, thầy cô và phụ huynh).
+ Khi nghe giáo viên giảng bài, đưa ra yêu cầu, em hiểu và làm theo rất tốt.
II. ĐÁNH GIÁ THEO THANG OREGON
A. Nhận định chung

Dựa trên số liệu bạn đã cung cấp, trẻ đạt được tỉ lệ cao nhất trong lĩnh vực Vận động
tinh và tỉ lệ thấp nhất trong lĩnh vực Thị giác. Các lĩnh vực khác như Xã hội, Vận động
thô, Nhận thức, Ngôn ngữ, Bù trừ và Tự phục vụ đều đạt được tỉ lệ khá tốt. Đây là
một dấu hiệu tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

B. Nhận định chi tiết các lĩnh vực


1. Lĩnh vực nhận thức

STT Các kỹ năng Ngày Ngày Ngày Có KN

Trí nhớ và các khái niệm chung

Hiểu được các khái niệm hôm nay,


tối qua, hôm qua, ngày mai khi nói
76 chuyện với người lớn +

Xác định được thời tiết là mưa,


77 nắng, có tuyết hay ấm áp +

Nhận xét về các đồ vật: ngắn hay


dài; cứng hay mềm; thô ráp hay
78 bằng phẳng +

Phân chia các đồ vật thành ít nhất


3 loại (những thứ để ăn, mặc hoặc
79 để chơi) +

Phân thành những loại nhỏ hơn từ


một nhóm đồ vật nội trợ quen
80 thuộc (những đồ chạm bạc) +

Xác định được tranh ảnh hoặc đồ


vật khác với 3 thứ còn lại trong
nhóm gồm 4 tranh ảnh hoặc 4 đồ
81 vật +

Nhớ và đặt lại 5 vật theo mẫu


(thay đổi màu sắc hoặc hình dạng
82 trong mẫu AB, AB) -
Các khái niệm không gian và hình ảnh cơ thể

Cử động các bộ phận cơ thể phức


tạp hơn theo yêu cầu (cổ tay, vai,
83 mắt cá chân, eo) +

Xác định được bên trái và bên phải


84 cơ thể mình +

Đặt đồ vật lên trên hoặc ở trên,


xuống dưới hoặc ở dưới, bên
trong, xuyên qua hoặc ra xa các
85 vật khác theo yêu cầu (CM 95) +

Tiền đọc, viết và học toán

Có thể ghép, phân loại và gọi tên 5


86 hình hình học cơ bản (CM 75) -

Xếp 5 đồ vật theo chiều ngang dựa


87❖ trên thứ tự kích thước +

88 Đếm máy móc tới 10 +

89 Đếm đồ vật từ 1 - 10 +

Chạm vào vật ở đầu, ở giữa và ở


90 cuối một hàng +

Nhận xét hai biểu tượng (hai con


91 chữ) giống hay khác nhau +

Nhận ra được vài con chữ trong hệ


thống an – pha – bê (chữ in hoặc
92 chữ Braille) -
Xác định được con chữ đầu tiên
93 của tên mình -

Nhận diện được tên gọi của mình


94 bằng chữ in hoặc chữ Braille -

14/19
❖ Đánh giá về lĩnh vực:
Kết quả thu được sau khi kiểm tra lĩnh vực nhận thức cho thấy, em thực hiện
được 14/19 kỹ năng (tương đương 73,7%) kỹ năng cần đạt trong độ tuổi phát triển,
con số này thể hiện Gia An đang tiến dần lên mốc phát triển nhận thức 5 tuổi. Điều
này cho thấy chúng ta có quyền hy vọng ở một sự phát triển nhanh chóng về khả
năng nhận thức của em trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Song, để Gia An có được một nền tảng vững chắc cho những giai đoạn phát
triển về sau, cần giúp em hoàn thiện các kỹ năng nhận thức của giai đoạn 4 - 5 tuổi
còn bị hạn chế như:
- Nhớ và đặt lại 5 vật theo mẫu (thay đổi màu sắc hoặc hình dạng trong mẫu
AB, AB)
- Có thể ghép, phân loại và gọi tên 5 hình hình học cơ bản (CM 75)
- Nhận ra được vài con chữ trong hệ thống an – pha – bê (chữ in hoặc chữ
Braille)
- Xác định được con chữ đầu tiên của tên mình
- Nhận diện được tên gọi của mình bằng chữ in hoặc chữ Braille
Ở những kỹ năng vừa nêu trên liên quan đến 2 vấn đề chính: Gia An phải nắm
chắc được những khái niệm liên quan đến hình dạng và kích thước; phải có khả năng
ghi nhớ các đối tượng trong phạm vi 5 và kỹ năng tri giác bằng xúc giác..
Với trẻ nhỏ, quan sát là bước đầu tiên của tư duy do đó thị giác giữ vai trò
quyết định cho khả năng ghi nhớ và học hỏi thế giới xung quanh của các bé, đặc biệt
là việc học về biểu tượng và những khái niệm liên quan đến hình dạng, màu sắc và
kích thước. Tuy nhiên, ở Gia An lại không có khả năng tiếp nhận những hình ảnh của
sự vật bằng thị giác, do đó việc học tập những kỹ năng liên quan đến hình ảnh với em
gặp phải nhiều trở ngại.
Người đánh giá quyết định sử dụng một số kỹ năng nhận thức có liên quan ở
độ tuổi từ 2 - 3 bằng cách giảm độ khó về số lượng đối tượng và tăng sự khác biệt
giữa các đồ vật bằng xúc giác và kích thước rõ ràng. Kết quả cho thấy, em dễ dàng
thực hiện tốt nhiệm vụ "Phân thành 3 đồ vật có đặc điểm rất khác nhau" và "Phân
loại các đồ vật giống nhau về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc".
Bên cạnh đó, ở nhóm kỹ năng tiền đọc, viết và học toán, gồm:
- Nhận ra được vài con chữ trong hệ thống an – pha – bê (chữ in hoặc chữ
Braille)
- Xác định được con chữ đầu tiên của tên mình
- Nhận diện được tên gọi của mình bằng chữ in hoặc chữ Braille
Gia An đều không có khả năng thực hiện. Giáo viên chủ nhiệm của em cho
biết, những kỹ năng này sẽ được học khi em bước vào lớp Lá, đó là giai đoạn trọng
tâm mà nhà trường sẽ tập trung để dạy các kỹ năng về tiền đọc, viết chữ Braille cho
học sinh khi xúc giác ở đầu ngón tay, sức mạnh của ngón tay và cánh cũng như khả
năng định hướng trong không gian của trẻ đã phát triển tốt ở giai đoạn trước đó.

2. Lĩnh vực bù trừ:

STT Các kỹ năng Ngày Ngày Ngày Có KN

Biểu hiện đã đủ sức mạnh và sự khéo léo


của đôi tay để lắp ráp những ô hình đơn
giản, thao tác trên những quân cắm và
nắm được những đồ vật nhỏ (những chiếc
70 ghim kẹp giấy hoặc tiền) +

Nhóm những đồ vật nhỏ thành từng loại


71 đồng nhất (để đếm, .v.v) +

Di chuyển các hạt trên bàn tính Abacus để


72 đếm +
Nói đồ vật nào đã được lấy ra từ nhóm 4
73 đồ vật +

Sử dụng các chất liệu (mềm, cứng, xù xì,


mịn màng) để ghép, phân loại và đặt tên
74 cho đồ vật +

Sử dụng các hình hình học để ghép, phân


75 loại và đặt tên cho đồ vật +

Sử dụng một số đồ vật cùng loại có những


kích thước khác nhau để ghép, phân loại
76 và đặt tên cho cả nhóm +

Sử dụng từ ngữ để giải thích về những


77 kinh nghiệm xúc giác +

Bỏ vào hoặc lấy băng cát – sét ra khỏi máy


78 nghe -

Sử dụng máy tính ở trường để thực hiện


79 các hoạt động đa dạng -

80 Lật từng trang sách dễ dàng (FM 43) +

Sử dụng hai tay để tìm kiếm hoặc định vị


81 thông tin xúc giác +

82 Gọi tên ba hình nổi trong sách +

So sánh 2 đồ vật trên trang giấy để tìm ra


một đồ vật theo yêu cầu (bằng kích thước
83 hoặc hình dạng) +
Dùng ngón tay rà theo những mẫu đường
84 thẳng hoặc các đường zíc - zắc nổi lên +

Rà từ trái qua phải ngang qua hai dòng


85 chữ Braille +

Lật trang sách để tìm ra một hình hoặc


một vật được yêu cầu trong một quyển
86 sách quen thuộc +

Cố gắng “đọc máy móc” hoặc rà tay đọc


87 sách chữ Braille khi người lớn đọc to -

Sử dụng những vật dụng có thể sờ được


88 để tạo ra những bức tranh hoặc hình nổi -

Hoàn thành các nhiệm vụ dưới sự hướng


dẫn của giáo viên, sử dụng đinh rệp, nhãn
89 dán hình sẵn và bút màu, v.v +

Phụ giúp chèn giấy vào máy đánh chữ


90 Braille -

Định vị hai bộ phận của máy đánh chữ


91 Braille khi chúng được gọi tên -

Khả năng định hướng và di chuyển ban đầu

Di chuyển cơ thể để đáp ứng lại các khái


92 niệm phía sau và phía trước +

Di chuyển các mặt cơ thể trong mối tương


quan với các mặt phẳng (“Đặt lưng con
93 vào tường”) +

Chạm vào các phần cơ thể và nói “bên


94 phải”, “bên trái” +
Đặt đồ vật lên trên hoặc ở trên, xuống
dưới hoặc ở dưới, bên trong, xuyên qua
hoặc ra xa các vật khác theo yêu cầu (CG
95 85) +

Xác định vị trí của âm thanh như trước


hoặc sau, trái hoặc phải, gần hoặc xa
96 trong mối tương quan với cơ thể +

Có thể định vị và quay về phía một hoạt


97 động đang diễn ra trong lớp +

Sử dụng thính giác, vị giác và các dấu hiệu


của địa hình để định hướng bản thân khi
ra khỏi nhà (trường mầm non, nhà bà
98 ngoại, bà nội) +

Định vị được những vật rơi ngay gần bàn


99 chân +

24/30
❖ Đánh giá về lĩnh vực:
Trong các kỹ năng của lĩnh vực bù trừ, trẻ đã thực hiện được 23/30 kỹ năng ( chiếm
80%). Tuy nhiên, ở những kỹ năng liên quan đến tiên học chữ Braille như sử dụng
sách có tranh ảnh nổi và máy đánh chữ như: "Cố gắng “đọc máy móc” hoặc rà chữ
Braille khi người lớn đọc to", "Sử dụng các chất liệu xúc giác để tạo ra những bức
tranh hoặc hình nổi", "Phụ giúp chèn giấy vào máy đánh chữ Braille", "Định vị 2 bộ
phận của máy đánh chữ Braille khi được gọi tên" trẻ đều chưa thực hiện được. Nhìn
chung các kỹ năng ở lĩnh vực này trẻ thực hiện khá tốt.

3. Lĩnh vực thị giác


STT Các kỹ năng Ngày Ngày Ngày Có KN

Nhận diện bằng thị giác

68 Gọi tên 5 màu khi được xem mẫu -

Nhớ lại 4 đồ vật đã nhìn thấy trong


69 truyện tranh -

70 Kể tên đồ vật bị mất từ nhóm 5 đồ vật +

Gọi tên các bức tranh là giống hay


71 khác -

Nói tên bộ phận bị mất của một đồ


72 vật hoặc bức tranh -

Dõi theo thứ tự từ trái qua phải, từ


trên xuống dưới trong khi chỉ hoặc gọi
73 tên bức tranh +

Sắp xếp 3 bức tranh theo trình tự


74 trong truyện -

Phân loại hoặc phân nhóm bằng màu


75 sắc và hình dạng +

76 Ghép được 2, 3 chữ cái hoặc chữ số -

Nhận ra tên mình trong hai hoặc 3 tên


77 người khác (CG 94) -

Thị giác - vận động


Tô màu những hình lớn, đơn giản
78 không bị tràn ra ngoài -

Lắp ghép được từ 6-10 miếng ghép


cùng bộ để tạo thành bức tranh hoàn
79 chỉnh +

Hoàn thành được những miếng ghép


gồm từ 10-12 mảnh ghép cài vào
80 nhau +

Tạo những mẫu hình từ 6-8 khối gỗ


81 dựa theo tranh mẫu +

Sử dụng kéo cắt được những hình cơ


82 bản rộng 2 inch -

Vẽ đường chéo từ góc này đến góc


83 kia -

Vẽ đường thẳng theo các hướng khác


84 nhau theo yêu cầu -

Nhìn mẫu viết lại tên mình bằng bút


85 chì hoặc bút nét đậm -

6/18
Đánh giá về lĩnh vực:
- Lĩnh vực thị giác của trẻ khá yếu và gặp nhiều khó khăn do thị lực của trẻ bị
hạn chế. Trẻ thực hiện được tất cả 6/18 kỹ năng (chiếm 30%).
- Thị giác giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin bằng
hình ảnh giúp con người nhận thức thế giới. Thị giác càng có ý nghĩa to lớn đối
với khả năng vận động tinh của con người. Mất đi thị lực, giờ đây các ngón tay
phải thực hiện cùng lúc 2 nhiệm vụ cơ bản, sử dụng xúc giác trên đầu ngón tay
để rà tìm vị trí, đồng thời sự vận động khéo léo của các cơ, khớp trên các ngón
phải di chuyển và định hướng sao cho đúng. Đây là một lĩnh vực chứa đựng
nhiều thách thức và đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, cố gắng của người khiếm
thị nói chung và đối với An. Vì vậy, ở kỹ năng như: “Cắt những hình cơ bản
rộng 2 inch”, “Vẽ đường chéo từ góc này đến góc kia”, “Tô màu những hình
lớn, đơn giản không bị tràn ra ngoài”, “Ghép được 2, 3 chữ cái hoặc chữ
số”....An đều không làm được.
- Do không nhìn thấy, nên ngay từ nhỏ An ít được có cơ hội sử dụng bút chì
hoặc bút màu hoặc kéo, vì vậy các kỹ năng đòi hỏi phải sử dụng bút, màu để tô
hoặc vẽ, dùng kéo để cắt, An gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn.

4. Lĩnh vực ngôn ngữ

STT Các kỹ năng Ngày Ngày Ngày Có KN

Nói được chức năng của các bộ


phận cơ thể (mũi, miệng, mắt, tai,
79 chân hoặc bàn chân) x +

Trả lời được các câu hỏi về nơi


chốn, sử dụng được các cụm giới từ
80 (trong chiếc ly, dưới cái bàn) x +

Sử dụng từ “không” khi muốn phủ


81 định (Đây không phải là cây bút chì) x +

Sử dụng các dạng câu rút gọn. (Con


82 đang ăn gì thế? Dạ, ăn cơm) +

Nói được những câu từ 4-6 từ đúng


83 ngữ pháp (Bố lái xe đến cửa hiệu) x -

Thực hiện được một chuỗi 3 chỉ dẫn


84 theo đúng thứ tự yêu cầu +

Sử dụng các đại từ sở hữu (của anh


85 ấy, của cô ấy, của họ, của nó, của x +
bạn, của tôi)

Sử dụng các từ biểu hiện sự lịch sự :


86 vui lòng, làm ơn x +

Nói được những điều cần làm khi bị


87 ốm, bị cảm hoặc đói, etc. +

88 Sử dụng các câu phức -

Xác định được các thành viên trong


gia đình như chị em gái, anh em trai,
89 bà nội, bà ngoại,... +

Kể chuyện về gia đình mình (không


90 cần tranh ảnh gợi ý) -

Nhận xét hai từ có âm thanh giống


nhau hoặc khác nhau (xe hơi – xe
91 hơi, chó-chuối) +

Nhận xét hai từ có cùng nhịp điệu


92 hay không +

Chọn ra trong ba từ một từ không


93 thuộc nhóm này (chuối, táo, xe hơi) -

11/15
❖ Đánh giá về lĩnh vực:
- Lĩnh vực ngôn ngữ của trẻ khá tốt, đang được phát triển mạnh mẽ.
Bé An thực hiện được 11 trên tổng số 15 kỹ năng (chiếm 73%) cần đạt ở lĩnh vực
ngôn ngữ trong độ tuổi phát triển của mình. An nói được từ đơn và từ đôi rõ ràng và
chính xác, nhất là những từ quen thuộc xung quanh em. Ví dụ như chủ đề về bộ phận
cơ thể, đồ dùng học tập, đồ chơi xúc giác, tên người thân trong gia đình.
- An nói được các chức năng của bộ phận cơ thể. Ví dụ: mắt để nhìn, mũi để
ngửi…
- An biết sử dụng các đại từ sở hữu như: Cái đồng hồ này của ai? Bé trả lời: Của
cô Tỏ và bé nói được các câu rút gọn: Con đang làm gì thế? Bé trả lời: Dạ, đang
chơi
- Bé nói được những điều cần làm khi bị ốm hoặc đói, đau; biết nói lên nhu cầu
muốn uống nước khi khát nước hay muốn chơi đồ chơi bé thích.
- Bé nhận biết và nói được tên mình và các thành viên trong gia đình: ba, mẹ,
anh, chị…
- An nói được hai từ có âm thanh giống nhau hoặc khác nhau; nói được hai từ
có cùng vần: tai- tay, chó- chuối, cúc áo, miếng mút, hình tròn- hình vuông,
sấu- chấu- sâu, gà- bà…
- An sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép, lịch sự: Dạ, xin lỗi cô, cám ơn, cho con
xin…
- Qua tương tác với trẻ, nhóm thấy An rất thích thú với một số bài hát, trò chơi
quen thuộc và cử điệu, tạo sự hứng thú, vui vẻ: Bài Con cá vàng bơi, Một con
vịt….Bé có thể bắt chước theo nhịp điệu và hát theo lời. Trong quá trình đánh
giá, An cũng cố gắng duy trì những hoạt động tương tác với mọi người trong
nhóm qua việc “lặp lại những trò chơi, giỡn quen thuộc”.
- Tuy nhiên, An vẫn chưa nói được câu từ 4-6 từ đúng ngữ pháp, chưa nói được
câu 2 chủ ngữ hoặc vị ngữ, chưa kể lại được câu chuyện quen thuộc bằng ngôn
từ của mình và An chưa chọn ra được trong ba từ một từ không thuộc nhóm
này.

5. Lĩnh vực xã hội

STT Các kỹ năng Ngày Ngày Ngày Có KN

Khái niệm bản thể

61 Nói được tuổi của mình +

Nói được ngày sinh tháng đẻ của


62 mình
Nói được tên của những người trong
63 gia đình +

Nói được công việc của những người


trong gia đình (mẹ là bác sĩ, anh trai
64 đang đi học) +

Các kỹ năng chơi và liên nhân

Hướng mặt về phía người đang nói


65❖ chuyện +

Phản ứng phù hợp với sắc thái của


66 giọng nói +

Đáp lại lời người đang bắt đầu nói


67 chuyện +

Lắng nghe và làm theo chỉ dẫn được


đưa ra trong nhóm cho toàn thể mọi
68❖ người +

Bắt đầu tham gia các cuộc hội thoại


69 theo nhóm +

Đôi khi sử dụng những cử chỉ lịch sự,


70 xã giao mà không cần nhắc nhở

Trách nhiệm và sự độc lập

Đợi được trong vòng 15 phút cho tới


71 khi nhu cầu được đáp ứng +

Làm những việc ưa thích một mình


72 trong vòng 15 – 20 phút +

73 Thích ứng với sự thay đổi của môi +


trường hoặc thói quen hàng ngày
(ngủ trên một chiếc giường khác mà
không làm ầm lên)

Tìm kiếm và chấp nhận sự giúp đỡ


74❖ khi cần thiết +

Bộc lộ sự nâng niu trong tay đối với


những con vật nhỏ bé hoặc những
75 đồ vật mỏng manh, dễ vỡ +

13/15
❖ Đánh giá về lĩnh vực:
Trẻ thực hiện được 13/15 kỹ năng (Chiếm 87%), có 2 kỹ năng trẻ chưa thực hiện
được đó là sử dụng những cử chỉ lịch sự, xã giao mà không cần nhắc nhở và nói được
ngày sinh tháng đẻ của mình. Mặc dù khả năng của trẻ khá phát triển nhưng có vẻ do
còn rụt rè và chưa được giao tiếp cũng như chỉ dẫn nhiều nên trẻ chưa thể hiện được
các cử chỉ lịch sự,xã giao trong giao tiếp. Ngoài ra, cũng có thể do chưa được dạy về
ngày sinh tháng đẻ của mình nên trẻ không thể biết được kỹ năng này, mặc dù trẻ
biết được tuổi của bản thân mình rất rõ ràng.
Nhìn chung, trẻ có thể giao tiếp tốt với mọi người nhưng khá rụt rè. Vào giai đoạn
đầu tiếp xúc với nhóm chẩn đoán trẻ còn dè chừng nhiều, nhưng sau quá trình tiếp
xúc thì trẻ mạnh dạn hơn và thể hiện được nhiều hơn.
6.Lĩnh vực tự phục vụ

STT Các kỹ năng Ngày Ngày Ngày Có KN

Ăn

Cắn những miếng nhỏ, nhai thật kỹ


trong tư thế ngậm miệng khi được thúc
75 giục +

76❖ Tự lấy chén, muỗng +

Dọn sạch những phần bị đổ tháo ra


77❖ ngoài, tự lấy quần áo của mình +

78 Dọn sạch chỗ ngồi của mình ở bàn ăn +

79 Phụ sắp đặt bàn ghế +

Mặc

Mặc vào và cởi đồ ra độc lập (có thể vẫn


còn cần hoặc muốn giúp đỡ đối với
80❖ những loại quần áo bó chật vào người) +

Lựa chọn và yêu cầu một số quần áo


81 theo ý mình +

Cho áo khoác vào mắc áo và treo vào


82❖ những vị trí thấp hơn

Đi vệ sinh và vệ sinh thân thể nói chung

83❖ Đi vệ sinh theo đúng quy trình ở nhà +

17
84 Tự chải tóc +

85 Tự tắm +

Treo quần áo vừa giặt hoặc khăn lau mặt


86 lên đúng nơi quy định +

Sử dụng khăn giấy ở những nhà vệ sinh,


87 phòng rửa công cộng

Sự độc lập và an toàn

Có ý thức và tránh những nơi chứa các


88 chất độc hại (chất tẩy rửa, v.v) +

Hoàn thành đều đặn nhiệm vụ một cách


độc lập, không cần giám sát (có thể vẫn
89 cần nhắc nhở)

12/15
❖ Đánh giá về lĩnh vực:
Trẻ thực hiện được 12/15 lĩnh vực (Chiếm 80%), có 3 kỹ năng trẻ chưa thực hiện
được đó là hoàn thành đều đặn nhiệm vụ một cách độc lập, không cần giám sát (có
thể vẫn cần nhắc nhở); Cho áo khoác vào mắc áo và treo vào những vị trí thấp hơn và
Sử dụng khăn giấy ở những nhà vệ sinh, phòng rửa công cộng. Nhìn chung, trẻ có các
kỹ năng tự phục vụ khá tốt nhưng đối với các kỹ năng đòi hỏi, yêu cầu cao trẻ còn gặp
nhiều khó khăn.

18
7. Lĩnh vực vận động thô

STT Các kỹ năng Ngày Ngày Ngày Có KN

Làm theo được các chỉ dẫn liên quan


đến những cử động của cơ thể trong
khi chân đang đứng một chỗ (uốn/bẻ
68 người sang ngang, quỳ xuống) +

69 Kéo xe đồ chơi +

Đu trên một thanh xà trên đầu, trọng


70 lượng dồn vào cánh tay +

Đi được 10 bước về phía trước trên


71❖ một đường thẳng rộng 3 inch +

Đi được một quãng ngắn trên đòn


72❖ cân -

73❖ Nhảy thụt lùi +

74 Nhảy từ một vị trí cao 18 inch +

Dạng chân ra và nhảy lên trước


75 khoảng 35-40 cm +

76❖ Chạy nhanh +

Nhảy lò cò một chân nhiều lần liên


77 tục +

19
78 Nhào lộn được một vòng -

Ném bóng hoặc một túi hạt về mục


tiêu nhìn thấy và nghe thấy ở phía
79 trước +

Làm bóng nẩy lên và bắt bóng (một


80 lần nảy) +

Mang được những vật nặng tới 5


81 pao(≈2,5kg) +

12/14
❖ Đánh giá về lĩnh vực:
Trong các kỹ năng thuộc lĩnh vực vận động thô,trẻ thực hiện được 12/14 kỹ năng
(Chiếm 86%), có 2 kỹ năng mà trẻ còn chưa thực hiện được đó là: Đi được một quãng
ngắn trên đòn cân, Nhào lộn được một vòng. Điều này cho thấy trẻ có sự phát triển
vận động thô tương đối tốt, so với các bạn cùng lứa tuổi.
Tuy nhiên đối với các yêu cầu giữ thăng bằng hay cần sự dẻo dai thì trẻ còn gặp khó
khăn, chưa tự tin để thực hiện.
Để giúp trẻ khắc phục những khó khăn này, cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà
trường. Gia đình cần tạo cho trẻ môi trường chơi an toàn, khuyến khích trẻ tham gia
các hoạt động vận động ngoài trời, đặc biệt là các hoạt động đòi hỏi sự giữ thăng
bằng và dẻo dai. Nhà trường cần tổ chức các hoạt động vận động phù hợp với lứa
tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng vận động thô.

20
8. Lĩnh vực vận động tinh

STT Các kỹ năng Ngày Ngày Ngày Có KN

Sức mạnh

62 Sử dụng ghim kẹp quần áo +

Vắt khô được các đồ vật khác nhau


(bọt biển thấm nước, ống hút tay
63 cầm để bóp chất lỏng) +

Nặn được những hình đơn giản bằng


đất sét (quả bóng, con rắn, cái bánh
64 ngọt) +

Cắt được miếng giấy nhỏ thành 2


65 mảnh +

Sự khéo léo

66 Tách biệt cử động của các ngón tay +

Vặn chặt được nắp đậy loại 1 inch


(chai nước sốt cà chua hoặc dầu
67❖ giấm) +

Gói được những vật nhỏ bằng giấy


68 hoặc giấy thiếc +

Đặt một vật nhỏ vào khe (chỗ) chứa


69 hẹp (bút chì vào rãnh bàn) +

70❖ Cài được những chiếc nút loại 1.5 cm -

21
Xâu các chuỗi hạt theo các mẫu mã
71❖ khác nhau +

72❖ Gấp và tạo nếp giấy; so lề, so góc giấy +

Phối hợp nắm chặt, sức mạnh và sự khéo léo

73❖ Đổ nước từ bình này sang bình khác +

74❖ Lấy băng keo, xé ra và dán vào giấy +

Cột dây thun qua các điểm trên bảng


75❖ cắm +

Lắp ghép được rất nhiều miếng ghép


(có các đầu nút để lắp ráp và kết nối
76 với nhau +

14/15
❖ Đánh giá về lĩnh vực:
Trong các kỹ năng thuộc lĩnh vực vận động tinh, trẻ thực hiện được 14/15 kỹ năng
(Chiếm 93%).
Nhìn chung lĩnh vực vận động tinh trẻ phát triển bình thường so với chuẩn.
Để tiếp tục phát triển các kỹ năng vận động tinh của trẻ, gia đình và nhà trường cần
tạo cho trẻ môi trường vận động an toàn và phong phú, khuyến khích trẻ tham gia
các hoạt động vận động đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay, đồng thời có kế hoạch đánh
giá sự phát triển vận động của trẻ định kỳ để kịp thời phát hiện những khó khăn và có
biện pháp hỗ trợ phù hợp.

22
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Theo kết quả đánh giá, nhóm rút ra một số kết luận sau:
1. Nhìn chung, sự phát triển của Gia An đang tiến dần đến mốc 5 tuổi
2. Trong lĩnh vực nhận thức, những kỹ năng em chưa đạt được hầu hết đều tập trung
ở các nội dung về tiền đọc, viết và học toán như:
- Có thể ghép, phân loại và gọi tên 5 hình hình học cơ bản (CM 75)
- Nhận ra được vài con chữ trong hệ thống an – pha – bê (chữ in hoặc chữ Braille)
- Xác định được con chữ đầu tiên của tên mình
- Nhận diện được tên gọi của mình bằng chữ in hoặc chữ Braille
Bên cạnh đó, những nhiệm vụ đòi hỏi trẻ cần phải có khả năng ghi nhớ 5 đối tượng
dựa vào xúc giác như "Nhớ và đặt lại 5 vật theo mẫu (thay đổi màu sắc hoặc hình
dạng trong mẫu AB, AB)”, em còn gặp khó khăn.
2. Kiến nghị
Cần lập kế hoạch giáo dục cá nhân để phát triển đồng đều các lĩnh vực. Trong đó ưu
tiên lĩnh vực nhận thức, khả năng bù trừ, vận động tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực vận động
thô. Có thể lấy lĩnh vực xã hội làm động cơ thúc đẩy các lĩnh vực khác.
1. Về nhận thức
- Tập trung cung cấp kiến thức về những hình học cơ bản, dễ nhận dạng như: hình
vuông, trò, tam giác, chữ nhật, ngôi sao,... bằng các khối gỗ có kích thước rõ ràng,
phù hợp để trẻ dễ nhận diện và thao tác, lắp ghép trên các hình khối.
- Ngoài ra, cần giúp Gia An tăng cường khả năng ghi nhớ bằng sự hỗ trợ của xúc giác
(nhẫn, mìn, xù xì...) thay cho kích thích về màu sắc.
➢ Để giúp trẻ có được khả năng xúc giác tốt hơn làm tiền đề học tốt các kỹ năng tiền
đọc, viết chữ Braille, cần phát triển đồng thời các mặt còn lại như vận động tinh
giúp trẻ phát triển sự nhanh nhạy, tinh tế của các ngón tay thông qua những hoạt
động chơi với các loại hạt từ lớn đến nhỏ, làm quen trên bản tính. Phát triển sức
mạnh của đôi tay khi trẻ sử dụng dây thun trên các bảng cầm hay các bài tập về
tung ném bóng... Kết hợp với khả năng định hướng trong không gian (trên, dưới,
trái, phải) giữa vật và vật hoặc giữa sự vật với bản thân.

23
2. Về ngôn ngữ
- Để giúp An phát triển tốt hơn các kỹ năng trong lĩnh vực ngôn ngữ, em cần được
giáo viên và phụ huynh hỗ trợ nhiều hơn nữa để phát triển và mở rộng vốn từ
mới qua các bài hát, câu chuyện ngắn, bài thơ, qua trò chơi, tương tác, qua các
hoạt động của đời sống hàng ngày gắn liền với trẻ.
- Giáo viên cần có nhiều phương tiện hỗ trợ khác nhau để giúp em lấp đầy những
lỗ hổng trong sự phát triển ngôn ngữ của mình. Giáo viên giải thích ý nghĩa của
các từ cùng với sử dụng vật thật hoặc mô hình minh họa để trẻ có thể nhận thức
một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất ý nghĩa của từ mình vừa học được.
- Tạo nhiều môi trường giao tiếp để An có cơ hội được trải nghiệm và thể hiện bản
thân

3. Về thị giác
- Giáo viên và phụ huynh cần có các bài tập, cho trẻ tham gia trò chơi, hướng dẫn
trẻ luyện tập để kích thích thị giác, cảm giác, tri giác nhìn cho trẻ
- Cung cấp nhiều kích thích dễ nhìn thấy nhằm thu hút sự chú ý của trẻ như độ
tương phản cao, kích thước lớn, màu dễ thấy, những đồ vật tương phản như giấy
thiếc, làm nổi bật những đặc điểm đặc thù của đồ vật qua độ tương phản, màu
sắc, độ chiếu sáng
- Đồ vật để trẻ khám phá nên đặt trong vùng chú ý ưu tiên của trẻ. Suốt thời gian
luyện tập, có thể bố trí các kích thích thị giác trong vùng chú ý tiềm năng của trẻ
để ngày càng mở rộng vùng thị giác đó.

HẾT

24

You might also like