You are on page 1of 58

BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP


KIẾN THỨC CƠ BẢN

Phòng Huấn luyện Lực lượng Phát triển kinh doanh


KIẾN THỨC CƠ BẢN 1
Lưu hành nội bộ - 2022
BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

LỊCH HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP


THỜI LƯỢNG: 4 NGÀY

NGÀY 1 2 3 4
BUỔI Buổi 1 Buổi 3 Buổi 5 Buổi 7
Khởi động Khởi động Khởi động Khởi động
đầu giờ đầu giờ đầu giờ đầu giờ
 Chào mừng học  Ôn tập nội dung  Ôn tập nội dung  Ôn tập nội dung
viên ra nhập gia buổi 2 buổi 4 buổi 6
đình Bảo Việt  Tìm hiểu pháp  Sản phẩm của  Tổng quan toàn
 Giới thiệu về Bảo luật về kinh Bảo Việt Nhân bộ chương trình
Việt và Bảo Việt doanh bảo hiểm: thọ Bảo Việt lập
Nhân thọ - Quy định chung  Giới thiệu SP- nghiệp
 Giới thiệu về ứng về hợp đồng BH Liên kết chung  Hỏi đáp (nếu
dụng công nghệ có)
SÁNG

 Luyện thi
Từ 8h00-

- Quy định về hoạt


dành cho TVV động của doanh
nghiệp bảo hiểm
12h

- Luyện thi
Nghỉ giải lao Nghỉ giải lao Nghỉ giải lao Nghỉ giải lao
Giới thiệu về nghề  Quy định về tài  SP An khang  Luyện thi (Tiếp)
nghiệp TVBH - Cơ chính và thận hạnh phúc  Thi thử (nếu có)
hội và con đường trọng (VIP1)
phát triển  Quản lý nhà nước
về kinh doanh
bảo hiểm
Buổi 2 Buổi 4 Buổi 6 Buổi 8
Khởi động Khởi động Khởi động Khởi động
đầu giờ đầu giờ đầu giờ đầu giờ
 Ôn tập nội dung  Ôn tập nội dung  Ôn tập nội dung  Hướng dẫn thi
buổi 1 buổi 3 buổi 5 trực tuyến-online
 Kiến thức cơ bản  Đại lý bảo hiểm  Giới thiệu SPBT  Thi thử trên máy
về BH và BHNT và đạo đức nghề  SPBT R8 và R12 tính
- Nguồn gốc và nghiệp
khái niệm BH  Luyện thi
- Các nguyên tắc
trong BH
CHIỀU Từ

- Luyện thi
1300-17h

Nghỉ giải lao Nghỉ giải lao Nghỉ giải lao Nghỉ giải lao
 Các loại hình bảo  Quyền và nghĩa  Ôn tập sản  Nhấn mạnh thủ
hiểm vụ của đại lý bảo phẩm tục thi- địa điểm
 Thuật ngữ bảo hiểm  Giới thiệu quy trình thi - giờ thi
hiểm  Luyện thi tư vấn BHNT  Động viên tinh
 Luyện thi  Luyện thi thần
 Hoàn tất khóa
học (Trao
thưởng, lãnh
đạo Công ty
kết thúc lớp)

Điện thoại liên hệ khi cần được hỗ trợ, đóng góp ý kiến về lớp học: …………………….
Phụ trách đào tạo của công ty: …………………………………………………………………..

KIẾN THỨC CƠ BẢN 2


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

NỘI QUY LỚP HỌC

Nhằm đảm bảo tính nghiên túc và chuyên nghiệp cũng như chất lượng, đảm bảo học viên được
cấp chứng chỉ nhanh và đầy đủ, các anh/chị học viên tham dự chương trình đào tạo “ Bảo Việt
Lập nghiệp” đọc kỹ và tuân thủ các nội quy dưới đây:

 Tham dự đầy đủ số buổi học, đi học đúng giờ.

 Ký điểm danh đầy đủ để được tham dự kỳ thi của Bộ Tài chính và đủ điều kiện cấp chứng chỉ
Bảo Việt Lập nghiệp. Trường hợp nghỉ quá 1 buổi học sẽ không đủ điều kiện dự thi

 Trang phục khi tham dự lớp học:

 Nam quần tây, áo sơ mi, đi giày và thắt cravat

 Nữ juyp/ quần tây, áo sơ mi, đi giày

Lưu ý: Không mặc quần jean, đi dép lê


hoặc giày thể thao vào lớp học

 Luôn đeo biển tên

 Thể hiện tác phong và cư xử văn minh, lịch sự

 Giữ nề nếp và vệ sinh chung lớp học

 Không hút thuốc trong lớp và khu vực phòng làm việc của công ty

 Không nghe điện thoại trong giờ học, để điện thoại chế độ rung

 Trong quá trình học tập, học viên tương tác, tham gia tích cực, học và ôn luyện để đảm bảo
các yêu cầu của kỳ thi

 Khi đi thi anh/chị học viên mang theo chứng minh thư nhân dân và đến đúng địa điểm thi, giờ
thi theo thông báo (Nếu không mang theo CMTND và đến muộn giờ sẽ không được vào thi)

Bản nội quy này được lập ra nhằm mục đích tạo cơ hội cho học viên tham gia học tập tích cực,
hiệu quả đảm bảo thi đỗ và được cấp chứng chỉ vào nghề. Đây là phương châm đào tạo truyền
thống của công ty nhằm xây dựng và phát triển lực lượng tư vấn tài chính chuyên nghiệp

PHÒNG HUẤN LUYỆN LỰC LƯỢNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH

TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ

KIẾN THỨC CƠ BẢN 3


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU

Chào mừng các anh/chị đến với ngôi nhà chung Bảo Việt và đến với chương trình đào tạo đầu tiên
khi bước chân vào ngành Bảo hiểm Nhân thọ của Bảo Việt

Các anh/chị học viên thân mến!

Thành công thường bắt đầu từ cơ hội và quyết định đúng đắn. Nhiều năm qua, Bảo Việt Nhân thọ
đã tạo ra biết bao cơ hội nghề nghiệp cho người dân Việt Nam và ngày hôm nay, với cuốn sách
này trên tay các anh/chị đã quyết định lựa chọn cơ hội đó và chúng tôi hiểu rằng anh/chị đã lựa
chọn khởi nguồn để thành công.

Chào mừng các anh/chị ra nhập vào đội ngũ tư vấn tài chính chuyên nghiệp và đầy nhiệt huyết
cùng Bảo Việt Nhân thọ, để cùng chúng tôi truyền tải bức thông điệp thân thương, giá trị của bảo
hiểm nhân thọ đến từng người dân, từng gia đình Việt Nam.

Hành trình thành công bắt đầu từ những bước chân đầu tiên, chính vì vậy khởi động cùng khóa
đào tạo “ Bảo Việt lập nghiệp” và những chương trình đào tạo trang bị kỹ năng về sau sẽ đưa
anh/chị chinh phục những thành công trong nghề nghiệp và có thể tiến xa hơn nữa trên con
đường phát triển và khẳng định bản thân.

Bảo Việt Nhân thọ chúc các anh/chị tham dự khóa học hiệu quả và đạt được chứng chỉ vào nghề
cũng như chinh phục thành công những mục tiêu mình đặt ra để thực hiện những ước mơ, dự
định to lớn trong cuộc đời cho bản thân và gia đình thân yêu. Chúc các anh/chị và gia đình sức
khỏe, niềm vui và may mắn. Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân đã
tạo điều kiện cho các anh/chị yên tâm dành thời gian tham dự đầy đủ khóa học này để có những
trải nghiệm nghề nghiệp hấp dẫn cùng Bảo Việt Nhân thọ.

PHÒNG HUẤN LUYỆN LỰC LƯỢNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH

TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ

KIẾN THỨC CƠ BẢN 4


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

PHẦN

KIẾN THỨC CHUNG VỀ BẢO HIỂM

1 NGUỒN GỐC VÀ KHÁI NIỆM BẢO HIỂM

1.1 Nguồn gốc của bảo hiểm


Rủi ro chính là nguồn gốc phát sinh nhu cầu về bảo hiểm

1.2 Khái niệm về rủi ro


Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả
thiệt hại ngoài ý muốn của con người do không lường
trước được:
 Khả năng xảy ra rủi ro
 Không gian và thời gian xảy ra rủi ro
 Mức độ nghiêm trọng
Ví dụ: tai nạn khi tham gia giao thông, thua lỗ trong kinh doanh, ốm đau do bệnh tật, cháy
nhà do hỏa hoạn…

1.3 Các biện pháp hạn chế hậu quả của rủi ro
 Né tránh rủi ro: tìm cách tránh, loại trừ hoặc
hạn chế tối đa khả năng xảy ra rủi ro (ví dụ:
để tránh tai nạn giao thông thì hạn chế đi ra
đường)
 Chấp nhận rủi ro: Người bị tổn thất tự chấp
nhận tổn thất đó. Bao gồm: chấp nhận chủ
động (lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất)
hoặc bị động (khi xảy ra mới tìm giải pháp)
tổn thất khi xảy ra rủi ro.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 5


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

 Kiểm soát rủi ro: thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra
(ví dụ: lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các tòa nhà).
 Chuyển giao rủi ro: Người được bảo hiểm chuyển rủi ro cho DNBH thông qua hợp
đồng bảo hiểm, để đổi lấy sự an toàn về tài chính trong suốt thời gian chuyển giao
 Chuyển giao rủi ro là nguyên lý cơ bản của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đây
là mô hình lý tưởng nhất.
Ví dụ: Anh A mua bảo hiểm vật chất cho xe ô tô của mình, bằng cách này anh A
đã chuyển giao rủi ro cho Công ty bảo hiểm, do đó khi ô tô bị tai nạn thì Công ty
bảo hiểm sẽ phải chi trả chi phí sửa chữa theo điều khoản đã ký kết.

PHÂN LOẠI RỦI RO:


 Rủi ro được bảo hiểm, ví dụ: Ốm đau, tai nạn, tử vong, hỏa hoạn…
 Rủi ro không được bảo hiểm, ví dụ: Phẫu thuật thẩm mỹ
 Rủi ro loại trừ, ví dụ: Tử vong do tử hình…

ĐẶC TÍNH CỦA RỦI RO ĐƯỢC BẢO HIỂM:


 Tổn thất phải mang tính ngẫu nhiên
 Tổn thất phải đo được, định lượng được về tài chính ( ví dụ: Tài sản bị hư hỏng thì
giá trị thiệt hại là bao nhiêu, người bị rủi ro thì căn cứ vào giá trị của HĐ)
 Phải có số lớn: Nhiều người cùng tham gia một sản phẩm bảo hiểm( nếu chỉ có ít
người tham gia thì phí bảo hiểm sẽ cực kỳ lớn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm không
đủ bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra)
 Không trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

1.4 Khái niệm về bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ


 Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro cho
Công ty bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm.
Trong đó, Bên mua bảo hiểm (BMBH) chấp nhận
trả phí bảo hiểm và Doanh nghiệp bảo hiểm
(DNBH) cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo
hiểm khi NĐBH xảy ra sự kiện bảo hiểm.
 Bảo hiểm nhân thọ là nghiệp vụ bảo hiểm cho cả
trường hợp người được bảo hiểm còn sống hoặc
tử vong trong khoảng thời gian xác định.

1.5 Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
 Bảo hiểm là sản phẩm vô hình
 Bảo hiểm là một chu trình sản xuất ngược
 Không muốn sự kiện bảo hiểm xảy ra là tâm lý chung của người tham gia bảo hiểm

KIẾN THỨC CƠ BẢN 6


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

1.6 Thực chất của hoạt động bảo hiểm


 Là quá trình phân phối lại một phần thu
nhập giữa những người tham gia bảo
hiểm thông qua Công ty bảo hiểm.
 Thực hiện biện pháp chuyển giao rủi ro
 Hoạt động theo nguyên tắc “số đông
bù số ít” QUỸ DỰ TRỮ
TÀI CHÍNH
Bảo hiểm là sự chia sẻ rủi ro của những người tham
gia bảo hiểm

2 VAI TRÒ BẢO HIỂM

2.1. Vai trò của hiểm nhân thọ với mỗi cá nhân và gia đình
 Tiết kiệm cho những dự định trong tương lai: là
khoản tích lũy đều đặn có kỷ luật để đạt được những
mục tiêu ngắn hạn – trung hạn – dài hạn về tài chính.
 Bảo vệ tài chính trong trường hợp xảy ra rủi ro:
Khi xảy ra rủi ro (tai nạn, bệnh tật, mất sớm, sống
thọ), thu nhập gia đình bị giảm sút thậm chí bị mất đi.
Lúc đó, chúng ta thường phải trả lời những câu hỏi
lớn:
 Tiền đâu mà chữa bệnh?
 Tiền đâu mà lo cho cái ăn học?
 Làm sao để trang trải những chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình?
 …..
Nhưng nếu tham gia bảo hiểm, thì số tiền mà Công ty
bảo hiểm chi trả theo cam kết sẽ là khoản thu nhập thay
thế phần thu nhập bị mất đi, giúp gia đình vượt qua
được khó khăn trước mắt và dần đi vào ổn định.

Bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp Khách hàng:


 Có được nguồn thu nhập thay thế.
 Bảo vệ kế hoạch tài chính dài hạn.
 Công cụ tài chính bổ sung.
 Đảm bảo cuộc sống hưu trí trong an nhàn
và thảnh thơi

KIẾN THỨC CƠ BẢN 7


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

2.2 Vai trò kinh tế - xã hội của bảo hiểm


 Góp phần ổn định tài chính của cá nhân, tổ chức
tham gia bảo hiểm
 Huy động vốn cho nền kinh tế
 Ổn định ngân sách quốc gia
 Thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
 Tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội
 Hạn chế tổn thất, đảm bảo an toàn cho xã hội
 Tạo nếp sống tiết kiệm và mang đến trạng thái an
toàn về mặt tinh thần cho xã hội.

3 CÁC KHÁI NIỆM BẢO HIỂM

3.1 Hợp đồng bảo hiểm (HĐBH):


Là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và người được bảo
hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm.

3.2 Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH):


Là Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh
bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm hoặc
tái bảo hiểm.

3.3 Bên mua bảo hiểm (BMBH) hay Người tham gia bảo
hiểm (NTGBH)
Là cá nhân hoặc tổ chức đứng ra giao kết hợp đồng với
doanh nghiệp bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm theo các điều
kiện và điều khoản hợp đồng bảo hiểm. Nếu BMBH là cá
nhân thì người đó phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ &
phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với NĐBH.
BMBH là người yêu cầu tham gia BH, BMBH có thể đồng thời
là NĐBH hoặc Người thụ hưởng.

3.4 Người được bảo hiểm (NĐBH):


Là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng
được Công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm theo điều khoản

KIẾN THỨC CƠ BẢN 8


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

và các điều kiện của hợp đồng bảo hiểm. Trong BHNT, NĐBH là công dân Việt Nam, công
dân nước ngoài sinh sống tại Việt Nam (nếu là công dân nước ngoài thì thời hạn bảo hiểm
phải ngắn hơn thời hạn cư trú dự kiến tại Việt Nam).
NĐBH không được thay đổi trong khi HĐBH đã có hiệu lực.

3.5 Người thụ hưởng (NTH):


Là tổ chức, cá nhân được BMBH chỉ định nhận quyền lợi bảo hiểm khi NĐBH tử vong. Với
sự đồng ý của NĐBH hoặc người đại diện theo pháp luật của NĐBH, BMBH có thể chỉ
định, thay đổi Người thụ hưởng, hoặc điều chỉnh tỉ lệ quyền lợi bảo hiểm được hưởng của
những Người thụ hưởng.

3.6 Đối tượng bảo hiểm:


Là đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro
khiến quyền lợi được bảo vệ bởi HĐBH bị tổn hại,
bao gồm: con người (tính mạng, sức khỏe, tuổi
thọ…của con người), các tài sản và các lợi ích liên
quan, hay trách nhiệm dân sự.

3.7 Sự kiện bảo hiểm:


Là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận
hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra
thì DNBH phải trả tiền cho người thụ hưởng hoặc
bồi thường cho người được bảo hiểm.

3.8 Số tiền bảo hiểm:


Là số tiền được xác định làm căn cứ cho việc giải
quyết quyền lợi bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy
ra theo quy định của hợp đồng bảo hiểm.

3.9 Phí bảo hiểm:


Là khoản tiền BMBH phải đóng cho công ty bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do
các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

3.10 Phạm vi bảo hiểm:


Là phạm vi giới hạn những rủi ro, loại tổn thất và chi phí phát sinh mà DNBH sẽ chịu nếu
nó xảy ra.

3.11 Giá trị bảo hiểm:


Là giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xác định giá trị (thời điểm tham
gia bảo hiểm hoặc thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm).

KIẾN THỨC CƠ BẢN 9


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

3.12 Mức miễn thường:


Là phần tổn thất và/hoặc chi phí do rủi ro được bảo hiểm
gây ra nhưng NĐBH phải tự gánh chịu (chỉ áp dụng trong
$
bảo hiểm phi nhân thọ)
 Miễn thường có khấu trừ: Số tiền bồi thường bằng giá
trị tổn thất trừ đi mức khấu trừ)
 Miễn thường không khấu trừ: Số tiền bồi thường bằng
giá trị tổn thất

3.13 Bảo hiểm trùng:


Là trường hợp một đối tượng bảo hiểm được bảo vệ bằng
ít nhất 2 hợp đồng bảo hiểm có cùng rủi ro được bảo hiểm,
vì khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì các hợp đồng đều còn
hiệu lực.
Ví dụ: anh A mua bảo hiểm vật chất toàn bộ cho ô tô của
mình của cả 2 Doanh nghiệp bảo hiểm. Anh A lùi xe va
chạm vào cột điện làm móp đuôi xe và vỡ đèn hậu, chi phí
sửa chữa hết 50 triệu, khi đó cả 2 DNBH có trách nhiệm
thanh toán chi phí cho anh A, mỗi DNBH đền bù 50%.

3.14 Đồng bảo hiểm:


Là trường hợp nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo
hiểm cho một đối tượng bảo hiểm, chia sẻ phí và trách
nhiệm bồi thường. Thông thường doanh nghiệp ủy quyền
cho một doanh nghiệp làm đầu mối thương thảo hợp đồng
bảo hiểm và giải quyết tổn thất.
Ví dụ: Công trình xây dựng Sân bay A với tổng mức đầu tư
lớn, do vậy nếu xảy ra rủi ro thiệt hại lớn, chủ đầu tư đề
nghị 2 DNBH cùng bảo hiểm cho công trình để đảm bảo
các bên thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ khi xảy ra
rủi ro.

3.15 Thời điểm phát sinh hiệu lực:


Trường hợp Công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm phát sinh hiệu
lực kể từ ngày đóng phí bảo hiểm ước tính với điều kiện Bên mua bảo hiểm kê khai đầy
đủ các thông tin trên Giấy yêu cầu bảo hiểm.

3.16 Ngày phát sinh hiệu lực:


Là ngày Khách hàng kê khai đầy đủ thông tin trên giấy yêu cầu bảo hiểm, và đóng phí bảo
hiểm ước tình (nếu BVNT chấp nhận bảo hiểm).

3.17 Tái bảo hiểm:


Là hình thức DNBH chuyển 1 phần rủi ro cho các công ty tái bảo hiểm.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 10


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

3.18 Tuổi bảo hiểm:

Là tuổi tính theo ngày sinh nhật gần nhất (hoặc ngày sinh nhật đã qua) so với ngày hợp
đồng bảo hiểm phát sinh hiệu lực, phụ thuộc vào quy định cụ thể của từng sản phẩm.

3.19 Tai nạn:


Là một sự kiện hoặc một chuỗi sự kiện liên tục, khách quan, xảy ra do tác động của một
lực, một vật bất ngờ từ bên ngoài lên cơ thể của NĐBH hoặc BMBH. Sự kiện hoặc chuỗi
sự kiện nêu trên phải là nguyên nhân trực tiếp, duy nhất và không liên quan đến bất kỳ
nguyên nhân nào khác gây ra thương tật hoặc tử vong cho NĐBH, BMBH.
Ví dụ: một người đang đi xe máy bên dưới một công trình xây dựng, đang đi thì giàn giáo
xây dựng của công trình đổ sập, một thanh sắt rơi xuống văng ra xa va vào xe máy làm
người này bị ngã và bị gẫy chân.

3.20 Thương tật toàn bộ vĩnh viễn:


Là tình trạng BMBH, NĐBH bị mất hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của:
hai tay, hoặc hai chân, hoặc một tay và một chân, hoặc hai mắt, hoặc một tay và một mắt,
hoặc một chân và một mắt.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 11


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

Trong khái niệm này:


 Mất hoàn toàn và không thể phục hổi được chức năng của mắt được hiểu là lấy bỏ
nhãn cầu hoặc mù hoàn toàn (thị lực dưới 1/20);
 Mất hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của tay được hiểu là bị cắt cụt
từ khớp cổ tay trở lên hoặc mất khả năng vận động (liệt) vĩnh viễn từ toàn bộ bàn tay
trở lên;
 Mất hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của chân được hiểu là bị cắt
cụt từ khớp cổ chân (bao gồm cả xương sên và xương gót) trở lên hoặc mất khả
năng vận động (liệt) vĩnh viễn từ toàn bộ bàn chân trở lên.

Tình trạng thương tật toàn bộ vĩnh viễn nêu trên:


 Phải là hậu quả trực tiếp của một tai nạn xảy ra trong thời hạn bảo hiểm của hợp
đồng; và
 Phải được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận về tình trạng thương tật
 Phát sinh trong vòng 180 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn và kéo dài ít nhất 180 ngày
liên tục tính từ ngày được xác nhận bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn (trừ trường hợp
mất hoặc đứt rời bộ phận cơ thể).

3.21 Thương tật bộ phận vĩnh viễn:


Là tình trạng NĐBH, BMBH mất hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của một
bộ phận trên cơ thể.

3.22 Giá trị hoàn lại (giá trị giải ước):

Giá trị hoàn lại là số tiền BMBH được nhận khi yêu cầu chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm
trước thời hạn, hoặc khi Hợp đồng chấm dứt hiệu lực theo quy định trong Quy tắc, Điều
khoản.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 12


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

3.23 Thời gian cân nhắc:


Là khoảng thời gian mà BMBH có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và nhận lại toàn bộ phí
bảo hiểm đã nộp sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan (tại BVNT thời gian này 14
ngày hoặc 21 ngày kể từ ngày hợp đồng phát sinh hiệu lực ngày phát hành hợp đồng hoặc
ngày nhận bộ tài liệu hợp đồng tùy quy định từng sản phẩm).

3.24 Bảo hiểm tạm thời:

Là khoảng thời gian mà Công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm tạm thời cho NĐBH kể từ
khi BMBH kê khai Giấy yêu cầu bảo hiểm, và nộp phí bảo hiểm ước tính cho đến thời
điểm HĐBH được phát hành.
Nếu trong thời hạn bảo hiểm tạm thời, BMBH từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm, thì bảo
hiểm tạm thời sẽ chấm dứt hiệu lực và Công ty bảo hiểm nhân thọ hoàn lại cho BMBH số
phí bảo hiểm ước tính đã đóng sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan (thường là chi
phí khám sức khỏe). Trường hợp Công ty bảo hiểm nhân thọ không chấp nhận bảo hiểm,
BMBH sẽ được hoàn lại 100% phí bảo hiểm ước tính đã đóng.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 13


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

3.25 Trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm


Là trường hợp mà nếu NĐBH bị rủi ro do hậu quả của
những trường hợp đã quy định trong hợp đồng thì Công ty
bảo hiểm nhân thọ sẽ không chi trả quyền lợi bảo hiểm.
Một số trường hợp loại trừ phổ biến (áp dụng với hầu hết
các sản phẩm):
1. Hành vi cố ý của BMBH, NĐBH (trừ trường hợp tự tử
sau 24 tháng)
2. Nhiễm HIV, AIDS hoặc những bệnh liên quan đến AIDS
3. BMBH, NĐBH tham gia các hoạt động hàng không (trừ khi với tư cách là hành khách)
4. Các hoạt động nguy hiểm như nhảy dù, đua xe, đua ngựa, săn bắn, đấm bốc, lặn.
5. Hành vi phạm tội của BMBH và NĐBH
6. Ảnh hưởng của rượu, bia, ma túy và các chất kích thích khác;
7. Thiên tai, động đất, sóng thần, phản ứng hạt nhân, nhiễm phóng xạ, vũ khí hóa học, vũ
khí sinh học;
8. Chiến tranh (cho dù tuyên bố hay không tuyên bố), nội chiến, khủng bố, bạo động, nổi
loạn và các sự kiện mang tính chất chiến tranh khác.
Hợp đồng chấm dứt hiệu lực ngay sau khi BMBH, NĐBH chết do một trong các trường
hợp quy định ở trên. Khi đó, Công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ hoàn lại cho BMBH hoặc
người (hoặc những người) thừa kế hợp pháp của BMBH (nếu BMBH đã chết) 100% phí
bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan.

4 CÁC NGUYÊN TẮC TRONG BẢO HIỂM

4.1 Năm (05) nguyên tắc chung trong bảo hiểm


 Trung thực tuyệt đối:
Trung thực tuyệt đối khi giao kết và thực hiện các
nghĩa vụ, quyền lợi là điều kiện tiên quyết cho việc
duy trì hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm
buộc phải chấm dứt vì những hành vi gian lận, ý đồ
trục lợi từ phía các bên.
BMBH có nghĩa vụ kê khai trung thực, Công ty bảo
hiểm có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ và bảo
mật thông tin cho Khách hàng. Hợp đồng bảo hiểm sẽ buộc phải chấm dứt nếu có
hành vi gian lận hay trục lợi từ các bên trong hợp đồng.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 14


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

 Quyền lợi có thể được bảo hiểm


Quyền lợi có thể được bảo hiểm, hiểu một cách chung nhất, là mối quan hệ giữa
BMBH và NĐBH, trong đó BMBH có thể được hưởng lợi khi NĐBH còn sống, rủi ro
của NĐBH sẽ gây tổn thất về tài chính hoặc tinh thần cho BMBH. Do vậy nguyên
tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa rủi ro đạo đức và hành vi trục lợi bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là:
 Quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, quyền tài sản
 Quyền nhân thân, quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối
tượng được BH
 Quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng
Để đảm bảo quyền lợi có thể được bảo hiểm, BMBH chỉ có thể mua bảo hiểm cho
những người sau đây:
 BMBH là cá nhân (theo Điều 31 và Khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm)
chỉ có thể mua bảo hiểm cho:
o Bản thân BMBH
o Vợ chồng; con ruột hoặc con nuôi
hợp pháp; cha, mẹ ruột hoặc cha,
mẹ nuôi hợp pháp của BMBH; (quan
hệ 2 chiều).
o Anh/chị/em ruột (kể cả anh/chị/em
cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác
cha của BMBH); (quan hệ 2 chiều).
o Bất kỳ người nào mà BMBH là người
nuôi dưỡng, cấp dưỡng, giám hộ
hợp
pháp của người đó. Trong trường hợp này, BMBH phải có văn bản chứng minh
được mối quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng hoặc giám hộ (quan hệ 1 chiều).
 BMBH là tổ chức chỉ có thể mua bảo hiểm (quan hệ 1 chiều) cho:
o Người lao động đang làm việc cho BMBH.
o Người vay tiền, người gửi tiền tại ngân hàng, tổ chức tín dụng mà ngân hàng
và tổ chức tín dụng này là BMBH.
Trường hợp tham gia bảo hiểm cho trẻ em (dưới 18
tuổi theo tuổi sinh nhật) ngoài việc đảm bảo quyền
lợi có thể được bảo hiểm giữa BMBH và NĐBH, việc
giao kết hợp đồng bảo hiểm còn phải được sự đồng
ý bằng văn bản của cha, mẹ, người giám hộ hợp
pháp của NĐBH (theo quy định tại Khoản 2 Điều 18
Luật kinh doanh bảo hiểm).
 Quy luật số đông: Cần có số đông khách hàng
tham gia để quỹ chung hoạt động hiệu quả, càng
đông

KIẾN THỨC CƠ BẢN 15


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

người tham gia thì khách hàng càng có lợi ( sự đóng góp của số đông bù vào sự
bất hạnh của số ít). Khi xảy ra rủi ro số đông người chia sẻ rủi ro cho số ít người,
rủi ro được phân tán cho tất cả những người tham gia (Chia đều cho cả cộng
đồng). Khoản bù đắp thiệt hại do rủi ro lấy từ phí bảo hiểm (khoản đóng góp). Khác
với hoạt động tiết kiệm, số tiền bảo hiểm vượt xa phí bảo hiểm.
 Nguyên nhân gần: Là nguyên nhân đủ mạnh để khởi động cả một chuỗi sự kiện
dẫn đến một tổn thất nhất định, là nguyên nhân chủ yếu, quyết định và có mối liên
hệ trực tiếp với tổn thất. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với những
tổn thất khi nguyên nhân gần của tổn thất là rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.
 Bồi thường: Đây là nguyên tắc nhằm ngăn ngừa trục
lợi bảo hiểm. Số tiền bồi thường mà NĐBH có thể nhận
trong mọi trường hợp không lớn hơn thiệt hại của họ
trong sự kiện bảo hiểm và/hoặc STBH đã thoả thuận
trong HĐBH.
 Bảo hiểm phi nhân thọ: bồi thường những chi phí
thực tế, hợp lý để sửa chữa thay thế, tái tạo lại tài
sản như tình trạng trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
 Bảo hiểm nhân thọ & phi nhân thọ: bồi thường tối đa bằng STBH ghi trong hợp
đồng bảo hiểm.

4.2 Hai (02) nguyên tắc trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự (không áp dụng
với bảo hiểm con người)
 Đóng góp bồi thường:
Khi có bảo hiểm trùng hoặc đồng bảo hiểm, các Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chia sẻ
trách nhiệm bồi thường sao cho tổng số tiền mà NĐBH nhận được từ các HĐBH
không lớn hơn thiệt hại thực tế của họ trong sự kiện bảo hiểm.
Lưu ý: Nguyên tắc này không áp dụng trong bảo hiểm con người.
 Thế quyền:
Thế quyền được sử dụng khi có người thứ 3 phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại
của đối tượng trong sự kiện bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sau khi bồi thường
cho NĐBH theo HĐBH được phép thế quyền NĐBH đòi người thứ 3 phần thiệt hại
thuộc trách nhiệm của người thứ 3.
Ví dụ: Anh A chẳng may đánh rơi vật nặng làm vỡ đèn xe ô tô của anh B, biên bản
hiện trường của Công an ghi lỗi do anh A. Ô tô của anh B có mua bảo hiểm vật chất
toàn bộ xe. Lúc này Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường chi phí sửa chữa cho
anh B, sau đó Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đòi anh A phần chi phí trên.
Lưu ý: Nguyên tắc này không áp dụng trong bảo hiểm con người.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 16


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

4.3 Hai (02) nguyên tắc trong bảo hiểm con người
 Nguyên tắc khoán: Theo nguyên tắc này, tính mạng và sức khỏe của con người là
vô giá (không thể tính bằng tiền), do đó khách hàng ấn định khoản tiền sẽ được
hưởng ngay từ khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, việc trả tiền bảo hiểm không nhằm
mục đích bồi thường thiệt hại, mà là thực hiện cam kết của hợp đồng bảo hiểm. Do
đó khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, NĐBH được nhận quyền lợi bảo hiểm từ tất cả các
HĐBH có liên quan.
 Vừa bảo hiểm, vừa tiết kiệm: Theo nguyên tắc này, người tham gia bảo hiểm
được tùy chọn STBH, mức phí bảo hiểm, thời gian và phương thức đóng phí. Khi
hợp đồng có hiệu lực, bất kể có rủi ro hay không có rủi ro xảy ra người tham gia
bảo hiểm vẫn sẽ được nhận quyền lợi bảo hiểm theo đúng cam kết.

5 CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM

5.1 Phân loại theo luật kinh doanh bảo hiểm


 Bảo hiểm nhân thọ: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho
trường hợp:
 NĐBH Sống đến hết thời hạn bảo hiểm
(quyền lợi đáo hạn hợp đồng)
 NĐBH bị Chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh
viễn trong thời hạn bảo hiểm
 Bảo hiểm phi nhân thọ: là nghiệp vụ bảo hiểm
cho tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ
bảo hiểm khác bao gồm:
 Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
 Bảo hiểm hàng không
 Bảo hiểm xe cơ giới
 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của
chủ tàu
 Bảo hiểm cháy, nổ
 Bảo hiểm trách nhiệm
 Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
 Bảo hiểm thiệt hại trong kinh doanh
 Bảo hiểm nông nghiệp.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 17


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

 Bảo hiểm sức khỏe: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp NĐBH bị thương tật,
tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe, bao gồm:
 Bảo hiểm tai nạn con người: bảo hiểm tai nạn
con người 24/24, bảo hiểm tai nạn hành
khách, bảo hiểm học sinh.
 Bảo hiểm y tế: bảo hiểm trợ cấp nằm viện và
phẫu thuật, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
 Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe: chi phí khám
bệnh, chi phí cấp cứu, điều trị cấp cứu.

5.2 Phân loại theo đối tượng bảo hiểm


 Bảo hiểm tài sản: Đối tượng của HĐBH tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực,
tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng của
HĐBH TNDS là TNDS của NĐBH đối với người
thứ 3 theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Xe ô tô anh A chẳng may va chạm với xe ô
tô anh B, làm móp đầu xe ô tô của anh B, biên
bản hiện trường của Công an ghi lỗi do anh A. Xe
anh A có mua bảo hiểm TNDS. Lúc này DNBH
của anh A sẽ bồi thường thay anh A chi phí sửa
chữa cho anh B (tối đa 100 triệu). Phần còn lại
anh A phải tự đền bù cho anh B.
 Bảo hiểm con người: bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo
hiểm là tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động, và tuổi thọ con người. Bảo
hiểm con người được chia thành bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.

5.3 Phân loại theo kỹ thuật quản lý HĐBH


 Nghiệp vụ bảo hiểm áp dụng kỹ thuật
phân chia: thời hạn của HĐBH ngắn
(thường ≤ 1 năm), thường là bảo hiểm phi
nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.
 Nghiệp vụ bảo hiểm áp dụng kỹ thuật
tồn tích: thời hạn bảo hiểm dài (>1 năm),
chủ yếu là bảo hiểm nhân thọ.

5.4 Phân loại theo hình thức bảo hiểm


 Bảo hiểm tự nguyện: Loại bảo hiểm mà HĐBH được ký kết theo ý muốn của
NĐBH và dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa 2 bên (DNBH và BMBH), ví dụ:
bảo hiểm nhân thọ.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 18


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

 Bảo hiểm bắt buộc: là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo
hiểm, mức phí bảo hiểm, STBH tối thiểu mà tổ chức/cá nhân tham gia bảo hiểm
và DNBH có nghĩa vụ thực hiện, với mục tiêu bảo vệ lợi ích công cộng và an
toàn xã hội. Bao gồm:
 Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, TNDS của người vận chuyển hàng không
đối với hành Khách.
 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật.
 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
 Bảo hiểm cháy nổ.

6 BẢO HIỂM NHÂN THỌ

6.1 Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ
 Quy luật số đông.
 Quyền lợi có thể được bảo hiểm
 Trung thực tuyệt đối
 Khoán

6.2 Các loại hình bảo hiểm nhân thọ


 Bảo hiểm tử kỳ

 STBH được DNBH trả cho người thụ hưởng nếu NĐBH tử vong trong thời hạn
hợp đồng bảo hiểm.
 Chỉ đơn thuần bảo vệ tài chính, không có tính tiết kiệm.
 Phí bảo hiểm thường thấp hơn so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác.
 Các dạng bảo hiểm tử kỳ: tử kỳ cố định (phí bảo hiểm và STBH không thay đổi
trong suốt thời hạn HĐBH), tử kỳ có điều kiện; tử kỳ có thể tái tục/tử kỳ có thể
chuyển đổi; tử kỳ giảm dần/tử kỳ tăng dần, bảo hiểm thu nhập gia đình.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 19


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

 Bảo hiểm sinh kỳ

 STBH được DNBH trả một lần cho người thụ hưởng nếu NĐBH sống đến một
thời hạn nhất định (Quyền lợi bảo hiểm đáo hạn).
 Thời hạn của HĐBH xác định, được thỏa thuận trong HĐBH.
 Nếu NĐBH chết trước thời hạn thanh toán thì DNBH sẽ không trả tiền bảo hiểm
 Phí bảo hiểm thanh toán 1 lần hoặc nhiều lần.
 Bảo hiểm hỗn hợp
 Là sự kết hợp giữa bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ. DNBH trả STBH khi NĐBH
tử vong trong thời hạn BH hoặc còn sống đến hết thời hạn BH.
 Thời hạn của HĐBH xác định, được thỏa thuận trong HĐBH
 Có giá trị hoàn lại (giá trị giải ước)
 Phí bảo hiểm đóng định kỳ và không thay đổi
 Các dạng bảo hiểm hỗn hợp: bảo hiểm hỗn hợp không chia lãi, bảo hiểm hỗn
hợp có chia lãi.
 Bảo hiểm hỗn hợp có chia lãi ≥ 70% số thặng dư của tổng số lãi thu được hoặc
chênh lệch thặng dư giữa số thực tế và giả định về tỷ lệ tử vong, lãi suất đầu tư
và chi phí.
 Bảo hiểm trọn đời
 STBH được DNBH trả 1 lần cho Người thụ hưởng khi NĐBH tử vong vào bất cứ
thời điểm nào trong suốt cuộc đời (việc trả tiền BH là chắc chắn)
 Thời hạn bảo hiểm không xác định, được tính từ lúc ký kết đến khi NĐBH tử vong.
 Phí bảo hiểm có thể thanh toán 1 lần hoặc định kỳ trong thời gian nhất định.
 Các dạng bảo hiểm trọn đời: Bảo hiểm trọn đời không chia lãi, bảo hiểm trọn đời
chi phí thấp.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 20


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

 Bảo hiểm trả tiền định kỳ (niên kim)

 Nếu NĐBH sống đến một thời gian nhất định thì sau thời hạn đó DNBH trả tiền
bảo hiểm định kỳ cho Người thụ hưởng theo thỏa thuận trong HĐBH.
 Thời hạn HĐBH xác định, được thỏa thuận trong HĐBH.
 Giống bảo hiểm sinh kỳ, nếu NĐBH chết trước thời hạn xác định trong HĐBH thì
DNBH không phải trả tiền bảo hiểm.
 Phí bảo hiểm có thể thanh toán 1 lần hoặc định kỳ theo thỏa thuận
 Các dạng bảo hiểm niên kim: niên kim trả ngay/niên kim trả sau; niên kim có thời
hạn/niên kim trọn đời; niên kim cố định/niên kim biến đổi; niên kim đầu kỳ/niên
kim cuối kỳ.

 Bảo hiểm hưu trí


 STBH được chi trả 1 lần hoặc trả định kỳ như một niên kim cho NĐBH nếu
NĐBH đạt độ tuổi xác định (tuổi nghỉ hưu, nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi) hoặc tối thiểu
15 năm.
 Các quyền lợi Trợ cấp mai tang phí, Quyền lợi bảo hiểm tử vong, TTTBVV được
trả cho người thụ hưởng.

 NĐBH được quyền rút trước 1 phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản khi bị suy giảm
khả năng lao động 61% trở lên, hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 21


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

 Các khoản khấu trừ: phí ban đầu, phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí
quản lý quỹ, phí chuyển tài khoản….
 Khi NĐBH không còn trong nhóm trong hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm sẽ
được chuyển sang BH hưu trí cá nhân, hoặc BH hưu trí nhóm mới.
 Nếu không còn khả năng đóng phí thì Tài khoản BH hưu trí sẽ tạm đóng.
 Quỹ hưu trí được hình thành từ phí bảo hiểm của các HĐBH hưu trí tự nguyện,
và là tập hợp các tài khoản hưu trí của NĐBH. DNBH phải thiết lập Quỹ hưu trí
tự nguyện, theo dõi, tách và hạch toán riêng doanh thu, chi phí, tài sản và nguồn
vốn của Quỹ hưu trí tự nguyện với các Quỹ chủ hợp đồng khác và Quỹ chủ sở
hữu.
 Bảo hiểm liên kết chung
 Khách hàng được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung sau khi
trừ đi các chi phí liên quan.
 Có lãi suất cam kết tối thiểu hàng năm được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
 Các khoản khấu trừ: phí ban đầu, phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí
quản lý quỹ, phí chấm dứt hợp đồng…
 Khi chấm dứt hợp đồng nhận về Giá trị giải ước (GTGU = GTTK – chi phí chấm
dứt hợp đồng & các khoản nợ nếu có).
 STBH tối thiểu ≥ 5 lần phí bảo hiểm định kỳ hoặc 125% phí bảo hiểm đóng 1 lần.
 Bảo hiểm liên kết đơn vị

 Là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp giữa bảo vệ trọn đời và đầu tư tài chính.
 BMBH lựa chọn các hình thức đầu tư, hưởng mọi lợi nhuận và chịu mọi rủi ro.
Các yếu tố như hoạt động đầu tư, chi phí lợi nhuận của quỹ được thông báo
công khai, minh bạch cho Khách hàng.
 Cơ cấu phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm
rủi ro và phần đầu tư cũng như các loại phí khác.
 Đối với hợp đồng đóng phí bảo hiểm định kỳ: Quyền lợi tối thiểu là giá trị nào lớn
hơn giữa (50 triệu và 5 lần phí đóng định kỳ).
 Đối với hợp đồng đóng phí bảo hiểm 1 lần: Quyền lợi tối thiểu là giá trị nào lớn
hơn giữa (50 triệu và 125% lần phí đóng 1 lần).

KIẾN THỨC CƠ BẢN 22


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

 Bảo hiểm bổ trợ (bổ sung)

 Được bán kèm với 1 sản phẩm bảo hiểm chính tạo nên một giải pháp tài chính
toàn diện cho Khách hàng.
 Gia tăng quyền lợi và phạm vi bảo hiểm.
 Mức phí thấp.
 Các sản phẩm bổ trợ chủ yếu: miễn đóng phí, hoàn phí, tử vong thương tật do
tai nạn, chăm sóc y tế, bệnh hiểm nghèo…

KIẾN THỨC CƠ BẢN 23


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

PHẦN

II

PHÁPLUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM

1 CƠ SỞ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT


VỀ BẢO HIỂM

Kinh doanh bảo hiểm là một bộ phận trong các hoạt động

3B
kinh tế xã hội và là hoạt động không thể thiếu trong xã
hội hiện đại ngày nay. Cũng như các lĩnh vực kinh doanh
khác, kinh doanh bảo hiểm tất yếu phải chịu sự điều
chỉnh của các quy định pháp luật. Các quy định này được
xây dựng trên cơ sở 3B:
 Bảo vệ người tham gia bảo hiểm
Kinh doanh bảo hiểm là bán lời hứa. Trong khi đó,
người tham gia bảo hiểm phải trả tiền mua trước (dưới
hình thức phí bảo hiểm) để được hưởng dịch vụ sau.
Chính vì vậy, việc đảm bảo người bán (tức doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH)) phải trả
tiền và trả đầy đủ cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặp rủi ro là cần thiết. DNBH sau
khi cầm tiền của người tham gia bảo hiểm không được trốn trả tiền, hoặc sử dụng tiền
phí bảo hiểm thu được không đúng mục đích, làm thất thoát dẫn đến không đủ tiền để
trả bồi thường cho khách hàng.
Bên cạnh đó sản phẩm bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm có tính phức tạp bao gồm
nhiều điều khoản phức tap và ngôn ngữ mang tính chuyên môn. Do đó, trong trường
hợp sảy ra tranh chấp, người tham gia bảo hiểm dễ rơi vào vị thế bất lợi khi đối đầu với
DNBH được trang bị bởi một đôi ngũ cán bộ chuyên môn và luật sư hùng hậu và có
kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp về bảo hiểm.
 Bảo đảm sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh giữa các DNBH
Thị trường bảo hiểm với nhiều DNBH đang kinh doanh đòi hỏi phải có một hành lang
pháp lý điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp đó, đảm bảo sự công bằng giữa
các DNBH, giữa các loại hình DNBH (nhà nước, cổ phần, tư nhân), tránh xảy ra tình
trạng

KIẾN THỨC CƠ BẢN 24


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

cạnh tranh không lành mạnh như nói xấu để lôi kéo khách hàng, hay nói xấu để lôi kéo
đại lý, cán bộ giữa các DNBH...
 Bảo đảm sự ổn định và phát triển cho cả ngành bảo hiểm nói riêng và toàn bộ
nền kinh tế nói chung
Sự các DNBH, của thị trường bảo hiểm sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của cả
nền kinh tế.

2 HỆ THỐNG CÁC NHÓM LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG


KINH DOANH BẢO HIỂM

Các luật nền (luật chung) như Bộ Luật dân sự, Luật doanh nghiệp,
Luật đầu tư
Luật KD bảo hiểm. Dưới Luật còn có các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật như các Nghị định, Thông tư, Quyết định...
Các luật liên quan: Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật đấu thầu, Luật
cạnh tranh, Luật phòng cháy chữa cháy, Luật hàng hải...

3 TRÌNH TỰ ƯU TIÊN TUÂN THỦ ĐỐI VỚI CÁC NHÓM LUẬT

Luật nền: Là cơ sở xây dựng luật chuyên ngành (Luật chuyên ngành
là cụ thể hóa một số nội dung trong luật nền)
LUẬT
NỀN Khi có xung đột giữa các nhóm luật:
Áp dụng luật chuyên ngành

Những vấn đề không được quy định trong luật chuyên ngành thì áp dụng theo quy định của
luật nền và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4 PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM

Ngày 09/12/2000, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm tại kỳ họp thứ
8 Quốc hội khóa 10. Luật có hiệu lực từ ngày 01/4/2001.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 25


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

Sau gần 10 năm ban hành Luật kinh doanh bảo


hiểm năm 2000, để tiếp tục hoàn thiện Luật cho phù
hợp với những yêu cầu mới, đặc biệt là khi những
cam kết quốc tế (cam kết WTO, cam kết AFTA) có
hiệu lực trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, Quốc Hội
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông
qua Luật kinh doanh sửa đổi, bổ sung năm 2010 và
bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2011.
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật kinh
doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010 bao gồm những
nội dung cơ bản sau: Luật gồm 9 chương và
129 Điều:
 Chương I. Những quy định chung
 Chương II. Hợp đồng bảo hiểm
 Chương III. Doanh nghiệp bảo hiểm
 Chương IV. Đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
 Chương V. Tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính
 Chương VI. Doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu
tư nước ngoài
 Chương VII. Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
 Chương VIII. Khen thưởng và xử lý vi phạm
 Chương IX. Điều khoản thi hành
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và sửa đổi bổ sung năm 2010 đã và đang được các
cơ quan hành pháp (Chính phủ và Bộ Tài chính là cơ quan quản lý chuyên ngành trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm) hướng dẫn triển khai thực hiện thông qua hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật bao gồm các Nghị định và Quyêt định của Chính phủ; các Quyết
định và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính (xem chi tiết ở bảng trên).

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM


4.1. Khái niệm: Hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) là sự thỏa
thuận giữa bên mua bảo hiểm và DNBH, theo đó:
HĐBH  Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm,
 DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 26


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

4.2. Phân loại:

HĐBH trách
HĐBH con người HĐBH tài sản
nhiệm dân sự

Tài sản
Tuổi thọ TNDS của NĐBH
Vật có thực đối với người thứ
Đối tượng BH Tính mạng
Tiền 3 theo quy định
Sức khỏe pháp luật.
Giấy tờ trị giá bằng tiền
Tai nạn con người
Các quyền tài sản

Tài sản Là số tiền mà


Vật có thực DNBH phải trả cho
Số tiền BH BMBH & DNBH tự NĐBH theo thoả
thỏa thuận trong Tiền thuận trong hợp
HĐBH Giấy tờ trị giá bằng tiền đồng BH
Các quyền tài sản

4.3. Các nội dung chính của HĐBH


a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm
hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản
bảo hiểm;
e) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
f) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí BH.
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi
thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
j) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

4.4. Hình thức HĐBH


Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam cũng giống như Luật của các nước khác, đều quy định
HĐBH phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy
chứng

KIẾN THỨC CƠ BẢN 27


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy
định.
Quy định này của Luật kinh doanh bảo hiểm được xây dựng hoàn hoàn trên cơ sở các chế
định bộ Luật dân sự về hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng (Điều 570).

4.5. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm


Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây (Điều 15 Luật
sử đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm:
 Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
 Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo
hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
 Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm
đã đóng đủ phí bảo hiểm.

4.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng


a) Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
2. Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc
giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
3. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí đến thời điểm đình chỉ
thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có hành vi:
 Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả
tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường; không thực hiện các nghĩa vụ trong việc
cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm về những trường hợp có thể làm
tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực
hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
 Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các
rủi ro được bảo hiểm thì DNBH có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn
lại của hợp đồng bảo hiểm, nếu bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo
hiểm thì DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm
nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm;
 Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã
đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản
phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí,
doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng, bên mua bảo
hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đóng phái
bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
 Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm
an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một

KIẾN THỨC CƠ BẢN 28


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó. Nếu hết thời hạn
này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ hợp
đồng bảo hiểm.
4. Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người
được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc
trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
5. Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
6. Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi
thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách
nhiệm dân sự;
7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 29, NGHỊ ĐỊNH 45/2007/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ quy định Quyền của DNBH
 Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý
bảo hiểm;
 Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp
đồng đại lý bảo hiểm theo các quy định của pháp luật;
 Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp
của đại lý bảo hiểm, nếu có thoả thuận trong hợp
đồng đại lý bảo hiểm;
 Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu
được theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
 Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.

b) Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm


1. Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa
vụ của bên mua bảo hiểm;
2. Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi
giao kết hợp đồng bảo hiểm;
3. Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được
bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
4. Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;
5. Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi
thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 29


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

ĐIỀU 29, NGHỊ ĐỊNH 45/2007/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ quy định Nghĩa vụ của DNBH
 Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định của
pháp luật;
 Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan
đến hoạt động đại lý bảo hiểm;
 Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết;
 Thanh toán hoa hồng theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
 Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo
thoả thuận;
 Chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý bảo hiểm của
mình gây ra theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
 Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt
động do đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện;
 Thông báo cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam danh sách các đại lý bảo hiểm bị
doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm do vi phạm pháp luật,
quy tắc hành nghề.

c) Quyền của Bên mua bảo hiểm


1. Lựa chọn DNBH hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;
2. Yêu cầu DNBH giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận
bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;
3. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp
bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm, khi
đó doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm
do việc cung cấp thông tin sai sự thật. Hoặc trong trường hợp khi có sự thay đổi
những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo
hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo
hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm
không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương
đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho
doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm;
5. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc
theo quy định của pháp luật;
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 30


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

d) Nghĩa vụ của Bên mua bảo hiểm


1. Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm;
2. Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu
cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
3. Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo
yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
4. Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả
thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
5. Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật kinh
doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

e) Doanh nghiệp BH có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng khi Bên mua bảo hiểm:
1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật; không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung
cấp thông tin cho doanh nghiệp BH
2. Không chấp nhận tăng phí BH, khi có sự thay đổi làm tăng rủi ro được BH
3. Không thể đóng được phí sau thời gian gia hạn đóng phí (60 ngày)
4. Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng BH sau thời gian
được doanh nghiệp BH ấn định

f) Bên mua BH có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng khi doanh nghiệp bảo hiểm:
1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật (khi đó doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường
thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật)
2. Không chấp nhận giảm phí khi có sự thay đổi làm giảm rủi ro được BH

4.7. Một số quy định khác

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

 Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;
 Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;/ bên
mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
 Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp
đồng bảo hiểm;
 Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 31


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

 Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
 Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo
thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả
thuận khác;
 Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo
hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Sửa đổi, bổ sung & chuyển nhượng HĐBH

 Sửa đổi, bổ sung HĐBH: mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải lập thành
văn bản
 Chuyển nhượng HĐBH: BMBH có thể chuyển nhượng HĐBH, BHBH phải thông báo
bằng văn bản cho DNBH, DNBH có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng
 Thay đổi bên mua bảo hiểm
Tái bảo hiểm

 DNBH chịu trách nhiệm duy nhất với khách hàng


 DN tái không được yêu cầu khách hàng đóng phí trực tiếp
 BMBH không được yêu cầu tái BH bồi thường/ trả tiền
Thời hạn yêu cầu trả tiền bồi thường

 1 năm kể từ ngày sự kiện bảo hiểm xảy ra (không tính thời gian do trở ngại khách
quan)
 1 năm kể từ ngày biết sự kiện BH
 1 năm kể từ ngày người thứ ba yêu cầu
Thời hạn trả tiền bồi thường

 Theo thỏa thuận trong HĐBH


 Nếu không có thỏa thuận thì phải trả trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Thời hiệu khởi kiện

 3 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp

Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm

 Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua BH đã đóng đủ phí BH
 Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp BH
và bên mua BH về việc bên mua BH nợ phí BH
 Có bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua BH đã đóng đủ

phí BH

KIẾN THỨC CƠ BẢN


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


5
BẢO HIỂM

5.1. Bảo đảm của Nhà nước đối với KD BH


 Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của
các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức
kinh doanh bảo hiểm.
 Nhà nước có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm
Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với các nghiệp vụ bảo
hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp.

5.2. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
 Nhà nước khuyến khích thu hút nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam và tái đầu tư
lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm phục vụ công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam
 Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ (BTA), trở thành thành viên
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): cam kết mở của
 thị trường và không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.

5.3. Hợp tác, cạnh tranh & đấu thầu trong kinh doanh BH
 Được hợp tác trong việc tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm...
 Được cạnh tranh về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch
vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính.
 Đấu thầu phải công khai, minh bạch theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu
thầu.

5.4. Các hình thức pháp lý của DNBH:


 Công ty cổ phần bảo hiểm
 Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
 Hợp tác xã bảo hiểm
 Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm
Quy định này nhằm đảm bảo tính phù hợp giữa Luật
chuyên ngành bảo hiểm và các các Luật chung, cụ thể là
Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 33


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt
động tại Việt Nam dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm.
Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có thể thực hiện cung cấp sản phẩm dịch
vụ bảo hiểm thông qua việc thành lập chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ nước ngoài. Trong trường hợp này, chi nhánh trực thuộc này không phải là một
pháp nhân theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Nghị định 123/2011/NĐ-CP
quy định rõ chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài là đơn vị phụ
thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân,
được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm và chịu trách nhiệm về
mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có thể tham gia thị trường Việt Nam thông
qua việc tham gia, mua cổ phần của một doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm đang hoạt động
trên thị trường với mức sở hữu tối đa là 20% vốn điều lệ; Hoặc thực hiện cung cấp sản
phẩm dịch vụ bảo hiểm mà không cần thành lập pháp nhân (công ty trách nhiệm hữu hạn)
hoặc có hiện diện thương mại tại Việt Nam (chi nhánh phi nhân thọ trực thuộc) thông qua
hình thức cung cấp qua biên giới.

5.5. Quy định về tổ chức của DNBH, Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
 Trụ sở chính;
 Chi nhánh, sở giao dịch, hội sở, công ty thành viên hạch toán phụ thuộc (được gọi là
Chi nhánh) trực thuộc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, có
nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức
năng đại diện theo uỷ quyền;
 Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp
và bảo vệ các lợi ích đó;
 Địa điểm kinh doanh, phòng giao dịch (được gọi là địa điểm kinh doanh) là nơi hoạt
động kinh doanh cụ thể, trực thuộc Chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp bảo hiểm có mức vốn điều lệ đã góp bằng mức
vốn pháp định được mở tối đa 20 chi nhánh và văn phòng đại diện. Đối với mỗi chi nhánh
hoặc văn phòng đại diện tăng thêm doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung vốn điều lệ đã
góp là 10 tỷ đồng.
Quy định hiên hành về tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm đã
có bước thay đổi mạnh so với giai đoạn trước đây. Theo quy
định cũ, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép thành lập chi
nhánh hoặc văn phòng đại diện ngoài trụ sở chính; Ngoài ra,
quy định cũ chỉ cho phép thành lập 01 chi nhánh hoặc 01 văn
phòng đại diện tại mổi tỉnh thành; đồng thời, công ty bảo hiểm
có vốn đầu tư nước ngoài bị hạn chế số lượng chi nhánh
trong vong 5 năm sau khi thành lập.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 34


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

Thời gian gần đây, trong lĩnh vực nhân thọ có xuất hiện hình thức tổng đại lý (GA). GA
thông thường là một pháp nhân/tổ chức được thành lập thực hiện nhiệm vụ tổng đại lý,
thực hiện một số chức năng kinh doanh nhất định và hỗ trợ hoạt động cho các đại lý nhân
thọ trong một địa bàn nhất định.
5.6. Qui định về nhân sự của DNBH:
Nguyên tắc chung về việc bổ nhiệm người quản trị, điều hành DNBH:
 Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám
đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm phải là người có
trình độ chuyên môn, năng lực quản trị, điều hành
doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
 Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm
phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương
nhiệm.
 Việc bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị
(Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty),
Tổng giám đốc (Giám đốc), chuyên gia tính toán
(DN nhân thọ) và chuyên gia tính toán dự phòng và
biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

5.7. Quy định về các chuyên gia tính toán:


Quy định hiện hành yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng chuyên gia tính toán
nhằm thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn tài chính cho
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải sử dụng
chuyên gia để thực hiện các nhiệm vụ như lập dự phòng nghiệp vụ, đánh giá tình hình chi
bồi thường và mức trích lập dự phòng nghiệp vụ, và tính toán khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bảo hiểm.
Tương tự như đối với chuyên gia tính toán trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, pháp
luật hiện hành quy định các tiêu chuẩn cần thiết áp dụng cho chuyên gia tính dự phòng
nghiệp vụ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
5.8. Qui định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ
 Xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện các quy chế / quy trình
 Phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
 Phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy trình nghiệp vụ và quy
định nội bộ;
 Lưu giữ văn bản kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ

KIẾN THỨC CƠ BẢN 35


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

5.9. Qui định về nội dung hoạt động của DNBH

 DNBH nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
và ngược lại
 DNBH nhân thọ và phi nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ BH sức khỏe

5.10. Qui định về khai thác bảo hiểm

KÊNH PHÂN PHỐI Qui định về khai thác bảo hiểm

Sử dụng đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp tiếp cận giới thiệu
và bán sản phẩm cho khách hàng.
Có thể bao gồm:
Trực tiếp
 Bán hàng qua điện thoại, gửi thư bán hàng trực tiếp hoặc gửi
thư điện tử/tin nhắn trực tiếp tới khách hang
 Bán hàng trực tuyến

Đại lý, Là kênh bán hàng truyền thống.


môi giới BH Môi giới BH chủ yếu ho ạt động trong lĩnh vực BH phi nhân thọ

Đấu thầu Công khai, minh bạch DNBH không chi hoa hồng cho Đại Lý

Kênh hợp tác với ngân hàng ”Bancassurance”, bán hàng qua các
Khác
đối tác: Bưu điện, siêu thị….

QUI ĐỊNH
 Trung thực, công khai, minh bạch trong giới thiệu sản phẩm
 Nhân viên bán hàng trực tiếp phải có chứng chỉ đại lý bảo hiểm hoặc chứng chỉ đào
tạo về các nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai;
 Tìm hiểu rõ thông tin về Khách hàng, cân nhắc năng lực chuyên môn và khả năng tài
chính của Doanh nghiệp nhằm đảm bảo không phân biệt đối xử;
 Một số nguyên tắc chung khác về cung cấp thông tin liên quan đến HĐBH; trách
nhiệm phân tích nhu cầu và tư vấn cho Khách hàng...

KIẾN THỨC CƠ BẢN 36


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

CẤM

 Can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn DNBH của BMBH;
 Yêu cầu, ngăn cản hoặc ép buộc đơn vị cấp dưới hoặc những người có liên quan phải
tham gia BH dưới mọi hình thức;
 Tranh thủ uy tín, ảnh hưởng và chỉ đạo dưới mọi hình thức của bất kỳ tổ chức, cá
nhân nào để cung cấp dịch vụ bảo hiểm, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính
đáng của BMBH.

5.11. Qui định về quy tắc, điều khoản, biểu phí:


 Đối với các sản phẩm thuộc nghiệp vụ BH nhân thọ, BH sức khoẻ: Doanh nghiệp
bảo hiểm phải tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm được Bộ Tài chính
phê chuẩn.
 Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ BH phi nhân thọ: Doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ được phép chủ động xây dựng và triển khai quy tắc, điều khoản
và biểu phí BH.
 Bảo hiểm bắt buộc: Bộ Tài chính ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức
phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.

6 QUI ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH & THẬN TRỌNG

6.1. Quy định về tài chính

 Phi NT: 300 tỷ


 Nhân thọ: 600 tỷ
 DNBH sức khỏe: 300 tỷ
Đảm bảo vốn pháp định  Chi nhánh DNBH nước ngoài : 200 tỷ
 Tái BH PNT: 400 tỷ
 Tái BHNT: 700 tỷ
 Môi giới: 4 tỷ

DN BHNT kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (bao gồm bảo
Đáp ứng qui định về
hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm
dự phòng nghiệp vụ
sức khỏe: 800 tỷ

Đảm bảo biên khả năng DN BHNT kinh doanh BHNT (bao gồm BH liên kết đơn vị,
thanh toán BH hưu trí) và BHSK: 1.000 tỷ

KIẾN THỨC CƠ BẢN 37


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

6.2. Quy định về dự phòng nghiệp vụ

Thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được


Mục đích
xác định trước và phát sinh từ các HĐBH đã giao kết

Trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng HĐBH bao


gồm:
 Dự phòng toán học
BHNT
 Dự phòng phí chưa được hưởng
 Dự phòng lãi chia
 Dự phòng bồi thường
 Dự phòng đảm bảo lãi cam kết, đảm bảo cân đối

BHPNT Trích lập dự phòng nghiệp vụ theo nghiệp vụ BH hoặc


HĐBH bao gồm: Dự phòng phí chưa được hưởng, dự
phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, ..

Trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng HĐ bảo hiểm


sức khỏe bao gồm: Dự phòng toán học, dự phòng phí
BH sức khỏe
chưa được hưởng, dự phòng bồi thường, đảm bảo
cân đối…

6.3. Quy định về dự trữ bắt buộc


 Nhằm bổ sung vốn điều lệ và đảm bảo khả năng thanh toán (tăng khả năng thanh toán
của DNBH)
 Áp dụng cho cả DNBH và DN môi giới bảo hiểm
 Đây là 1 trong những tiêu chí đánh giá tiềm năng tài chính của DNBH
 Được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế
 Mức tối đa của quỹ do Chính phủ quy định

6.4. Quy định về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm


 Nhằm bảo vệ QL của NĐBH trong trường hợp DNBH phá sản hoặc mất khả năng
 Được trích lập theo tỷ lệ % trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả các HĐBH
 Hạn mức chi trả của Quỹ:
 HĐ BHNT, BHSK: Chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của DNBH không quá 200 triệu
đồng/ NĐBH/Hợp đồng
 HĐ PNT: Chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của DNBH và không quá 100 triệu
đồng/ hợp đồng

KIẾN THỨC CƠ BẢN 38


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

6.5. Quy định về hoạt động đầu tư


NGUYÊN TẮC: An toàn, hiệu quả & đáp ứng được các yêu cầu chi trả thường xuyên cho
các cam kết theo HĐBH.
Lưu ý: Đầu tư ra nước ngoài phải được BTC chấp thuận

6.6. Quy định đầu tư vốn nhàn rỗi tại Việt Nam
 Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng
 Mua trái phiếu Chính phủ
 Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp
 Kinh doanh bất động sản
 Góp vốn vào các doanh nghiệp khác
 Cho vay theo quy định của Luật các tổ
chức tín dụng

6.7. Quy định về hoạt động đầu tư

DNBH PNT, chi nhánh


Các lĩnh vực đầu tư DNBH nhân thọ, BHSK
nước ngoài

Trái phiếu CP, tín phiếu/


trái phiếu kho bạc, công
trái, Trái phiếu DN có bảo KHÔNG HẠN CHẾ KHÔNG HẠN CHẾ
lãnh, gửi tiền tại các tổ
chức tín dụng

Cổ phiếu, trái phiếu DN


Tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ Tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ
không bảo lãnh, góp vốn
dự phòng nghiệp vụ BH dự phòng nghiệp vụ BH
vào các DN khác

Tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ Tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ
Kinh doanh BĐS, cho vay
dự phòng nghiệp vụ BH dự phòng nghiệp vụ BH

6.8. Quy định về kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính & công khai tài chính
 Công khai báo cáo tài chính
 Báo cáo tài chính
 Kiểm toán
 Quản trị Tài chính DN
 Chế độ kế toán

KIẾN THỨC CƠ BẢN 39


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

6.9. Quy định về chế độ hoa hồng và thù lao đại lý


 Khen thưởng, Hỗ trợ: Được phép, nhưng không quá 50% hoa hồng bảo hiểm của
các hợp đồng BH đã khai thác trong năm tài chính
 Khuyến mại cho đại lý bảo hiểm
 Khi dịch vụ bảo hiểm được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu. DNBH không
được chi hoa hồng đại lý BH

Loại hình bảo hiểm Tỷ lệ hoa hồng tối đa

Bảo hiểm trả tiền định kỳ, phương thức nộp phí bảo hiểm
7%
1 lần

Bảo hiểm trả tiền định kỳ, phương thức nộp phí bảo hiểm
25%
định kỳ của năm hợp đồng thứ nhất

Bảo hiểm trọn đời, phương thức nộp phí bảo hiểm 1 lần 10%

Bảo hiểm trọn đời, phương thức nộp phí


20%
bảo hiểm định kỳ của năm hợp đồng thứ nhất

Bảo hiểm tử kỳ, phương thức nộp phí bảo hiểm 1 lần 15%

40% năm hợp đồng thứ


Bảo hiểm hỗn hợp, thời hạn bảo hiểm trên 10 năm, nhất; 10% năm hợp
phương thức nộp phí bảo hiểm định kỳ là đồng thứ 2; 10% các
năm hợp đồng tiếp theo

7 QUY ĐỊNH VỀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
 Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh
doanh bảo hiểm.
 Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng các
chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm; trong việc kiểm tra
giám sát việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm .
 Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện
giải quyết các thủ tục liên quan đến việc thành lập và hoạt động của DNBH, DN
MGBH, văn phòng đại diện tại Việt nam trên địa bàn quản lý sau khi đã được Bộ Tài
chính cấp giấy phép; Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xử lý vi phạm pháp luật về
kinh doanh bảo hiểm.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 40


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

PHẦN
III

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM,


ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP,
QUYỀN, NGHĨA VỤ & TRÁCH NHIỆM.

1 ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

1.1 ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

a. Phương thức bán bảo hiểm

DNBH có thể sử dụng kết hợp nhiều phương thức bán bảo hiểm khác nhau, mỗi phương
thức có những đặc điểm, ưu thế riêng và đều hướng tới những đối tượng khách hàng
nhất định.
Bán bảo hiểm qua trung gian: Là phương thức bán bảo hiểm trong đó những người bán
được hưởng hoa hồng bán sản phẩm qua việc tiếp xúc và tư vấn trực tiếp cho khách hàn.
Phương thức bán bảo hiểm này có ba loại chính là bán bảo hiểm qua đại lý, bán bảo hiểm
qua môi giới và kênh liên kết với ngân hàng (Bancasuarance)
Bán bảo hiểm trực tiếp: Là phương thức bán bảo hiểm trong đó khách hàng mua bảo
hiểm trực tiếp từ DNBH mà không qua khâu trung gian. Người bán hàng là nhân viên của
DNBH (VD: NV Bán hàng qua điện thoại (telesales)…), họ hưởng lương để bán bảo hiểm
và phục vụ khách hàng.
Ngoài ra, để tác động đến người mua bảo hiểm tiềm năng, các DNBH còn thực hiện việc
quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, điện thoại,…
Bán bảo hiểm qua đại lý là phương thức được hầu hết các DNBH sử dụng. Đây là kênh
bán hàng phổ biến nhất và được coi là kênh bán hàng truyền thống.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 41


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

b. Khái niệm đại lý bảo hiểm


“ Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được DNBH ủy
quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực
hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của
Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của
pháp luật có liên quan”.

c. Điều kiện để trở thành đại lý bảo hiểm


Không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành đại lý bảo hiểm, vì để làm được những công
việc đó họ cần được đào tạo bàn bản về những kỹ năng đặc biệt, không đơn giản chỉ là
những kiến thức về sản phẩm bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, các quy định của pháp luật
về bảo hiểm mà còn cả các kỹ năng về phân tích nhu cầu và khả năng tài chính của khách
hàng, kỹ năng thuyết phục khách hàng… Chính vì lý do đó, bất cứ quốc gia nào cũng đều
có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện của đại lý bảo hiểm cũng như quy
định về nội dung chương trình đào tạo và việc tổ chức thi cấp chứng chỉ đào tạo cho đại
lý.
Tại Việt nam, theo quy định tại Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm thì:
 Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
 Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
 Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
 Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài
chính chấp thuận cấp.
 Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
 Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
 Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có
đủ các điều kiện của đại lý bảo hiểm cá nhân quy định trên.

d. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm


Theo điều 85 – Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì đại lý bảo hiểm có thể được DNBH
ủy quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

Giới thiệu Giới thiệu, chào bán các sản phẩm bảo hiểm

Thu xếp Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm

Chăm sóc
Thu phí bảo hiểm, chăm sóc khách hàng
khách hàng

Hỗ trợ Hỗ trợ khách hàng thu xếp, hoàn thiện hồ sơ


giải quyết quyền lợi

Hoạt động Thực hiện các hoạt động khác có liên quan
khác đến hợp đồng bảo hiểm

KIẾN THỨC CƠ BẢN 42


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

 Giới thiệu, chào bán bảo hiểm:


Đại lý bảo hiểm sẽ phải tự chủ động tìm kiếm và khai thác các nguồn khách hàng tiềm
năng, và thực hiện việc tìm hiểu nhu cầu, tư vấn các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với
nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng.
 Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm:
Sau khi khách hàng đồng ý hoặc có thỏa thuận tham gia một loại hình bảo hiểm của
doanh nghiệp mà người đại lý đó tư vấn, đại lý phải tiếp tục thực hiện hoạt động thu
xếp để DNBH và Khách hàng (mà lúc này sẽ là bên mua bảo hiểm) ký kết HĐBH.
 Thu phí bảo hiểm:
Việc thu phí sẽ do đại lý bảo hiểm chịu trách nhiệm thực hiện thay mặt cho DNBH để
thu các khoản phí bảo hiểm như: Phí bảo hiểm đầu tiên, phí bảo hiểm định kỳ.
 Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm:
Đại lý cũng là người tham gia thu xếp, hướng dẫn và hỗ trợ giúp cho khách hàng và
DNBH hoàn thành các thủ tục giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
 Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện HĐBH:
Đại lý còn thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện HĐBH đã ký
với DNBH. Năng lực khai thác khách hàng mới và duy trì nguồn khách hàng cũ luôn là
công việc khó khan nhất và là nhiệm vụ chính của đại lý bảo hiểm, trong đó việc chăm
sóc khách hàng để duy trì tỷ lệ tái tục hợp đồng và giảm thiểu tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng là
hoạt động thể hiện vai trò quan trọng của một đại lý bảo hiểm.

e. Vai trò của đại lý bảo hiểm


 Vai trò đối với người mua bảo hiểm
Hầu hết khách hàng đều tin tưởng và dựa cả vào người đại lý từ
việc yêu cầu đại lý giúp họ lựa chọn loại hình bảo hiểm, giải đáp về
điều khoản bảo hiểm, cho đến việc thu xếp ký HĐBH và giúp đỡ họ
trong khâu giải quyết quyền lợi bảo hiểm, các khoản chi trả khi có
các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Thông qua các hoạt động tư vấn của mình, các đại lý bảo hiểm đang giúp khách hàng
của mình có được những biện pháp phòng chống và chuyển giao rủi ro của mình cho
DNBH cũng như có được những hoạch định và phương pháp để thực hiện các kế
hoạch tài chính của mình một cách an toàn và hữu hiệu nhất.
 Vai trò đối với DNBH
Hiện nay kênh bán hàng qua đại lý bảo hiểm vẫn đang là kênh hiệu quả nhất.
Đại lý bảo hiểm mang tính chất độc lập cao và gắn với trách nhiệm cả về phía khách
hàng trong quan hệ bảo hiểm và cả về phía DNBH mà đại lý đang hoạt động.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 43


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

Nhiều khách hàng tham gia một HĐBH không phải là vì do họ


hiểu biết về DNBH đó như thế nào mà chỉ là do họ tin tưởng vào
người đại lý mà họ tiếp xúc.
Những DNBH có đội ngũ đại lý bảo hiểm càng lớn thì thương
hiệu của họ càng được nhiều người biết đến đã trở nên như một
lẽ rất tự nhiên.
Do đại lý là người tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng – đối tượng sử dụng trực tiếp
các sản phẩm bảo hiểm, nên thông thường đại lý cũng được khách hàng chia sẻ về
suy nghĩ, các ý kiến đánh giá về sản phẩm, hay những mong muốn về một sản phẩm
bảo hiểm có những yếu tố hoặc đặc trưng thì sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ… Đại lý
phản hồi lại các thông tin này cho các DNBH giúp cho các DNBH dễ dàng nắm bắt,
hiểu thêm được về thị hiếu, về các nhu cầu gia tăng của khách hàng từ đó có những
định hướng để xây dựng và phát triển các sản phẩm phù hợp.
Chính vì thế, có thể nói đại lý bảo hiểm là một trong những yếu tố quyết định sự thành
công của DNBH, quyết định việc gia tăng thị phần, gia tăng doanh thu của DNBH.
 Vai trò đối với xã hội
Đại lý bảo hiểm đã góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai
trò của bảo hiểm đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
Bằng chính các HĐBH mà đại lý đã tư vấn, đã giúp khách hàng
của mình giảm bớt khó khan về tài chính khi có rủi ro xảy ra và
còn góp phần không nhỏ trong việc ổn định và an sinh xã hội.
Xã hội sẽ bớt đi nhiều trẻ mồ côi thất học lang thang kiếm sống khi bố mẹ chúng
không may gặp rủi ro, và cảnh các cụ già vẫn phải vật lộn lo cho từng miếng ăn mỗi
ngày và tiền dưỡng bệnh do không có quỹ dự phòng cho tuổi hưu trí của mình,…
Bằng các hoạt động của mình, người đại lý đang thực hiện trách nhiệm cao cả của
cộng đồng, đó là giúp có được số đông khách hàng tham gia đóng phí bảo hiểm để hỗ
trợ, chia sẻ rủi ro cho số ít khách hàng không may mắn gặp rủi ro, tổn thất.

f. Quy định về đào tạo – huấn luyện đối với đại lý bảo hiểm
Để đảm bảo chất lượng đào tạo đại lý bảo hiểm, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Kinh doanh bảo hiểm đã có những quy định rất cụ thể về điều kiện đối với cơ sở đào tạo
đại lý bảo hiểm, tiêu chuẩn của các giảng viên, nội dung chương trình đạo tạo đại lý và
chứng chỉ mà đại lý cần phải có trước khi hành nghề đại lý.

Để được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm, các ứng viên đại lý bảo hiểm sẽ phải tham gia
chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm và vượt qua các kỳ thi để cấp chứng chỉ đại lý bảo
hiểm do các cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận tổ chức.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 44


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm gồm 2 phần chính như sau:
 Chương trình đào tạo cơ bản:
Chương trình đào tạo này gồm các nội dung chính: Kiến thức chung về bảo hiểm;
Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và đại lý bảo
hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm; Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại
lý.
 Chương trình đào tạo về sản phẩm bảo hiểm:
Chương trình đào tạo này gồm các nội dung chính: Kỹ năng bán bảo hiểm; Thực hành
nghề đại lý bảo hiểm; Sản phẩm bảo hiểm mà đại lý dự kiến triển khai.

g. Đối tượng không được làm đại lý bảo hiểm


 Người không đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoặc đang bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù,
hoặc vị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy
định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.
(Khoản 3, điều 86 Luận kinh doanh bảo hiểm)
 Cán bộ, nhân viên của DNBH không được làm đại lý bảo hiểm cho
chính DNBH đó.
 Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho DNBH
khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của DNBH mà
mình đang làm đại lý.

1.2 ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

a. Đối với khách hàng


 Luôn tôn trọng, niềm nở với khách hàng, đặt quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách
hàng lên trên hết
 Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để tư vấn, đánh giá khả năng tham gia bảo hiểm,
phạm vi bảo hiểm một cách trung thực khách quan
 Luôn tư vấn những SPBH phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của KH
 Giải thích, hướng dẫn đầy đủ và trung thực cho khách hàng về sản phẩm bảo hiểm,
các quyền và nghĩa vụ của khách hàng
 Trao hợp đồng bảo hiểm trong thời gian thích hợp theo quy định của doanh nghiệp
bảo hiểm
 Tuân thủ nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng

KIẾN THỨC CƠ BẢN 45


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

b. Đối với Doanh nghiệp bảo hiểm

 Thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm đầy đủ & chính xác theo nội dung và phạm vi
mà DNBH chấp nhận
 Tuân thủ mọi nội quy, quy chế, quy định do DNBH ban hành bao gồm cả các yêu cầu
về đào tạo
 Cung cấp cho DN tất cả các thông tin liên quan đến các bên tham gia bảo hiểm mà
đại lý biết hoặc phải biết
 Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của Nhà nước ban hành
 Luôn ứng xử chuyên nghiệp và tôn trọng nhân viên của DNBH.

c. Các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong đạo đức

 Đồng thời làm đại lý cho DNBH khác khi không có sự đồng ý của DNBH đang làm
đại lý
 Chiếm dụng phí liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
 Thông tin quảng cáo sai sự thật về hợp đồng bảo hiểm, DNBH làm tổn thất đến quyền
và lợi ích hợp pháp của BMBH & DNBH
 Ngăn cản BMBH cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, xúi dục BMBH
kê khai thông tin không trung thực
 Xúi dục BMBH hủy bỏ hoặc để mất hiệu lực hợp đồng bảo hiểm hiện có để tham gia
hợp đồng bảo hiểm mới làm thiệt hại đến quyền lợi của bên mua hợp đồng
 Giả mạo chữ ký và hồ sơ hoặc ký thay bất kỳ chứng từ nào của khách hàng
 Trục lợi hoặc gian lận bảo hiểm dưới bất kỳ hình thức nào
 Không thực hiện hoàn trả đầy đủ các khoản nợ bằng tiền đã cam kết hoàn trả theo
thời hạn đã quy định
 Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án tước
quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của luật pháp
 Vi phạm nghiêm trọng trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

1.3 QUY ĐỊNH PHÁP CHẾ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐẠI LÝ

Các hình thức kỷ luật:

NHẮC NHỞ

KIẾN THỨC CƠ BẢN 46


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

CẢNH CÁO
Không được xét thi đua
Không được xét thăng tiến

ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG

 Không được thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ hoạt động đại lý
 Áp dụng đồng thời hình thức cảnh cáo
 Không được hưởng các khoản hoa hồng và thu nhập

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ

Buộc bồi thường thiệt hại phát sinh


Đưa tên Đại lý vào “ danh dách đen”
Tiến hành thủ tục đề nghị khởi tố (nếu cần)

2 QUYỀN, NGHĨA VỤ & TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

2.1 QUYỀN CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM


Theo Điều 30 Nghị định 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì đại lý bảo hiểm có các
quyền sau:

1. Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với DNBH theo đúng quy định
của pháp luật;
2. Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do
DNBH tổ chức;
3. Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện
khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
4. Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo
hiểm;
5. Yêu cầu DNBH hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong
hợp đồng đại lý bảo hiểm

a. Quyền lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với DNBH theo đúng quy
định của pháp luật:
Tổ chức và cá nhân đảm bảo các điều kiện là đại lý tổ chức hoặc cá nhân có quyền lựa
chọn và ký kết hợp đồng đạo lý bảo hiểm với DNBH mà mình mong muốn làm đại lý.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 47


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

Theo quy định thì tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho DNBH khác
nếu không được chấp thuận bằng văn bản của DNBH mà mình đang làm đại lý.

b. Quyền tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo
hiểm do DNBH tổ chức:
Đại lý có quyền được tham gia cá khóa đào tạo ban đầu, đào tạo cập nhật kiến thức
thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao trình độ về nghề nghiệp đại lý, kiến thức về bảo
hiểm,… do DNBH mà mình đang làm đại lý tổ chức.
Điều này cũng tương ứng với nghĩa vụ của DNBH trong việc tổ chức đào tạo và cấp
chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định của pháp luật.

c. Quyền được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các
điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm:
Đại lý bảo hiểm có quyền được DNBH cung cấp các thông tin cần thiết cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi khác theo quy định để đại lý có thể hoàn thành nhiệm vụ của
mình, có khả năng cung cấp những thông tin, thực hiện tư vấn chính xác, trung thực và
tốt nhất cho khách hàng và doanh nghiệp.

d. Quyền được hưởng hoa hồng, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý
bảo hiểm:
Đại lý được DNBH trả thù lao trên cơ sở hoa hồng đại lý bảo hiểm. Hoa hồng đại lý bảo
hiểm là các khoản chi phí của DNBH trả trực tiếp cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo
hiểm mang lại dịch vụ cho DNBH (Hoa hồng đại lý bảo hiểm được tính theo tỷ lệ phần
trăm trên phí bảo hiểm của các HĐBH mà đại lý khai thác được). Tỷ lệ hoa hồng đại lý
bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định.
Bên cạnh hoa hồng đại lý, đại lý bảo hiểm còn được hưởng các quyền lợi khác theo quy
định cụ thể tại hợp đồng đại lý ký kết với DNBH và phù hợp với quy định của pháp luật

e. Quyền được yêu cầu DNBH hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa
thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm:
Khi hợp đồng đại lý chấm dứt, đại lý có quyền yêu cầu DNBH hoàn trả số tiền đã ký quỹ
hoặc tài sản thế chấp ban đầu, sau khi trừ đi các nghĩa vụ tài chính mà đại lý có trách
nhiệm phải thanh toán với DNBH (nếu có). Ý nghĩa và mục đích của khoản ký quỹ hoặc
tài sản thế chấp này sẽ được nêu kỹ ở phần nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm.

2.2 NGHĨA VỤ CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì đại lý bảo hiểm có
các nghĩa vụ sau:
1. Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với DNBH;

KIẾN THỨC CƠ BẢN 48


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

2. Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho DNBH nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý
bảo hiểm;
3. Giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho
bên mua bảo hiểm; thực hiện HĐBH theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại
lý bảo hiểm;
4. Tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm
tổ chức theo quy định;
5. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

a. Nghĩa vụ thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với DNBH:
Đại lý bảo hiểm thực hiện hoạt động đại lý theo ủy quyền của DNBH trên cơ sở hợp
đồng đại lý bảo hiểm ký kết với doanh nghiệp.
Nếu một trong hai bên vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng đại lý thì
phải chịu trách nhiệm theo các quy định cụ thể tại hợp đồng đại lý, hoặc được giải
quyết theo cơ chế giải quyết một hợp đồng dân sự trong trường hợp hai bên thỏa thuận
được cách thức giải quyết tranh chấp.
b. Nghĩa vụ ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho DNBH nếu có thỏa thuận trong hợp
đồng đại lý bảo hiểm:
Đại lý bảo hiểm phải có nghĩa vụ ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho DNBH. Khoản tiền
ký quỹ hoặc tài sản thế chấp này sẽ được DNBH sẽ sử dụng để bù đắp thiệt hại do
thuộc trách nhiệm của đại lý gây nên trong quá trình hoạt động đại lý.

c. Nghĩa vụ giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ,
chính xác cho bên mua bảo hiểm; thực hiện HĐBH theo phạm vi được ủy quyền
trong hợp đồng đại lý bảo hiểm:
Nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin có liên quan cho cả người tham
gia bảo hiểm và DNBH là vô cùng quan trọng. Nghĩa vụ này bao gồm:
 Tư vấn đầy đủ và chính xác cho khách hàng về phạm vi bảo hiểm, những loại trừ
bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm. Giải thích những điều khoản trong HĐBH cho khách
hàng hiểu, phân tích nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng để tư vấn, giúp
khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất và cuối cùng là thu xếp để
HĐBH được ký kết.
 Tư vấn đầy đủ và trung thực cho khách hàng về quyền lợi, nghĩa vụ và giúp khách
hàng hiểu rõ những trách nhiệm của mình khi tham gia bảo hiểm, đặc biệt là trách
nhiệm trung thực khi khai báo các thông tin có liên quan đến khách hàng, đến đối
tượng được bảo hiểm trước khi tham gia bảo hiểm, các thông tin chính xác về sự
kiện bảo hiểm.
 Giải đáp những thắc mắc trong quá trình tham gia bảo hiểm của khách hàng, giúp
khách hàng duy trì hiệu lực hợp đồng và hỗ trợ khách hàng hoàn thành các thủ tục

KIẾN THỨC CƠ BẢN 49


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

giải quyết bồi thường nếu không may rủi ro xảy ra hoặc thủ tục nhận quyền lợi bảo
hiểm khi hợp đồng đáo hạn.
 Bảo mật các thông tin liên quan đến khách hàng, người thụ hưởng quyền lợi bảo
hiểm, trừ những người có liên quan đến HĐBH hoặc những người đã được khách
hàng đồng ý hoặc ủy thác tiếp nhận thông tin bằng văn bản.
Đại lý bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tính trung thực trong giao dịch bảo hiểm. Trên
thực tế đã xảy ra một số hiện tượng đại lý cung cấp thông tin, quảng cáo về nội dung,
phạm vi hoạt động của DNBH, điều kiện và điều khoản bảo hiểm sai sự thật làm tổn hại
đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm. Ở khía cạnh ngược lại, nhiều đại
lý lại ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến HĐBH hoặc xúi
giục bên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến HĐBH nhằm giúp
khách hàng dễ dàng vượt qua khẩu thẩm định ban đầu của DNBH trước khi ký kết
HĐBH.
Một trong những hành vi vi phạm phổ biến trong thời gian gần đây là hành vi trục lợi
bảo hiểm, trong đó có sự tham gia không nhỏ của đại lý bảo hiểm.
Các hành vi này đều gây tổn hại cho cả DNBH lẫn người tham gia bảo hiểm. Do đó,
pháp luật Việt Nam và các nước đều nghiêm cấm đại lý thực hiện các hành vi nêu trên
và áp dụng các mức phạt rất cao đối với các đại lý vi phạm.

d. Nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý
bảo hiểm được Bộ Tài chính chấp thuận:
Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo cập nhật kiến thức thường
xuyên và các khóa đào tạo nâng cao trình độ khác do các cơ sở đào tạo đại lý bảo
hiểm được Bộ Tài chính chấp thuận tổ chức.

e. Đại lý bảo hiểm chịu sự kiểm tra giảm sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật:
Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin liên quan đến
hoạt động đại lý của mình trong trường hợp có yêu cầu của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật
hiện hành đối với hoạt động đại lý bảo hiểm.

2.3 TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Theo điều 88 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, thì trách nhiệm của đại lý bảo hiểm
được quy định như sau:
Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm về
HĐBH do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho
DNBH các khoản tiền mà DNBH đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 50


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

2.4 CÁC HÀNH VI BỊ CẤM ĐỐI VỚI ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 47 Thông tư 124/2012/TT-BTC ngày


30/7/2012 của Bộ Tài chính thì đại lý bảo hiểm không được thực hiện
các hành vi sau đây:

 Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động
DNBH, chi nhanh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.
 Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến HĐBH hoặc xúi
giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến
HĐBH.
 Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa
nhân viên hoặc khách hàng của DNBH, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác.
 Khuyến mại khách hàng dưới hình thức bất hợp pháp như hứa hẹn giảm phí bảo
hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà DNBH, chi nhánh doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không cung cấp cho khách hàng.
 Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ HĐBH hiện có để mua HĐBH mới.

KIẾN THỨC CƠ BẢN 51


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU NÀY

BVNT: Bảo Việt Nhân thọ

BMBH: Bên mua bảo hiểm

NĐBH: Người được bảo hiểm

NTH: Người thụ hưởng

HĐBH: Hợp đồng bảo hiểm

STBH: Số tiền bảo hiểm

GTGƯ: Giá trị giải ước

GTTK: Giá trị tài khoản

TNDS: Trách nhiệm dân sự

KD: Kinh doanh

DN: Doanh nghiệp

CP: Chính phủ

DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm

BHNT: Bảo hiểm nhân thọ

BHPNT: Bảo hiểm phi nhân thọ

BHSK: Bảo hiểm sức khỏe

BTC: Bộ tài chính

KIẾN THỨC CƠ BẢN 52


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

MỤC LỤC

STT NỘI DUNG TRANG

PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM 1

1 Nguồn gốc và khái niệm bảo hiểm 1

1.1 Nguồn gốc của bảo hiểm 1

1.2 Khái niệm về rủi ro 1

1.3 Các biện pháp hạn chế hậu quả của rủi ro 1

1.4 Khái niệm về bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ 2

1.5 Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 2

1.6 Thực chất của hoạt động bảo hiểm 3

2 Vai trò của bảo hiểm 3

2.1 Vai trò của hiểm nhân thọ với mỗi cá nhân và gia đình 3

2.2 Vai trò kinh tế - xã hội của bảo hiểm 4

3 Các khái niệm bảo hiểm 4

3.1 Hợp đồng bảo hiểm 4

3.2 Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) 4

3.3 Bên mua bảo hiểm (BMBH) 4

3.4 Người được bảo hiểm (NĐBH) 4

3.5 Người thụ hưởng (NTH) 5

3.6 Đối tượng bảo hiểm 5

3.7 Sự kiện bảo hiểm 5

3.8 Số tiền bảo hiểm 5

KIẾN THỨC CƠ BẢN 53


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

3.9 Phí bảo hiểm 5

3.10 Phạm vi bảo hiểm 5

3.11 Giá trị bảo hiểm 5

3.12 Mức miễn thường 6

3.13 Bảo hiểm trùng 6

3.14 Đồng bảo hiểm 6

3.15 Thời điểm phát sinh hiệu lực 6

3.16 Ngày phát sinh hiệu lực 6

3.17 Tái bảo hiểm 6

3.18 Tuổi bảo hiểm 7

3.19 Tai nạn 7

3.20 Thương tật toàn bộ vĩnh viễn 7

3.21 Thương tật bộ phận vĩnh viễn 8

3.22 Giá trị hoàn lại 8

3.23 Thời gian cân nhắc 9

3.24 Bảo hiểm tạm thời 9

3.25 Trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm 10

4 Các nguyên tắc trong bảo hiểm 10

4.1 Năm (05) nguyên tắc chung trong bảo hiểm 10

4.2 Hai (02) nguyên tắc trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự 12

4.3 Hai (02) nguyên tắc trong bảo hiểm con người 13

5 Các loại hình bảo hiểm nhân thọ 13

5.1 Phân loại theo luật kinh doanh bảo hiểm 13

5.2 Phân loại theo đối tượng bảo hiểm 14

KIẾN THỨC CƠ BẢN 54


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

5.3 Phân loại theo kỹ thuật quản lý HĐBH 14

5.4 Phân loại theo hình thức bảo hiểm 14

6 Bảo hiểm nhân thọ 15

6.1 Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ 15

6.2 Các loại hình bảo hiểm nhân thọ 15

Bảo hiểm tử kỳ 15

Bảo hiểm sinh kỳ 16

Bảo hiểm hỗn hợp 16

Bảo hiểm trọn đời 16

Bảo hiểm trả tiền định kỳ (niên kim) 17

Bảo hiểm hưu trí 17

Bảo hiểm liên kết chung 18

Bảo hiểm liên kết đơn vị 18

Bảo hiểm bổ trợ 19

PHẦN II. PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM 20

1 Cơ sở để xây dựng hệ thống quy định về pháp luật bảo hiểm 20

2 Hệ thống các nhóm luật điều chỉnh HĐ kinh doanh bảo hiểm 21

3 Trình tự ưu tiên tuân thủ đối với các nhóm luật 21

4 Pháp luật hiện hành về luật kinh doanh bảo hiểm 21

Quy định chung về hợp đồng bảo hiểm 22

5 Các quy định chung trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm 29

5.1 Bảo đảm của Nhà nước đối với KD BH 29

5.2 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 29

5.3 Hợp tác, cạnh tranh & đấu thầu trong kinh doanh BH 29

KIẾN THỨC CƠ BẢN 55


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

5.4 Các hình thức pháp lý của DNBH 29

5.5 Quy định về tổ chức của DNBH, Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 30

5.6 Quy định về nhân sự của DNBH 31

5.7 Quy định về các chuyên gia tính toán 31

5.8 Quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ 31

5.9 Quy định về nội dung hoạt động của DNBH 32

5.10 Quy định về khai thác bảo hiểm 32

5.11 Quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí 33

6 Quy định về tài chính và thận trọng 33

6.1 Quy định về tài chính 33

6.2 Quy định về dự phòng nghiệp vụ 34

6.3 Quy định về dự trữ bắt buộc 34

6.4 Quy định về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 34

6.5 Quy định về hoạt động đầu tư 35

6.6 Quy định đầu tư vốn nhàn rỗi tại Việt Nam 35

6.7 Quy định về hoạt động đầu tư 35

Quy định về kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính & công khai
6.8 35
tài chính

6.9 Quy định về chế độ hoa hồng và thù lao đại lý 36

7 Quy định về quản lý nhà nước 36

PHẦN III. ĐẠI LÝ BẢO HIỂM 37

1 ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆ 37

1.1 Đại lý bảo hiểm 37

a Phương thức bán bảo hiểm 37

KIẾN THỨC CƠ BẢN 56


BẢO VIỆT LẬP NGHIỆP

b Khái niệm đại lý bảo hiểm 38

c Điều kiện để trở thành đại lý bảo hiểm 38

d Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm 38

e Vai trò của đại lý bảo hiểm 39

f Quy định về đào tạo – huấn luyện đối với đại lý bảo hiểm 40

g Đối tượng không được làm đại lý bảo hiểm 41

1.2 Đạo đức hành nghề đại lý bảo hiểm 41

a Đối với Khách hàng 41

b Đối với Doanh nghiệp bảo hiểm 42

c Các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong đạo đức 42

1.3 Quy định pháp chế về xử lý vi phạm đại lý 42

2 QUYỀN, NGHĨA VỤ & TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM 43

2.1 Quyền của đại lý bảo hiểm 43

2.1 Nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm 44

2.1 Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm 46

2.4 Các hành vi bị cấm đối với đại lý bảo hiểm 47

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

KIẾN THỨC CƠ BẢN 57


TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ
Trụ sở chính: Tầng 37, Keangnam Hanoi Landmark Tower.
Đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

www.baovietnhantho.com.vn

Công ty Bảo Việt Nhân thọ thành viên


Phục vụ khách hàng tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc

You might also like