You are on page 1of 4

ĐỀ: VĂN BẢN THƠ

Phần 1. Đọc hiểu văn bản


Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi
THÁNG MƯỜI
Những ngọn khói trẻ chăn trâu đốt rạ trên cánh đồng sau vụ gặt
Thở vào ta hương vị tháng Mười
Sau mỗi gốc rạ khô tiếng gió ngân lên thổi qua những bẹ lá tướp
Ta nghe có người nấp sau đó gọi ta, và ta đi, ta đi…

Ta đi qua tháng Mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ


Mây trời vun lên những đống rơm khô
Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ và dấu chân chú bê vàng xóa dấu chân ta
Khi bóng đêm vụt ra đứng chặn trước mặt ta, ta vội quay lại tìm dấu chân mình
Òa khóc.
Ta tin có một mụ phù thủy đã biến ta thành một chú bê

Giờ chẳng còn tháng Mười xưa, chẳng còn ngọn khói xưa, chẳng còn…
Ta đợi mãi đợi mãi một mụ phù thủy
Từ tháng Mười một bay về để biến ta thành chú bê xưa.
(Sự mất ngủ của lửa – Nguyễn Quang Thiều, NXB Hội nhà văn, 2015)
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
STT Nội dung câu hỏi Đáp án

1 Câu 1: Câu nào sau đây nêu đúng chức năng của nhan đề bài thơ Tháng Mười? D

A. Nhan đề bao quát toàn bộ tư tưởng nghệ thuật của bài thơ

B. Nhan đề chỉ là một gợi ý để đọc bài thơ

C. Nhan đề đánh lạc hướng người đọc để tạo bất ngờ

D. Nhan đề cung cấp định hướng để đọc bài thơ.

2 Câu 2: Từ ngữ tháng Mười trong bài thơ có thể hiểu theo những hàm nghĩa nào? B, C, D

A. Là từ ngữ dùng để chỉ thời gian vật lí

B. Là từ ngữ dùng để chỉ quá khứ (tuổi thơ của nhân vật trữ tình)

C. Là từ ngữ dùng để chỉ thời gian tâm lí


D. Là biểu tượng cho những điều đẹp đẽ thân thuộc đã qua.

3 Câu 3: Nhân vật xưng “ta” trong bài thơ được gọi là gì? C

A. Nhân vật tự sự

B. Nhân vật kịch

C. Nhân vật trữ tình

D. Nhà thơ

4 Câu 4: Từ “thở” trong hai dòng thơ Những ngọn khói trẻ chăn trâu đốt rạ trên cánh B
đồng sau vụ gặt/Thở vào ta hương vị tháng Mười là biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Vật hóa
5 Câu 5: Những câu nào sau đây chỉ đúng cảm xúc của nhân vật “ta” trong bài thơ? A,B,D

A. Khao khát gặp lại những cảm xúc thưở còn thơ dại.

B. Nỗi nhớ sâu lắng về tuổi thơ êm đềm

C. Nỗi sợ hãi về những điều bí ẩn trong quá khứ

D. Tiếc nuối bâng khuâng vì biết không thể trở lại tuổi thơ.

6 Câu 6: Câu nào sau đây nói về nhân vật trữ tình trong câu thơ: Ta tin có một mụ phù thủy A
đã biến ta thành một chú bê?
A. Một đứa trẻ ngây thơ, đáng yêu, giàu tưởng tượng và niềm tin vào những điều bí ẩn.
B. Một đứa trẻ nhút nhát, hoang mang sợ hãi trước những điều kì lạ.
C. Một đứa trẻ chưa có hiểu biết khoa học nên không lí giải được những hiện tượng lạ.
D. Một đứa trẻ hoang tưởng, mê tín.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
7 Câu 7. Chủ đề của bài thơ là gì?
Trả lời
Bài thơ viết về một thế giới hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo trong kí ức nhân vật trữ tình. Những kỉ niệm
tuổi thơ khờ dại, ngây thơ, nhưng vô cùng đáng yêu đã để lại dấu ấn không thể phải mờ trong tâm trí, làm
nên sự gắn bó sâu sắc với quê hương, gia đình, người thân của nhân vật trữ tình.
8 Câu 8: Ý nghĩa của hình ảnh chú bê trong các câu thơ in đậm giống hay khác nhau, lí giải sự lựa chọn của
em?
Ta đi qua tháng Mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ
Mây trời vun lên những đống rơm khô
Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ và dấu chân chú bê vàng xóa dấu chân ta
Khi bóng đêm vụt ra đứng chặn trước mặt ta, ta vội quay lại tìm dấu chân mình
Òa khóc.
Ta tin có một mụ phù thủy đã biến ta thành một chú bê
Trả lời
Ý nghĩa của hình ảnh “chú bê” trong các câu thơ khác nhau:

– “Chú bê” trong các câu thơ Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ và dấu chân chú bê vàng xóa
dấu chân ta là hình ảnh tả thực.
– “Chú bê” trong câu Ta tin có một mụ phù thủy đã biến ta thành một chú bê là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng
cho sự ngây thơ, non nớt và trí tưởng tượng hồn nhiên của đứa trẻ.
Nhận xét: từ một hình ảnh thực, tác giả đã chuyển hóa thành một hình ảnh tượng trưng giàu sức gợi, giàu
cảm xúc, giàu khả năng liên tưởng để diễn tả thế giới tâm hồn trong sáng của đứa trẻ trong quá khứ. Từ đó,
tạo khả năng kết nối đến hiện tại trong đoạn cuối bài thơ.
9 Câu 9: Từ cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau, hãy rút ra một giá trị đời sống?

Giờ chẳng còn tháng Mười xưa, chẳng còn ngọn khói xưa, chẳng còn…
Ta đợi mãi đợi mãi một mụ phù thủy
Từ tháng Mười một bay về để biến ta thành chú bê xưa.
Trả lời
– Đoạn thơ bộc lộ nỗi bâng khuâng tiếc nuối khi nhớ về quá khứ, niềm khao khát được sống lại những cảm
xúc thủa nhỏ.
– Cảm xúc của nhân vật trữ tình gợi ra một điều gần gũi và sâu sắc: khi con người đã trưởng thành, không
còn những tưởng tượng thơ ngây thì mới hiểu được giá trị của thời được sống trong sáng, hồn nhiên nhất.
Biết trân trọng, ghi nhớ những giá trị đó, con người sẽ sống thành thật, trong trẻo hơn.
10 Câu 10: Theo bạn, bài thơ có những điểm độc đáo nào về hình thức nghệ thuật?
Trả lời

Bài thơ là góc nhìn, cảm xúc quen thuộc về tuổi thơ, kỉ niệm, cuộc sống, gia đình và quê hương. Điểm độc
đáo của bài thơ là cách viết:
+ Mạch thơ đi từ quá khứ đến hiện tại, cảm xúc cũng vận động từ nhớ, thú vị với những kỉ niệm xưa đến tiếc
nuối và mơ tưởng trong hiện tại. Bằng cách đó, bài thơ chứa đựng nhiều trạng thái, cung bậc cảm xúc phong
phú, có thể gợi sự đồng cảm và suy tưởng rộng rãi ở người đọc.
+ Bài thơ có các hình ảnh liên tưởng bất ngờ, độc đáo nhưng rất hợp lí.
+ Ngôn từ thơ giàu tính biểu tượng, nhiều khoảng lặng để người đọc suy ngẫm, bồi đắp.
+ Chất văn xuôi trong thơ trữ tình làm nên nét đặc sắc của bài thơ.

Phần 2: Viết
Chọn một trong các chủ đề sau, viết bài văn nghị luận (khoảng 800 chữ):
Chủ đề 1: Tuổi thơ và quê hương trong bài thơ Tháng mười (Nguyễn Quang thiều)
Chủ đề 2: Tháng mười (Nguyễn Quang Thiều), những ngây thơ đã mất.
Chủ đề 3: Những vẻ đẹp ngôn từ trong bài thơ Tháng mười (Nguyễn Quang Thiều)
Chủ đề 4: Những sắc thái ý nghĩa trong Tháng mười (Nguyễn Quang Thiều)

You might also like