You are on page 1of 11

BÀI TẬP NHÓM VÀ

THẢO LUẬN TRÊN E-LEARNING


I. BÀI TẬP NHÓM, CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
1. Bài tập nhóm
Các nhóm có thể chọn 1 trong 2 hình thức sau để làm bài tập nhóm, sau đó quay
video lại và đưa lên Youtube để lấy đường link, rồi gửi cho Thầy:
1.1. Quay video dự án
• Chủ đề: Nhóm chọn 1 dự án trong thực tế và có ý nghĩa được rút ra khi học
môn này. Ví dụ như môn TTHCM thì dự án có thể là việc liên quan đến bảo
vệ môi trường; hoạt động thiện nguyện; giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn; một tấm
gương tốt. Đối với môn Lịch sử ĐCSVN thì dự án có thể là thăm, tặng quà
gia đình chính sách, người có công với cách mạng như thương bệnh binh, liệt
sĩ; đến thăm viếng, sơn, dọn nghĩa trang; tham quan và trình bày về điểm di
tích lịch sử cách mạng của địa phương hay đất nước; gặp gỡ, trò chuyện với
các cựu chiến binh, người lính; thăm các điểm liên quan đến bộ đội như doanh
trại, đơn vị, đồn biên phòng hay các cơ sở kinh tế-xã hội để nói lên sự phát
triển đất nước…
• Các thực hiện: Nhóm ghi lại các hoạt động của dự án (từ phân công công
việc, chuẩn bị, đến hoạt động), rồi đưa lên Youtube, gửi đường link này cho
thầy. Lưu ý: Ở đầu video cần nói rõ lý do chọn dự án là xuất phát từ cảm hứng
hay nội dung cụ thể nào trong môn học và cần giới thiệu tên nhóm, thành viên,
trường lớp.
1.2. Làm, thuyết trình về sản phẩm (xem một số mẫu ở phía dưới)
• Chủ đề: Dựa theo năng khiếu, đặc biệt là ngành nghề học tập, nhóm có thể
làm ra 1 sản phẩm có nội dung/hình thức liên quan đến môn học, sau đó thuyết
trình, giảng giải về sản phẩm đó. Ví dụ như môn TTHCM thì sản phẩm có thể
là một bức vẽ chân dung về Bác; vẽ hành trình ra đi tìm đường cứu nước của
Bác; một cuốn lịch tự làm liên quan đến Bác; một bức tượng hay báo tường
về Bác; một mô hình có liên quan đến Bác như chiếc xe ô tô Bác dùng, khách
sạn Omni Parker House mà Bác từng có thời gian làm bánh ở đó, nhà sàn,
Lăng Bác; đóng một đoạn phim hoặc lồng tiếng phim về Bác Hồ…Tương tự
như vậy với môn Lịch sử Đảng là các sản phẩm, mô hình về nhân vật lịch sử
(Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng…), các Tổng Bí
thư, các anh hùng cách mạng nổi tiếng (từ 1930-nay); các điểm di tích lịch sử
cách mạng hay những công trình thể hiện vị thế, phát triển của đất nước; đóng
một đoạn phim hoặc lồng tiếng phim về các lãnh tụ, anh hùng dân tộc, về lịch
sử Đảng…
• Cách thực hiện: Nhóm ghi lại các hoạt động của nhóm (từ phân công công
việc đến việc chuẩn bị và ra sản phẩm), đặc biệt là phải thuyết trình/giải thích
về sản phẩm. Lưu ý: Ở đầu video cần nói rõ lý do chọn dự án là xuất phát từ
cảm hứng hay nội dung cụ thể nào trong môn học và cần giới thiệu tên nhóm,
thành viên, trường lớp.

1.3. Thuyết trình, review về cuốn sách, bài viết, đề tài…

Chủ đề: Các cuốn sách, bài viết, đề tài… (sau đây gọi chung là công trình) do
Chủ tịch Hồ Chí Minh/ĐCSVN viết, hoặc được người khác viết có liên quan đến
Chủ tịch Hồ Chí Minh (đối với môn TTHCM); đến ĐCSVN, chiến tranh Việt
Nam giai đoạn từ 1930 đến nay (đối với môn Lịch sử ĐCSVN).

Cách thực hiện: Thuyết trình, review về các công trình như trên đã chỉ rõ, trong
sản phẩm video cần có các nội dung: giới thiệu khái lược về tác giả; về tên, nhà
xuất bản, năm xuất bản, số trang, kết cấu các chương, phần… của công trình; giới
thiệu nội dung mà công trình đó nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh (đối với môn
TTHCM); về ĐCSVN, chiến tranh Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến nay (đối với
môn Lịch sử ĐCSVN).
Đặc biệt khuyến khích: Thuyết trình, review các công trình có tại Tủ sách Hồ Chí
Minh được trưng bày tại Thư viện trường ĐH Văn Lang (cơ sở 3) và địa điểm,
bối cảnh thuyết trình, review cũng tại ngay Tủ sách Hồ Chí Minh này.
Lưu ý: Không làm theo dạng tìm hiểu công trình trên mạng, rồi lấy hình ảnh về
nó, sau đó nhóm họp trên ms teams và quay lại. Cần phải có hình ảnh trực tiếp
của nhóm với công trình trong khi thuyết trình và thể hiện trên video.

Lưu ý chung:
+ Thời lượng video tối đa 30 phút trở lại.
+ Ngoài đường link video trên Youtube thì mỗi nhóm sẽ nộp 1 báo cáo đánh giá
làm việc nhóm của mỗi thành viên ở mức từ cao xuống thấp theo 4 mức: A, B,
C, D (không nhất thiết đều phải có 4 mức, nếu các thành viên đều hoạt động đồng
đều thì chỉ cần 1 hay 2 mức cũng được. Mức D là không làm việc nhóm).

2. Chủ đề thảo luận


Liên quan đến làm việc nhóm còn có việc thảo luận trên trang e-Learning:
• Đây là yêu cầu, quy định bắt buộc của Nhà trường khi học e-Learning
• Số lần thảo luận: mỗi sinh viên thảo luận ít nhất 2 lần/tuần lên trang e-
Learning để tương tác, thảo luận. Lưu ý: Phải thảo luận đúng nơi nhóm trưởng
tạo; câu trả lời phù hợp với chủ đề, tuyệt đối không copy của bạn và của chính
mình; phải thảo luận đúng thời gian trong tuần học đó.
• Chủ đề: Nhóm trưởng sẽ tạo chủ đề theo nhu cầu/nội dung mà nhóm mong
muốn hoặc tạo chủ đề theo gợi ý chuyên môn của GV. Các thành viên sẽ thảo
luận trong chủ để mà nhóm trưởng tạo.
• Nhóm trưởng có trách nhiệm quản lý, đôn đốc, nhắc nhở thành viên và
thống kê (ai không tham gia, tham gia mấy lần…) việc thảo luận này để buổi
cuối môn học sẽ cùng với lớp trưởng hoặc trợ giảng tổng kết và tính cộng/trừ
điểm bài tập nhóm.

II. Yêu cầu


- Đáp ứng đúng yêu cầu theo quy định, hướng dẫn ở trên
- Nộp clip đúng hạn: Nộp trước ngày cuối cùng của tuần học thứ 9.
- Nơi nộp clip: Nộp đường link Youtube, đánh giá thành viên của nhóm ở chỗ Bài
tập nhóm trên trang e-Learning. Khi nộp ghi rõ tên nhóm, tên lớp. Ví du: Nhóm 1
lớp TTHCM 11 nộp bài tập nhóm.

III. Điểm chấm


Điểm chấm sẽ theo 6 tiêu chí sau:
- Đáp ứng đúng yêu cầu, quy định (như mục 1)
- Hình thức, chất lượng của sản phẩm video: slide/âm thanh, ánh sáng, giọng
thuyết minh/hình ảnh/nội dung/ý nghĩa…..
- Số lượng thành viên tham gia video, thảo luận trên e-Learning: có nhiều/ít
thành viên tham gia; thành viên tham gia có tích cực?...
- Hoàn thành đúng thời hạn: nộp chậm sẽ bị trừ điểm
- Điểm cộng/trừ:
+ Điểm clip bt nhóm: Theo mức độ đánh giá từng thành viên của nhóm: A, B, C, D,
E, F…. Mức A là mức điểm thầy chấm dựa trên 5 tiêu chí trên. Các mức còn lại sẽ
bị trừ 0.5đ so với mức trên nó, ví dụ: Mức B sẽ thấp hơn mức A là 0.5đ; mức C thấp
hơn mức B là 0.5đ; mức D sẽ thấp hơn mức C là 0.5đ….; cá nhân nào không làm
việc nhóm sẽ 0 điểm.
+ Điểm chung của điểm clip bt nhóm và điểm thảo luận:
Từ điểm clip bt nhóm được chấm theo cách trên, sau đó sẽ thống kê/đối chiếu với
việc thảo luận trên e-learning để có điểm chung: Nếu thảo luận đúng, đủ theo quy
định thì được cộng 1đ (đối với thành viên nhóm), cộng 02 đ (đối với nhóm trưởng)
vào điểm clip bt nhóm; Nếu thảo luận không đúng, không đủ theo quy định thì trừ
02đ (đối với thành viên nhóm. Trừ tối đa 2đ); 02đ (đối với nhóm trưởng không làm
tốt nhiệm vụ: tạo thiếu, trễ thời hạn hoặc không đúng chủ đề; thống kê, kiểm tra
nhầm, chậm báo cáo).
Một số mô hình tham khảo:
Giảng viên: Nguyễn Văn Đạo

You might also like