You are on page 1of 34

Chương 6: Lập lịch trình sản xuất

6.1. SẮP XẾP THỨ TỰ TỐI ƯU TRONG SẢN XUẤT DỊCH VỤ


Trong quá trình sản xuất, dịch vụ ta cần tiến hành nhiều công việc khác nhau. Những công
việc này cần được sắp xếp thành một lịch trình chặt chẽ và khoa học, nhất là khi có nhiều
công việc chồng chéo trong những thời kỳ cao điểm.
Muốn sắp xếp tối ưu các công việc ta cần nắm vững các nguyên tắc ưu tiên sau đây.
6.1.1. Các nguyên tắc ưu tiên đối với những công việc cần làm trước, khi ta chỉ có một
máy hoặc một dây chuyền
Nguyên tắc ưu tiên được sử dụng rộng rãi khi lập danh mục các công việc cần làm ngay,
khi máy móc thiết bị đã chuẩn bị xong.
Có 4 nguyên tắc phổ biến sau đây:
1. Công việc được đặt hàng trước làm trước (First come first served - FCFS).
2. Công việc phải hoàn thành trước làm trước (Earliest due date - EDD).
3. Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước (Shortest Processing time - SPT).
4. Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước (Longest processing time • LPT).
Đây chính là những công việc thường có khối lượng lớn và rất quan trọng.
Ví dụ: Có 5 công việc A, B, C, D, E. Thời gian sản xuất và thời điểm giao hàng cho như
bảng sau:

Để biết được nên áp dụng nguyên tắc nào ta cần tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả như sau:
* Theo nguyên tắc 1. FCFS
A phải làm mất 6 ngày. Xong A mới làm B. Vậy B phải chờ mất 6 ngày. Thời gian thực
hiện B mất 2 ngày. Vậy thời điểm hoàn thành B là:
6 ngày chờ + 2 ngày thực hiện 5 ngày thứ 8
Nhưng thời điểm hoàn thành yêu cầu đối với B là ngày thứ 6, vậy đã chậm mất:
8 – 6 = 2 ngày
Bằng cách tính như trên ta lập được bảng sau:

Tính các chỉ tiêu hiệu quả:

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 77


𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 ℎ𝑜à𝑛 𝑡ấ𝑡 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑚ộ𝑡 𝑐ô𝑛𝑔 𝑣𝑖ệ𝑐 (𝑡𝑡𝑏) = =
𝑆ố 𝑐ô𝑛𝑔 𝑣𝑖ệ𝑐 55
= 15,4 𝑛𝑔à𝑦

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ò𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛


𝑆ố 𝑐ô𝑛𝑔 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑛ằ𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 ℎệ 𝑡ℎố𝑛𝑔(𝑁𝑡𝑏) =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑠ả𝑛 𝑥𝑢ấ𝑡
77
= = 2,75
28

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟ễ ℎạ𝑛 11


𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟ễ ℎạ𝑛 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ(𝑇𝑅𝑡𝑏) = = = 2,2 𝑛𝑔à𝑦
𝑆ố 𝑐ô𝑛𝑔 𝑣𝑖ệ𝑐 5

* Theo nguyên tắc 2 - EDD


Tính các chỉ tiêu

68
𝑡𝑡𝑏 = = 13,6 𝑛𝑔à𝑦
5
68
𝑁𝑡𝑏 = = 2,42
28
6
𝑇𝑅𝑡𝑏 = = 1,2 𝑛𝑔à𝑦
5
* Theo nguyên tắc 3 - SPT

65
𝑡𝑡𝑏 = = 13 𝑛𝑔à𝑦
5
65
𝑁𝑡𝑏 = = 2,3
28
9
𝑇𝑅𝑡𝑏 = = 1,8 𝑛𝑔à𝑦
5
* Theo nguyên tắc 4 - LPT

103
𝑡𝑡𝑏 = = 20,6 𝑛𝑔à𝑦
5
103
𝑁𝑡𝑏 = = 3,68
28
48
𝑇𝑅𝑡𝑏 = = 9,6 𝑛𝑔à𝑦
5
Trình bày các chỉ tiêu trong bảng tổng hợp sau đây:

Qua bảng trên nhận thấy:


Nguyên tắc 3 - SPT có lợi nhất. Thời gian hoàn thành trung bình ttb = 13 ngày = min và
thời gian chậm trễ trung bình TRtb = 2,32 ngày = min. Mặc dù vậy số công việc trung bình
nằm trong hệ thống Ntb = 18 ≠ min, lớn hơn nguyên tắc 2 . EDD.
Qua kinh nghiệm thực tế nhận thấy:
1- Nguyên tắc SPT thường cho ta kết quả tốt nhất. Điểm bất lợi của nguyên tắc này là đẩy
những công việc dài hạn xuống dưới, dễ làm mất lòng các khách hàng quan trọng, dẫn đến
có thể gây ra những thay đổi, biến động đối với các công việc dài hạn.
2- Nguyên tắc FCFS có các chỉ tiêu hiệu quả không cao, nhưng không phải là nguyên tắc
xấu nhất, vì nó làm hài lòng các khách hàng, thể hiện tính công bằng, được xem là một yếu
tố quan trọng trong các hệ thống dịch vụ (xem thêm chương lý thuyết xếp hàng).
Do đó, sau khi tính toán, tùy từng trường hợp, trong các điều An cu thể ta lựa chọn lấy
nguyên tắc nào thích hợp nhất để sắp xếp các công việc khi lập lịch trình.

6.1.2. Đánh giá mức độ hợp lý của việc bố trí các công việc
Để kiểm tra việc bố trí các công việc có hợp lý hay không ta tính chỉ tiêu “mức độ hợp lý”
như sau:
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ò𝑛 𝑙ạ𝑖
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ò𝑛 𝑙ạ𝑖 𝑀ứ𝑐 độ ℎợ𝑝 𝑙ý (𝑀Đ𝐻𝐿) =
𝑆ố 𝑐ô𝑛𝑔 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑐ò𝑛 𝑙ạ𝑖 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛

Khi đơn vị tính là ngày thì tính như sau:


𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑐ò𝑛 𝑙ạ𝑖 𝑡í𝑛ℎ đế𝑛 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 𝑔𝑖𝑎𝑜 ℎà𝑛𝑔
𝑀Đ𝐻𝐿 =
𝑆ố 𝑐ô𝑛𝑔 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑐ò𝑛 𝑙ạ𝑖 𝑝ℎả𝑖 𝑙à𝑚 𝑚ấ𝑡 𝑏𝑎𝑜 𝑛ℎ𝑖ê𝑢 𝑛𝑔à𝑦 𝑡í𝑛ℎ đế𝑛 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 𝑔𝑖𝑎𝑜 ℎà𝑛𝑔

Ví dụ:
Tại một công ty có 3 công việc được đặt hàng như bảng sau. Giả sử thời điểm chúng ta xét
là ngày 25/12.
Theo công thức trên tính được MBHL như sau:

Nhận thấy:
- Công việc A: MĐHL > 1 chứng tỏ sẽ hoàn thành sớm hơn kỳ hạn. Không cần phải
ưu tiên - xếp ưu tiên 3.
- Công việc B: MĐHL < 1 chứng tỏ sẽ bị chậm - cần xếp , tiên 1 để tập trung chỉ đạo,
- Công việc C: MDHL = 1 chứng tỏ sẽ hoàn thành đúng là hạn. Xếp ưu tiên 2.
Công dụng của chỉ tiêu MĐHL khi lập lịch trình:
- Quyết định vị trí của các công việc đặc biệt. - Lập quan hệ ưu tiên của các công
việc.
- Lập quan hệ giữa các công việc được lưu lại và các công việc phải thực hiện.
- Điều chỉnh thứ tự ưu tiên để thay đổi theo yêu cầu trên cơ sở sự tiến triển của các
công việc
- Theo dõi chặt chẽ sự tiến triển và vị trí của các công việc.
6.1.3. Nguyên tắc Johnson
Nguyên tắc Johnson dùng để sắp xếp thứ tự các công việc khi ta có hai máy hoặc 3
máy.
6.1.3.1. Lập lịch trình N công việc trên 2 máy.
- Mục tiêu bố trí các công việc là phải làm sao cho tổng thời gian thực hiện các công
việc đó là nhỏ nhất. Nhưng thời gian thực hiện mỗi công việc trên mỗi máy là cố
định (do khối lượng công việc và năng suất của máy quyết định). Do đó để có tổng
thời gian thực hiện nhỏ nhất ta phải sắp xếp các công việc sao cho tổng thời gian
ngừng việc trên các máy là nhỏ nhất.
Nguyên tắc Johnson gồm 4 bước sau đây:
Bước 1 - Liệt kê tất cả các công việc và thời gian thực hiện chúng trên môi máy.
Bước 2 - Chọn các công việc có thời gian thực hiện nhỏ nhất.
Nếu công việc này nằm trên máy 1 thì được sắp xếp trước.
Nếu công việc này lại nằm trên máy 2 thì được sắp xếp cuối cùng
Bước 3 : Khi một công việc đã được sắp xếp rồi thì ta loại trừ nó đi, chỉ xét những công
việc còn lại.
Bước 4 : Trở lại bước 2, bước 3 cho đến khi tất cả các công việc đều đã sắp xếp hết.
Ví dụ:
Có 5 công việc được sản xuất bằng 2 máy: máy khoan và máy tiện. Thời gian thực hiện
mỗi công việc trên mỗi máy cho như bảng sau. Đơn vị tính toán: giờ. Hỏi nên sắp xếp thứ
tự các công việc như thế nào ?

Nhìn trong toàn bảng ta thấy số 2 là nhỏ nhất, tương ứng với công việc A trên máy 2. Vậy
A được bố trí cuối cùng. Loại trừ A vì đã bố trí xong.
Trong bảng còn lại thì số 3 là nhỏ nhất, ứng với công việc B trên máy 1. Vậy B được bố trí
đầu tiên. Loại trừ B.
Tiếp đến số 4 là nhỏ nhất, ứng với công việc C trên máy 2. Vậy C được bố trí cuối (tức là
trước A).
Có hai số 7, xét từng số một. Số 7 ứng với công việc E trên máy 1 được bố trí trước. Số 7
ứng với công việc D trên máy 2 bố trí sau. Tức là E đứng trước D.
Kết quả ta có được thứ tự và thời gian sắp xếp trên các máy như sau:
Trích tổng thời gian thực hiện: Dòng thời gian được biểu diễn như sau:

Qua hình trên nhận thấy:


- Tổng thời gian thực hiện tất cả các công việc trên cả 2 máy là 35 giờ.
- Máy 2 được huy động sau máy 1 ba giờ.
- Máy 1 được giải phóng sau 33 giờ.
- Máy 2 được giải phóng sau 35 giờ.
- Máy 2 sau công việc B phải chờ mất 1 giờ.
- 6.1.3.2. Lập trình N công việc cho 3 máy
Sắp xếp thứ tự N công việc cho 3 máy có thể sử dụng nguyên tắc Johnson nếu có đủ hai
điều kiện sau:
1. Thời gian ngắn nhất trên máy 1 phải lớn hơn hoặc bằng thời gian dài nhất trên máy 2.
2. Thời gian ngắn nhất trên máy 3 phải lớn hơn hoặc bằng thời gian dài nhất trên máy 2.
Vi dụ: Có bảng sau. Hãy chuyển đổi để có thể áp dụng nguyên tắc Johnson.
Hai điều kiện kể trên đều thỏa mãn. Ta lập bảng chuyển đổi như sau:

Bây giờ ta sử dụng nguyên tắc Johnson đối với trường hợp N/2 và sẽ nhận được thứ tự sau:
BACD. Kết quả này là kết quả gần đúng, nhưng được dùng tốt trong thực tế.
6.1.4. Trường hợp tổng quát. Sắp xếp lịch trình cho N công việc trên M máy
Đây là trường hợp phức tạp. Ta cần áp dụng một thuật toán khác, tuy hơi rườm rà nhưng
sẽ cho ta kết quả chính xác (tối ưu).
6.1.4.1. Cơ sở của thuật toán
Thuật toán này đảm bảo cho các máy (trong M máy) đều làm việc liên tục với các công
việc khác nhau và tổng thời gian thực hiện tất cả các công việc trên tất cả các máy là nhỏ
nhất.
Chẳng hạn xét trường hợp N = 3; M = 4. Khi thay đổi N, M, thuật toán không có gì thay
đổi.
Lập bảng sau. Số liệu trong bảng là thời gian thực hiện các công việc trên các máy.
Trong sơ đồ các x, x, x” là thời gian phải chờ đợi của các công việc khi chuyển từ máy này
sang máy kia. Các , x, x” đều được thể hiện trên sơ đồ và trên bảng tính.
Nhìn trên sơ đồ thấy hình ABCD là 1 hình chữ nhật.
Do đó:
Kết quả có 3 hệ phương trình bậc nhất. Trong mỗi hệ có 3 ẩn số nhưng chỉ có 2 phương
trình.
Chú ý: Khi N, M thay đổi thì số lượng các hệ phương trình cũng thay đổi (tăng hoặc giảm).
Nhưng cách suy luận và lập các hệ phương trình không có gì thay đổi.
Để giải các hệ phương trình này ta cần lưu ý rằng trong trường hợp bố trí tốt nhất thì giữa
x1 , x2, x3 sẽ phải có ít nhất một cái bằng 0. Giữa x’1, x’2 và x’3 cũng phải có ít nhất một
cái bằng 0. Đối với x”1, x”2 và x”3 cũng như vậy.
Ngay từ đầu ta chưa biết x nào bằng không. Giả thiết một x nào đó bằng 0 sẽ giải ra các x
khác. Chú ý rằng x chỉ có thể > 0 vì đây là thời gian chờ đợi, không thể nào âm. Do đó
trong quá trình giải nếu xuất hiện x < 0, chẳng hạn x = -3 < 0 thì ta cộng thêm 3 để biến
chúng bằng 0. (xem ví dụ).
Kết quả tính được tất cả các x > 0. Từ đó xác định được T là tổng thời gian thực hiện các
công việc trên tất cả các máy đã xét đến các khoảng thời gian chờ đợi hợp lý, tương ứng
với thứ tự như trong bảng là A, B, C.
Thay đổi thứ tự đó ta sẽ được một T khác. Có bao nhiêu phương án thứ tự ta sẽ nhận được
bấy nhiêu giá trị T. Từ đó ta xác định được Tmin ứng với phương án thứ tự tối ưu.
Số lượng các phương án khả năng bằng N! Tính phức tạp của vấn đề chính là ở chỗ N
thường khá lớn nên ta phải thực hiện rất nhiều phép tính mới có thể chọn được phương án
tối ưu.
Nhưng về thuật toán không có gì thay đổi. Số lượng phương án không phụ thuộc vào M vì
ta chỉ cần xếp thứ tự các công việc cho không phải thứ tự của các máy.
6.1.4.2. Thuật toán
Thuật toán cụ thể được trình bày qua ví dụ sau đây:
Ví dụ: Xét trường hợp có các số liệu cho như trong bảng sau Thời gian tính bằng giờ.
Số lượng các phương án khả năng
N!= 3!= 6
Cụ thể các phương án thứ tự sau đây:
ABC, BAC, ACB, BCA, CAB, CBA
Xét phương án ABC. Chính là bảng trên
Tính các x
Từ sơ đồ tính toán ta có cách lập các hệ phương trình như đã nói ở trên. Suy ra cách lập
các hệ phương trình từ bảng tính như sau:
x1 + a2 = b1 + x2 → x + số liệu bên phải = 2+x2 (số liệu bên trái + x2)

Cho x1 = 0 => x2 = 0 ; x3 = 1
Giả thiết x1 =0 => x2 = 0; x3 = -3. Vì các x không có quyền âm nên ta cộng chúng thêm
3. Có: x'i = 3; X'2 = 3 ; x 3 = 0
Tính các x”

Giả thiết x"1 =0 => x”2 =1; x"3 = 2; các x" ≥ 0


Bây giờ ta đi từ ô A.I đến ô C.IV bằng bất cứ con đường nào cũng sẽ nhận được T giống
nhau.
Chẳng hạn theo hàng trên cùng và cột cuối cùng:
T = 2 + 0 + 2 + 3 + 4 + 0 + 3 + 4 + 2 = 20 giờ
Theo cột đầu tiên và hàng dưới cùng:
T = 2 + 2 + 3 + 1 + 5 + 0 + 3 + 2 + 2 = 20 giờ
Chú ý trên đường đi nếu gặp các x, x’, x” dương thì ta phải nhớ cộng cả chúng vào.
Kết quả:
T(ABC) = 20 giờ
Bây giờ ta thay đổi thứ tự và tính lại sẽ có các kết quả sau đây (đề nghị các bạn tự tính):
T(BAC) = 18 giờ
T(ACB) = 20 giờ
T(BCA) = 21 giờ
T(CAB) = 22 giờ
T(CBA) = 21 giờ
Vậy Tmin = TBAC = 18 giờ
Thứ tự BAC là thứ tự tối ưu.
Tóm lại trình tự giải bài toán này như sau:
1. Xác định số lượng các phương án khả năng.
2. Tính tổng thời gian hoàn thành ngắn nhất của từng phương án T, bằng cách:
- Lập bảng tính.
- Tính các x, x’, x” .. để biết thời gian chờ đợi của các công việc khi chuyển từ máy này
sang máy kia. Trong các X phải có tối thiểu một ý nào đó bằng 0 để đảm bảo T là nhỏ nhất
của phương án đang xét. Đối với các x’, x”... cũng như vậy.
- Xác định T bằng cách đi từ ô trái trên cùng xuống ô phải dưới cùng theo đường nào cũng
được.
3. Chọn trong các T của các phương án giá trị Tmin - Phương án thứ tự tương ứng sẽ là
phương án tối ưu.
Ghi chú:
Phương án tối ưu có thể có nhiều, nhưng giá trị Tmin thì chỉ có một, tức là T của các
phương án tối ưu đều phải bằng nhau và bằng Tmin.
Chẳng hạn ta xem lại ví dụ N/3 tại điểm I-3-2. Kết quả đã tìm được theo nguyên tắc
Johnson, thứ tự tối ưu là BACD. Nhưng theo thuật toán nói trong điểm này sẽ tìm được
một phương án khác, cũng tối ưu, đó là thứ tự BCAD. Kết quả tính toán như sau:
Phương án theo Johnson:

Cho x1 =0. Có:


0 + 3 = 13+ x2 => x2 = -10
10+5 = 6 + x3 => x3 =-11
11+4 = 7+x4 => x4 = -14
Cộng tất cả các x với 14 được:
x1 = 14
x3 = 3
x2 = 4
x4 = 0
Cho x’1 = 0. Có:
0+7=5+ x’2 => x’2 = 2
2+9= 4 + x’3 => x’3 = 7
7 +5= 2 + x’4 => x'4 = 10
T = 5 + 13 + 6 + 7 + 0 + 2 + 10 + 6 = 49 giờ
Đi theo các con đường khác cũng có kết quả tương tự.
Phương án khác
Xét thứ tự B C A D ta tính được như sau:

Cho x1 = 0. Có:
0+3= 6+ x2 => x2 = -3
-3+4 = 13+ x3 => x3 =-12
-12+5 = 7+ x4 => x4 =-14
Cộng 14 vào tất cả các x có:
x1 = 14
x3 = 2
x2 = 11 x
x4 = 0
Cho x’1 = 0. Có:
0+ 7 = 4 + x’2 => x’2 = 3
3+ 5 = 5 + x’3 => x’3 = 3
3+9 = 2+x'4 => x'4 = 10
T = 5 + 6 + 13 + 7 + 0 + 2 + 10 + 6 = 49 giờ
Đi theo các con đường khác cũng có kết quả tương tự.
Như vậy cả hai phương án nói trên đều có T = 49 giờ.
Nói một cách khác nguyên tắc Johnson là một trường hợp riêng của thuật toán tổng quát.
6.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CHO CÁC MÁY
Trong trường hợp ta có:
- N công việc. N máy
- Các máy đều có tính năng thay thế lẫn nhau. Do đó
- Mỗi công việc chỉ cần bố trí trên 1 máy Một máy chỉ phụ trách một công việc
- Chi phí các máy làm các công việc là khác nhau và khối lượng các công việc khác nhau
và đơn giá 1 ca máy của các máy cũng không giống nhau.
Ta cần bố trí mỗi công việc trên mỗi máy sao cho tổng chi phí thực hiện tất cả các công
việc trên tất cả các máy là nhỏ nhất.
Mục này giải quyết bài toán nói trên. Đây là một loại bài toán của Quy hoạch tuyến tính có
tên gọi là bài toán chọn. Có thể áp dụng bài toán này khi cần phân công công việc cho các
máy, phân chia các hợp đồng cho từng bộ phận, phân công người bán hàng ở các cửa hàng
...
Thuật toán giải được trình bày qua ví dụ sau:
Ví dụ: Có 3 công việc R-34, S-66, T-50 và có 3 máy A, B, C. Chi phí có công việc thực
hiện trên các máy cho như bảng sau. Tìm phương án bố trí các công việc trên các máy sao
cho tổng chi phí là nhỏ nhất.

Giải
Bước 1. Chọn trong mỗi hàng 1 số min, lấy các số 1, hàng trừ đi số min đó.
Bước 2. Chọn trong mỗi cột 1 số min, lấy các số trong cột trừ đi số min đó.

Bước 3. Chọn hàng nào có 1 số 0, khoanh tròn số 0 đó, kẻ đường thẳng xuyên suốt cột.
Chọn cột nào có 1 số 0 khoanh tròn số 0 đó, kẻ đường thẳng xuyên suốt hàng.
Nếu số số 0 khoanh tròn = Số đáp án cần tìm thì bài toán đã giải xong.
2. Nếu số số 0 khoanh tròn chưa bằng số đáp án cần tìm ta phải thực hiện tiếp bước 4.

Trong ví dụ này sau khi thực hiện bước 3 ta mới có 2 số 0 khoanh tròn chưa bằng số đáp
án cần tìm do đó ta phải làm bước 4.
Bước 4. Ta tạo thêm số 0 bằng cách:
Chọn trong các số không nằm trên các đường thẳng 1 số min lấy các số không nằm trên
các đường thẳng trừ đi số min đó.
Lấy số min đó cộng vào các số nằm trên giao điểm của các đường thẳng. Sau đó ta lại bố
trí công việc như đã trình bày ở bước 3 cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nào số 0 khoanh
tròn bằng số đáp án cần tìm thì bài toán với giải xong.
Các công việc sẽ được bố trí vào các ô có số 0 khoanh tròn. Như vậy chúng ta sẽ có tổng
thời gian thực hiện hoặc tổng chi phí thực hiện các công việc là tối thiểu.

Trong ví dụ này sau khi thực hiện bước 4 ta bố trí các công việc như đã trình bày ở bước
3.
Công việc R-34 sẽ bố trí vào máy C với chi phí: 6 USD
Công việc S-66 sẽ bố trí vào máy B với chi phí: 10 USD
Công việc T-50 sẽ bố trí vào máy A với chi phí: 9 USD
Tổng chi phí thực hiện các công việc: 6 + 10 + 9 = 25 USD là tối thiểu.
Bài toán phân công công việc trên các máy đã nêu lên được đặt ra với mục tiêu giảm tối
thiểu tổng chi phí hoặc giảm tối thiểu tổng thời gian thực hiện các công việc.
Nếu cùng bài toán phân công công việc trên các máy được đặt ra với 2 mục tiêu:
1. Tổng chi phí hoặc tống thời gian thực hiện các công viên là tối thiểu.
2. Chi phí thực hiện từng công việc hoặc thời gian thực hiện từng công việc không được
vượt quá 1 mức nào đó thì chúng ta chỉ cần loại bỏ các số hạng bằng hoặc vượt quá mức
đã định nào đó, thay vào số hạng loại bỏ một dấu chéo rồi giải bình thường theo trình tự
như đã trình bày ở trên. Ta xét ví dụ sau đây để cụ thể hóa cho trường hợp nói trên.
Ví dụ: Tại một phân xưởng có 4 công việc A, B, C, D có thể bố trí trên các máy I, II, IV
với thời gian thực hiện các công việc được cho theo bảng sau:
a) Hãy bố trí các công việc vào các máy sao cho tổng thời gian thực hiện chúng là tối thiểu.
b) Hãy bố trí các công việc vào các máy sao cho tổng thời gian thực hiện chúng là tối thiểu
và thời gian thực hiện các công việc không vượt quá 110 giờ.
Giải
a) Nếu chỉ nhằm 1 mục tiêu là tổng thời gian thực hiện các công việc tối thiểu, theo trình
tự nêu trên ta bố trí như sau:
Công việc A vào máy III: 110 giờ
Công việc B vào máy :; 40 giờ
Công việc C vào máy IV: 45 giờ
Công việc D vào máy II: 30 giờ
Tổng thời gian thực hiện các công việc tối thiểu là: 225 giờ.
b) Nếu bài toán nhằm đạt 2 mục tiêu tổng thời gian thực hiện các công việc là tối thiểu và
các công việc không thực hiện với thời gian bằng và vượt quá 110 giờ, ta sẽ tiến hành như
sau:
- Bước 1: Loại bỏ các số hạng > 110 giờ, thay vào vị trí đó 1 dấu chéo X

Bước 2: Chọn trong mỗi hàng 1 số min lấy các số trong hàng | trừ số min đó

Bước 3: Chọn trong mỗi cột 1 số min, lấy các số trong cột trừ số min đó
Bước 4: Bố trí công việc vào các ô số 0 duy nhất của hàng và số 0 duy nhất của cột.

Bước 5: Số số 0 được khoanh tròn chưa bằng số đáp án cần tìm do đó ta chọn trong các số
không nằm trên các đường thẳng 1 số min lấy các số không nằm trên đường thẳng trừ đi
số min đó, lấy số min cộng vào các số nằm trên giao điểm của các đường thẳng.

Bước 6: Bố trí các công việc vào các ô có số 0 duy nhất của hàng và duy nhất của cột. Bước
7: Số số 0 được khoanh tròn chưa bằng số đáp án cần tìm nên ta phải tạo thêm số 0 như đã
làm ở bước 5, rồi tiếp tục như bước 6 ta có số số 0 khoanh tròn đã bằng số đáp án cần tìm
và bài toán đã giải xong.
Ta có kết quả như sau:
Công việc A bố trí vào máy II: 100 giờ
Công việc B bố trí vào máy I: 40 giờ
Công việc C bố trí vào máy IV: 45 giờ
Công việc D bố trí vào máy III: 50 giờ
Tổng thời gian thực hiện các công việc là 235 giờ và tất cả các công việc đều thực hiện với
số giờ < 110 giờ.
6.3. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ GANTT
Đối với các chương trình sản xuất dịch vụ đơn giản, bao gồm ít công việc cũng như đối với
các chương trình ngắn hạn ta có thể dùng phương pháp sơ đồ Gantt (do Henry Gantt tìm ra
năm 1910) để lập lịch trình.
Mục tiêu cần đạt được là đưa các nguồn tài nguyên, nguồn lực vào sử dụng phù hợp với
các quá trình sản xuất và đạt được thời gian yêu cầu.
Thực chất của phương pháp sơ đồ Gantt là biểu diễn các công việc và thời gian thực hiện
chúng theo phương nằm ngang và theo một tỷ lệ quy định trước.
Lịch trình có thể lập theo kiểu tiến tới, từ trái sang phải, công việc nào cần làm trước xếp
trước, công việc nào làm sau xếp sau, theo đúng công nghệ yêu cầu.
Tuy vậy cũng có thể lập theo kiểu giật lùi, từ phải sang trái, công việc cuối cùng được xếp
trước, lùi dần về công việc đầu tiên.
Cả hai kiểu trên (tiến tới, giật lùi) không có kiểu nào hơn hắn kiểu nào. Vì vậy trong thực
tế người ta hay dùng kiểu tiến tới, đơn giản và dễ vẽ.
Phương pháp sơ đồ Gantt được dùng rất phổ biến, và nói chung các doanh nghiệp đều đã
quen dùng nên ta chỉ cần xét một ví dụ đơn giản sau đây.
Ví dụ:
Một công ty cần hoàn thành một hợp đồng sản xuất gồm có 4 công việc A1,A2,A3,A4. Sau
khi cân đối vật tư, thiết bị, nhân lực, ta tính được thời gian :hực hiện từng công việc và sắp
xếp lịch trình thực hiện như sau:

Sơ đồ Gantt có các ưu điểm sau:


- Đơn giản, dễ lặp.
- Nhìn thấy rõ các công việc và thời gian thực hiện chúng.
- Thấy rõ tổng thời gian hoàn thành tất cả các công việc. Khuyết điểm:
- Không thấy rõ mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc.
- Không thấy rõ công việc nào là trọng tâm, phải tập trung chỉ đạo.
- Khi có nhiều phương án lịch trình (nhiều sơ đồ cũng hoàn thành một nhóm công việc) thì
khó đánh giá được sơ đồ nào tốt, sơ đồ nào chưa tốt.
- Không có điều kiện giải quyết bằng sơ đồ các yêu cầu về tối ưu hóa về tiền bạc, thời gian,
cũng như các nguồn lực khác.
Để khắc phục những khuyết điểm trên năm 1958 người ta đã tìm ra một phương pháp khác.
Đó là sơ đồ PERT (Program Evaluation and Review Technique) mà ta sẽ nói đến dưới đây.
6.4. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ PERT
Khi cần lập lịch trình cho các công trình, các chương trình sản xuất phức tạp và khi cần
giải quyết các vấn đề tối ưu hóa trên lịch trình thì ta không thể dùng sơ đồ Gantt mà phải
dùng sơ đồ PERT.
Nội dung phương pháp sơ đồ PERT và CPM đã được trình bày tỉ mỉ. Dưới đây sẽ trình bày
cách ứng dụng sơ đồ PERT để lập lịch trình.
6.4.1. Lập sơ đồ PERT
Ta hãy xét ví dụ sau đây: công ty A đã ký một hợp đồng xây dựng một cảng biển. Giá trị
của hợp đồng là 12,3 triệu USD với thời hạn 10 tháng. Hãy lập lịch trình thực hiện hợp
đồng nói trên và cho biết:
- Những công việc nào là công việc trọng tâm cần tập trung chỉ đạo.
- Có khả năng hoàn thành hợp đồng trong 10 tháng hay không ? Nếu không thì nên giải
quyết như thế nào cho có lợi ?
- Tình hình lời lỗ của công ty A ra sao ?
Để giải quyết các vấn đề này trước hết ta cần lập được sơ đồ PERT.
6.4.1.1. Quy tắc lập sơ đồ
- Sơ đồ lập từ trái sang phải, không theo tỷ lệ. Nếu muốn vẽ theo tỷ lệ thì phải quy định
ngay từ đầu.
- Mũi tên biểu diễn các công việc không nên cắt nhau.
: Số hiệu của các sự kiện không được trùng nhau. Muốn vậy ta đánh số các sự kiện theo
thứ tự tăng dần từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
• Các công việc không được trùng tên. Nếu hai công việc có cùng sự kiện đầu và sự kiện
cuối thì chúng sẽ trùng tên. Lúc này ta dùng liên hệ để tách chúng ra.
Trong sơ đồ không được có vòng kín và cũng không được khuyên.
6.4.1.2. Trình tự lập sơ đồ
- Liệt kê các công việc, không được bỏ sót công việc nào.
. Xác định trình tự thực hiện các công việc theo đúng trình tự công nghệ.
- Tính thời gian thực hiện các công việc bằng cách sử dụng các ước lượng sau đây:
• Ước lượng lạc quan a là thời gian thực hiện trong điều kiện thuận lợi (chẳng hạn a = 2
tháng)
• Ước lượng bị quan b là thời gian thực hiện trong điều kiện khó khăn (chẳng hạn b = 4
tháng)
• Ước lượng hiện thực m là thời gian thực hiện trong điều kiện bình thường (chẳng hạn m
= 3 tháng).
Lúc đó kỳ vọng thời gian thực hiện công việc được tính như sau:

Trong đó:
A - công việc A
i - sự kiện đầu của A
j- sự kiện cuối của A
Với ví dụ ghi trong ngoặc ta có:

6.4.1.3. Vẽ sơ đồ
Trở lại ví dụ xây dựng cảng biển. Chẳng hạn sau khi nghiên cứu, tính toán, công ty A đã
lập được bảng sau:

Nhận xét:
Toàn bộ công trình có 7 công việc.
Ba công việc A1, A2, A3 có thể bắt đầu ngay sau khi có lệnh khởi công.
- Công việc A4 chỉ bắt đầu khi A1 và A2 đã xong. Lý do. phải xong cảng tạm (A1) mới
vận chuyển ray, ghi tà vẹt cho đường sắt được, phải xong đường ôtô (A2) mới vận chuyển
(trên cạn), rải ray ghi, tà vẹt, đá ba lát cho đường sắt được. Như vậy đường ôtô được sử
dụng như một công trình hỗ trợ cho đường sắt. Các công trình khác đều có trình tự rõ ràng
và hợp lý.
- Để vẽ sơ đồ ta cần nhận xét thêm: A sau A1, A2 như vậy A1 và A2 phải gặp nhau, tạo
điều kiện để khởi công A4 . An sau A3, A5 do đó A3 . Ai cũng phải gặp nhau.
Bây giờ ta đã có đủ điều kiện để vẽ sơ đồ, khi vẽ chú ý đảm bảo các quy tắc nói ở trên. Kết
quả có sơ đồ sau:

Nhận thấy rằng trong các đường liên tục đi từ sự kiện 0 đến sự kiện 4 thì đường đi qua các
sự kiện 0-1-3-4 có chiều dài max = 12 tháng. Đó chính là đường găng.
Chú ý:
- Một đường liên tục có thể đi qua các liên hệ (mũi tên đứt nét).
- Liên hệ 1-2 được sử dụng để cho A1, A2 không trùng nhau.
6.4.2. Xác định đường găng
Đối với các sơ đồ đơn giản ta có thể nhanh chóng phát hiện ra đường găng. Đó chính là
đường liên tục đi từ sự kiện xuất phát đến sự kiện kết thúc có chiều dài max.
Đối với các sơ đồ phức tạp ta sử dụng thuật toán sau đây:
6.4.2.1. Quy tắc tính toán
Trong đó:
i, j - Các sự kiện i, j. Hơn nữa i <j
𝑇𝑖𝑠 , 𝑇𝑗𝑠 Thời điểm xuất hiện sớm của i, j
𝑇𝑖𝑚 , 𝑇𝑗𝑚 - Thời điểm xuất hiện muộn của i, j

𝑡𝑖𝑗 - Thời gian thực hiện công việc i-j

𝐷𝑖 , 𝐷𝑗 - Dự trữ thời gian của i, j

𝐷𝑖𝑗 - Dự trữ thời gian (dự trữ chung) của công việc i-j
6.4.2.2. Tính các yếu tố thời gian của các sự kiện
- Thời gian xuất hiện sớm của các sự kiện:
𝑇𝑗𝑠 = max {𝑇𝑖𝑠 +𝑇𝑖𝑗 }

Ô trái sau = (Ô trái trước + 𝑡𝑖𝑗 ) theo đường max


Tính từ trái sang phải, cho 𝑇0𝑠 = 0
- Thời gian xuất hiện muộn của các sự kiện:
𝑇𝑖𝑚 = min {𝑇𝑗𝑚 – 𝑡𝑖𝑗 }

Ô phải trước = (Ô phải sau - 𝑡𝑖𝑗 ) min


Tính từ phải sang trái Cho 𝑇𝑗𝑚 =𝑇𝑗𝑠 trong đó j là sự kiện kết thúc.
Dự trữ thời gian của các sự kiện.
𝐷𝑖 = 𝑇𝑖𝑚 -𝑇𝑗𝑠
Ô dưới = Ô phải - Ô trái
Nếu 𝐷𝑖 = 0 thì i là sự kiện găng
6.5.2.3. Tính các yếu tố thời gian của các công việc
Dự trữ chung về thời gian của công việc i-j
𝐷𝑖𝑗 = 𝑇𝑗𝑚 - 𝑇𝑗𝑠 - 𝑡𝑖𝑗
Dj = Ô phải sau – Ô trái trước - 𝑡𝑖𝑗

- Nếu 𝐷𝑖𝑗 = 0 thì i- j là công việc găng


Bằng cách đó ta phát hiện được tất cả các sự kiện găng và các công việc găng. Nói chung
lại sẽ được đường găng
Tất cả các phép tính nổi trên đều thực hiện trên sơ đổ nên rất tiện lợi.
Ví dụ: Ta vẫn dùng ví dụ đối với công ty A thực hiện hợp đồng xây dựng cảng biển. Bây
giờ ta xác định đường găng cho sơ đồ đã vẽ được trong mục 6.4.1.3 ở trên.
- Tính 𝑇 𝑠
Ô trái sau = (Ô trái trước + 𝑡𝑖𝑗 ) max
Cho 𝑇0𝑠 = 0, tính dần từ trái sang phải
Ta có: (có thể tính nhẩm ngay trên sơ đồ)

𝑇1𝑠 = 𝑇0𝑠 +𝑡01 =0+2=2


𝑇2𝑠 =max{(0 + 1 = 1), (2 + 0 = 2)}= 2 vì đi đến sự kiện 2 có 2 con đường, ta cần đi theo
đường max thì mới đủ thời gian hoàn thành cả 2 công việc đi vào sự kiện 2.
𝑇3𝑠 =max {(0+5 =5),(2+6 = 8)} = 8
𝑇4𝑠 =Max {(2+2 =4),(2+3=5),(8+ 4 = 12)} = 12 - Tính Tm Tính dần từ phải sang trái (có
thể nhẩm ngay trên sơ đồ)
𝑇4𝑚 = 𝑇4𝑠 =12
𝑇3𝑚 =𝑇4𝑚 -𝑡𝑖𝑗 =12-4=8

𝑇2𝑚 =𝑇4𝑚 -𝑡𝑖𝑗 =12-2=10


𝑇1𝑚 =min{(8 - 6 = 2), (12 – 3 = 9), (10 - 0) = 10)} = 2 đi về sự kiện 1 có 3 con đường, ta
phải đi theo đường max nên hiệu số (𝑇𝑗𝑚 -𝑡𝑖𝑗 ) phải lấy bằng min.
𝑇0𝑚 = min{(10 - 10 =0), (2 – 2 = 0),(8-5 = 3)} = 0
Tính 𝐷𝑖
𝐷𝑖 = Ô phải - Ô trái. Kết quả ghi trên sơ đồ.
𝐷3−4 = 12-8-4 = 0
𝐷2−4 = 12 -2 -2 = 8
𝐷1−4 = 12 -2-3=7
𝐷1−2 = 10-2-0=8
𝐷1−3 = 8-2-6=0
𝐷0−1 = 2-0-2 = 0
𝐷0−2 = 10-0–1=9
𝐷0−3 = 8-0-5 = 3
Kết quả: 𝐷0−1 = 𝐷1−3 =𝐷3−4 =0. Vậy 0-1(𝐴1 ), 1–3(𝐴5 ) và 3-4(𝐴7 ) là các công việc găng.
Nối lại các sự kiện găng, các công việc găng lại với nhau ta sẽ có đường gắng như trên sơ
đồ.
* Gọi đường găng là 𝑇𝐸 ta có 𝑇𝐸 =12 tháng
Ý nghĩa cơ bản của đường găng là:
- Cho ta biết các công việc găng, tức là các công việc trọng tâm cần tập trung chỉ đạo. Đối
với ví dụ này đó là các công việc 𝐴1 (làm cảng tạm), 𝐴5 (làm cảng chính) và 𝐴7 (lắp đặt
các thiết bị cảng). Nếu những công việc này bị chậm trễ thì toàn bộ lịch trình sẽ bị chậm
trễ.
Cho ta biết tổng thời gian ngắn nhất để hoàn thành công thành. Ở đây tổng thời gian bằng
𝑇𝐸 = 12 tháng. Tuy nhiên hợp đồng đã ký là 𝑇𝑁 = 10 tháng. Như vậy sơ đồ này chưa phù
hợp với yêu cầu. Ta phải rút ngắn thời gian thực hiện sơ đồ xuống 10 tháng.
Do các công việc găng (không có dự trữ thời gian) khống chế toàn bộ tiến độ xây dựng
cảng nên muốn rút ngắn tổng thời gian thực hiện sơ đồ ta cần rút thời gian thực hiện các
công việc găng. Nếu rút các công việc không găng (có dự trữ thời gian) thì đường găng
vẫn không thay đổi mà sẽ lãng phí do phải tăng thêm máy móc nhân lực cho các công việc
này.
6.4.3. Phương pháp rút ngắn thời gian thực hiện sơ đồ
Thông thường 𝑇𝑁 ≠ 𝑇𝐸 . Trong đó 𝑇𝑁 là thời hạn cho trước do nhiều nguyên nhân khác
nhau (do đã ký hợp đồng nếu chậm sẽ bị phạt, do yêu cầu của chính quyền, do yêu cầu của
Ủy ban môi trường ), 𝑇𝐸 là chiều dài đường găng.
- Nếu 𝑇𝑁 ≥ 𝑇𝐸 thì không có vấn đề gì, ta có thể giữ nguyên sơ đồ để đưa ra thực hiện.
- Nếu 𝑇𝑁 <𝑇𝐸 thì ta phải rút ngắn đường găng để cho 𝑇𝐸 =𝑇𝑁 , thỏa mãn yêu cầu đã đề
ra.
Việc rút ngắn 𝑇𝐸 có thể tiến hành theo các phương pháp khác nhau. Những phương pháp
này đều nhằm giải quyết một bài toán tối ưu hóa với nội dung như sau: để rút ngắn một
công việc ta phải bố trí thêm xe máy thiết bị, nhân lực hoặc tăng thêm ca, kíp. Tức là ta
phải chi thêm một số tiền. Vấn đề đặt ra là tìm phương án rút ngắn thời gian thực hiện sơ
đồ sao cho tổng chi phí tăng thêm là nhỏ nhất.
Ta nghiên cứu sau đây phương pháp rút dần các công việc găng.
rước hết, trên cơ sở máy móc thiết bị, nhân lực có thư, động được. Và các điều kiện kỹ
thuật khác (mặt bằng +; an toàn lao động ...) ta đánh giá khả năng có thể rút tha, thực hiện
các công các việc (nhất là các công việc găng) - còn bao nhiêu thời gian (tháng).
Sau đó ta tính chi phí tăng thêm của các công việc khi bị ngắn và chi phí trung bình khi rút
bớt 1 đơn vị thời gian tháng) 𝛼 và lập được bảng sau đây:
Trong đó 𝛼 tính như sau:

Qua bảng tên nhận thấy:


- Nếu giữ nguyên sơ đồ thì tổng chi phí là 11.000.000 USD. Trong khi đó giá trị hợp đồng
đã ký là 12.300.000 USD. Vậy lời 1.300.000 USD. Nhưng ta không thể giữ nguyên sơ đồ
vì:
𝑇𝑁 = 10 tháng < 𝑇𝐸 = 12 tháng nghĩa là ta phải rút ngắn 𝑇𝐸 2 tháng, tức phải chi thêm
một số tiền, do đó không còn lại 1,3 triệu USD nữa,
- Xét các công việc găng 𝐴1 , 𝐴5 , 𝐴7 có:
𝛼1 = 300 , khả năng rút 𝐴7 được 1 tháng.

𝛼2 = 400, khả năng rút 𝐴5 được 1,5 tháng.

𝛼7 = 200, khả năng rút 𝐴7 được 1 tháng

- Để cho tổng chi phí tăng thêm nhỏ nhất thì công việc nào có 𝛼 = min ta rút trước, rồi
đến các công việc có a min thứ 2, min thứ 3..
Do đó:
- Rút 𝐴7 xuống 1 tháng, chi thêm 200 ngàn USD
- Rút 𝐴1 xuống 1 tháng, chỉ thêm 300 ngàn USD
- Lúc này 𝑇𝐸 = 12 -1-1= 10 tháng = 𝑇𝑁 .
Tổng số tiền phải chi thêm:
200.000 + 300.000 = 500.000 USD
- Công ty A còn lãi:
1.300.000 - 500.000 = 800.000 USD
Chú ý:
Nếu trong quá trình rút mà xuất hiện đường găng mới thì ta phải rút đồng thời hai đường
găng (hoặc nhiều đường gắng). Do đó trước khi rút ta nên tìm đường gần gắng trước. Trong
ví dụ này đường gần cũng là đường đi qua các sự kiện 0-3-4 và các công việc 0-3, 0-4, có
chiều dài T = 5 + 4 = 9 tháng. Ta chỉ cần rút xuống 𝑇𝑁 = 10 tháng nên chưa xuất hiện
đường găng mới.
Đến đây ta đã có đủ điều kiện để trả lời các câu hỏi đã nêu ra trong mục 6.4.1 như sau:
* Sau khi tính được đường găng ta thấy rõ những công việc trọng tâm cần tập trung chỉ đạo
là:
- 𝐴1 - làm cảng tạm ,
- 𝐴5 : làm cảng chính
- 𝐴7 - lắp đặt thiết bị cảng
* Chiều dài đường găng 𝑇𝐸 =12 tháng không phù hợp với hợp đồng đã ký yêu cầu 𝑇𝑁 =10
tháng. Do đó cần rút ngắn đường găng bớt 2 tháng bằng cách:
- Rút 𝐴1 bớt 1 tháng
- Rút 𝐴7 bớt 1 tháng
- Số tiền phải chi thêm nhỏ nhất là 0,5 triệu USD
* Công ty A lời được 800.000 USD, nếu các công việc được hoàn thành đúng như sơ đồ
đã được điều chỉnh.
6.5. SƠ ĐỒ PERT VẼ THEO TỶ LỆ VÀ THEO PHƯƠNG NẰM NGANG
Để cho dễ nhìn, dễ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện qua từng thời gian, chẳng hạn sau 1
tháng, sau 2 tháng ... ta có thể vẽ Sơ đồ PERT có tỷ lệ và theo phương nằm ngang. Mặc dù
vậy đây không phải là sơ đồ Gantt mà vẫn là sơ đồ PERT.
Gần đây, ở một số nước, nhất là các nước Bắc u rất hay dùng loại sơ đồ PERT này.
Cách làm như sau: Ta thêm vào một số sự kiện phụ trên các mặt cắt thẳng đứng và dùng
các liên hệ để nối các sự kiện phụ đó với các sự kiện chính. Các công việc được vẽ theo
phương nằm ngang. Thời gian thực hiện các công việc vẽ theo đúng tỷ lệ. Ngoài ra những
công việc nằm trên đường găng được vẽ liền nhau (dự trữ thời gian bằng 0) và nằm vào
khoảng giữa sơ đồ cho dễ nhìn thấy. Dự trữ của các công việc không găng vẽ bằng đường
chấm chấm.
Cụ thể sơ đồ sau:

Sơ đồ vẽ đường găng 𝑇𝐸 =10 tháng sau khi đã rút bớt 𝐴1 1 tháng và 𝐴7 1 tháng.
Nếu vẽ theo phương nằm ngang và có tỷ lệ thì sẽ phát hiện được ngay các dự trữ Dịy trên
sơ đồ mà không cần phải tính. Ví dụ:
𝐷2−4′ = 𝐷2−4 =7 tháng
𝐷0′′−3′ = 𝐷0−3 = 2 tháng
𝐷1′−4′′ = 𝐷1−4 = 6 tháng
Các bạn có thể tự kiểm tra với sơ đồ thông thường không theo tỷ lệ với chú ý đây là sơ đồ
đã rút ngắn xuống còn 𝑇𝐸 =10
tháng.
Chú ý rằng 𝐷𝑖𝑗 là dự trữ chung, tức là dự trữ của cả một nhánh. Nhánh trên cùng có 2

công việc là 𝐴2 và 𝐴4 , có cùng một dự trữ chung là 7 tháng.


Dự trữ này có thể phân cho 𝐴2 hoặc 𝐴4 , hoặc mỗi bên một ít nhưng tổng không được
quá 7 tháng.
Nhánh thứ 2 từ trên xuống không có dự trữ. Đó chính đường găng.
Nhánh thứ 3 chỉ có một công việc 𝐴3 - Vậy dự trữ này chỉ dùng riêng cho 𝐴3 . Nhánh
thứ tư chỉ có một công việc 𝐴6 nên dự trữ là của chính 𝐴6
Dự trữ chung là khoảng thời gian lớn nhất mà ta có thể và dịch thời điểm bắt đầu của các
công việc hoặc kéo dài thời gian thực hiện chúng mà không làm thay đổi chiều dài đường
găng.
Lợi dụng đặc điểm này ta có thể xê dịch hoặc kéo dài thời gian của các công việc không
găng (𝐴2 , 𝐴4 , 𝐴3 , 𝐴6 ) để điều chỉnh dòng tiền chi ra hàng tháng, giảm bớt máy móc
thiết bị dùng cho các công việc đó. Điều này có thể mang lại một khoản tiết kiệm đáng kể
và lúc đó tiền lời của công ty A sẽ lớn hơn 800.000 USD.

You might also like