You are on page 1of 5

KHÁM LÂM SÀNG GÃY XƯƠNG CHI TRÊN

MÃ BÀI GIẢNG: CSP1. S2.4. MD


Tên bài giảng: Khám lâm sàng gãy xương chi trên.
Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ 2.
Số lượng sinh viên: 25 sinh viên.
Thời lượng: 4 tiết (200 phút).
Giảng viên biên soạn: Ts. Đỗ Văn Minh, email: minhdovan@hmu.edu.vn
Địa điểm giảng: Khoa chấn thương chỉnh hình- Các bệnh viện thực hành.
Mục tiêu học tập
1. Kiến thức
1.1. Phân tích được các triệu chứng lâm sàng gãy xương chi trên.
2. Kĩ năng
2.1. Thực hiện tự tin kỹ năng khai thác tiền sử, bệnh sử ở người bệnh gãy xương chi trên.
2.2. Thực hiện đúng thao tác khám lâm sàng gãy xương chi trên.
2.2. Nhận định đúng triệu chứng, dấu hiệu gãy xương chi trên.
3. Thái độ
3.1. Tôn trọng người bệnh khi khám bệnh.
3.2. Đáp ứng phù hợp với phản ứng của người bệnh với thầy thuốc trong quá trình thăm khám.
Tiêu chí tính chuyên nghiệp
1. Đồng cảm và sẵn sàng đồng hành với người bệnh
2. Cam kết đặt lợi ích của người bệnh lên hàng đầu
3. Bảo mật thông tin và tiết lộ thông tin theo cách phù hợp
4. Trung thực, tuân thủ các giá trị đạo đức của nghề
5. Tôn trọng giá trị và tính tự chủ của người bệnh
6. Đảm bảo năng lực chuyên môn
7. Năng lực và tinh thần làm việc nhóm
8. Năng lực tự học và tư duy phản biện
9. Cởi mở và tự nhận thức về bản thân và người khác
10. Đáng tin cậy với người bệnh, đồng nghiệp và xã hội

1. Chỉ tiêu thực hành


STT Tên kỹ năng Chỉ tiêu
Thực hành có
Quan sát hướng dẫn Làm đúng Làm thành thạo
của GV
1 Chào hỏi người bệnh 1 1 1 1
2 Đánh giá tình trạng toàn thân 1 1 1
3 Chuẩn bị bệnh nhân và dụng cụ 1 1 1
4 Hỏi tiền sử và bệnh sử 1 1 1
Khám gãy xương chi trên
5.1. Nhìn 1 1 1
5
5.2. Sờ 1 1 1
5.3. Đo 1 1 1
Khám vận động và cảm giác
6 1 1 1
dưới tổn thương
Bắt mạch quay và trụ ngang
7 1 1 1
mức cổ tay
Tóm tắt bệnh án, chẩn đoán sơ
8 1 1 1
bộ, đề xuất cận lâm sàng

2. Bảng kiểm dạy học

Các bước thực Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt


STT
hiện
Chào hỏi người - Giới thiệu bản thân. - Bệnh nhân hiểu và hợp tác, phối
bệnh - Xác định đúng người bệnh. hợp với nhân viên y tế trong quá
1
- Tạo được sự thân thiện, tin tưởng, trình thực hiện thủ thuật.
hợp tác từ người bệnh
Đánh giá tình - Phát hiện các tình trạng toàn thân - Đánh giá được tri giác và các
2 trạng toàn thân nặng đe dọa tính mạng dấu hiệu sinh tồn.

3 Chuẩn bị bệnh - Tạo thuận lợi cho quá trình thăm - Bộc lộ được toàn bộ chi trên 2
nhân và dụng khám và tạo dựng niềm tin với bên.
cụ người bệnh. - Tư thế người bệnh thoải mái.
- Đủ dụng cụ khám: thước dây,
khớp kế, bút đánh dấu mốc giải
phẫu

Hỏi tiền sử và - Giúp định hướng chẩn đoán và - Khai thác đầy đủ tiền sử bệnh
bệnh sử tiên lượng bệnh đã mắc và hiện mắc, các dị tật
(nếu có), nguyên nhân và cơ chế
4 chấn thương, các biện pháp điều
trị sau khi chấn thương.
-Mô tả đầy đủ, chi tiết diễn biến
các triệu chứng cơ năng.
Nhìn - Phát hiện các dấu hiệu của gãy - Nhận định đúng dấu hiệu biến
xương dạng chi điển hình, các biểu hiện
bên ngoài của gãy xương: sưng
5
nề, bầm tím, tụ máu, vết
thương…
- So sánh 2 bên.
Sờ - Phát hiện các dấu hiệu của gãy - Nhận định đúng các dấu hiệu
xương của gãy xương: mất liên tục của
xương, đầu xương gãy chồi lên di
lệch dưới da, điểm đau chói, lạo
6
xạo xương…
- Sờ nhẹ nhàng từ vùng không
đau đến vùng đau.
- So sánh 2 bên.
Đo - Phát hiện lệch trục chi và so le chi - Xác định đúng các mốc giải
phẫu: mỏm cùng vai, mấu động
7
lớn, lồi cầu trong, lồi cầu ngoài,
mỏm khuỷu, mỏm trâm quay,
mỏm trâm trụ.
- Nhận định đúng dấu hiệu lệch
trục chi.
- Nhận định đúng dấu hiệu so le
chi.
- Đo nhẹ nhàng giữa 2 mốc giải
phẫu đã được đánh dấu, đối chiếu
2 bên.
Khám vận động - Phát hiện tổn thương thần kinh - Khám vận động chủ động của
và cảm giác các ngón tay.
dưới tổn - Khám cảm giác nông (sờ mó)
8 thương của bàn ngón tay, cảm giác sâu
(vị trí ngón tay trong không gian)
của ngón tay.
- So sánh 2 bên.
Bắt mạch dưới - Phát hiện tổn thương mạch máu. - Bắt mạch quay ở rãnh quay và
tổn thương mạch trụ ở bờ quay cơ gấp cổ tay
9
trụ.
- So sánh 2 bên.
Tóm tắt bệnh - Giúp chẩn đoán xác định và chẩn - Lập luận được chẩn đoán sơ bộ,
án, chẩn đoán đoán phân biệt. đề xuất cận lâm sàng phù hợp.
10
sơ bộ, đề xuất
cận lâm sàng

3. Bảng kiểm lượng giá


Thang điểm
STT Các bước thực hiện 0 1 2 3
(Không làm) (Làm sai) (Làm đúng) (Làm thành thạo)
1 Chào hỏi người bệnh
2 Đánh giá tình trạng toàn thân
3 Chuẩn bị bệnh nhân và dụng cụ
4 Hỏi tiền sử và bệnh sử
5 Nhìn
6 Sờ
7 Đo
Khám vận động và cảm giác dưới
8
tổn thương
9 Bắt mạch
Tóm tắt bệnh án, chẩn đoán sơ bộ,
10
đề xuất cận lâm sàng

Bảng điểm quy đổi:


1-3: 1 điểm 4-6: 2 điểm 7-9: 3 điểm 10-12: 4 điểm 13-15: 5 điểm
16-18: 6 điểm 17-21: 7 điểm 22-24: 8 điểm 25-27: 9 điểm 28-30: 10 điểm

4. Yêu cầu về báo cáo: Bệnh án.


5. Tài liệu học tập
− Tài liệu phát tay.
− Đoàn Quốc Hưng, Phạm Đức Huấn, Hà Văn Quyết. Triệu chứng học ngoại khoa. Nhà xuất bản y
học, 2020, trang 84-131.

6. Tài liệu tham khảo.


− Đoàn Quốc Hưng, Phạm Đức Huấn, Hà Văn Quyết. Bệnh học ngoại khoa (dành cho sinh viên
năm thứ 4). Nhà xuất bản y học, 2020, trang 153-265.
− Đoàn Quốc Hưng. Bệnh học ngoại khoa (dành cho sinh viên năm thứ 6). Nhà xuất bản y học,
2020, trang 160-184.

You might also like