You are on page 1of 174

Nguyễn Phi Minh – Nguyễn Thị Hà Trang

Vũ Thị Thùy Dương – Nguyễn Thùy Linh – Lê Thị


Diễn

SỔ TAY CHINH PHỤC KIẾN THỨC


5 MÔN
TOÁN – LÍ – HÓA - SINH - ANH
LỚP 9

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


LỜI NÓI ĐẦU

Quý phụ huynh và các em học sinh thân mến,

Lớp 9, một năm học đầy thử thách đối với các em học sinh, khi các em vừa học tập

trên lớp và vừa ôn - luyện chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp. Với mục đích hỗ trợ các

em trong giai đoạn này, HOCMAI đã hợp tác với đội ngũ giáo viên dày dạn kinh

nghiệm của hệ thống cho ra đời cuốn sách:

“Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9”.

Cuốn sách sẽ hệ thống đầy đủ kiến thức trọng tâm nhất 5 môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh,
Anh bám sát chương trình Sách giáo khoa giúp các em:

- Củng cố và lấp đầy lỗ hổng kiến thức, ghi nhớ một cách hệ thống.

- Hiểu rõ ràng bản chất kiến thức thông qua hệ thống cuốn sách logic, mạch lạc và có

các ví dụ hoặc hình ảnh minh họa cho lý thuyết tương ứng.

- Công cụ hữu ích tra cứu nhanh kiến thức trong quá trình “ôn, luyện”.

Chúc các em có sự chuẩn bị đẩy đủ hành trang về kiến thức cũng như sự tự tin để

bước vào kì thi và đạt kết quả cao nhất!

Để cuốn sách được thành công, không thể thiếu được những góp ý của bạn đọc.

Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, góp ý để những lần in tiếp

theo cuốn sách hoàn hảo hơn.

Mọi chi tiết, xin bạn đọc liên hệ qua hòm thư: hocmaibooks@hocmai.vn
Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm tác giả

Trang 3
TOÁN HỌC
PHẦN: ĐẠI SỐ

Trang 4
Toán học

CHƯƠNG 1. CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA

I. CĂN BẬC HAI


1.
Định nghĩa: Với số dương a, số a được gọi là căn bậc hai số học của a.

Số 0 cũng được gọi là căn bậc hai số học của 0.


 Chú ý: Với a  0 ta có:

Nếu x  a thì x  0 và x 2  a;

Nếu x  0 và x 2  a thì x  a .
 x  0
Tóm lại x  a  .
 x 2
2.
So sánh các căn bậc hai số học

Với hai số a và b không âm, ta có a  b  a  b.


3.
Căn thức bậc hai

Với A là một biểu thức, người ta gọi


A là căn thức bậc hai của A , còn A được
gọi là biểu thức lấy căn hay biểu thức dưới dấu căn. Khi đó A xác định (hay có
nghĩa) khi A không âm.
4.
Các công thức
A khi A  0
a) Hằng đẳng thức: A 2  A   .
A khi A  0

b) Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương: với A, B không âm, ta có:
A.B  A. B.

 
2
Đặc biệt, với biểu thức A không âm ta có: A  A2 A.

c) Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương

A A
Với A không âm, B dương ta có B B .

d) Đưa thừa số ra ngoài dấu


căn
 B khi A  0
A
Với B  0 ta có A2.B  A B  .
  B khi A  0
A
e) Đưa thừa số vào trong dấu căn

 A2B khi A  0
Với B  0 ta có AB  .
 A2B khi A  0

Trang 5
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

f) Trục căn thức ở dưới mẫu

A AB B
 Với A.B  0 và B  0 ta có B  .

 Với B  0 ta có A
A B
B  B .

 Với A  0 và A  B2 ta C 
C A ∓B .
có 
A B A  B2

 Với A  0, B  0 và A  B ta có C C A ∓ B .

A B AB

II. CĂN BẬC BA


1.
Định nghĩa: Căn bậc ba của một số a là số x sao cho x 3  a .

Nhận xét:
 Căn bậc ba của số dương là số dương.
 Căn bậc ba của số âm là số âm.
 Căn bậc ba của số 0 là chính số 0 .
2.
Tính chất

 a
3
a) 3
3 a 3  a a b
b) a  b 
3 3

a 3 a
c) 3 ab  3 a .3 b d) Với b  0 , ta có 3 3 b .
b

CHƯƠNG 2. HÀM SỐ BẬC NHẤT


I. NHẮC LẠI
Khái niệm hàm số: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho
mỗi giá trị của x , ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được
gọi là hàm số của x , và x được gọi là biến số.
Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức.
Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f (x)) trên mặt phẳng
toạ độ được gọi là đồ thị của hàm số y  f (x) .

II. ĐỊNH NGHĨA


Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y  ax  b trong đó
a , b là các số
cho trước và a  0 . Hơn nữa a được gọi là hệ số góc của đường thẳng y  ax  b .

 Chú ý: Khi b  0 , hàm số trở thành y 


ax đã được học ở lớp dưới.

Ví dụ: Hàm số y  2 x  1 là hàm số bậc nhất với a  2, b  1 .

III. TÍNH CHẤT


Hàm số y  ax  b
có tính chất sau
Trang 6
Toán học

 Đồng biến trên ℝ , khi a  0 .


 Nghịch biến trên ℝ khi a  0 .
Ví dụ: Hàm số y  2 x  1 nghịch biến trên ℝ vì a  2  0 .

IV. ĐỒ THỊ
Đồ thị của hàm số bậc nhất là một đường thẳng
 Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b .
 Song song với đường thẳng y  ax , nếu b  0 .

Chú ý: Đồ thị của hàm số y  ax  ba  0 còn được gọi là đường thẳng y  ax  b; b
được gọi là tung độ gốc của đường thẳng.
V. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG, ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU
y  ax  b(a  0) và y  ax  b(a  0) :

 Trùng nhau khi và chỉ khi a  a; b  b .


 Song song với nhau khi và chỉ khi a  a; b  b .
 Cắt nhau khi và chỉ khi a  a . Hơn nữa, nếu b  b thì hai đường thẳng
cắt nhau tại một điểm trên trục tung.
 Vuông góc với nhau khi a.a  1 .

CHƯƠNG 3. HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN


I. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
1. Khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn

Phương trình bậc nhất hai ẩn là phương trình có dạng ax  by  c, trong đó
a, b, c là những số cho trước a  0 hoặc b  0.

Nếu các số thực x , y thoả mãn ax  by  c thì cặp số
0 0  x0 , y0  được gọi là
nghiệm của phương trình ax  by  c .
 Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, mỗi điểm  x0 , y0 của phương trình

ax  by  c được biểu diễn bởi các điểm có toạ độ  x0 , y0  .

2. Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn


Phương trình bậc nhất hai ẩn ax  by  c luôn có vô số nghiệm. Tập nghiệm của
phương trình được biểu diễn bởi đường thẳng d : ax  by  c.
 c
x


Nếu a  0 và b 0 thì phương trình có nghiệm a và đường thẳng d

 y ℝ

song song hoặc trùng với trục tung.
Trang 7
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

x ℝ


Nếu a 0 và b 0 thì phương trình có nghiệm c và đường thẳng d
y 


b
song song hoặc trùng với trục
hoành. x ℝ


Nếu a  0 và b  0 thì phương trình có nghiệm
y  a c và đường thẳng
 bx b


a c
d có đồ thị hàm số là y   x  .
b b
II. HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
1. Khái niệm hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn là hệ phương trình có dạng
ax  by  c (1)

ax  by  c (2)

trong đó a , b, c, a, b, c là các số thực cho trước x và y là ẩn số.
 Nếu hai phương trình (1) và (2) có nghiệm chung  x0 , y0  thì  x0 , y0 
được gọi là nghiệm của hệ phương trình. Nếu hai phương trình (1) và (2)
không có nghiệm chung thì hệ phương trình vô nghiệm.

Giải hệ phương trình là tìm tất cả các nghiệm của nó. Hai hệ phương trình
được gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm.
2. Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
Tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn được biểu diễn bởi tập hợp các điểm
chung của hai đường thẳng d : ax  by  c và d : ax  by  c .

Trường hợp 1: d  d  A  x0; y0   Hệ phương trình có nghiệm duy nhất  x0; y0  .

Trường hợp 2: d // d  Hệ phương trình vô nghiệm.

Trường hợp 3: d  d  Hệ phương trình có vô số nghiệm.


III. CÁC CÁCH GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH
1. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Quy tắc thế
Phương pháp thế là một trong những cách biển đổi tương đương một hệ phương
trình, ta sử dụng quy tắc thế, bao gồm hai bước, sau đây:
Bước 1. Từ một phương trình của hệ phương trình đã cho (coi là phương trình thứ
nhất), ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình thứ hai để được một
phương trình mới (chỉ còn một ẩn).
Bước 2. Dùng phương trình mới ấy để thay thế cho phương trình thứ hai trong hệ
phương trình và giữ nguyên phương trình thứ nhất, ta được hệ phương trình mới
tương đương với hệ phương trình đã cho.
Trang 8
Toán học

x  y  2
Ví dụ: Giải hệ phương trình I :  .
 2x  3y  9
Lời giải
Ta có x  y  2  x  y  2 . Khi đó, thế x  y  2
vào phương trình thứ hai ta được
2  y  2  3y  9 .

Do vậy, ta có thể giải hệ phương trình như sau:


 x  y 
2I    x  y  2 x  3
2  y  2  3y  9  5y  5  y  1 .
  

Vậy hệ có nghiệm là 3;1 .

2. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số


Quy tắc cộng
Quy tắc cộng đại số dùng để biến đổi một hệ phương trình thành hệ phương trình
tương đương. Quy tắc cộng đại số gồm hai bước sau:
Bước 1: Cộng hay trừ từng vế hai phương trình của hệ phương trình đã cho để được
một phương trình mới.
Bước 2: Dùng phương trình mới đó thay thế cho một trong hai phương trình của hệ (và
giữ nguyên phương trình kia).
x  y  2
Ví dụ: Giải hệ phương trình I :  .
 2x  3y  9
Lời giải
Ta có lời giải như sau

2x  2y  4  2x  3y    2x  2y   9
I   4
5y  5
 
y  1
  .
2x  3y  2x  3y  x

 2x  3y  9

Vậy hệ có nghiệm là 3;1 .

Tóm lại
a) Nhân hai vế của mỗi phương trình với một số thích hợp (nếu cần) sao cho các
hệ số của một ẩn nào đó trong hai phương trình của hệ bằng nhau hoặc đối nhau.
b) Áp dụng quy tắc cộng đại số để được hệ phương trình mới, trong đó có một
phương trình mà hệ số của một trong hai ẩn bằng 0 (tức là phương trình một ẩn).
c) Giải phương trình một ẩn vừa thu được rồi suy ra nghiệm của hệ đã cho.
IV. GIẢI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH
1. Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương
trình Bước 1. Lập hệ phương trình:
 Chọn các ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn số.
 Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
Trang 9
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

 Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải hệ phương trình vừa thu được.
Bước 3. Kết luận
 Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn
điều kiện.
 Kết luận bài toán.
2. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1. Liên quan đến mối quan hệ giữa các số
Ta thường sử dụng các kiến thức sau:

 Biểu diễn số có hai chữ số: ab  10a  b trong đó:


a là chữ số hàng chục, b là chữ số hàng đơn vị (0  a  9,a  ,0  b  9, b  ).

 Biểu diễn số có ba chữ số: abc  100a  10b  c trong đó:


a là chữ số hàng trăm, b là chữ số hàng chục, c là chữ số hàng đơn vị
(0  a  9,a  ,0  b  9, b  ,0  c  9, c  ).

Dạng 2. Toán chuyển động


s s
Ta thường sử dụng các công thức: s  v.t, v , t  ; với s là quãng đường, v là
 t
v
vận tốc, t là thời gian.
Dạng 3. Toán làm chung công việc
Một số lưu ý khi giải bài toán làm chung công việc
Có ba đại lượng tham gia là: Toàn bộ công việc, phần công việc làm được trong một
đơn vị thời gian (năng suất) và thời gian.
1
Nếu một đội làm xong công việc trong x ngày thì một ngày đội đó làm được
x
công việc.
Xem toàn bộ công việc là 1 (công việc).
Dạng 4. Toán phần trăm
 Nếu gọi tổng số sản phẩm là x thì số sản phẩm khi vượt mức a% là
(100  a )% .x (sản phẩm).
 Nếu gọi tổng số sản phẩm là x thì số sản phẩm khi giảm a% là (100  a )% .x
(sản phẩm).
Dạng 5. Toán có nội dung hình học
Một số công thức cần nhớ:
a) Tam giác
Diện tích = (đường cao  cạnh đáy) : 2 .
Chu vi = tổng độ dài ba cạnh.
Tam giác vuông: diện tích = tích hai cạnh góc vuông : 2 .
Trang 10
Toán học

b) Hình chữ nhật:


Diện tích = chiều dài  chiều rộng.
Chu vi = ( chiều dài + chiều rộng) 
2.
c) Hình vuông cạnh a
Diện tích = a2 . Chu vi = 4.a.

V. MỘT SỐ HỆ PHƯƠNG TRÌNH KHÁC


1. Hệ phương trình chứa tham số
ax  by  c
Cho hệ phương trình bậc nhất hai ẩn  ax   *


a)
Để giải hệ phương trình * , ta thường by  c phương pháp thế hoặc phương pháp
dùng
cộng đại số.
b)
Từ hai phương trình của hệ phương trình * , sau khi dùng phương pháp thế và
phương pháp cộng đại số ta thu được một phương trình mới một ẩn (thông thường
đưa về dạng px  q  0 ). Khi đó phương trình px  q  0 :

 Vô nghiệm khi p  0; q  0 .
 Vô số nghiệm khi p  0; q  0 .
 Có nghiệm duy nhất khi p  0 .

Số nghiệm của phương trình mới thu được chính là số nghiệm của hệ phương trình
đã cho.
2. Hệ phương trình đối xứng loại I
f  x; y   0
Dạng:   I với f x, y  f y, x  và g  x, y  g  y, x .
g  x; y 
a)

0
Nhận dạng: Khi đổi chỗ hai ẩn thì hệ phương trình không thay đổi, trật tự các
phương trình cũng không thay đổi.
b)
Phương pháp giải:
S  x  y
 Biến đổi về tổng – tích và đặt đưa về hệ mới II với ẩn S , P
P 
 Giải hệ II tìm được S , P và điều kiện có nghiệm x; y là S2  4 P .
 Tìm nghiệm x; y bằng cách giải phương trình X 2  SX  P  0 hoặc nhẩm
nghiệm với S , P đơn giản.
3. Hệ phương trình đối xứng loại II

a) Dạng: I f  x; y   1 


0

2 
f  y; x  

0
Nhận dạng: Đổi chỗ 2 ẩn thì hệ phương trình không thay đổi nhưng trật tự phương
trình thay đổi, phương trình 1 trở thành phương trình 2 và ngược lại.

Trang 11
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

b) Phương pháp giải: Lấy vế trừ vế và phân tích thành nhân tử, lúc nào ta cũng thu
được một nhân tử x  y tức là có x  y . Cụ thể các bước như sau:

f  x; y   f  y; x  3 
 Trừ 1 và  2  theo vế ta được:  I  

0
f  x; y 
1 

x  y
 Biến đổi 3 về phương trình tích: 3  x  y  g  x; y  0 

f  x; y   0g  x; f  x; y   0
 Lúc đó giải hệ  I  tương đương với việc giải hai hệ: và
 
 x  g  x; y   0
y 
 Giải các hệ trên ta tìm được nghiệm của hệ I .

CHƯƠNG 4. HÀM SỐ Y = aX2 (a ≠ 0)


PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN
I.
HÀM SỐ y  ax2 a  0

1. Sự đồng biến nghịch biến của hàm số y = ax2 (a ≠ 0)


 Nếu a  0 thì hàm số nghịch biến khi x  0 và đồng biến khi x  0 .
 Nếu a  0 thì hàm số đồng biến khi x  0 và nghịch biến khi x  0 .
Nhận xét
 Nếu a  0 thì y  0 với mọi x  0 . Hơn nữa, y  0 khi x 
và giá trị nhỏ
0
nhất của hàm số là y  0 .
 Nếu a < 0 thi y  0 vói mọi x  0 . Hơn nữa, y  0 khi x  và giá trị lớn
0
nhất của hàm số là y  0 .

2. Đồ thị hàm số y = ax2 (a ≠ 0)


Đồ thị của hàm số y  ax2 (a  0) là một đường cong đi qua gốc tọa độ O và nhận trục
Oy làm trục đối xứng. Đường cong đó là một parabol với đỉnh O .

 Nếu a  0 thì đồ thị nằm phía trên trục hoành, O là điểm thấp nhất của đồ
thị.
 Nếu a < 0 thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành, O là điếm cao nhất của đồ
thị.
II.
PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN VÀ CÔNG THỨC NGHIỆM
1. Định nghĩa phương trinh bậc hai một ẩn
 Phương trình bậc hai một ẩn (hay gọi tắt là phương trình bậc hai) là phương
trình có dạng ax 2  bx  c  0 (a  0) , trong đó a, b, c là các số thực cho trước,
x là ẩn số.
 Giải phương trình bậc hai một ẩn là đi tìm tập nghiệm của phương trình bậc
hai một ẩn đó.

Trang 12
Toán học

2. Công thức nghiệm của phương trình ax  bx  c  0 (a  0)


2

Xét phương trình bậc hai một ẩn ax 2  bx  c  0 (a  0) và biệt thức   b 2  4ac .

Trường hợp 1: Nếu   0 thì phương trình vô nghiệm.

Trường hợp 2: Nếu   0 thì phương trình có nghiệm kép x1  x 2   b.


2a

Trường hợp 3: Nếu   0 thì phương trình có hai nghiệm phân b  


biệt x  ;
1
2a
b  
x2  .
2a

Chú ý: Nếu ac  0 thì   b 2  4ac  0 . Khi đó, phương trình có hai nghiệm
phân biệt.
Ví dụ: Giải các phương trình sau

a) 2x  (1  2 2 )x 2 0. b) 3x2  3,5x  6,5  0 .


2

Lời giải


a) Ta có a  2, b   1 2 2 2 1,c  2 . Khi đó
2

   
2
  b 2  4ac  2 1  4.2.  2
2
84
2 1 2 8 2 1

2
2 1 0
8 4 2 
Suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt

b  

 2 2 1  22   1
x1 
2a  2.2
1  2

x2 
b 
  
 2 2 1  2 2 
 2 .
2a 
2.2
1 
Vậy tập nghiệm của phương trình là S   ;  2 .
2 

b) Ta có a  3; b  3, 5; c  6, 5 . Khi đó   b 2  4ac   3, 5   4.3.6, 5  65, 75  0 . Do đó
2

phương trình vô nghiệm.


3. Công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai

Xét phương trình ax 2  bx  c  0  a  0  với b  2b' và biệt thức  '   b '   ac .


2

Trường hợp 1. Nếu '  0 thì phương trình vô nghiệm.

Trường hợp 2. Nếu '  0 thì phương trình có nghiệm kép x1  x2   b.


a
Trường hợp 3. Nếu '  0 phương trình có hai nghiệm phân biệt:
Trang 13
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

b' '
x1  , x 2  b' '
a a .
III.
HỆ THỨC VI-ÉT VÀ ỨNG DỤNG
1. Hệ thức Vi-ét
Cho phương trình bậc hai ax 2  bx  c 
0 a  0 .

x x b
1 2

Nếu x , 1x là hai nghiệm của phương trình thì  a .
2 x .x  c


1 2
a
Ví dụ: Phương trình 2 x  5 x  3  0 có   1  0 nên phương trình có hai nghiệm x ; x
2


xx
b 5  1
 
c a3 2 .
2
Do đó theo hệ thức Vi-ét ta có 
x x  
 1 2 a 2

2. Ứng dụng của hệ thức Vi-


et
a)
Xét phương trình bậc hai ax 2  bx  c 
0
a  0 .
 Nếu phương trình có a  b  c  0 thì phương trình có một nghiệm là x1  1 ,

nghiệm kia là x2  c.
a
 Nếu phương trình có a  b  c  0 thì phương trình có một nghiệm là x1  1,

nghiệm kia là x2   .c
a
b)
Tìm hai số khi biết tổng và tích của chúng
Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là hai nghiệm của phương
trình X 2  SX  P  0 (điều kiện S2  4 P ).
IV.
PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI
1. Phương trình trùng phương

 Phương trình trùng phương là phương trình có dạng ax 4  bx 2  c  0


 a  0 .
Đặt ẩn phụ t  x 2

t  0 để đưa phương trình về phương trình bậc hai
2
at  bt  c  0
a  0 .
2. Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức
Để giải phương trình có ẩn ở mẫu thức ta thực hiện các bước sau:
Bước 1. Tìm điều kiện xác định của ẩn phương trình.
Bước 2. Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu.
Bước 3. Giải phương trình vừa nhận được ở bước 2 .

Trang 14
Toán học

Bước 4. Đối chiếu các nghiệm vừa tìm được ở bước 3 với điều kiện xác định
và kết luận.
3. Phương trình đưa về dạng tích
Để giải phương trình đưa về dạng tích ta thực hiện các bước sau:
Bước 1. Phân tích vế trái thành nhân tử, vế phải bằng 0.
Bước 2. Xét từng nhân tử bằng 0 để tìm nghiệm.
V.
GIẢI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG
TRÌNH Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ
phương trình Bước 1. Lập hệ phương trình.
 Chọn các ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn số.
 Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
 Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải phương trình vừa thu được.
Bước 3. Kết luận
 Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn
điều kiện.
 Kết luận bài toán.
VI.
SỰ TƯƠNG GIAO GIỮA ĐƯỜNG THẲNG VÀ PARABOL
Sự tương giao giữa đường thẳng d : y  mx  n và parabol  P  : y  ax2 a  0

Số giao điểm của đường thẳng d và parabol  P  là số nghiệm của phương trình
hoành độ giao điểm ax2  mx  n  ax2  mx  n  0*

 Phương trình * có 2 nghiệm phân biệt   0 thì d cắt  P  tại hai điểm
phân biệt.
 Phương trình * có nghiệm kép   0 thì d tiếp xúc với  P  .
 Phương trình * vô nghiệm   0 thì d không cắt  P  .

Trang 15
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

TOÁN HỌC
PHẦN 2: HÌNH
HỌC
Trang 16
Toán học

CHƯƠNG 1.
HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
I. HỆ THỨC LƯỢNG
Tam giác ABC vuông tại A , đường cao AH . Độ
dài các đoạn thẳng kí hiệu như hình vẽ, khi đó:
b2  ba;c2  ca .

b c   h
2
.

bc  ah .
1 1 1
 2  2.
h2 b c
II. TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC

Cụ thể, cho tam giác ABC vuông tại A. Độ dài các đoạn thẳng kí hiệu như hình vẽ,
khi đó:
c
sin C   cos B
a
b
cos C   sin B
a
b
tan B   cot
Cc
c
tan C   cot B
b

Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A có


AB  4, AC  3 . Khi đó
BC
2 2
 AC  AB
2 2 2
 3  4  BC  5 .
AB 4 AC 3
Do đó sin C   ; cos C   ;
BC 5 BC 5
AB 4 AC 3
tan C   ; cot C   .
AC 3 AB 4
III. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC
a)
Cho hai góc  và  phụ nhau. Khi đó

sin   cos; tan  cot;


cos  sin; cot  tan.

Trang 17
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9
b)
Cho góc nhọn  . Ta có
0  sin   1; 0  cos  1; sin2   cos2   1;
sin  cos
tan   ; cot   ; tan   cot  

1.
cos sin 

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG TRÒN


I. ĐỊNH NGHĨA
Tập hợp các điểm cách đều O một khoảng bằng R không đổi là đường tròn tâm O
bán kính R.
Nhận xét:
 Qua ba điểm không thẳng hàng, ta vẽ được một và chỉ một đường tròn.
 Đường tròn là hình có tâm đối xứng. Tâm đường tròn là tâm đối xứng của
đường tròn đó.
 Đường tròn là hình có trục đối xứng. Bất kì đường kính nào cũng là trục
đối xứng của đường tròn.
II. ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY
a) So sánh đường kính và dây
Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.
b) Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây
Định lý 1: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua
trung điểm của dây ấy.
Định lý 2: Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không
đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
III. LIÊN HỆ GIỮA DÂY VÀ KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN
DÂY Định lý: Trong một đường tròn:
 Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.
 Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.
Định lý: Trong hai dây của một đường tròn:
 Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.
 Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.
IV. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN
 d  R thì đường thẳng cắt đường tròn tại hai điểm.
 d  R thì đường thẳng và đường tròn không cắt nhau.
 d  R đường thẳng và đường tròn tiếp xúc hay đường thẳng là tiếp tuyến
của đường tròn.

Trang 18
Toán học

V. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TIẾP TUYẾN CỦA ĐƯỜNG TRÒN


Để chỉ ra một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn ta có các cách sau:
Cách 1: Nếu một đường thẳng và một đường tròn chỉ có một điểm chung thì đường
thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.
Cách 2: Nếu khoảng cách từ tâm của một đường tròn đến đường thẳng bằng bán
kính của đường tròn thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.
Cách 3: Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với
bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.
VII. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì
 Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.
 Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.
 Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi
qua các tiếp điểm.
Ví dụ:
Cho đường tròn O , có M A, M B lần lượt là tiếp
tuyến của đường tròn cắt nhau tại M . Khi đó
 MA  MB

 MO là tia phân giác của A MB

 OM là tia phân giác của A OB

VIII. Vị trí tương đối của hai đường tròn


1. Ba vị trí tương đối của hai đường tròn
 Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau. Hai
điểm chung đó gọi là hai giao điểm. Đoạn thẳng nối hai điểm đó gọi là dây
chung.

O O'

Trang 19
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

 Hai đường tròn chỉ có một điểm chung được gọi là hai đường tròn tiếp xúc. Điểm
chung đó gọi là tiếp điểm.

O O'
O A O' A

 Hai đường tròn không có điểm chung được gọi là hai đường tròn không giao nhau.

O O'
O O'

2. Tính chất đường nối tâm


 Nếu hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng với nhau qua
đường nối tâm, tức là đường nối tâm là đường trung trực của dây chung.
 Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.
3. Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính

 Hai đường tròn cắt nhau O và O cắt nhau tại A và B thì
R  r  OO  R  r .

A
R r

O O'

 Hai đường tròn tiếp xúc nhau


Nếu hai đường tròn O và O tiếp xúc ngoài tại A (hình bên dưới), khi
đó A nằm giữa O và O . Hơn nữa OO  R  r .

R r
O A O'

Trang 20
Toán học

Nếu hai đường tròn O và O tiếp xúc trong tại A (hình bên dưới) khi
đó O nằm giữa O và A. Hơn nữa OO  R  r .

O O' r R

 Hai đường tròn không giao nhau


Nếu hai đường tròn O và O ở ngoài nhau (hình bên dưới) thì
OO  R  r .

R r
OO'

 Hai đường tròn không giao nhau


Nếu hai đường tròn O và O đựng nhau (hình dưới) thì OO  R  r.
Đặc biệt hai đường tròn có tâm trùng nhau ta gọi hai đường tròn đồng tâm.

O O' O

4. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn


Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn
đó. Hơn nữa, tiếp tuyến chung không cắt đoạn nối tâm gọi là tiếp tuyến chung ngoài;
tiếp tuyến chung cắt đoạn nối tâm gọi là tiếp tuyến chung trong.
Vị trí tương đối Số tiếp tuyến chung
Hai đường tròn cắt nhau 2 tiếp tuyến chung ngoài
2 tiếp tuyến chung ngoài, 1 tiếp tuyến chung
Hai đường tròn tiếp xúc ngoài
trong
Hai đường tròn tiếp xúc trong 1 tiếp tuyến chung trong
2 tiếp tuyến chung ngoài, 2 tiếp tuyến chung
Hai đường tròn ngoài nhau
trong

Trang 21
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHƯƠNG 3. GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN


I. Góc ở tâm – Số đo cung
1. Góc ở tâm
 Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn gọi là góc ở tâm.
 Nếu 0    180 thì cung nằm bên trong góc gọi là cung nhỏ, cung nằm
ngoài góc gọi là cung lớn.
 Nếu   180 thì mỗi cung là một nửa đường tròn.
 Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn. Góc bẹt chắn nửa cung tròn.
2. Số đo cung
 Số đo cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó.
 Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360 và số đo cung nhỏ (có chung hai đầu
mút với cung lớn)
 Số đo của nửa đường tròn bằng 180 . Cả đường tròn có số đo 360 . Cung
không có số đo 0 (cung có hai đầu mút trùng nhau).
‸ ‸ ‸
Ví dụ: Hình bên dưới cung nhỏ A mB và cung lớn A nB . Ta có A OB là góc
‸ ‸
ở tâm chắn cung nhỏ AB . Và khi đó A OB  sđ A B .

m
A B

α
O

3. So sánh hai cung


Trong một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau:
 Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.
 Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn gọi là cung lớn hơn.
4. Định lí
‸ ‸ ‸
Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì sđ A B  sđ A C  sđ C B .

II. Liên hệ giữa cung và dây


B
1. Định lý 1:
Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay hai đường
A
tròn bằng nhau:
 Hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau.
 Hai dây bằng nhau căng hai cung bằng nhau. C
D
‸ ‸
Ví dụ: A B  C D  AB  CD

Trang 22
Toán học

2. Định lý 2:

Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:

 Cung lớn hơn căng dây lớn hơn.


 Dây lớn hơn căng cung lớn hơn.

‸ ‸
Ví dụ: A B  C D  AB  CD

 Chú ý:
 Trong một đường tròn, hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.
 Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì
đi qua trung điểm của dây căng cung ấy.
 Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây (không đi
qua tâm) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
 Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì
vuông góc với dây căng cung ấy và ngược lại.

III. Góc nội tiếp

1. Định nghĩa

 Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây
cung của đường tròn đó.
 Cung nằm bên trong góc nội tiếp được gọi là cung bị chắn.

2. Định lý

Trong một đường tròn số đo của góc nội tiếp bằng một nửa số đo của cung bị chắn.

‸ A
Ví dụ: Cho hình bên A CB là góc nội tiếp chắn cung

AB. Khi đó số đo A CB bằng một nửa số đo cung
nhỏ AB
‸ 1 ‸
viết là A CB  sdA B .
2
B
C
3. Hệ quả

Trong một đường tròn:

 Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.
 Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng
nhau.
 Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 90 ) có số đo bằng nửa số đo của góc ở
tâm cùng chắn một cung.
 Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.

Trang 23
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

IV. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung


1. Định nghĩa
Cho đường tròn tâm O có Ax là tia tiếp tuyến tại tiếp điểm A và dây cung AB . Khi

đó, B Ax là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.

x
A

2. Định lí
Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Ví dụ: B Ax là góc tạo bởi tia tiếp tuyến Ax và dây cung AB . Khi đó số đo của
‸ ‸ 1 ‸
B Ax bằng nửa số đo cung nhỏ AB , kí hiệu B Ax  sdA B .
2
Hệ quả:
A
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp
tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn x

một cung thì bằng nhau. B

‸ O
Ví dụ: Ta có B Ax là góc tạo tia tiếp tuyến
‸ C
Ax và dây cung AB ; A CB là góc nội tiếp
‸ ‸
chắn cung AB do đó B Ax  A CB .

V. Góc ở đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
1. Góc có đỉnh bên trong đường tròn

Trong hình bên, A EB có đỉnh E nằm trong đường tròn
 O được gọi là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.

Định lý: Số đo của góc có đỉnh bên trong đường tròn bằng
nửa tổng số đo hai cung bị chắn.

‸ 1 ‸ ‸

Ví dụ: Trong hình bên A EB  sđA B  sđC D .
2

2. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn và các cạnh đều có điểm chung với đường tròn là
góc có đỉnh bên ngoài đường tròn.
Định lý:
Số đo của góc có đỉnh bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.

Trang 24
Toán học

Ví dụ: Các hình dưới đây là ví dụ góc có đỉnh bên ngoài đường tròn.

I
I

A n

C C
A

‸ ‸ ‸ ‸ ‸
C DA B B C A mC  A nC
A‸IB  A‸ A‸IC 
2 ‸ IC  2
A C
VI. Cung chứa góc 2

1. Quỹ tích cung chứa góc


Với đoạn thẳng AB và góc 0    180 cho trước thì quỹ M

tích các điểm M thỏa mãn A MB   là hai cung chứa góc  α
dựng trên đoạn AB.

 Chú ý: Hai cung chứa góc  nói trên là hai cung tròn đối A B
xứng nhau qua AB. Hai điểm A, B được coi là thuộc quỹ
tích. α
Đặc biệt: Quỹ tích các điểm M nhìn đoạn thẳng AB cho
trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB. M'

2. Cách vẽ cung chứa góc


Bài toán: Cho đoạn thẳng AB và góc 0    180 . Tìm tập hợp các điểm M

thỏa mãn A MB   .

Bước 1. Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB .


Bước 2. Vẽ tia Ax tạo với AB một góc  .
Bước 3. Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với Ax . Gọi O là giao điểm của Ay với d.

Bước 4. Vẽ cung A mB , tâm O , bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt

phẳng bờ AB không chứa tia Ax . Cung A mB được vẽ như trên là một cung
chứa góc  .
3. Cách giải bài toán quỹ tích
Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thoả mãn tính chất H là một hình
D nào đó, ta phải chứng minh hai phần:
Phần thuận: Mọi điểm có tính chất H đều thuộc hình D .
Phần đảo: Quỹ tích (hay tập hợp) các điểm M có tính chất H là hình D .

Trang 25
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

VII. Tứ giác nội tiếp


1. Định nghĩa
Một tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường
tròn (gọi tắt là tứ giác nội tiếp).
2. Định lý A

- Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối B

diện bằng 180.


- Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng O

180 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn. D C

Ví dụ: Trong hình bên, tứ giác ABCD nội tiếp O và

O  là đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD . Khi đó ta


‸ ‸ ‸ ‸
có A  C  180 ; B  D  180.

3. Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp


Tứ giác có tổng hai góc đối nhau bằng 180 .

Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối của đỉnh đó.

 Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm (mà ta có thể xác định được). Điểm
đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác.
 Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một
góc  .
 Chú ý: Trong các hình đã học thì hình chữ nhật, hình vuông, hình thang cân nội
tiếp được đường tròn.
VIII. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
1. Định nghĩa
 Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của một đa giác được gọi là đường tròn
ngoại tiếp đa giác và đa giác được gọi là đa giác nội tiếp đường tròn.
Ví dụ: Đường tròn O ngoại tiếp tam giác ABC và tam giác ABC nội tiếp đường tròn

O  .
A

B C
O

 Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác được gọi là đường
tròn nội tiếp đa giác và đa giác được gọi là đa giác ngoại tiếp đường tròn.

Trang 26
Toán học

Ví dụ: Đường tròn O nội tiếp tam giác ABC và tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn

O  .
A

B C

2. Định lý
Bất kì đa giác đều nào cũng chỉ có một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp, có một và
chỉ một đường tròn nội tiếp.
IX. Các công thức tính toán trong đường tròn, hình tròn
1. Cung thức tính độ dài đường tròn
Một đường tròn có bán kính R có độ dài (chu vi) đường
tròn, kí hiệu C , được tính theo công thức C  2R .
Ngoài ra, C  d trong đó d là đường kính của đường
tròn.
2. Công thức tính độ dài cung tròn
Trong đường tròn bán kính R , độ dài l của một cung n được tính theo công thức
Rn
sau l  .
180
3. Công thức tính diện tích hình tròn
Một hình tròn có bán kính R có diện tích S là S  R 2 .

4. Công thức tính diện tích hình quạt tròn

R2n
Diện tích hình quạt tròn bán kính R , cung n được tính theo công thức S 
360
hay S  l (trong đó l là độ dài cung n của hình quạt tròn).
2

Trang 27
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHƯƠNG 4. HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN – HÌNH CẦU

I. Hình trụ
Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quay cạnh AB cố
định ta được một hình trụ (như hình bên) và CD được gọi là
đường sinh hay chiều cao của hình trụ.
Khi đó
 Diện tích xung
Sxq  2Rh .
quanh:
S  2Rh  2R 2 .
 Diện tích toàn phần: t

V  S.h  R h
2
.
 Thể tích:
Trong đó, R : bán kính đáy; h : chiều cao;   3,14 .

II. Hình nón


Khi quay tam giác AOB vuông tại O một vòng quanh
cạnh OA cố định thì được một hình nón.
 Diện tích xung Sxq  Rl .
quanh
S  Rl  R 2 .
 Diện tích toàn phần t
1
V  R 2h .
 Thể tích: 3

trong đó:
 R : bán kính đáy;
 l : đường sinh;
   3,14
.
III. Hình cầu
 Diện tích mặt 2
S  4 R .
cầu: 4
V R3.
 Thể tích: 3

trong đó, R : bán kính mặt cầu.


Trang 28
VẬT LÝ

Trang 29
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHƯƠNG 1. ĐIỆN HỌC

CHỦ ĐỀ 1. ĐIỆN TRỞ - ĐỊNH LUẬT ÔM


I. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
 Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào
hai đầu dây dẫn đó (I ∼ U).
 Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ
dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
Ví dụ: Trên mạch điện như hình vẽ, ban đầu hiệu điện thế
giữa hai đầu dây dẫn là U1 = 110V; cường độ dòng điện là I1
= 2 A. Nếu ta tăng hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch lên 2
lần thì cường độ dòng điện cũng tăng 2 lần:
U2 = 2.110 = 220 V; I2 = 2.2 = 4 A.
2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ
dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây
dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (gốc
tọa độ được chọn là điểm ứng với các giá trị I = 0

U = 0) như hình vẽ.
II. Điện trở của dây dẫn - định luật Ôm
1. Điện trở của dây dẫn
U
 Trị số R  không đổi đối với mỗi dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
I
 Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là
 Đơn vị điện trở
Trong công thức R  U, nếu U được tính bằng vôn, I được tính bằng ampe thì R
I
1V
được tính bằng ôm, kí hiệu là Ω, 1  
1A
Người ta còn dùng các bội số của ôm như:
Kilô ôm (kΩ): 1 kΩ = 1000 Ω; Mêga ôm (MΩ): 1 MΩ = 1000000 Ω.
 Ý nghĩa của điện trở: Với cùng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn khác nhau, dây
nào có điện trở lớn gấp bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua nó nhỏ đi bấy
nhiêu lần. Do đó điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
2. Định luật Ôm
 Phát biểu định luật: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với
hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
I U
 Hệ thức của định luật: R

Trong đó:
Trang 30
Vật lí

U là hiệu điện thế, đơn vị đo là V.


I là cường độ dòng điện, đơn vị đo là A.
R là điện trở, đơn vị đo là Ω.
Ví dụ: Một bóng đèn thắp sáng có điện trở là 12 Ω. Đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu
điện thế 6 V thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là:
U 12
I= = = 2 A.
R 6

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở của một dây dẫn
1. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
 Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu

thì tỉ lệ thuận với chiều dài mỗi dây: R1


𝑙1 
Ví dụ: Cho hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện. Dây thứ nhất có chiều dài 4 m thì có
điện trở là 2 Ω, dây thứ hai có chiều dài 40 m thì có điện trở là bao nhiêu?
Lời giải:
2 4
Ta có: R1 𝑙1   R  20.
R 𝑙  R 40 2
2 2 2

2. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
 Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu

tỉ lệ nghịch với tiết diện của mỗi dây: R1


S2 R 2
Ví dụ: Hai dây nhôm có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện 0,5 mm2 và có điện trở
R1 = 5,5 Ω. Hỏi dây thứ hai có tiết diện 2,5 mm2 thì có điện trở R2 là bao nhiêu?
Lời giải:

Ta có: R1 S2 S1 0,5
  R2  R   5,5  1,1.
R S 2,5
S
1
2 1 2

3. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
 Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn được đặc trưng bằng
một đại lượng là điện trở suất của vật liệu.
 Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một
đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1 m và có tiết
diện đều là 1 m2.
 Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
 Điện trở suất được kí hiệu là ρ (đọc là “rô”).
 Đơn vị của điện trở suất là .m (đọc là “ôm mét”).

Trang 31
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

Ví dụ: Điện trở suất ở 20C của một số chất

Kim loại ρ (.m) Hợp kim ρ (.m)

Bạc 1,6.10-8 Nikêlin 0,40.10-6

Đồng 1,7.10-8 Manganin 0,43.10-6

Nhôm 2,8.10-8 Constantan 0,50.10-6

Vonfram 5,5.10-8 Nicrom 1,10.10-6

Sắt 12,0.10-8

Như vậy, ở 20C, đoạn dây dẫn bằng đồng có chiều dài ℓ = 1 m và tiết diện đều là
S = 1 m2 thì có điện trở là R = 1,7.10-8 .
 Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện tỉ lệ thuận với
điện trở suất của vật liệu làm các dây
dẫn: R1 1
 
R2 2
4. Công thức điện trở
 Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài ℓ của dây, tỉ lệ nghịch với tiết
diện S của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

 Công thức điện trở: R

Trong đó: ρ là điện trở suất (đơn vị là .m).


ℓ là chiều dài dây dẫn (đơn vị là m).
S là tiết diện dây dẫn (đơn vị là m2).
Ví dụ: Tính điện trở của đoạn dây đồng dài ℓ = 4 m có tiết diện tròn, đường kính d = 1 mm.
Cho π = 3,14; điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 .m.
Lời giải:
Ta có: d = 1 mm = 10-3 m; ℓ = 4 m; ρ = 1,7.10-8 .m

 
2
d2 3,14. 103
Tiết diện của dây đồng là: S    7,85.107 m2.
4 4
Điện 𝑙 4
1,7.10trở của đoạn dây đồng là: R   
8

S .  0, 087 .
7,85.107

IV. Biến trở


1. Cấu tạo của biến trở
 Biến trở là điện trở mà trị số có thể thay đổi được.
 Có nhiều loại biến trở, chúng có thể khác nhau về chất liệu, về hình dáng …
 Phân loại biến trở theo chất liệu cấu tạo: biến trở dây quấn; biến trở than.
 Phân loại biến trở theo bộ phận điều chỉnh: biến trở con chạy; biến trở tay quay.

Trang 32
Vật lí

 Cấu tạo của biến trở: bộ phận chính của biến trở
gồm con chạy (hoặc tay quay) C và cuộn dây bằng
hợp kim có điện trở suất lớn, được quấn đều đặn
dọc theo một lõi bằng sứ.
 Kí hiệu biến trở trên sơ đồ mạch điện:

2. Hoạt động
 Khi di chuyển con chạy (hoặc tay quay) thì sẽ làm thay đổi chiều dài của cuộn
dây có dòng điện chạy qua ⇒ làm thay đổi điện trở của biến trở.

CHỦ ĐỀ 2.
ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP - ĐOẠN MẠCH SONG SONG

I. Đoạn mạch nối tiếp


1. Đoạn mạch điện mắc nối tiếp
Đoạn mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp
được biểu diễn như hình bên, trong đó:
UAB là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
I là cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
U1; U2 lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 và R2.
I1; I2 lần lượt là cường độ dòng điện qua điện trở R1 và R2.
2. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp
 Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = I1 =
 Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hai hiệu điện thế giữa hai đầu
mỗi điện trở thành phần: UAB = U1 +
3. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp
 Điện trở tương đương (R tđ) của một đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có
thể thay thế cho đoạn mạch này sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ
dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.
 Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm R 1 và R2 mắc nối tiếp có giá trị bằng
tổng hai điện trở thành phần: Rtđ = R1 +
Ví dụ: Mắc nối tiếp hai điện trở R 1 = 12 Ω và R2 = 18 Ω vào hiệu điện thế không đổi 12 V, ta
có:
Điện trở tương đương của đoạn mạch là: R = R1 + R2 = 12 + 18 = 30 Ω.
U
Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở là: I  I1  I2    0, 4 A.
R 30

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là: U1 = I1.R1 = 0,4.12 = 4,8 V.
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là: U2 = I2R2 = 0,4.18 = 7,2 V.
(Hoặc có thể tính theo công thức: U2 = U – U1 = 12 – 4,8 = 7,2 V ).

Trang 33
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

II. Đoạn mạch song song


1. Đoạn mạch điện mắc song song
Đoạn mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song
được biểu diễn như hình bên, trong đó:
UAB là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
I là cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
U1; U2 lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 và R2.
I1; I2 lần lượt là cường độ dòng điện qua điện trở R1 và R2.
2. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song
 Cường độ dòng điện chaỵ qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy
qua các mạch rẽ: I = I1 +
 Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi
đoạn mạch rẽ: UAB = U1 =
3. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song
 Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song thì nghịch đảo của
điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của các điện trở thành phần:
1 1 1 R1R 2
Rtd  R1  R 2  R td  R  R
12

Ví dụ: Mắc song song hai điện trở R1 = 30 Ω và R2 = 60 Ω vào hiệu điện thế không đổi 12 V,
ta có:
Điện trở tương đương của đoạn mạch là: R R1 R2 30.60  20.
 
t R1  R2 30  60
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là: U1 = U2 = U = 12 V.

Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là: I U  12  0,6A.


 Rtd 20
U1 12
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R là: I    0,4 A.
1 1
R1 30
U2 12
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 là:    0, 2A.
R2 60
I2
(Hoặc có thể tính theo công thức: I2 = I – I1 = 0,6 – 0,4 = 0,2 A).

CHỦ ĐỀ 3. CÔNG SUẤT ĐIỆN - ĐIỆN NĂNG

I. Công suất điện


1. Công suất định mức của dụng cụ dùng điện
 Số oat ghi trên một dụng cụ điện cho biết công suất định
mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ
này khi nó hoạt động bình thường.

Trang 34
Vật lí

2. Công thức tính công suất điện


 Công suất tiêu thụ của một dụng cụ điện (hoặc của một đoạn mạch) bằng tích
của hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đó (hoặc đoạn mạch đó) và cường độ
dòng điện chạy qua nó.
 Công thức: P =
Trong đó:
P : công suất tiêu thụ của dụng cụ điện (W).
U: hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện (V).
I: cường độ dòng điện chạy qua dụng cụ điện (A).
 Đơn vị của công suất là oat, kí hiệu là W: 1 W = 1 V × 1 A.
Ngoài ra, người ta còn thường dùng đơn vị kW (kilô oat), MW (mêga oat)
1 kW = 1000 W.
1 MW = 106 W.
Ví dụ: Một bếp điện hoạt động bình thường khi được mắc với U = 220 V và khi đó
R = 48,4 Ω. Tính công suất của bếp điện?
Lời giải:

Cường độ dòng điện qua bếp: I U 220 50


   A.
R 48, 4 11
50
Công suất của bếp điện: P  U.I  220.  1000 W  1kW.
11
P  U U2 2202
(Hoặc có thể tính: U.I U     1000 W  1kW).
R R 48,4

II. Điện năng – công của dòng điện


1. Dòng điện có mang năng lượng
 Dòng điện có năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công, cũng như có thể làm
thay đổi nhiệt năng của các vật.
 Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng.
2. Công của dòng điện
 Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà
đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
 Công thức: A = P .t =
Trong đó: P là công suất (đo bằng W).
U là hiệu điện thế (đo bằng V).
I là cường độ dòng điện (đo bằng A).
t là thời gian sử dụng điện năng (đo bằng s).
 Đơn vị của công là jun (kí hiệu: J): 1 J = 1 W × 1 s = 1 V × 1 A × 1 s.
Ngoài ra công của dòng điện còn được đo bằng đơn vị kilo oat giờ (kW.h):
1 kW.h = 1000 W. 3600 s = 3600000 J = 3,6.106 J.

Trang 35
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

3. Dụng cụ đo điện năng


 Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ
điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng
điện năng sử dụng là 1 kW.h.
Ví dụ: Một bóng đèn có ghi 220 V – 75 W được thắp sáng liên
tục ở hiệu điện thế 220 V trong 4 giờ. Tính lượng điện năng mà
bóng đèn này sử dụng và số đếm của công tơ trong trường hợp này.
Lời giải: Lượng điện năng mà bóng đèn sử dụng trong 4 giờ là:
A = P .t = 75.4 = 300 W.h = 0,3 kW.h.
Số đếm của công tơ trong trường hợp này là 0,3.
III. Định luật Jun – Len-xơ
1. Điện năng biến đổi thành nhiệt năng
+ Dụng cụ (thiết bị) biến đổi một phần điện năng thành nhiệt năng:
 Dụng cụ (hay thiết bị) biến đổi một phần điện năng thành nhiệt năng và một
phần thành năng lượng ánh sáng như: bóng đèn dây tóc, đèn huỳnh quang,…
 Dụng cụ (hay thiết bị) biến đổi một phần điện năng thành nhiệt năng và một
phần thành cơ năng như: quạt điện, máy bơm nước,…
+ Dụng cụ (thiết bị) biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng:
 Dụng cụ hay thiết bị điện có thể biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng
như: nồi cơm điện, ấm nước điện, bàn là,…
2. Định luật Jun-len-xơ
 Nội dung định luật: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ
lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời
gian dòng điện chạy qua.
 Hệ thức của định luật: Q =
Trong đó: I là cường độ dòng điện (đo bằng A).
R là điện trở của dây dẫn (đo bằng ).
t là thời gian dòng điện chạy qua (đo bằng s).
Q là nhiệt lượng tỏa ra (đo bằng J).
Lưu ý: Nếu đo nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo (kí hiệu cal) thì hệ thức của định
luật Jun – Len-xơ là: Q =
Đổi đơn vị: 1 J = 0,24 cal; 1 cal = 4,18 J
Ví dụ: Cho dòng điện có cường độ I = 2 A chạy qua điện trở R = 20 Ω, trong thời gian t =
5giây thì nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong thời gian đó là:
Q = I2Rt = 22.20.5 = 400 J.
Tính theo đơn vị calo là: Q = 400 J = 400.0,24 = 96 cal.
IV. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
1. Các quy tắc sử dụng an toàn điện
 Phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các nguồn điện có hiệu điện thế trên 40 V.
Trong thực hành chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40
V.

Trang 36
Vật lí

 Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng như tiêu chuẩn quy định,
nghĩa là vỏ bọc cách điện này phải chịu được dòng điện định mức quy định cho
mỗi dụng cụ điện.
 Mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ hay thiết bị điện, đảm
bảo khi có sự cố xảy ra, chẳng hạn như khi bị đoản mạch, cầu chì kịp nóng chảy
và tự động ngắt mạch trước khi dụng cụ điện bị hư hỏng.
 Cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, nhất là với
mạng điện dân dụng, vì mạng điện này có hiệu điện thế 220 V nên có thể gây
nguy hiểm tới tính mạng.
2. Sử dụng tiết kiệm điện năng
+ Lợi ích khi sử dụng tiết kiệm điện năng:
 Giảm chi tiêu cho gia đình.
 Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.
 Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đặc
biệt trong những giờ cao điểm.
 Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.
+ Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
 Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp và chỉ
sử dụng chúng trong thời gian cần thiết.
 Điện năng sản xuất ra cần được sử dụng ngay vì không thể chứa điện năng vào
kho. Vào ban đêm lượng điện năng sử dụng nhỏ nhưng các nhà máy điện vẫn
phải hoạt động. Do đó việc sử dụng điện vào ban đêm cũng là một biện pháp tốt
để tiết kiệm điện năng.

CHƯƠNG 2. ĐIỆN TỪ HỌC

CHỦ ĐỀ 1. TÁC DỤNG TỪ CỦA NAM CHÂM VÀ DÒNG ĐIỆN


I. Tác dụng từ của nam châm
1. Nam châm vĩnh cửu
 Nam châm là những vật có tính chất từ (từ tính), chúng có thể hút các vật bằng sắt,
thép và làm quay kim nam châm.
 Các kim loại bị hút bởi nam châm gọi là các vật liệu từ.
Ví dụ: sắt, thép, niken, côban, gađôlini … và các hợp chất của chúng.
 Các kim loại không thuộc vật liệu từ thì hầu như không bị nam châm hút.
Ví dụ: đồng, nhôm, bạc...
 Nam châm vĩnh cửu là nam châm mà từ tính của nó không tự mất đi.
 Mỗi nam châm có hai cực từ: Cực Bắc và cực Nam.
 Kí hiệu các cực của nam châm:
Kí hiệu theo màu sắc: Cực Nam sơn màu đỏ, cực Bắc sơn
màu xanh.
Kí hiệu bằng chữ: Cực Nam viết chữ S, cực Bắc viết chữ N.

Trang 37
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

2. Tương tác giữa hai nam châm


 Khi đưa cực từ của hai nam châm lại gần
nhau thì chúng hút nhau nếu các cực
khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.

II. Tác dụng từ của dòng điện


 Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác
dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác
dụng từ.

CHỦ ĐỀ 2. TỪ TRƯỜNG

I. Từ trường – đường sức từ


1. Từ trường
 Từ trường là không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện.
 Từ trường có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
 Cách nhận biết từ trường:
Người ta thường dùng kim nam châm (gọi là nam châm
thử) để nhận biết từ trường. Nơi nào trong không gian có
lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
2. Đường sức từ
 Từ trường được biểu diễn trực quan bằng các đường sức từ.
 Hình ảnh các đường sức từ của một từ
trường được gọi là từ phổ. Có thể thu được
từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa
đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
Từ phổ của nam châm thẳng
 Đặc điểm của các đường sức từ:
 Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài
nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực
Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
 Nơi nào có từ trường mạnh thì đường sức từ dày,
nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.
II. TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
1. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua
 Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây
có dòng điện chạy qua giống từ
phổ bên ngoài của một thanh nam
châm thẳng.

 Trong lòng ống dây cũng có các đường sức từ, được sắp xếp gần như song song.
⇒ Ống dây có dòng điện chạy qua cũng được xem như là một nam châm. Hai đầu
của nó cũng như là hai cực từ. Đầu ống dây có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu
kia có các đường sức từ đi vào là cực Nam.
Trang 38
Vật lí

2. Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua – Quy tắc nắm tay phải
 Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều của dòng điện chạy qua các
vòng dây.
 Quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ
của ống dây: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn
ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các
vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của
đường sức từ trong lòng ống dây.
III. Sự nhiễm từ của sắt, thép – nam châm điện
1. Sự nhiễm từ của sắt, thép
 Sắt, thép và các vật liệu từ khác (niken, côban …) đặt trong từ trường, đều bị
nhiễm từ.
 Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ
được từ tính lâu dài.
2. Nam châm điện
 Nam châm điện là ứng dụng đặc tính về sự nhiễm từ của sắt.
 Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong đó có
lõi sắt non.
 Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một
vật bằng cách tăng cường độ dòng điện qua ống dây hoặc
tăng số vòng của ống dây.
3. Ứng dụng của nam châm
 Một số ứng dụng của nam châm điện và nam châm vĩnh cửu trong đời sống và kĩ
thuật: Loa điện, rơle điện từ, chuông báo động, máy phát điện, điện thoại, la bàn,
cần cẩu điện, các loại máy điện báo, các thiết bị ghi âm, băng từ ….

CHỦ ĐỀ 3. LỰC ĐIỆN TỪ - ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

I. Lực điện từ
1. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện
 Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ
trường. Lực đó được gọi là lực điện từ.
2. Chiều của lực điện từ - Quy tắc bàn tay trái
 Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy
trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
 Quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực điện từ: Đặt bàn
tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay,
chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện
thì ngón tay cái choãi ra 90 chỉ chiều của lực điện từ.

II. Động cơ điện một chiều


1. Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều

Trang 39
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

 Động cơ điện một chiều là thiết bị biến điện


năng của dòng điện một chiều thành cơ năng.
 Cấu tạo của động cơ điện một chiều gồm hai
bộ phận chính là nam châm và khung dây
dẫn.

 Nam châm tạo ra từ trường là bộ phận đứng yên, được gọi là stato.
 Khung dây dẫn có dòng điện chạy qua là bộ phận quay, được gọi là rôto.
2. Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều
 Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây
dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Khi đặt khung dây dẫn trong từ
trường và cho dòng điện chạy qua khung dây, do tác dụng của lực điện từ nên
khung dây sẽ quay.
 Khi động cơ điện hoạt động, điện năng của dòng điện được chuyển hóa thành cơ
năng.

CHỦ ĐỀ 4. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ - DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU


MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

I. Hiện tượng cảm ứng điện từ


1. Cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện
 Dùng nam châm vĩnh cửu: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi đưa
một cục nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.
 Dùng nam châm điện: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian
đóng và ngắt mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của
nam châm điện biến thiên.
2. Hiện tượng cảm ứng điện từ
 Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín.
Dòng điện được tạo ra theo cách đó gọi là dòng điện cảm ứng.
 Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
II. Dòng điện cảm ứng
1. Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây
 Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số
đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên).
2. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
 Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một dây dẫn kín là số đường sức từ
xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
 Tổng quát: Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi thỏa mãn các điều kiện sau:
 Khi mạch điện kín hay một phần mạch điện kín chuyển động trong từ
trường và cắt các đường cảm ứng từ.
 Khi mạch điện kín không chuyển động trong từ trường nhưng từ trường
xuyên qua mạch điện đó là từ trường biến đổi theo thời gian.
3. Chiều dòng điện cảm ứng

Trang 40
Vật lí

 Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín tăng thì dòng điện
cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số
đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm.
III. Dòng điện xoay chiều – máy phát điện xoay chiều
1. Dòng điện xoay chiều
 Dòng điện luân phiên đổi chiều được gọi là dòng điện xoay chiều.
2. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều
 Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi cho nam
châm quay trước cuộn dây hay cho cuộn dây quay trong từ trường.
 Trong kĩ thuật, dòng điện xoay chiều được tạo ra từ máy phát điện xoay chiều.
3. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều
 Giống như dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều cũng có các tác dụng nhiệt,
tác dụng quang, tác dụng từ.
 Một điểm khác với dòng điện một chiều là ở dòng điện xoay chiều, khi dòng điện
đổi chiều thì lực từ (tác dụng từ) đổi chiều.
4. Đo cường độ và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều
 Để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều người ta
dùng vôn kế và ampe kế xoay chiều có kí hiệu là AC hay (∼).
 Đặc điểm:
 Kết quả đo không thay đổi khi đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy
điện.
 Khi đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều, giá trị đo chỉ giá
trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.
5. Máy phát điện xoay chiều
 Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính:
 Nam châm để tạo ra từ trường, có thể là nam châm
vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
 Cuộn dây dẫn để tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều.

Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.

CHỦ ĐỀ 5.
MÁY BIẾN ÁP - TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA

I. Truyền tải điện năng đi xa


1. Sự hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện
 Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao
phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
 Giả sử muốn truyền tải công suất điện P bằng một đường dây có điện trở R và đặt
vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên
P2R
đường dây được xác định như sau:  I 2
R  
2
P U
hp

Trang 41
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

Trong đó I là cường độ dòng điện chạy trên đường dây truyền tải (A).
Ví dụ: Cùng một công suất điện P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Hãy so sánh công suất
hao phí khi dùng hiệu điện thế 50 V với khi dùng hiệu điện thế 100
2 V.
PR 1
P  P
Lời giải: Công suất hao phí trên đường dây tải điện là: hp 
U2 hp
U2
⇒ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện
thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
Như vậy, khi hiệu điện thế tăng gấp 2 lần thì công suất hao phí giảm 4 lần.
2. Cách làm giảm hao phí
+ Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có các phương án sau:
 Giảm điện trở R của đường dây tải điện bằng cách tăng tiết diện dây dẫn (tốn
kém) hoặc chọn dây có điện trở suất nhỏ (tốn kém).
 Tăng hiệu điện thế (đây là phương án giảm hao phí hữu hiệu nhất và thường
được áp dụng trong thực tế bằng cách sử dụng máy biến thế).
II. Máy biến thế
1. Cấu tạo của máy biến thế
 Máy biến thế là thiết bị dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng
điện xoay chiều.
 Bộ phận chính của máy biến thế gồm:
 Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau,
đặt cách điện với nhau.
 Một lõi sắt (hay thép) có pha silic gồm
nhiều lá mỏng ghép cách điện với nhau.

2. Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế


 Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu một cuộn cây (gọi là cuộn sơ cấp)
của một máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây còn lại (gọi là cuộn thứ cấp) xuất
hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
 Không thể dùng dòng điện không đổi (dòng điện một chiều) để chạy máy biến thế
được.
3. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế
 Gọi n1, U1 và n2, U2 lần lượt là số vòng dây và hiệu điện thế của cuộn sơ cấp và thứ
cấp. Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây
của mỗi cuộn theo công U1 n1
thức:  
U2 n2
 Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp (U1 > U2)
ta có máy hạ thế.
 Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp (U1 < U2)
ta có máy tăng thế.

Trang 42
Vật lí

Ví dụ: Số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là n 1 = 500
vòng và n2 = 1000 vòng. Đặt vào hai đầu dây cuộn sơ cấp hiệu điện thế xoay chiều U 1 = 220
V. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là:
n 1000
U  2U  .220  440V.
2 1
n 500
1
Do U2 > U1 nên đây là máy tăng thế.
4. Vai trò của máy biến thế trong truyền tải điện năng đi xa
 Để giảm hao phí trên đường dây tải điện xoay chiều, người ta dùng máy tăng thế
để tăng hiệu điện thế đặt vào đầu đường dây dẫn (có thể lên đến hàng trăm ngàn
vôn). Khi đến nơi sử dụng điện lại cần hiệu điện thế chỉ khoảng vài trăm vôn
(thường là 220 V), do đó ở cuối đường dây tải điện, người ta dùng các máy hạ thế
để giảm dần hiệu điện thế đến giá trị phù hợp. Chính vì vậy, máy biến thế có vai
trò to lớn trong việc truyền tải điện năng đi xa.

CHƯƠNG 3. QUANG HỌC

CHỦ ĐỀ 1. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG


I. Sự khúc xạ ánh sáng
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
 Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong
suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy
khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được
gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

 Một số khái niệm:


+ SI là tia tới; IK là tia khúc xạ; I là điểm tới.
+ NN’ vuông góc với mặt phân cách là pháp tuyến tại điểm tới. SN
i

+ Góc S IN là góc tới, kí hiệu là i. (1)I
P Q
(2)
+ Góc KIN
‸  là góc khúc xạ, kí hiệu là r.
r
+ Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến NN’ là mặt phẳng tới. N K

2. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ


 Khi tia sáng đi từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau
thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới (r < i).
 Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm) theo.
 Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ cũng bằng 0, tia sáng không bị gãy khúc khi
truyền thẳng qua hai môi trường.

Trang 43
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHỦ ĐỀ 2. SỰ TẠO ẢNH QUA THẤU KÍNH


I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ - thấu kính phân kì
Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kì
Có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Có phần rìa dày hơn phần giữa.

Hình
dạng

Chùm tia tới song song với trục Chùm tia tới song song với trục
chính của thấu kính hội tụ cho chính của thấu kính phân kì cho
Tính
chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của chùm tia ló phân kì.
chất
thấu kính.
truyền
sáng

II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính
+ Trục chính: là đường thẳng trùng với phương của tia sáng tới vuông góc với mặt
thấu kính có tia ló truyền thẳng không đổi hướng.
+ Quang tâm: là giao điểm O giữa trục chính và thấu kính, mọi tia sáng đi qua O đều
truyền thẳng.
+ Tiêu điểm: mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm (F và F’) nằm trên trục chính về hai phía
của thấu kính và cách đều quang tâm O.
+ Tiêu cự: là khoảng cách từ tiêu điểm tới quang tâm OF = OF’ = f.

III. Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính
Phân
Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kì
loại
① Tia tới song song với trục chính cho
① Tia tới song song với trục
tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
Đường chính cho tia ló đi qua tiêu
điểm. ② Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló
truyền
tiếp tục truyền thẳng theo phương
của ba ② Tia tới đi qua quang tâm thì
của tia tới.
tia đặc tia ló tiếp tục truyền thẳng theo
biệt phương của tia tới. ③ Tia sáng có đường kéo dài đi qua
tiêu điểm thì tia ló song song với trục
③ Tia sáng đi qua tiêu điểm thì
chính.
tia ló song song với trục chính.

Trang 44
Vật lí

 Vật sáng ở trong khoảng tiêu


cự (d < f) cho ảnh ảo, cùng
 Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu
Tính chiều và lớn hơn vật.
kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng
chất  Vật sáng ở ngoài khoảng tiêu
chiều, nhỏ hơn vật, và luôn nằm
ảnh tạo cự (d > f) cho ảnh thật, ngược
trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
bởi chiều với vật).
 Vật ở rất xa thấu kính (d = ) cho
thấu  Vật ở rất xa thấu kính (d = )
ảnh ảo, nằm cách thấu kính một
kính cho ảnh thật, nằm cách thấu
khoảng bằng tiêu cự (nằm tại F’).
kính một khoảng bằng tiêu cự
(nằm tại F’).

IV. Dựng ảnh của một vật sáng ab tạo bởi thấu kính
 Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm
trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau
đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính, ta có ảnh A’ của A.

Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hội tụ Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính phân kì

CHỦ ĐỀ 3. MÁY ẢNH – MẮT – KÍNH LÚP

I. Máy ảnh
1. Cấu tạo của máy ảnh
 Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh một vật mà ta muốn chụp trên một
phim. Hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối.
 Vật kính là một thấu kính hội tụ.
 Trong buồng tối có lắp phim (đóng vai trò là
màn) để thu ảnh của vật trên đó.

 Trong các máy ảnh kĩ thuật số hiện nay, tấm cảm biến thay cho phim, lưu hình ảnh
vào các thẻ nhớ trong máy.
2. Ảnh của một vật trên phim ảnh
 Ảnh của vật trên phim ảnh luôn là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
 Lưu ý: Để thu ảnh rõ nét trên phim cần điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến
phim.
Trang 45
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

II. Mắt
1. Cấu tạo của mắt
 Mắt là một giác quan giúp ta nhìn thấy được các vật trước mắt.
 Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là
võng mạc).
 Thể thủy tinh có tác dụng như một thấu kính
hội tụ, nó là một khối chất trong suốt và mềm,
dễ dàng phồng lên hay dẹt xuống khi cơ vòng
đỡ nó bóp lại hay dãn ra làm cho tiêu cự của nó
thay đổi.

 Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ
hiện lên rõ nét. Khi có ánh sáng tác dụng lên màng lưới thì sẽ xuất hiện
“luồng thần kinh” đưa thông tin về ảnh lên não.
2. So sánh mắt và máy ảnh
 Về phương diện quang học, mắt giống như một máy ảnh, tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn
vật trên võng mạc.
 Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh.
 Màng lưới có tác dụng như màn hứng ảnh, ảnh của
vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới.

3. Sự điều tiết của mắt


 Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó sẽ hiện rõ nét trên màng lưới.
 Sự co dãn của cơ vòng đỡ thể thủy tinh làm
thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh sao cho ảnh
của vật hiện rõ trên màng lưới được gọi là sự
điều tiết của mắt. Sự điều tiết xảy ra hoàn toàn
tự nhiên.

4. Điểm cực cận và điểm cực viễn


 Điểm cực viễn (kí hiệu là C v): là điểm xa mắt nhất mà khi đặt vật ở đó, mắt không
điều tiết có thể nhìn rõ vật. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn được gọi là
khoảng cực viễn.
 Điểm cực cận (kí hiệu là Cc): là điểm gần mắt nhất mà khi đặt vật ở đó, mắt còn có
thể nhìn rõ vật (khi điều tiết tối đa). Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận được
gọi là khoảng cực cận.
 Mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của
mắt. Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là giới hạn nhìn rõ của
mắt.
5. Mắt cận – Mắt lão
Mắt cận thị Mắt lão
Biểu  Người bị cận thị có thể nhìn  Mắt lão là mắt của người già.
hiện rõ những vật ở gần nhưng Lúc cơ vòng đỡ thể thủy tinh đã
không nhìn rõ được những yếu nên khả năng điều tiết kém
hẳn đi.
Trang 46
Vật lí

vật ở xa (nếu mắt không  Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa,
điều tiết). nhưng không nhìn rõ những vật
ở gần như hồi còn trẻ.
 Điểm cực cận CC của mắt lão xa
mắt hơn so với mắt bình
 Điểm cực viễn Cv của mắt
thường.
cận ở gần hơn so với mắt
bình thường.
Cách  Mắt cận phải đeo kính cận  Mắt lão phải đeo kính lão để
khắc để có thể nhìn rõ những vật nhìn rõ các vật ở gần.
phục ở xa.
 Kính cận là thấu kính phân  Kính lão là thấu kính hội tụ.
kì. Kính cận thích hợp có
tiêu điểm F trùng với điểm
cực
viễn (Cv) của mắt.

Ví dụ: An bị cận thị có điểm cực viễn C v nằm cách mắt 40 cm. Hoài cũng bị cận thị có điểm
cực viễn Cv nằm cách mắt 60 cm. Ai bị cận thị nặng hơn? Để khắc phục tật cận thị thì An
phải đeo thấu kính loại gì và có tiêu cự là bao nhiêu? Coi kính đeo sát mắt.
Lời giải: (OCv)An = 40 cm < (OCv)Hoài = 60 cm nên bạn An nhìn xa kém hơn tức là An cận
nặng hơn Hoài.
Để khắc phục tật cận thị An cần đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận thích
hợp có tiêu cự thỏa mãn (fk)An = (OCv)An = 40 cm.
III. Kính lúp
1. Kính lúp là gì?
 Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
dùng để quan sát các vật nhỏ hoặc các chi tiết
nhỏ trên một vật.
 Mỗi kính lúp có độ bội giác (kí hiệu G) được ghi trên vành kính bằng các
con số như 2x, 3x, 5x...
 Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát một vật thì sẽ thấy ảnh
càng lớn.
 Giữa số bội giác và tiêu cự f (đo bằng đơn vị xentimet) của một kính lúp có
hệ thức: G  2 
f
Ví dụ: Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là l,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp
sẽ là: f 25 25
   16,7cm.
max
Gmin 1,5
 Số bội giác của kính lúp cho biết, ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn
gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà
không dùng kính.
2. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp

Trang 47
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

 Vật cần quan sát qua kính lúp phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để có ảnh ảo,
cùng chiều, lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo này.
B

B
C C O
V C   
A F A OL

CHỦ ĐỀ 4. ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU.


SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG
SỰ TRỘN ÁNH SÁNG MÀU

I. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu


1. Nguồn phát ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Ánh sáng trắng Ánh sáng màu
Nguồn  Mặt Trời là nguồn phát ánh sáng  Các đèn LED phát ra ánh
phát trắng rất mạnh. Ánh sáng mặt trời sáng màu (màu đỏ, màu
đến mắt ta vào lúc ban ngày (trừ vàng, màu lục...).
lúc bình minh và hoàng hôn) là  Bút laze thường dùng phát
ánh sáng trắng. ra ánh sáng màu.
 Các đèn có dây tóc nóng sáng như  Các đèn ống phát ra ánh sáng
bóng đèn pha xe ô tô, xe máy, màu đỏ, màu tím... thường
bóng đèn pin, bóng đèn tròn... dùng trong quảng cáo.
2. Tạo ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu
 Tấm lọc màu có thể là một tấm kính màu, giấy bóng kính có màu, tấm nhựa trong
có màu hay một lớp nước màu...
 Nếu chiếu ánh sáng trắng hay ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh
sáng có màu đó. Ánh sáng màu này khó truyền qua tấm lọc màu khác. Tấm lọc
màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng có màu đó nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng có màu
khác.
 Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của
tấm lọc.
Ví dụ: Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ, ta được ánh sáng đỏ.
 Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu
đó.
Ví dụ: Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ, ta được ánh sáng đỏ
 Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác nhau sẽ không được ánh sáng màu
đó nữa.
Ví dụ: Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ta không được ánh sáng đỏ, mà
thấy tối.

Trang 48
Vật lí

II. Sự phân tích ánh sáng trắng


 Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
 Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau
bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi
của một đĩa CD.
1. Phân tích một chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính
 Lăng kính là một khối thủy tinh trong suốt có
ba mặt bên hình chữ nhật, hai mặt đáy hình tam
giác thường được mài mờ, ba đường gờ của nó
song song với nhau gọi là ba cạnh của lăng
kính.

 Chiếu một chùm sáng trắng hẹp đi qua một


lăng kính ta sẽ thu được nhiều chùm sáng màu
khác nhau nằm sát cạnh nhau, tạo thành một
dải màu như cầu vồng. Màu của dải này biến
thiên liên tục từ đỏ đến tím.
 Lăng kính có tác dụng tách riêng chùm sáng
màu có sẵn trong chùm sáng trắng cho mỗi
chùm đi theo một phương khác nhau.
2. Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD
 Khi cho một chùm ánh sáng trắng phản xạ trên mặt ghi
của một đĩa CD, chùm ánh sáng phản xạ cũng được
phân tích thành rất nhiều màu sắc khác nhau.

III. Sự trộn các ánh sáng màu


1. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau?
 Có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau bằng cách chiếu đồng thời các
chùm ánh sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng. Màu của màn
ảnh ở chỗ đó là màu mà ta thu được khi trộn các ánh sáng màu nói trên với nhau.
2. Một số kết quả quan trọng khi trộn ánh sáng màu
 Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác.
Ví dụ: Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì được ánh sáng màu vàng.
 Khi trộn ba chùm sáng màu đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp, ta được
ánh sáng trắng. Nếu trộn ba màu này với độ mạnh yếu khác nhau, ta sẽ thu được
đủ màu trong tự nhiên.
 Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím do lăng kính phân tích ra cũng sẽ được
ánh sáng trắng.
IV. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
1. Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng
 Khi ánh sáng truyền từ vật vào mắt thì ta sẽ nhìn thấy vật.

Trang 49
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

 Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta
(trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.
Ví dụ: Vật màu đỏ là do có ánh sáng màu đỏ truyền vào mắt ta. Khi nhìn thấy vật màu đen
thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt ta.
2. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
 Các vật màu thông thường là các vật không tự phát ra ánh sáng, chúng chỉ có khả
năng tán xạ (hắt lại theo mọi phương) ánh sáng chiếu đến chúng.
 Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.
 Vật có màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng
các màu khác.
 Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
V. Các tác dụng của ánh sáng
1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng
 Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã
bị biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.
 Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng, các vật có màu tối hấp thụ năng lượng
ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.
 Ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng: Làm muối, phơi quần áo, phơi lúa...
2. Tác dụng sinh học của ánh sáng
 Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng
sinh học của ánh sáng.
 Trong tác dụng sinh học, năng lượng ánh sáng đã biến thành một số dạng năng
lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật.
3. Tác dụng quang điện của ánh sáng
 Pin mặt trời là một nguồn điện có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.

 Trong khoa học, người ta gọi pin mặt trời là pin quang điện. Đó là vì trong
pin có sự biến đổi trực tiếp của năng lượng ánh sáng thành năng lượng
điện.
 Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.

Trang 50
Vật lí

CHƯƠNG 4.
SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

CHỦ ĐỀ 1.
NĂNG LƯỢNG
SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
I. Năng lượng
1. Một số dạng năng lượng
 Cơ năng (gồm thế năng và động năng).
 Nhiệt năng (phụ thuộc vào nhiệt độ của vật).
 Điện năng (năng lượng của dòng điện).
 Quang năng (năng lượng ánh sáng).
 Hóa năng (chuyển hóa với các năng lượng khác qua các phản ứng hóa học).
2. Dấu hiệu nhận biết một vật có năng lượng
 Vật có cơ năng khi nó có khả năng thực hiện công.
 Vật có nhiệt năng khi nó có thể làm nóng các vật khác.
 Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng,
điện năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.
II. Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
1. Sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt và điện
 Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ
dạng này sang dạng khác.
a) Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng
 Trong các quá trình tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng,
cơ năng luôn luôn giảm, phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
 Nếu cơ năng của vật tăng thêm là do vật ở bên ngoài hệ cung cấp, nếu hụt đi là đã
truyền cho vật khác.
b) Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. hao hụt cơ năng
 Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng.
 Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành điện năng.
 Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng
lượng ban đầu cung cấp cho máy. Phần năng lượng hao hụt đi đã biến đổi thành
dạng năng lượng khác.
2. Định luật bảo toàn năng lượng
Nội dung: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng
này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

CHỦ ĐỀ 2. ĐIỆN NĂNG - SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG


I. Vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất
1. Điện năng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống
 Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy móc và thiết bị, là
nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Trang 51
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

Ví dụ:
Trong đời sống: Điện năng cung cấp năng lượng để chạy quạt điện, thắp đèn điện, đun bếp
điện, chạy tủ lạnh, chạy máy điều hòa nhiệt độ, tivi…
Trong sản suất: Vận hành máy móc, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, luyện kim, tinh chế
hóa chất, cung cấp năng lượng cho các linh kiện điện tử, thắp sáng…
2. Ưu điểm của điện năng
 Điện năng dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt
năng, quang năng, hóa năng.
Ví dụ: Một số dụng cụ, thiết bị trong đó điện năng đã được chuyển hóa thành các dạng năng
lượng khác như sau:
Quạt máy: Phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng.
Bếp điện: Phần lớn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Đèn ống: Phần lớn điện năng chuyển hóa thành quang năng.
Bình điện phân, bình nạp ắc quy: Phần lớn điện năng chuyển hóa thành hóa năng.
 Điện năng dễ dàng truyền tải đi xa (không cần xe vận chuyển, nhà kho, thùng
chứa..., không gây ô nhiễm môi trường). Điện năng truyền tải bằng dây dẫn.
II. Sản xuất điện năng
1. Nhiệt điện
 Trong nhà máy nhiệt điện, nhiệt năng biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.
2. Thủy điện
 Trong nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ chứa được chuyển hóa
thành động năng, rồi thành điện năng.
3. Máy phát điện gió
 Trong máy phát điện gió, năng lượng của gió được biến đổi lần lượt qua các bộ
phận của máy để cuối cùng thành điện năng.
 Điện gió là loại năng lượng sạch, nhưng công suất nhỏ.
4. Pin mặt trời
 Pin mặt trời là những tấm phẳng làm bằng chất silic. Nếu chiếu ánh sáng mặt trời
vào tấm đó thì năng lượng của ánh sáng mặt trời sẽ trực tiếp chuyển hóa thành
điện năng.
5. Nhà máy điện hạt nhân
 Nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều
khiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh
ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó năng lượng nhiệt này được các chất
tải nhiệt trong lò (nước, khí, kim loại lỏng...) truyền tới thiết bị sinh điện năng như
tuabin để sản xuất điện năng.
 Nhà máy điện hạt nhân có thể cho công suất rất lớn và tốn ít nhiên liệu, nhưng nhà
máy cần có thiết bị bảo vệ rất cẩn thận để ngăn các tia phóng xạ có thể gây nguy
hiểm chết người.

Trang 52
HOÁ HỌC

Trang 53
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHƯƠNG 1.
CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHỦ ĐỀ 1. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT


I. Tính chất hoá học của oxit bazơ
1) Tác dụng với nước
Một số oxit bazơ Na2O, K2O, CaO, BaO, tác dụng với nước tạo thành dung dịch
bazơ (kiềm)
K2O  H2O  2 KOH

2) Tác dụng với axit


Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
CuO  2 HCl  CuCl2  H2O

3) Tác dụng với oxit axit


Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
CaO  CO2  CaCO3

II. Tính chất hoá học oxit axit


1) Tác dụng với nước
Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
P2O5  3H2O  2 H3PO4

2) Tác dụng với dung dịch bazơ


Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
CO2  Ca OH  CaCO3  H2O
2

3) Tác dụng với oxit bazơ


Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối.
CO2  CaO  CaCO3

CHỦ ĐỀ 2. MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG


I. Canxi oxit (CaO, vôi sống)
1. Tính chất vật lí
Canxi oxit là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ cao.
2. Tính chất hóa học
CaO là oxit bazơ, có đầy đủ tính chất hóa học của oxit bazơ.

Trang 54
Hóa học

a) Tác dụng với nước


CaO  H2O  Ca OH
2

Ca OH  (vôi tôi) tan ít trong nước, phần


2
tan tạo dung dịch bazơ.

b) Tác dụng với axit

CaO  2HCl  CaCl2  H2O

c) Tác dụng với oxit axit

CaO  CO2  CaCO3

3. Ứng dụng
- Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu
cho công nghiệp hóa học.
- Canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp,
sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…
4. Sản xuất canxi oxit trong công nghiệp
- Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi. Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự
nhiên,…
- Các phản ứng hóa học xảy ra khi nung vôi:
o
C  O t  CO
2
o
CaCO t  CaO  CO
3

II. Lưu huỳnh đioxit


1. Tính chất vật lí
Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô
hấp…), nặng hơn không khí.
2. Tính chất hóa học
Lưu huỳnh đioxit có tính chất hóa học của một oxit axit.
a) Tác dụng với nước
SO2  H2O  H2SO3

SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các chất gây ra mưa axit.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ
SO2  CaOH  CaSO3  H2O
2

c) Tác dụng với oxit bazơ

SO2  Na2O  Na2SO3

Trang 55
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

3. Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit


- Phần lớn SO2 dùng để sản xuất axit sunfuric H2SO4 .

- Dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy,…
- Dùng làm chất diệt nấm mốc,…
4. Điều chế lưu huỳnh đioxit
a) Trong phòng thí nghiệm
Na2SO3  H2SO4  Na2SO4  SO2  H2O

Cu  2H2SO4 đặc  CuSO4  SO2  2H2O

b) Trong công nghiệp

o
t
S  O   SO
2

o
t
4 FeS  11O    2 Fe O 
2 2 2 3
8SO

CHỦ ĐỀ 3. AXIT

I. Khái niệm
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
Ví dụ: H2SO4 , HCl, H2S, HNO3 ,…

II. Phân loại


- Axit có oxi: H2SO4 , HNO3 ,

- Axit không có oxi: HCl, H2S,

III. Tên gọi


1. Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hiđric


Ví dụ: HCl: axit H 2S: axit sunfuhiđric.
clohiđric;

2. Axit có nhiều nguyên tử oxi


Tên axit = axit + tên phi kim + ic
Ví dụ: H2SO4 : axit sunfuric; HNO3: axit nitric.

3. Axit có ít nguyên tử oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ


Ví dụ: H2SO3: axit sunfurơ.

Trang 56
Hóa học

IV. Tính chất hóa học của axit


1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu
Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ

2. Axit tác dụng với kim loại


Dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng,…) tác dụng với hầu hết kim loại đứng trước H
trong dãy điện hóa tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.
3H2SO4  2Al  Al2 SO4   3H2
3

2HCl  Fe  FeCl2  H2

Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải
phóng khí hiđro.
3. Axit tác dụng với bazơ
Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.
H2SO4  Cu OH   CuSO4  2H2O
2

4. Axit tác dụng với oxit bazơ


Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
Fe2O3  6HCl  2FeCl3  3H2O

5. Axit tác dụng với muối


Điều kiện xảy ra phản ứng: Axit hòa tan được muối, sản phẩm có chất kết tủa hoặc
bay hơi.
HCl AgNO3  AgCl   HNO3

Na 2CO3  2HCl  2NaCl  H2O  CO2 

V. Axit mạnh và axit yếu


Dựa vào tính chất hóa học, axit được chia làm 2 loại:
- Axit mạnh như HCl, H2SO4 , HNO3 ,

- Axit yếu như H2S, H2CO3 ,

CHỦ ĐỀ 4. MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG


I. Axit clohiđric HCl
1. Tính chất
- Khi hòa tan khí HCl vào nước ta thu được dung dịch HCl.
- Dung dịch HCl đậm đặc là dung dịch bão hòa hiđroclorua, có nồng độ khoảng 37%.

Trang 57
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

- Axit HCl có đầy đủ tính chất của một axit mạnh.


+ Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
+ Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,...):
2HCl  Fe  FeCl2  H2

+ Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước:


HCl  NaOH  NaCl  H2O

+ Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.


2HCl  CuO  CuCl2  H2O

+ Tác dụng với một số muối:


HCl AgNO3  AgCl   HNO3

2. Ứng dụng
- Điều chế các muối clorua.
- Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.
- Tẩy gỉ kim loại trước khi sơn, tráng, mạ kim loại.
- Chế biến thực phẩm, dược phẩm,…
II. Axit sunfuric H2SO4
1. Tính chất vật lí
Axit H2SO4 là chất lỏng sánh, không màu, không bay hơi, tan dễ dàng trong nước và
tỏa rất nhiều nhiệt.
2. Tính chất hóa học
Axit H2SO4 loãng và H2SO4 đặc có một số tính chất hóa học khác nhau.
H2SO4 loãng H2SO4 đặc

H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của H2SO4 đặc có tính chất hóa học tương tự
một axit mạnh. của H2SO4 loãng và có tính chất hóa học
1. Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. riêng:

2. Tác dụng với kim loại (Mg, Al, Zn, 1. Tác dụng với kim loại
Fe,...) tạo thành muối sunfat và giải
phóng khí hiđro.
H2SO4  Mg  MgSO4  H2

3. Tác dụng với bazơ tạo thành muối


sunfat và nước.
H2SO4  Ba(OH)2  BaSO4  2 H2O
a) H2SO4 loãng không tác dụng với Cu
4. Tác dụng với oxit bazơ tạo thành
b) H2SO4 đặc tác dụng với Cu
muối sunfat và nước.

Trang 58
Hóa học

H2SO4  BaO  BaSO4  H2O 2 H2SO4 dac nong Cu  CuSO4  SO2  2 H2O

5. Tác dụng với một số muối 2. Tính háo nước


C12 H 22 O11  2
4 12 C 11H 2 O
H2SO4  BaCl2  2HCl  BaSO4  H SO dac

3. Ứng dụng

4. Sản xuất axit H2SO4


Trong công nghiệp quá trình sản xuất axit H2SO4 gồm 3 công đoạn sau:
o
t
S  O   SO
2

2SO o

 O2   2SO
t
2
2 5
V 3

SO3  H2O  H2SO4

5. Nhận biết axit H2SO4 và muối sunfat


- Để nhận ra axit H2SO4 trong các axit và nhận ra muối sunfat trong các muối, ta
dùng thuốc thử là dung dịch muối bari hoặc BaOH .
2

- Hiện tượng: Có kết tủa BaSO4 màu trắng xuất hiện.

- Phương trình hóa


học:
H2SO4  BaCl2  2HCl  BaSO4 

Na 2SO4  BaCl2  2NaCl  BaSO4 

Trang 59
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHỦ ĐỀ 5. BAZƠ
I. Khái niệm
Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm
hiđroxit OH.

II. Tên gọi


Tên bazơ = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit
Ví dụ: NaOH: natri hiđroxit;
FeOH : sắt (III) hiđroxit.
3

III. Phân loại


Các bazơ được chia thành 2 loại tùy theo tính tan của chúng:

- Bazơ tan trong nước gọi là kiềm: NaOH, KOH,Ca OH , Ba OH ,...
2

- Bazơ không tan trong nước: CuOH , MgOH ,...


2

IV. Tính chất hóa học


1. Tác dụng với chất chỉ thị màu

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi


thành màu xanh.

- Dung dịch bazơ làm


phenolphthalein không màu đổi
sang màu đỏ.

2. Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit


Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
2NaOH  SO2  Na2SO3  H2O

3. Tác dụng của bazơ với axit tạo


Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
CuOH  2HNO3  Cu NO3   H2O
2

4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy


Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Cu  OH  t  CuO  H O
o

Trang 60
Hóa học

5. Bazơ tác dụng với muối


2 NaOH  Cu(NO3 )2  2 NaNO3  Cu(OH)2 

CHỦ ĐỀ 6. MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG


I. Natri hiđroxit (NaOH)
1. Tính chất vật lí
- Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và
tỏa nhiệt.
- Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải giấy và ăn mòn da.
2. Tính chất hóa học
Natri hiđroxit NaOH có đầy đủ tính chất hóa học của bazơ tan.
a) Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch NaOH làm đổi màu quỳ tím thành xanh, dung dịch phenolphtalein
không màu thành màu đỏ.
b) Tác dụng với axit
2NaOH  H2SO4  Na2SO4  H2O

c) Tác dụng với oxit axit

2NaOH  SO2  Na2SO3  H2O

d) Tác dụng với dung dịch muối


2 NaOH  Cu(NO3 )2  2 NaNO3  Cu(OH)2 

3. Ứng dụng
Natri hiđroxit có ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong công nghiệp. Nó được
dùng trong:
- Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.
- Sản xuất giấy, tơ nhân tạo, chế biến dầu mỏ.
- Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).
4. Sản xuất NaOH
2 NaCl  2 H O Dien phan  2 NaOH  H  Cl
2 co mang ngan 2 2

II. CANXI HIĐROXIT Ca(OH)2


1. Pha chế dung dịch Ca(OH)2
- Để có dung dịch canxi hiđroxit (hay nước vôi trong), ta hòa tan một ít vôi tôi
Ca OH  vào nước được vôi nước (hay vôi sữa).
2

- Lọc vôi nước, chất lỏng thu được là dung dịch Ca OH .
2

Trang 61
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

2. Tính chất hóa học


Dung dịch Ca OH  có những tính chất của một bazơ tan.
2

a) Làm đổi màu chất chỉ thị

- Dung dịch Ca OH  làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
2

- Dung dịch Ca OH  làm phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
2

b) Tác dụng với axit

Ca OH  2HCl  CaCl2  2H2O


2

c) Tác dụng với oxit axit

Ca OH  CO2  CaCO3  H2O


2

d) Tác dụng với dung dịch muối


Ca OH  Na 2CO3  CaCO3  2NaOH
2

3. Ứng dụng
Canxi hiđroxit có nhiều ứng dụng:
- Làm vật liệu trong xây dựng.
- Khử chua đất trồng trọt.
- Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết
động vật…
4. Thang pH
pH = 7: Dung dịch trung tính. Nước cất có pH = 7.
pH < 7: Dung dịch có tính axit, pH càng nhỏ độ axit càng lớn.
pH > 7: Dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ càng lớn.

CHỦ ĐỀ 7. MUỐI
I. Khái niệm
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều
gốc axit.
Ví dụ: Na2SO4 , KCl, Na2S, KNO3 , NaHCO3 ,…

II. Tên gọi


- Tên muối = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit.
- Tên một số gốc axit thường gặp:
- Cl: clorua NO3 : nitrat  SO4 : sunfat
= S: sunfua  PO4 : photphat

Ví dụ: Na2SO4: natri sunfat; KCl: kali clorua

Trang 62
Hóa học

III. Phân loại


- Muối trung hòa: Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay
thế bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: Na2SO4 , KCl, Na 2S, KNO3 ,…

- Muối axit: Là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế
bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: NaHSO4 , Ca(HCO3 )2 ,…

IV. Tính chất hóa học của muối


1. Muối tác dụng với kim loại
Trong dãy điện hóa kim loại, từ Mg trở đi kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau
ra khỏi dung dịch muối.
Fe  CuSO4  FeSO4  Cu

2. Muối tác dụng với axit


Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
3. Muối tác dụng với dung dịch muối
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
AgNO3  NaCl  NaNO3  AgCl

4. Muối tác dụng với dung dịch bazơ


Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ
mới.
Na2CO3  Ba OH  2NaOH  BaCO3
2

5. Phản ứng phân hủy muối


Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
o
t
2 KClO    2 KCl  3O
3

Lưu ý:
Phản ứng trong dung dịch của muối với axit, bazơ, muối là phản ứng trao đổi. Phản
ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất
không tan hoặc chất khí.

CHỦ ĐỀ 8. MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG


I. Muối natri clorua NaCl
1. Trạng thái tự nhiên
- Natri clorua có trong nước biển. Cho nước biển bay hơi, ta được chất rắn gồm hỗn
hợp của nhiều muối, thành phần chính là NaCl.

Trang 63
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

- Ngoài ra, trong lòng đất cũng chứa một khối lượng muối NaCl kết tinh gọi là
muối mỏ.
2. Cách khai thác
- Ở những nơi có biển hoặc hồ nước mặn, người ta khai thác NaCl từ nước mặn ở
trên. Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.
- Ở những nơi có mỏ muối, người ta đào hầm hoặc giếng sâu đến mỏ muối để lấy
muối lên. Muối mỏ sau khi khai thác, được nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch.
3. Ứng dụng
Muối NaCl có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất

II. Kali nitrat KNO3


1. Tính chất
 KNO3 là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước.
o
 KNO bị phân hủy ở nhiệt độ cao: 2KNO    2KNO  O
t

3 3 2

2. Ứng dụng
KNO3 dùng để chế tạo thuốc nổ, làm phân bón, bảo quản thực phẩm trong công
nghiệp.

CHỦ ĐỀ 9. PHÂN BÓN HÓA HỌC


I. Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng với thực vật
- Nguyên tố N: Kích thích cây trồng phát triển mạnh.
- Nguyên tố P: Kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.
- Nguyên tố K: Kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt.
II. Những phân bón hóa học thường dùng
1. Phân bón dạng đơn
Phân bón đơn chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính N, P, K.

Trang 64
Hóa học

a) Phân đạm (chứa nguyên tố N)


- Urê CONH2  , tan trong nước, chứa 46% nitơ.
2

- Amoni nitrat NH4NO3, tan trong nước, chứa 35% nitơ.

- Amoni sunfat  NH4  SO4 , tan trong nước, chứa 21% nitơ.
2

b) Phân lân (chứa nguyên tố P)


- Photphat tự nhiên, thành phần chính chứa Ca3 PO4  , không tan trong nước, tan
2
chậm trong đất chua.
- Supephotphat, thành phần chính chứa Ca H2PO4  , tan trong nước.
2

c) Phân kali (chứa K): KCl, K2SO4,… đều dễ tan trong nước.
2. Phân bón dạng kép
Phân bón kép có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K. Người ta tạo ra
phân bón kép bằng các cách:
- Trộn hỗn hợp các loại phân bón theo tỉ lệ nhất định:
Ví dụ: Phân NPK là hỗn hợp các muối NH4 NO3 , (NH4 )2HPO4 và KCl.

- Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học:


Ví dụ: KNO3 , (NH4 )2HPO4 .

3. Phân bón vi lượng


Phân bón vi lượng có chứa một số các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,… dưới dạng
hợp chất.

CHỦ ĐỀ 10.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

(1) MgO  H2SO4  MgSO4  H2O (2) SO2  2NaOH  Na2SO3  H2O
(3) Na2O  H2O  2NaOH (4) 2 Fe  OH  t  Fe O  3 H O
o

3 2 3

(5) P2O5  3H2O  2 H3PO4 (6) Cu OH  2 HCl  CuCl2  2 H2O


2
(7) 2 KOH  CuSO4  K2SO4  Cu
(8) BaCl2  H2SO4  BaSO4  2 HCl
OH 2

(9) 2 HCl  FeO  FeCl2  H2O

Trang 65
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHƯƠNG 2. KIM LOẠI

CHỦ ĐỀ 1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI


I. Tính chất vật lí của kim loại
1. Tính dẻo
- Kim loại có tính dẻo.
- Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau. Do có tính dẻo nên kim loại được
rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.
2. Tính dẫn điện
- Kim loại có tính dẫn điện.
- Các kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất
là Ag.
3. Tính dẫn nhiệt
- Kim loại có tính dẫn nhiệt.
- Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại dẫn điện
tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
4. Ánh kim
Kim loại có ánh kim. Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức
và các vật dụng trang trí khác.
II. Tính chất hóa học của kim loại
1. Phản ứng của kim loại với phi kim
a) Tác dụng với oxi
Nhiều kim loại (trừ Ag, Au, Pt…) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ
cao tạo thành oxit kim loại.
o
t
3Fe  2 O    Fe O
2 3

b) Tác dụng với phi kim khác


Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.

2 Na t
o
 Cl    2 NaCl

2. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit


2

Kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa tác dụng với dung dịch axit (H2SO4
loãng, HCl,…) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.
Zn  H2SO4  ZnSO4  H2

3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối


Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca, Ba…) có thể đẩy kim loại hoạt
động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Cu  2 AgNO3  CuNO3   2 Ag
2
Trang 66
Hóa học

CHỦ ĐỀ 2. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI


1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của một số kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
2. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim
loại Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:
 Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
 Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm
và giải phóng khí H2.
 Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng,
…) giải phóng khí H2.
 Kim loại đứng trước (trừ Na, K, Ca, Ba…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung
dịch muối.

CHỦ ĐỀ 3. NHÔM
I. Tính chất vật lí
- Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ (khối lượng riêng là 2,7 g / cm3),
dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 660o C.

- Nhôm có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo thành sợi.
II. Tính chất hóa học
1. Tính chất hóa học của kim loại
a) Tác dụng với phi kim
Nhôm tác dụng với nhiều phi kim tạo oxit hoặc muối.
o
t
4 Al  3O    2
2 2

o
t
Al O 2 Al 2 3Cl  

 2 AlCl

b) Tác dụng với dung dịch


axit
2 Al  6 HCl  2 AlCl3  3H2

Lưu ý: Nhôm không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

c) Nhôm tác dụng với dung dịch muối


Trang 67
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

Nhôm tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối
mới và kim loại mới.
2 Al  3CuCl2  2 AlCl3  3Cu

2. Tính chất hóa học khác


Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm.
III. Ứng dụng
- Làm đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng,…
- Nhôm nhẹ và bền nên được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô, tàu
vũ trụ…
IV. Sản xuất
Nhôm được sản xuất bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và
criolit (criolit có tác dụng làm giảm nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxit).
2 Al2O3
d
     2 4 Al  3O
ien p
c han nong cha y

CHỦ ĐỀ 4. SẮT
I. Tính chất vật lí
- Sắt là kim loại, màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn
nhôm.
- Sắt có tính nhiễm từ.
II. Tính chất hóa học
Sắt có những tính chất hóa học của kim loại:
1. Tác dụng với phi kim
Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo oxit hoặc muối.

3Fe  o

2O  t  Fe O
2 3

 oxit saét töø 


o
t
2 Fe  3Cl    2 FeCl
2

2.Tác dụng với dung dịch


axit
Fe  2HCl  FeCl2  H2

Lưu ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

3.Tác dụng với dung dịch muối


Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối
mới và kim loại mới.
Fe  CuSO4  FeSO4  Cu

Trang 68
Hóa học

CHỦ ĐỀ 5. HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP


I. Hợp kim của sắt
- Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%.
Ngoài ra trong gang còn có một số nguyên tố khác như Si, Mn, S,… Gang cứng và
giòn hơn sắt. Có hai loại gang là gang trắng và gang xám.
- Thép là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó cacbon chiếm dưới 2%. Thép được
ứng dụng rộng rãi do có nhiều tính chất vật lí và hóa học rất quý mà sắt không có
được. Thép dùng để chế tạo chi tiết máy, vật dụng, …
II. Sản xuất gang thép
1. Sản xuất gang

- Nguyên liệu: Quặng sắt trong tự nhiên (manhetit Fe3O4 , hematit Fe2O3 ), than
cốc.
- Nguyên tắc sản xuất gang: Gang được sản xuất bằng cách dùng khí CO khử oxit
sắt.

- Quá trình sản xuất gang trong lò cao:


+ Tạo khí CO:
o
t
C  O    CO
2

o
t
C  CO    2CO
2

+ Khử oxit sắt trong quặng sắt:


o
t cao
3CO  Fe O    3CO  2 Fe
2 3

+ Tạo xỉ:

CaO  SiO  to


2
 CaSiO Sơ đồ lò luyện gang

2. Sản xuất thép


- Nguyên liệu: gang, sắt phế liệu và khí oxi.
- Nguyên tắc sản xuất thép: oxi hóa một số kim loại, phi kim để loại ra khỏi gang
phần lớn các nguyên tố C, Si, Mn,...
- Quá trình sản xuất thép trong lò luyện thép.
Thổi khí oxi để oxi hóa các nguyên tố trong
gang: C, Mn, Si, S, P,…
o
t
C  O    CO
2

Trang 69
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHỦ ĐỀ 6.
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI
KHÔNG BỊ ĂN MÒN
I. Sự ăn mòn kim loại
- Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự
ăn mòn kim loại.
- Kim loại bị ăn mòn là do kim loại tác dụng với các chất như nước, oxi (không khí)
và một số chất khác … trong môi trường.
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại
- Ảnh hưởng của các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc
xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
Ví dụ: Thanh thép trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh thép để ở nơi khô ráo,
thoáng mát.
III. Các biện pháp xử lí
- Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: sơn, mạ, bôi dầu mỡ,…
- Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn
Ví dụ: Cho thêm vào thép một số kim loại như crom, niken,… làm tăng độ bền của thép với
môi trường.

Trang 70
Hóa học

CHƯƠNG 3. PHI KIM, SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN


CÁC NGUYÊN TỐ VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

CHỦ ĐỀ 1. TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM


I. Tính chất vật lí của phi kim
- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
Ví dụ:
+ Trạng thái rắn: lưu huỳnh, cacbon, …
+ Trạng thái lỏng: brom, …
+ Trạng thái khí: oxi, clo, …
- Phần lớn nguyên tố phi kim không dẫn điện, không dẫn nhiệt và có nhiệt độ
nóng chảy thấp.
- Một số phi kim độc như clo, brom, iot.
II. Tính chất hóa học của phi kim
1. Tác dụng với kim loại
Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit:
o
2 Na  Cl t 
2
o
2NaCl 2 Cu  O t
2

 2 CuO

2. Tác dụng với hiđro


Phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí:
o
O  2 H t   2
2 2
o
H O H  Cl t
2

 2 HCl

3. Tác dụng với oxi


Phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
o
t
S  O   SO
2

III. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim


- Mức độ hoạt động hóa học của phi kim thường được xét dựa vào khả năng và mức
độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
- Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim mạnh nhất).
- Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.
Trang 71
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHỦ ĐỀ 2. CLO
I. Tính chất vật lí
Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, độc, tan được trong nước.
II. Tính chất hóa học
1. Tính chất hóa học của một phi kim
- Tác dụng với kim loại
o
t
3Cl  2 Fe    2FeCl
2

- Tác dụng với hiđro


o
t
Cl  H    2 HCl
2

2. Tính chất hóa học khác


- Tác dụng với nước tạo thành nước clo (Cl2, HCl, HClO), nước clo làm quỳ tím
chuyển đỏ sau đó mất màu do HClO có tính tẩy màu.
Cl2  H2O  HCl  HClO

- Tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành nước Gia–ven (NaCl, NaClO)
Cl2  2NaOH  NaCl  NaClO  H2O

III. Ứng dụng của clo

IV. Điều chế khí clo


1. Điều chế trong phòng thí nghiệm
o
t
4 HCl  MnO    MnCl  Cl  2 H O
2 2 2

2. Điều chế clo trong công nghiệp


2 NaCl  2 H O Dien phan  2 NaOH  H  Cl
2 co mang ngan 2 2

Trang 72
Hóa học

CHỦ ĐỀ 3. CACBON
I. Các dạng thù hình của cacbon
- Dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên
tố đó tạo nên.
- Các dạng thù hình thường gặp của cacbon:

II. Tính chất của cacbon


1. Tính chất hấp phụ
- Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong
dung dịch. Than gỗ có tính hấp phụ.
- Than hoạt tính (than gỗ, than xương … mới điều chế) có tính hấp phụ cao được
dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc,...
2. Tính chất hóa học
Cacbon là một phi kim hoạt động hóa học yếu.
- Tác dụng với oxi tạo thành cacbon đioxit
o
t
C  O    CO
2

- Tác dụng với oxit của các kim loại sau Al trong dãy điện hóa
o
t
2CuO  C    2Cu  CO
2

IV. Ứng dụng của cacbon


Tùy vào tính chất của mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong đời sống và
sản xuất.
Ví dụ:
- Than chì được dùng làm điện cực.
- Than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng hơi độc.

CHỦ ĐỀ 4. CÁC OXIT CỦA CACBON


I. Cacbon oxit (CO)
1. Tính chất vật lí
CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, rất độc.
2. Tính chất hóa học
a) CO là oxit trung tính
Trang 73
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

Ở điều kiện thường, CO không phản ứng với nước, kiềm và axit.
b) CO là chất khử
Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxit của các kim loại sau Al trong dãy điện hóa
o
t
CO  CuO    CO  Cu
2

3. Ứng dụng
CO có nhiều ứng dụng trong công nghiệp: dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu, chất
khử,…
II. Cacbon đioxit (CO2)
1. Tính chất vật lí
CO2 là khí không màu, không mùi, không duy trì sự sống và sự cháy.

2. Tính chất hóa học


CO2 có những tính chất hóa học của oxit axit.

a) Tác dụng với nước tạo thành axit yếu


CO2  H2O  H2CO3

b) Tác dụng với dung dịch bazơ


CO2  2 NaOH  Na2CO3  H2O
CO2  NaOH  NaHCO3

c) Tác dụng với oxit bazơ


CO2  CaO  CaCO3
3. Ứng dụng
CO2 dùng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm, sản xuất nước giải khát có gaz,…

CHỦ ĐỀ 5. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT


I. Axit cacbonic H2CO3
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí
Axit cacbonic có trong nước mưa và nước tự nhiên do nước hòa tan khí CO2 trong khí
quyển.
2. Tính chất hóa học

Trang 74
Hóa học

H2CO3 là một axit yếu, không bền, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.

II. Muối cacbonat


1. Phân loại
- Muối cacbonat trung hòa (muối cacbonat) không còn H trong thành phần gốc axit:
MgCO3,CaCO3,

- Muối cacbonat axit (muối hiđrocacbonat) còn H trong thành phần gốc axit:
Ca HCO3  , NaHCO3,
2

2. Tính chất
a) Tính tan
- Đa số muối cacbonat không tan trong nước trừ các muối của kim loại kiềm.
Ví dụ: CaCO3,…không tan trong nước.

Na2CO3 ,… tan trong nước.

- Hầu hết các muối hiđro cacbonat đều tan trong nước:
Ví dụ: Ca HCO3  , NaHCO3,… tan trong nước.
2
b) Tính chất hóa học
- Tác dụng với axit mạnh hơn axit cacbonic:
Na2CO3  2HCl  NaCl  CO2  H2O

- Tác dụng với dung dịch bazơ:


NaHCO3  NaOH  Na2CO3  H2O

- Tác dụng với dung dịch muối:


Na2CO3  CaCl2  CaCO3  2NaCl

- Bị nhiệt phân hủy: t


o
CaCO 3   CaO 
o
t
CO 2NaHCO    Na CO  CO
3. Ứng dụng
H O 3 2 3 2

 CaCO3 được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng,…
 Na2CO3 được dùng làm nguyên liệu sản xuất xà phòng, thủy tinh, …
 NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa bệnh, hóa chất trong bình cứu hỏa,…

III. Chu trình cacbon trong tự nhiên


Trang 75
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHỦ ĐỀ 6. SILIC, CÔNG NGHIỆP SILICAT


I. Silic (Si)
1. Trạng thái thiên nhiên
- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi.
- Trong thiên nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp
chất.
- Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét (cao lanh).
2. Tính chất
- Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém.
- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo.
o
t
Si  O   SiO
2

- Silic được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử,…
II. Silic đioxit SiO2
- SiO2 là oxit axit, tác dụng với kiềm và oxit bazơ ở nhiệt độ cao.
o
t
SiO  2NaOH    H O  Na SiO
2 2 2

(natri silicat)
o
t
SiO  CaO    CaSiO
2

(canxi silicat)
- SiO2 (cát trắng) không phản ứng với nước.

III. Sơ lược về công nghiệp silicat


Công nghiệp silicat gồm sản xuất đồ gốm, thủy tinh, xi măng từ những hợp chất
thiên nhiên của silic và các hóa chất khác.
1. Sản xuất đồ gốm
a) Nguyên liệu chính: Đất sét, thạch anh, fenpat.
b) Các công đoạn chính
- Nhào đất sét + thạch anh + fenpat với nước tạo thành khối dẻo tạo hình rồi sấy khô.
- Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao phù hợp.
2. Sản xuất xi măng
a) Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát,…
b) Các công đoạn chính
- Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét rồi trộn với cát và nước ở dạng bùn.
- Nung hỗn hợp trên lò quay (lò đứng) ở 1400  1500 0 C
được clanhke rắn.
- Nghiền clanhke nguội và phụ gia thành bột mịn được xi măng

Trang 76
Hóa học

3. Sản xuất thủy tinh


a)
Nguyên liệu: Cát thạch anh, sôđa Na2CO3 , đá vôi.
b)
Các công đoạn chính
- Trộn nguyên liệu với nhau theo tỉ lệ thích hợp.
- Nung hỗn hợp trong lò thành thủy tinh nhão.
- Làm nguội từ từ được thủy tinh dẻo.
- Ép, thổi thủy tinh dẻo thành các đồ vật.

CHỦ ĐỀ 7. SƠ LƯỢC VỀ
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều điện tích hạt
nhân tăng dần.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố
- Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử
khối của nguyên tố đó.

- Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron
trong nguyên tử.
- Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
2. Chu kì
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và
được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Trang 77
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

Ví dụ:

Sơ đồ minh họa thành phần cấu tạo của một số nguyên tố thuộc chu kì 3
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron.
- Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì, các chu kì 1, 2, 3 được gọi là chu kì nhỏ, các chu kì
4, 5, 6, 7 được gọi là chu kì lớn.
3. Nhóm
- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng
bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng
của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Số thứ tự của nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

Sơ đồ minh họa thành phần cấu tạo của một số nguyên tố thuộc nhóm IA
III. Sự biển đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
1. Trong một chu kì
Trong chu kì, khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron.
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên
tố tăng dần.
2. Trong một nhóm
Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
- Số lớp electron của nguyên tử tăng dần.
- Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố
giảm dần.

Trang 78
Hóa học

IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn


- Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của
nguyên tố.
Ví dụ:Biết vị trí nguyên tố A: ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
Suy đoán được:
+ Điện tích hạt nhân của nguyên tử A là 17+, nguyên tử A có 17 electron. Nguyên
tử A có 3 lớp electron.
+ Nguyên tố A ở cuối chu kì 3 nên A có tính phi kim mạnh.
- Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố
đó.
Ví dụ: Biết nguyên tử nguyên tố X có: điện tích hạt nhân là 11+, có 3 lớp electron, lớp ngoài
cùng có 1 electron.
Suy đoán được:
+ Nguyên tử X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA.
+ Nguyên tố X ở đầu chu kì 3 nên X có tính kim loại.

CHỦ ĐỀ 8. SƠ LƯỢC VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC


I. Liên kết hóa học
Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử hoặc ion để tạo thành phân tử hay
tinh thể bền vững. Khi tạo thành liên kết hóa học, các nguyên tử thường có xu hướng
đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm với 8 electron (của He là 2 electron) ở
lớp ngoài cùng.
II. Một số loại liên kết
1. Liên kết ion
a) Sự hình thành ion từ nguyên tử
Nguyên tử có xu hướng nhường hoặc nhận electron để đạt đến cấu hình electron bền
vững của khí hiếm, tạo thành ion.
Ví dụ:

Na  Na+ +1e
Cl+1e  Cl-
b) Sự hình thành liên kết ion

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện
tích trái dấu.
Ví dụ: Na  Cl  NaCl
+ -

c) Tính chất chung của hợp chất ion

Trang 79
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

- Ở điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể, có tính bền
vững, thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.
- Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy hoặc khi hòa tan
trong nước có khả năng dẫn điện.
2. Liên kết cộng hóa trị
a) Khái niệm và phân loại
- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hoặc nhiều
cặp electron chung.
- Liên kết cộng hóa trị gồm 2 loại:
+ Liên kết cộng hóa trị có cực (liên kết cộng hóa trị phân cực): cặp electron chung bị
lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Ví dụ: Liên kết trong phân tử HCl (H – Cl).
+ Liên kết cộng hóa trị không cực (liên kết cộng hóa trị không phân cực): cặp electron
chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.
Liên kết trong phân tử khí clo (Cl - Cl).
b) Đặc điểm của hợp chất cộng hóa trị
- Các phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
- Các chất có cực tan nhiều trong dung môi có cực. Phần lớn các chất không cực tan
trong dung môi không cực.
- Các chất chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.

Trang 80
Hóa học

CHƯƠNG 4. HIĐROCACBON, NHIÊN LIỆU

CHỦ ĐỀ 1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ


VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ
1. Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong
cơ thể sinh vật, cơ thể người và trong hầu hết
các loại lương thực, thực phẩm, trong các loại
đồ dùng...

2. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO,CO2 , H2CO3 và muối cacbonat,...)

3. Phân loại hợp chất hữu cơ

Hợp chất hữu cơ

Hiđrocacbon Dẫn xuất của hiđrocacbon


Phân tử chỉ có hai nguyên tố: Ngoài cacbon và hiđro, trong phân tử còn
cacbon và hiđro. có các nguyên tố khác: oxi, nitơ, clo,...
Ví dụ: CH4, C2H4, ... Ví dụ: C2H6O, CH3Cl, ...

II. Khái niệm về hóa học hữu cơ


Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và
những chuyển đổi của chúng.

CHỦ ĐỀ 2. CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ


I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử
- Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV, hiđro có hóa trị I, oxi có
hóa trị II.
- Nếu dùng mỗi nét gạch để biểu diễn một đơn vị hóa trị của nguyên tố, ta có:

- Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được
biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.

Trang 81
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

2. Mạch cacbon
Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với
nhau tạo thành mạch cacbon. Có 3 loại mạch cacbon:

3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử


Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân
tử.
Ví dụ: Rượu etylic và đimetyl ete cùng có công thức phân tử là C2H6O nhưng do trật tự
liên kết giữa các nguyên tử trong mỗi chất là khác nhau (rượu etylic CH3  CH2  OH;
đimetyl ete CH3  O  CH3 ) nên tính chất của chúng khác nhau và chúng là hai chất khác
nhau.
II. Công thức cấu tạo
Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công
thức cấu tạo.

viết gọn: CH3  CH2  OH

Như vậy: Công thức cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa
các nguyên tử trong phân tử.

CHỦ ĐỀ 3. METAN
I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí
- Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ
khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu
hay khí đồng hành), trong các mỏ than (khí mỏ
than), trong bùn ao (khí bùn ao), trong khí
biogaz.

- Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong
nước.
II. Cấu tạo phân tử
Trong phân tử metan chỉ có 4 liên kết đơn, công thức cấu tạo của
metan:

Trang 82
Hóa học

III. Tính chất hóa học


1. Tác dụng với oxi
Khi đốt trong oxi, metan cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.
to
CH 4  2 O  CO  2 H O
2 2

2. Tác dụng với clo khi có ánh sáng

CH4
 Cl  a/s  HC1  CH Cl
2
metylclorua
Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl, vì vậy
phản ứng trên được gọi là phản ứng thế.
IV. Ứng dụng
- Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được đùng làm nhiên liệu.
- Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ
o
đồ: Metan + nước    cacbon đioxit + hiđro
t ,xt

- Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.

CHỦ ĐỀ 4. ETILEN
I. Tính chất vật lí
Etilen là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và ít tan trong nước.
II. Cấu tạo phân tử
- Etilen có công thức cấu tạo: viết gọn: CH2  CH2

- Trong phân tử etilen có một liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon.
- Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản
ứng hóa học.
III. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với O2 (phản ứng cháy)
o
t
C H  3O    2CO  2H O
2 4 2 2

2. Tác dụng với dung dịch brom (phản ứng cộng)


CH2 =CH2 + Br2  Br – CH2 – CH2 – Br
(đibrometan)

- Ngoài brom, trong những điều kiện thích hợp, etilen còn phản ứng cộng với một
số chất khác như: H2 ,Cl2.

- Nhìn chung, các chất liên kết đôi (tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng.

Trang 83
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

3. Các phân tử etilen kết hợp với nhau (phản ứng trùng hợp)
Ở điều kiện thích hợp các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo ra chất có kích thước
và khối lượng rất lớn gọi là polietilen (viết tắt là PE).
o
x t ,t ,p
...  CH  CH  CH  CH  ...    ...  CH  CH  CH  CH  ...
2 2 2 2 2 2 2

IV. Ứng dụng

CHỦ ĐỀ 5. AXETILEN
I. Tính chất vật

Axetilen C2H2 là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong
nước.
II. Cấu tạo phân tử
Axetien có công thức cấu tạo : H – C ≡ C – H; viết gọn HC ≡ CH.
Trong phân tử axetilen có một liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon. Trong liên kết
ba có hai liên kết kém bền, dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
III. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với oxi

2C2H2 + 5O2 o
4CO + 2H O
t

2
2. Phản ứng cộng với dung dịch brom
HC≡CH + Br2  Br-CH=CH—Br (đibrometilen)
HC≡CH + 2Br2  Br2CH-CHBr2 (tetrabrometan)
Trong điều kiện thích hợp, axetilen còn tham gia
phản ứng cộng với một số chất khác như H2,...

IV. Ứng dụng


Axetilen dùng trong đèn xì oxi-axetilen để hàn, cắt kim loại.
Trong công nghiệp axetilen là nguyên liệu để sản xuất poli(vinyl clorua) dùng để sản
xuất nhựa PVC và nhiều hóa chất khác.

Trang 84
Hóa học

V. Điều chế
Trong phòng thí nghiệm axetilen được điều chế bằng cách cho canxi cacbua phản
ứng với nước:
CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2
Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là nhiệt phân metan ở nhiệt độ
cao, sau đó làm lạnh nhanh:

2CH 4 
o
1500 C C2H2 +

CHỦ ĐỀ 6. BENZEN
I. Tính chất vật lí
Benzen là chất lỏng, không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, hòa tan
nhiều chất như: dầu ăn, cao su, nến, iot… Benzen độc.
II. Cấu tạo phân tử

III. Tính chất hóa học


1. Tác dụng với oxi
15 o
CH O  t  6CO  3H O
6 6
2 2 2
2
2. Phản ứng thế với với brom
o
t
C H  Br   HBr  C H Br
6 6 2 Fe 6 5

3. Phản ứng cộng


o
t
C H  3H   C H
6 6 2 Ni 6 12

Kết luận: Do cấu tạo phân tử đặc biệt nên benzen vừa có phản ứng thế, vừa có phản
ứng cộng. Tuy nhiên phản ứng cộng của benzen xảy ra khó hơn so với etilen và
axetilen.

Trang 85
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHỦ ĐỀ 7. DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN


I. Dầu mỏ
1. Tính chất vật lí
Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen,
không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
2. Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu
mỏ
Dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở
sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu. Mỏ
dầu thường có ba lớp:

- Lớp khí ở trên, được gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành, có thành phần chính là
khí metan.
- Lớp dầu lỏng là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng
nhỏ các hợp chất khác.
- Lớp nước mặn ở dưới đáy mỏ dầu.
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
- Chưng cất dầu mỏ, các sản phẩm được tách ra ở những nhiệt độ khác nhau
gồm: khí đốt, xăng, dầu hỏa và nhiều sản phẩm khác.
- Để tăng lượng xăng, người ta tiến hành phương pháp crăckinh.

II. Khí thiên nhiên


- Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất.
- Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan.
- Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam
- Dầu mỏ và khí thiên nhiên của nước ta tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam.
- Ưu điểm nổi bật của dầu mỏ nước ta là chứa ít lưu huỳnh. Tuy nhiên, do chứa
nhiều parafin, nên dầu mỏ nước ta dễ bị đông đặc.

Trang 86
Hóa học

- Khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ, khí thiên nhiên phải tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định về an toàn đã đặt ra.

CHỦ ĐỀ 8. NHIÊN LIỆU


I. Nhiên liệu là gì?
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Ví dụ: Than củi, dầu hỏa, khí gas, …
- Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
II. Phân loại nhiên liệu
Căn cứ vào trạng thái chia nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí.
1. Nhiên liệu rắn
Gồm: than mỏ, gỗ,

- Than mỏ: được tạo thành do thực vật bị
vùi lấp dưới đất và phân hủy dần trong
hàng triệu năm. Than mỏ gồm:
+ Than gầy: Dùng để làm nhiên liệu cho
ngành công nghiệp.
+ Than mỡ và than non: Dùng để luyện
than cốc.
+ Than bùn: Được tạo thành ở đáy các đầm lầy, dùng làm chất đốt tại chỗ, dùng làm
phân bón.
- Gỗ: Chủ yếu dùng làm vật liệu xây dựng và sản xuất giấy.
2. Nhiên liệu lỏng
- Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa…) và rượu.
- Được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu và
thắp sáng.
3. Nhiên liệu khí
- Nhiên liệu khí gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ, khí lò cốc, khí lò cao, khí than.
- Năng suất tỏa nhiệt cao.
- Dễ cháy hoàn toàn, vì vậy ít gây độc hại cho môi trường.
- Được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp.
III. Sử dụng nhiên liệu hiệu quả
Sử dụng nhiên liệu hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy.
- Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi.
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu
cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra.

Trang 87
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON, POLIME

CHỦ ĐỀ 1. RƯỢU ETYLIC


I. Tính chất vật lí
- Rượu etylic (ancol etylic hoặc etanol) là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,3o C, nhẹ
hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…
- Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
II. Cấu tạo phân tử
Rượu etylic có công thức cấu tạo:
H H
| |
H – C – C – O – H hay CH3  CH2  OH

| |
H H
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng cháy
Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.
to
C 2 H 6 O  3O  2CO  3H O
2 2

2. Tác dụng với kim loại mạnh như K, Na,...


2C2H5OH  2Na  2C2H5ONa  H2

3. Tác dụng với axit


Tác dụng với axit axetic có H2SO4 đặc tạo ra este và nước
H 2SO
CH COOH  HO – C H     CH COOC H  H O
4 da c

3 2 5 o 3 2 5 2

 t

IV. Ứng dụng

V. Điều chế
Tinh bột hoặc đường  len men  Rượu etylic.
Hoặc CH2 = CH2 + H2O  axit  C2H5OH
Trang 88
Hóa học

CHỦ ĐỀ 2. AXIT AXETIC


I. Tính chất vật lí
Axit axetic CH3COOH là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

II. Cấu tạo phân tử

Trong phân tử axit axetic có nhóm –COOH làm cho phân tử có tính axit.
III. Cấu tạo phân tử
1. Tính axit
+ Làm chuyển màu quỳ tím.
+ Tác dụng với bazơ: CH COOH  NaOH  H O  CH COONa.
3 2 3

+ Tác dụng với oxit bazơ: 2CH3COOH  CaO  CH3COO Ca  H2O.


2
+ Tác dụng với kim loại (trước H) giải phóng H2 :
2CH3COOH  2Na  2CH3COONa  H2

+ Tác dụng với muối của axit yếu hơn:


2CH3COOH  CaCO3  CH3COO Ca  CO2  H2O.
2

2. Tác dụng với rượu etylic tạo ra este vàHnước


2SO
CH COOH  HO – C H     CH COOC H  H O
4 da c

3 2 5 o 3 2 5 2

 t

IV. Ứng dụng

Trang 89
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

V. Điều chế
- Trong công nghiệp, đi từ butan C4H10 :
o
x t,t
2C H  5O    4 CH COOH  2 H O
4 10 2 3

- Sản xuất giấm ăn, thường dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng.
m en g iam
CH CH OH  O     CH COOH  H O
3 2 2 3

CHỦ ĐỀ 3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA ETILEN, RƯỢU ETYLIC


VÀ AXIT AXETIC

Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Phương trình phản ứng minh họa :


a xit
CH  CH  H O    C H OH
2 2 2 2

 O     CH  H2O
m en g iam
CH3CH2OH
COOH
H SO
CH COOH  HO – 2C H     CH COOC H  H O
2 4 da c

3 2 5 o 3 2 5 2

 t

CHỦ ĐỀ 4. CHẤT BÉO


I. Chất béo có ở đâu

Chất béo tập trung nhiều ở mô mỡ động vật và ở quả và


hạt của thực vật.

II. Tính chất vật lí


Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, dầu hỏa,
xăng…
III. Thành phần và cấu tạo của chất béo
Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là
R  COO C3H5.
3

IV. Tính chất hóa học


1. Phản ứng thủy phân trong dung dịch axit
Chất béo thủy phân nhờ xúc tác axit tạo ra các axit béo và glixerol.

RCOO C3H 5
 C3H5 OH
o
 3H O
2 axit , t  3
3
3RCOOH
Trang 90
Hóa học

2. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa)
Chất béo thủy phân nhờ xúc tác kiềm tạo ra muối của các axit béo và glixerol.

RCOO  C3H5 OH


o
C3H 5  3NaOH t 
3
3RCOONa
3

Hỗn hợp muối natri của các axit béo là thành phần chính của xà phòng.
V. ỨNG DỤNG
- Là một thành phần cơ bản trong thức ăn cho người và động vật.
- Dùng để sản xuất xà phòng, glixerol.

CHỦ ĐỀ 5. GLUCOZƠ
I. Trạng thái tự nhiên
Glucozơ C6H12O6  có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín
(đặc biệt trong quả nho chín). Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật.

II. Tính chất vật lí


Glucozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
III. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac (phản ứng tráng gương)
C H O  Ag O NH3 2 Ag  C H O
6 12 6 2 6 12 7

axit gluconic
2. Phản ứng lên men rượu
C H O  men ruou 2C H OH  2CO
6 12 6 3035o C 2 5 2

IV. Ứng dụng


Glucozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật. Glucozơ có những
ứng dụng chủ yếu sau:

Trang 91
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHỦ ĐỀ 6. SACCAROZƠ
I. Trạng thái thiên
nhiên
Saccarozơ C12H22O11  có trong nhiều loài thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt,...

II. Tính chất vật lí


Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều
trong nước nóng.
III. Tính chất hoá học
1. Saccarozơ không có phản ứng tráng gương
2. Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường axit
o
C H O  H O Axit,t C H O  C H O
12 22 11 2 6 12 6 6 12 6

Saccarozo glucozo fructozo

Lưu ý:
- Fructozơ có cấu tạo khác glucozơ, fructozơ ngọt hơn glucozơ.
- Phản ứng thủy phân saccarozơ cũng xảy ra dưới tác dụng của enzim ở nhiệt độ
thường.
IV. Ứng dụng

CHỦ ĐỀ 7. TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ


I. Trạng thái tự nhiên
- Tinh bột có nhiều trong các loại hạt củ, quả như: lúa, ngô, khoai, sắn, ...

- Xenlulozơ là thành phần chủ yếu trong sợi bông, gỗ, tre, nứa, ...
Trang 92
Hóa học

II. Tính chất vật lí


- Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng
tan được trong nước nóng tạo ra dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

- Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
III. Đặc điểm cấu tạo phân tử
- Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn, được tạo thành do nhiều mắt
xích C6 H12O5  liên kết với nhau, viết gọn (C6H12O5) n

- Số mắt xích trong phân tử tinh bột n ≈ 1200 - 6000.


- Số mắt xích trong xenlulozơ n ≈ 10000 - 14000 lớn hơn tinh bột rất nhiều.
IV. Tính chất hóa học
1. Phản ứng thủy phân
Tinh bột và xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch axit tạo ra glucozơ:

(C6H12O5) n a xit ,t
o
 nH O   nC H O
2 6 12

2. Phản ứng với iot


Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột sẽ thấy xuất hiện màu
xanh. Đun nóng màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra.

V. Ứng dụng
- Tinh bột và xenlulozơ được tạo thành trong cây xanh:
6n CO c loro phin
 5n H O     (C H O )  6n O
2 2 a/s 6 10 5 n 2

- Tinh bột là lương thực quan trọng của con người, là nguyên liệu để sản xuất đường
glucozơ và rượu etylic.
- Xenlulozơ có những ứng dụng sau:

Trang 93
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHỦ ĐỀ 8. PROTEIN
I. Trạng thái tự nhiên
Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật như: trứng, thịt, sữa, hạt, tóc,
sừng...

II. Thành phần cấu tạo


1. Thành phần nguyên tố
Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, kim
loại…
2. Cấu tạo phân tử
- Protein có phân tử khối rất lớn và có cấu tạo rất phức tạp.
- Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một "mắt
xích" trong phân tử protein.
III. Tính chất
1. Phản ứng thủy phân
Khi đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ, protein sẽ bị thủy phân sinh
ra các amino axit
o
Protein + nước t  Hỗn hợp amino axit
axit hoac

2. Sự phân hủy bởi nhiệt


- Khi đun nóng mạnh và không có nước, protein bị phân hủy tạo ra những chất bay
hơi và có mùi khét.
- Ví dụ: Khi đốt tóc hoặc đốt lông gà sẽ tạo ra mùi khét.
3. Sự đông tụ
- Một số protein tan được trong nước, tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc
cho thêm hóa chất vào các dung dịch này thường xảy ra sự kết tủa hay đông tụ
protein.
Trang 94
Hóa học

- Ví dụ: Khi đun nóng hoặc cho thêm rượu etylic vào lòng trắng trứng, lòng trắng trứng bị
kết tủa.
IV. Ứng dụng
- Ứng dụng chính của protein là làm thức ăn. Protein là thực phẩm quan trọng của
người và động vật.
- Ngoài ra protein còn có những ứng dụng khác trong công nghiệp dệt (len, tơ tằm),
da, mĩ nghệ, …

CHỦ ĐỀ 9. POLIME
I. Khái niệm về polime
- Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau
tạo nên.
- Polime được phân thành hai loại chính:

Polime

Polime thiên nhiên


Có sẵn trong tự nhiên. Polime tổng hợp
Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ, protein, Do con người tổng hợp từ các chất đơn giản.
cao su thiên nhiên,... Ví dụ: polietilen, poli(vinylclorua),...

II. Cấu tạo và tính chất của polime


- Phân tử polime được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
Ví dụ: Polietilen (-CH2-CH2 ) n có mắt xích là CH2  CH2 

- Các mắt xích liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh.
- Các polime thường là chất rắn, không bay hơi.
- Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường.
II. Ứng dụng của polime
1. Chất dẻo
- Chất dẻo là một loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo.
- Thành phần chủ yếu của chất dẻo là polime, có thể có một số chất khác như:
chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ gia.
- Chất dẻo có nhiều ưu điểm như: nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công,...
Trang 95
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

- Ngày nay, chất dẻo đã thay thế kim loại, sành sứ, thủy tinh trong nhiều lĩnh vực đời
sống và sản xuất.
2. Tơ
- Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo
dài thành sợi.
- Tơ được phân loại theo sơ đồ sau:

Tơ nhân tạo
Chế biến hóa học từ các polime thiên nhiên.
Ví dụ: tơ visco, tơ axetat,...
Tơ hóa học
Tơ tổng hợp
Chế tạo từ các chất đơn giản. Ví dụ: tơ nilon-6,6, tơ capron,...

Tơ thiên nhiên
Có sẵn trong tự nhiên.
Ví dụ: tơ tằm, sợi bông, sợi đay,...

- Tơ hóa học có nhiều ưu điểm hơn tơ thiên nhiên, chúng thường bền, đẹp, khi giặt
dễ sạch, phơi mau khô, …
3. Cao su
- Cao su là polime (thiên nhiên hay tổng hợp) có tính đàn hồi.
- Cao su được phân thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
- Ưu điểm của cao su là tính đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí,...
- Cao su được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Trang 96
SINH HỌC

Trang 97
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHƯƠNG 1. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHỦ ĐỀ 1. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN


I. Menđen và Di truyền học
1. Di truyền học
 Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho
các thế hệ con cháu. Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau
về nhiều chi tiết. Ví dụ:
 Di truyền: Bố tóc xoăn, mẹ tóc thẳng, sinh ra con tóc xoăn hoặc tóc thẳng; bố mẹ
mắt màu nâu, sinh ra con mắt màu nâu.
 Biến dị: Bố mẹ bình thường sinh ra con bị bạch tạng; cây rau mác ở các môi trường
khác nhau có hình dạng lá khác nhau.
 Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên
cứu di truyền. Phương pháp của ông được gọi là phương pháp phân tích các thế hệ
lai.
2. Một số kí hiệu cơ bản và thuật ngữ của Di truyền học
 Một số kí hiệu cơ bản:
Kí hiệu Giải nghĩa
P Cặp bố mẹ xuất phát
 Kí hiệu của phép lai
G Giao tử. Quy ước giao tử đực kí hiệu là ♂, giao tử cái kí hiệu là ♀
F, F1 , F2 , Fn Thế hệ con, thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ hai, thế hệ thứ n
 Một số thuật ngữ:
Thuật ngữ Giải nghĩa Ví dụ
Là những đặc điểm về hình thái, Chiều cao, màu da, màu tóc,
Tính trạng
cấu tạo, sinh lí của một cơ thể màu mắt
Là hai trạng thái biểu hiện trái Thân cao và thân thấp, hạt
Cặp tính trạng
ngược nhau của cùng loại tính vàng và hạt xanh, hạt trơn
tương phản
trạng và hạt nhăn
Quy định các tính trạng của sinh Nhân tố di truyền quy định
Nhân tố di
vật màu tóc hoặc màu mắt ở
truyền
người
Là giống có đặc tính di truyền Pt/ c : hạt vàng → F1 : 100%
Giống (dòng) đồng nhất, các thế hệ sau giống hạt vàng, F2 : 100% hạt
thuần chủng các thế hệ trước
vàng, Fn : 100% hạt vàng
Là các trạng thái khác nhau của Gen A có 2 alen, alen A quy
Alen cùng một gen, mỗi trạng thái qui định thân cao, alen a quy
định một kiểu hình khác nhau định thân thấp
Gen trội (alen Thể hiện kiểu hình ở trạng thái Alen trội A
trội) đồng hợp tử trội và dị hợp tử
Gen lặn (alen Chỉ có thể biểu hiện kiểu hình khi Alen lặn a
lặn) ở trạng thái đồng hợp tử lặn

Trang 98
Sinh học

Gồm các alen về các tính trạng AA, Aa, AaBB


Kiểu gen
đang xét
Là kết quả sự tương tác giữa kiểu Hoa đỏ, hạt vàng
Kiểu hình
gen và môi trường
II. Quy luật Menđen: Lai một cặp tính trạng
1. Thí nghiệm
Giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng.
Ví dụ: Pt/c: hoa đỏ  hoa trắng.
F1 : 100% hoa đỏ.
F1  F1 : hoa đỏ  hoa đỏ.
F2 : 3 đỏ : 1 trắng.
2. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
 Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định (sau này gọi là
gen).
 Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di
truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng
của P.
 Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền tổ hợp lại trong hợp tử thành
từng cặp và quy định kiểu hình của cơ thể.
3. Sơ đồ lai
Qui ước: A – hoa đỏ, a – hoa trắng

4. Phép lai phân tích


Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với một
cá thể mang tính trạng lặn để xác định kiểu gen.

Trang 99
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

Ví dụ: P: AA  aa → F1 : 100%
Aa. P: Aa  aa → F1 : 1Aa :
1aa.
III. Quy luật Menđen: Lai hai cặp tính trạng
1. Thí nghiệm
Lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản.
Pt/c : hạt màu vàng, vỏ trơn  hạt màu xanh, vỏ nhăn.
F1 : 100% vàng, trơn.
F1  F1 : vàng, trơn  vàng, trơn.
F2 : 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
2. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng đều là 3 : 1 → Menđen cho rằng mỗi cặp tính
trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định.
3. Sơ đồ lai
Quy ước: A – hạt vàng, a – hạt xanh; B – vỏ trơn, b – vỏ nhăn.

4. Biến dị tổ hợp
Biến dị tổ hợp là những kiểu hình khác bố mẹ. Trong sự phân li độc lập của các cặp
tính trạng đã diễn ra sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các biến dị tổ
hợp. Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với
chọn giống và tiến hóa.
Ví dụ: ở F2 của sơ đồ lai trên, bên cạnh kiểu hình giống P như vàng, trơn và xanh nhăn còn
xuất hiện những kiểu hình khác P là vàng, nhăn và xanh, trơn. Những kiểu hình khác P này
là các biến dị tổ hợp.

Trang 100
Sinh học

CHỦ ĐỀ 2: NHIỄM SẮC THỂ


I. Nhiễm sắc thể (NST)
1. Tính đặc trưng của bộ NST
 Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống
nhau về hình thái, kích thước).
 Trong cặp NST tương đồng, một NST có nguồn gốc từ bố, một NST có
nguồn gốc từ mẹ. Các gen trên NST cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng.
 Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n), bộ NST
trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng gọi là bộ NST đơn
bội (n).
Ví dụ: người 2n=46, n=23; tinh tinh 2n=48, n=24; ruồi giấm 2n=8, n=4; đậu Hà Lan 2n=14,
n=7.
 Ở những loài đơn tính, có sự khác biệt giữa cá thể đực và cá thể cái ở một
cặp NST giới tính, được kí hiệu là XX và XY.
Ví dụ: ở động vật có vú và ruồi giấm, con cái thường có cặp NST giới tính là XX và con đực
có cặp NST giới tính XY. Ở chim và bướm, con cái lại có cặp NST giới tính XY còn con đực
có cặp NST giới tính XX.
 Tế bào của mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng. Số
lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của loài.
 Kì giữa, NST có chiều dài từ 0,5 đến 50µm, đường kính từ từ 0,2 đến 2µm.
 Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc chữ V.
2. Cấu trúc của NST
Cấu trúc hiển vi của NST thường được mô tả khi nó có
dạng đặc trưng ở kì giữa:
 Hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với
nhau ở tâm động chia thành hai cánh.
 Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc
trong thoi phân bào.
 Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử
ADN và prôtêin loại histôn.

3. Chức năng của NST


NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, do đó có vai trò bảo quản thông tin di
truyền, đảm bảo sự truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

II. Nguyên phân


1. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
Ở kì trung gian, NST diễn ra sự nhân đôi. Khi kết thúc kì này, tế bào tiến hành
nguyên phân.

Trang 101
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

Các kì Những diễn biến cơ bản của NST


 Thoi phân bào hình thành
 Màng nhân và nhân con tiêu
Kì biến
đầu  Các NST kép bắt đầu đóng
xoắn và co ngắn, có hình thái rõ
rệt

 NST kép đóng xoắn cực đại và



tập trung một hàng trên mặt
giữa
phẳng xích đạo của thoi phân bào

 Từng NST kép tách nhau ở tâm


Kì sau động thành 2 NST đơn phân li về
2 cực của tế bào

 Các NST dãn xoắn, dài ra ở


Kì dạng sợi mảnh
cuối  Thoi phân bào tiêu biến, màng
nhân và nhân con hình thành

Kết quả: Từ một tế bào mẹ trải qua một lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ
NST giống nhau và giống như bộ NST của tế bào mẹ.
3. Ý nghĩa của nguyên phân
Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời
duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
III. Giảm phân
 Giảm phân cũng là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân,
diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục.
 Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần ở
kì trung gian trước lần phân bào I.
 Mỗi lần phân bào đều diễn ra 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
1. Những diễn biến cơ bản của giảm phân
Các kì Những diễn biến cơ bản của NST
Lần phân bào I Lần phân bào II
Kì đầu  Các NST co lại cho
 Các NST kép xoắn và co ngắn thấy rõ số lượng NST
đơn bội kép
Trang 102
Sinh học

 Diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST


kép tương đồng theo chiều dọc và chúng
có thể bắt chéo với nhau
 Cuối kì đầu, các NST kép trong cặp
tương đồng tách rời nhau
Kì giữa  NST tiếp tục co xoắn cực đại, có hình
 NST kép tập trung và
dạng và kích thước đặc trưng cho loài
xếp thành một hàng
 Các NST kép tập trung và xếp song song
trên mặt phẳng xích
thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của
đạo của thoi phân bào
thoi phân bào
Kì sau  Hai crômatit tách
nhau ở tâm động thành
 Các NST kép trong cặp NST tương
hai NST đơn và mỗi
đồng phân li độc lập với nhau về hai cực
chiếc đi về một cực của
tế bào
tế bào
Kì cuối  Các NST nằm gọn
 Các NST kép nằm gọn trong hai nhân trong các nhân mới
mới được tạo thành. Hai nhân này đều được tạo thành. Mỗi
chứa bộ NST đơn bội kép (n NST kép) nhân đều chứa bộ n
NST đơn

Kết quả:
Từ một tế bào sinh dục mang bộ NST lưỡng bội (2n NST) ở thời kì chín, qua 2 lần
phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n NST), nghĩa là số
lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

Trang 103
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

2. Phát sinh giao tử và thụ tinh


 Qua giảm phân, ở động vật, mỗi tinh bào bậc 1 cho ra 4 tinh trùng, còn mỗi noãn
bào bậc 1 chỉ cho ra 1 trứng.
 Thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái tạo
thành hợp tử.
3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì sự ổn định
bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. Đồng thời còn
tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa.
IV. Cơ chế xác định giới tính
 Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính.
 Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST
giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ
tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.
 Những loài giao phối (động vật có vú và người),
ở giai đoạn lọt lòng tỉ lệ đực : cái thường xấp xỉ 1 : 1.
 Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng
của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài.
Ví dụ: Dùng mêtyl testostêrôn có thể biến cá vàng cái
thành cá vàng đực về kiểu hình; ở một số loài rùa, nếu
trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 28oC sẽ nở thành con đực, ở
nhiệt độ trên 32oC trứng nở thành con cái.
V. Di truyền liên kết
1. Thí nghiệm
Moocgan lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng:
Pt/c: ♀ thân xám, cánh dài  ♂ thân đen, cánh cụt
F1 : 100% thân xám, cánh dài
♂ F1 thân xám, cánh dài  ♀ thân đen, cánh cụt
F2 : 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt
2. Giải thích
 Thân xám và cánh dài cũng như thân
đen và cánh cụt luôn luôn di truyền
đồng thời với nhau.
 Các nhóm tính trạng này nằm trên một
NST cùng phân li về giao tử và cùng
được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.
3. Sơ đồ lai
Quy ước: B – thân xám, b – thân đen;
V – cánh dài, v – cánh cụt

Trang 104
Sinh học

4. Ý nghĩa
 Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết. Số
nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường ứng với số NST trong bộ đơn bội của loài.
Ví dụ: Ở đậu Hà Lan có 7 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 7.
 Liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
Ví dụ: Trong thí nghiệm trên của Moocgan, ở thế hệ lai không xuất hiện những kiểu hình
khác P.
 Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được
quy định bởi các gen trên một NST.

CHỦ ĐỀ 3: TỪ GEN ĐẾN PRÔTÊIN


I. ADN và bản chất của gen
1. ADN
Cấu tạo hóa học Cấu trúc không gian Chức năng
 ADN (axit  ADN là một chuỗi xoắn kép ADN có hai
đêôxiribônuclêic) là một gồm hai mạch song song, xoắn chức năng
loại axit nuclêic, được cấu đều quanh một trục từ trái sang quan trọng là
tạo từ các nguyên tố C, H, phải, ngược chiều kim đồng hồ lưu giữ và
O, N và P  Các truyền đạt
 ADN thuộc loại đại phân nuclêôtit thông tin di
tử, được cấu tạo theo giữa hai truyền
nguyên tắc đa phân, đơn mạch liên
phân là nuclêôtit gồm 4 kết với
loại: ađênin (A), timin (T), nhau
xitôzin (X) và guanin (G) bằng các
 ADN của mỗi loài được liên kết
đặc thù bởi thành phần, số hiđrô tạo
lượng và trình tự sắp xếp thành cặp
của các nuclêôtit. theo
 Do trình tự sắp xếp khác nguyên
nhau của 4 loại nuclêôtit tắc bổ
đã tạo nên tính đa dạng sung
của ADN (NTBS): A liên kết với T, G liên kết
 Tính đa dạng và đặc thù với X và ngược lại.
của ADN là cơ sở phân tử Theo NTBS, trong phân tử ADN,
cho tính đa dạng và tính A = T, G = X → A + G = T + X
đặc thù của các loài sinh  Tỉ số (A + T) / (G + X) trong các
vật ADN khác nhau thì khác nhau và
đặc trưng cho từng loài
 Mỗi chu kì xoắn dài 34 Å gồm
10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng
xoắn là 20 Å

Trang 105
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

2. Bản chất của gen


Bản chất hóa học của gen là ADN – mỗi gen cấu trúc là một đoạn của phân tử ADN,
giúp lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin nhất định.
II. Quá trình nhân đôi ADN
Thời điểm Kì trung gian của chu kì tế bào
Vị trí Nhân tế bào
 ADN khuôn
Thành phần  Các nuclêôtit tự do (A, T, G, X)
tham gia  Một số enzim có tác dụng tháo xoắn, tách mạch, giữ cho mạch ở
trạng thái duỗi, liên kết các nuclêôtit với nhau
 Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược
Nguyên tắc
lại
nhân đôi
 Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa)

Diễn biến

 Phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần
 Các nuclêôtit trên mạch đơn sau khi tách lần lượt liên kết với
các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS để hình
thành mạch mới
 Khi quá trình kết thúc, 2 phân tử ADN con được tạo thành rồi
đóng xoắn
 Từ 1 phân tử ADN ban đầu, sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 phân tử
ADN con giống nhau và giống ADN mẹ
Kết quả
 Mỗi phân tử ADN con có 1 mạch đơn mới và 1 mạch đơn cũ của
ADN mẹ.
 Quá trình nhân đôi ADN để chuẩn bị cho sự nhân đôi của NST
và quá trình phân bào
Ý nghĩa
 Quá trình nhân đôi ADN giải thích sự truyền đạt thông tin di
truyền một cách chính xác qua các thế hệ
III. ARN và quá trình tổng hợp ARN
1. ARN
 ARN (axit ribônuclêic) thuộc loại axit nuclêic, gồm một chuỗi xoắn đơn.
 ARN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P; thuộc loại đại phân tử nhưng
có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN.
 ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit gồm 4 loại:
ađênin (A), guanin (G), xitôzin (X), uraxin (U).
 Tùy theo chức năng mà ARN được chia thành các loại khác nhau như:
Trang 106
Sinh học

+ mARN (ARN thông tin): truyền đạt thông tin quy định cấu
trúc của protêin cần tổng hợp.
+ tARN (ARN vận chuyển): vận chuyển axit amin tương ứng với
nơi tổng hợp prôtêin.
+ rARN (ARN ribôxôm): thành phần cấu tạo nên ribôxôm – nơi
tổng hợp prôtêin.
Sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và ARN:

Đặc điểm ADN ARN


Số mạch 2 mạch song song 1 mạch
đơn
Các loại 4 loại: A, T, G, X 4 loại: A, U, G, X
đơn phân

2. Quá trình tổng hợp ARN (Quá trình phiên mã)

Thời điểm Kì trung gian


Vị trí Nhân tế bào
 Mạch mã gốc của gen
Thành phần
 Nuclêôtit tự do (A, U, G, X)
tham gia
 Enzim
Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết
Nguyên tắc
với X, X liên kết với G

Diễn biến  Các loại ARN đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN
dưới tác động của enzim
 Khi bắt đầu tổng hợp, gen được tháo xoắn và tách dần 2 mạch
đơn
 Các nuclêôtit trên mạch vừa tách ra liên kết với các nuclêôtit tự
do theo NTBS để hình thành mạch ARN
 Khi kết thúc, phân tử ARN vừa được hình thành liền tách ra khỏi
gen và đi ra tế bào chất để tổng hợp prôtêin
Kết quả 1 phân tử ADN sau 1 lần phiên mã tổng hợp nên 1 phân tử ARN
Hình thành các loại ARN tham gia trực tiếp vào quá trình tổng
Ý nghĩa
hợp
prôtêin, quy định tính trạng

Trang 107
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

IV. Prôtêin và quá trình tổng hợp prôtêin


1. Prôtêin
Cấu trúc Chức năng
 Prôtêin là hợp chất lữu cơ gồm 4 nguyên tố  Prôtêin cấu trúc: cấu tạo
chính là C, H, O, N và có thể còn có một số nên tế bào và cơ thể. Ví dụ:
nguyên tố khác collagen và elastin là thành
 Prôtêin thuộc loại đại phân tử phần chủ yếu của da và mô
 Prôtêin được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, liên kết
đơn phân là các axit amin, có hơn 20 loại axit  Prôtêin dự trữ: dự trữ các
amin khác nhau. Ví dụ: valin, glixin, xêrin, lơxin,... axit amin. Ví dụ: prôtêin
 Prôtêin có 4 bậc cấu trúc: sữa, prôtêin dự trữ trong hạt
 Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các axit amin cây
trong chuỗi axit amin  Prôtêin vận chuyển: vận
 Cấu trúc bậc 2 là chuỗi axit amin tạo các vòng chuyển các chất. Ví dụ:
xoắn lò xo hoặc gấp nếp hemôglôbin
 Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian 3 chiều  Prôtêin bảo vệ: bảo vệ cơ
của prôtêin do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành thể. Ví dụ: các khách thể
 Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc của một số loại prôtêin  Prôtêin thụ thể: thu nhận
gồm 2 hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay thông tin. Ví dụ: các thụ thể
khác loại kết hợp với nhau trong tế bào
 Prôtêin xúc tác: xúc tác cho
các phản ứng hóa sinh. Ví
dụ: các enzim
2. Quá trình tổng hợp prôtêin (Quá trình dịch mã)
Vị trí Tế bào chất
 Mạch khuôn mARN mang thông tin mã hóa axit amin
Thành phần
 tARN và ribôxôm
tham gia
 Axit amin và các enzim
 Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U, G liên kết với X và
Nguyên tắc ngược lại
 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin

Diễn biến

 Ribôxôm gắn vào phân tử mARN và di chuyển dọc theo chiều


dài của mARN
 Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi
axit amin được tổng hợp xong
Trang 108
Sinh học

1 phân tử mARN sau 1 lần dịch mã sẽ tổng hợp nên 1 chuỗi axit
Kết quả
amin
Ý nghĩa Hình thành prôtêin, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể

V. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng


 Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện trong sơ
đồ: Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng
 Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nuclêôtit
trong mạch mARN.
 Trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu
trúc bậc 1 của prôtêin.
 Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu
hiện thành tính trạng của cơ thể.

CHỦ ĐỀ 4: BIẾN DỊ
I. Đột biến gen
1. Đột biến gen và nguyên nhân phát sinh đột biến gen
 Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một
số cặp nuclêôtit. Đột biến điểm (đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit) có
các dạng điển hình là: mất, thêm, thay thế.
 Đột biến gen là biến dị di truyền được.
 Đột biến gen xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể
tới phân tử ADN, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
2. Vai trò của đột biến gen
 Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật.
Ví dụ: đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp diệp lục ở cây mạ ; đột biến thay thế một cặp
nuclêôtit gây bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người ; đột biến gen lặn trên NST thường gây
bệnh bạch tạng.
 Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn là có hại có thể trở
thành có lợi. Trong thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có
lợi cho bản thân sinh vật và con người.
Ví dụ: đột biến gen ở lúa làm cây cứng và nhiều bông hơn ở giống gốc ; cà chua biến đổi gen
có thời gian bảo quản lâu hơn cà chua thông thường ; cây bông biến đổi gen có khả năng
kháng côn trùng.
II. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
1. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì?
 Là những biến đổi trong cấu trúc của NST làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của
NST.
 Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
2. Nguyên nhân phát sinh
 Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và
bên ngoài cơ thể tới NST.

Trang 109
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

 Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người
tạo ra.
3. Vai trò
 Đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật.
Ví dụ: mất một phần vai ngắn NST số 5 gây nên hội chứng tiếng mèo kêu ; ở người, mất một
đoạn nhỏ ở đầu NST số 21 gây nên bệnh ung thư máu.
 Trong thực tiễn, người ta còn gặp các dạng đột biến cấu trúc NST có lợi.
Ví dụ: đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở cây trồng ; ở
đại mạch, đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza, có ý nghĩa trong sản xuất
bia ; ở nhiều loài muỗi, đột biến đảo đoạn góp phần tạo nên loài mới.
III. Đột biến số lượng NST
Đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST
nào đó hoặc ở tất cả bộ NST.
1. Thể dị bội
 Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST
bị thay đổi về số lượng.
 Các thể dị bội thường gặp: thể không nhiễm, thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn
nhiễm.
 Đột biến dị bội xảy ra do sự phân li không bình thường của một hoặc một số cặp
NST trong giảm phân hình thành giao tử.
 Thể dị bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản
tùy loài.
Ví dụ: ở người, hội chứng Đao (ba NST số 21), hội chứng Tớcnơ (một NST giới tính X).
2. Thể đa bội
 Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều
hơn 2n) như 3n, 4n, 5n…
 Tế bào đa bội có số lượng ADN tăng gấp bội → quá trình tổng hợp các chất hữu cơ
diễn ra mạnh mẽ → kích thước tế bào lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát
triển mạnh và chống chịu tốt.
 Thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
Ví dụ: thể tam bội tạo quả không hạt.
 Hiện tượng đa bội phổ biến ở thực vật hơn là động vật.
IV. Thường biến
 Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống của cá thể
dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Ví dụ: các cây cẩm tú cầu trồng ở đất có độ pH khác nhau sẽ có màu hoa ở các dạng trung
gian khác nhau giữa màu tím và đỏ; cùng một giống su hào thuần chủng, nhưng cây trồng ở
luống được chăm sóc thì có củ to hơn hẳn so với những cây trồng ở luống không được chăm
sóc.
 Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, thường ít chịu ảnh
hưởng của môi trường. Ví dụ: giống lúa nếp cẩm trồng ở miền núi hay đồng bằng đều
cho hạt gạo bầu tròn và màu đỏ. Lợn Ỉ Nam Định nuôi ở Việt Nam và châu Âu vẫn có màu
lông đen.

Trang 110
Sinh học

 Các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên
hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi. Ví dụ: số hạt lúa trên một bông của một giống
lúa, lượng sữa vắt được trong một ngày của một giống bò.
 Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay
nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng có giới hạn do kiểu gen
quy định.
Kiểu gen 1 + môi trường 1 → kiểu hình 1.
Kiểu gen 1 + môi trường 2 → kiểu hình 2.

Kiểu gen 1 + môi trường n → kiểu hình n.
Tập hợp các kiểu hình 1, 2, …, n nói trên của kiểu gen 1 tương ứng với n môi trường
được gọi là mức phản ứng của kiểu gen 1.

CHỦ ĐỀ 5: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI


I. Phương pháp nghiên cứu di truyền người
Phương pháp nghiên cứu di truyền ở người gặp 2 khó khăn chính là:
 Người sinh sản muộn và đẻ ít con.
 Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.
→ Chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ và trẻ đồng sinh.
1. Nghiên cứu phả hệ
 Phả hệ là sự ghi chép, hệ là các thế hệ, phả hệ là bản ghi chép các thế hệ.
Ví dụ: khi theo dõi sự di truyền của bệnh M và bệnh P qua 3 đời của một gia đình, người ta
lập được sơ đồ phả hệ như sau:

2. Nghiên cứu trẻ đồng sinh

Trang 111
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

 Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ cùng


được sinh ra ở một lần sinh.
 Trẻ đồng sinh hay gặp nhất là trẻ sinh
đôi, có 2 trường hợp: sinh đôi cùng trứng
và sinh đôi khác trứng.
 Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp hiểu rõ
vai trò của kiểu gen và vai trò của môi
trường đối với sự hình thành tính trạng,
sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường
đối với tính trạng số lượng và tính trạng
chất lượng.
II. Bệnh và tật di truyền ở người
1. Một vài bệnh di truyền ở người
Bệnh Nguyên nhân Biểu hiện
Đột biến NST dị bội, Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há,
làm tăng thêm 1 NST lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí,
Đao ở cặp NST 21 khoảng cách giữa hai mắt xa nhau,
ngón tay ngắn, bị si đần bẩm sinh và
vô sinh
Đột biến NST dị bội, Bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến
Tớcnơ chỉ có 1 NST giới tính vú không phát triển, không có kinh
(OX) X nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí

vô sinh
Đột biến gen lặn trên Da và tóc màu trắng, mắt màu hồng
Bạch tạng
NST thường
Câm điếc Đột biến gen lặn trên Bị câm và bị điếc
bẩm sinh NST thường
2. Một số tật di truyền ở người
Đột biến NST đã gây ra nhiều dạng quái thai và dị tật bẩm sinh ở người, ví dụ: tật khe
hở môi – hàm, bàn tay mất một số ngón, bàn chân mất ngón và dính ngón, bàn tay nhiều
ngón…
Đột biến gen trội gây ra các dị tật, ví dụ: xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón…

CHỦ ĐỀ 6: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

I. Công nghệ tế bào


1. Khái niệm
 Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy
tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
 Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu là:
 Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo.

Trang 112
Sinh học

 Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể
hoàn chỉnh.
2. Ứng dụng công nghệ tế bào
 Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.
Ví dụ: khoai tây, mía, dứa và một số giống phong lan,...
→ Phương pháp này giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm.
 Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng dùng để phát hiện và
chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị.
Ví dụ: giống lúa DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu nóng và khô hạn tốt được
chọn từ các tế bào phôi của giống lúa CR203.
 Nhân bản vô tính ở động vật.
Ví dụ: cừu Đôli, bò, cá trạch,...
→ Mở ra triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm.
→ Mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân.
II. Công nghệ gen
1. Các khái niệm
 Kĩ thuật gen (kĩ thuật di truyền) là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một
đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho (tế bào cho) sang tế
bào của loài nhận (tế bào nhận) nhờ thể truyền.
 Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản là: tách, cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp ; đưa ADN
tái tổ hợp vào tế bào nhận.
 Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.
 Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh
học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
 Các lĩnh vực trong Công nghệ sinh học hiện đại gồm: Công nghệ lên men, Công
nghệ tế bào thực vật và động vật, Công nghệ chuyển nhân và phôi, Công nghệ sinh
học xử lí môi trường, Công nghệ enzim / prôtêin, Công nghệ gen, Công nghệ sinh
học y – dược.
2. Ứng dụng công nghệ gen
 Tạo ra các chủng vi sinh vật mới
Ví dụ: sử dụng vi khuẩn E. coli được chuyển gen mã hóa hoocmôn insulin ở người để sản
xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường với giá thành rẻ hơn so với tách chiết từ mô động
vật.
 Tạo giống cây trồng biến đổi gen
Ví dụ: chuyển gen quy định tổng hợp ꞵ - carôten vào tế bào cây lúa và tạo ra giống lúa
giàu vitamin A; chuyển gen từ một giống đậu vào tế bào cây lúa làm tăng hàm lượng sắt
trong gạo lên 3 lần; chuyển gen kháng sâu từ đậu tương dại vào đậu tương trồng và ngô.
 Tạo động vật biến đổi gen
Ví dụ: chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn, giúp cho hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn,
hàm lượng mỡ ít hơn lợn bình thường; chuyển gen xác định mùi sữa người vào tế bào phôi
bò cái làm cho sữa bò có mùi sữa người.
III. Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Trang 113
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

1. Hiện tượng thoái hóa


 Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn
Biểu hiện: sức sống kém, phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm, nhiều cây
chết.
 Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật
 Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các cá thể có cùng quan hệ
huyết thống. Ví dụ: sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và
con cái.
 Biểu hiện: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật
bẩm sinh, chết non.
2. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa
 Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra
hiện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.
 Một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt (đậu Hà Lan, cà chua…), động vật
thường xuyên giao phối gần (chim bồ câu, chim cu gáy…) không bị thoái hóa khi
tự thụ phấn hay giao phối gần vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng
hợp không gây hại.
3. Vai trò
Trong chọn giống, người ta dùng các phương pháp này để củng cố và duy trì một số
tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.
IV. Ưu thế lai
1. Hiện tượng ưu thế lai
 Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn,
phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung
bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
 Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng thuần chủng có
kiểu gen khác nhau.
Ví dụ: cà chua hồng Việt Nam × cà chua Ba Lan, gà Đông Cảo × gà Ri, vịt × ngan,…
 Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
2. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
 Do sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1.
Ví dụ: một dòng thuần mang 2 gen trội lai với một dòng thuần mang 1 gen trội có thể cho
cơ thể lai F1 mang 3 gen trội có lợi.

P: AAbbDd  aaBBdd → F1 : AaBbDd.

 Trong các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần nên ưu thế lai giảm dần.
3. Các phương pháp tạo ưu thế lai
a. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng
 Chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng
giao phấn với nhau → sử dụng rộng rãi ở ngô và lúa.

Trang 114
Sinh học

 Dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
Đây là những tổ hợp lai giữa 2 thứ hoặc nhiều thứ của cùng một loài.
Ví dụ: giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp giữa giống lúa DT10 với giống lúa OM80, có khả
năng cho năng suất cao của DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80.
b. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
Chủ yếu dùng phép lai kinh tế: cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai
dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống.

Ví dụ: lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái × Đại bạch có sức sống cao, tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc
cao.

Trang 115
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

CHƯƠNG 2. SINH THÁI HỌC

CHỦ ĐỀ 1. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG


I. Môi trường và các nhân tố sinh thái
1. Môi trường sống của sinh vật
 Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh
chúng.
 Có 4 loại môi trường chủ yếu: môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường
trên mặt đất – không khí và môi trường sinh vật.
2. Các nhân tố sinh thái của môi trường
 Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
 Có 2 nhóm nhân tố sinh thái:
 Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống), ví dụ: Ánh sáng, nước, đá, đất.
 Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống), ví dụ: Con người, cây táo, con mèo.
3. Giới hạn sinh thái
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh
thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.

II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
 Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
 Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây như hoạt
động quang hợp, hô hấp và khả năng thoát hơi nước.
 Thực vật được chia thành hai nhóm:
 Nhóm cây ưa bóng, ví dụ: Thường xuân, xương rồng, trầu không...
 Nhóm cây ưa sáng, ví dụ: Táo, cam, xoan đào.
2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
 Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết
các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng
tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
Trang 116
Sinh học

 Động vật được chia thành hai nhóm:


 Nhóm động vật ưa sáng, ví dụ: Chó, gà, lợn, trâu.
 Nhóm động vật ưa tối, ví dụ: Cú, dơi, đom đóm, ếch.
III. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
 Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.
Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50oC. Tuy nhiên, cũng có một số sinh
vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất
cao.
 Căn cứ vào ảnh hưởng của nhiệt độ, sinh vật được chia thành hai nhóm:
 Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con
người.
 Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá,
ếch nhái, bò sát.
IV. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật
 Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi
trường có độ ẩm khác nhau.
 Căn cứ vào ảnh hưởng của độ ẩm, thực vật được chia thành hai nhóm:
 Thực vật ưa ẩm, ví dụ: Rau bợ, rêu, dương xỉ.
 Thực vật chịu hạn, ví dụ: Xương rồng, lô hội, lá bỏng.
 Căn cứ vào ảnh hưởng của độ ẩm, động vật cũng có hai nhóm:
 Động vật ưa ẩm, ví dụ: Ếch đồng, dế, rết.
 Động vật ưa khô, ví dụ: Thằn lằn, gà, sư tử.
V. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
1. Quan hệ cùng loài
Các sinh vật cùng loài sống trong cùng một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn
nhau.
 Các cá thể trong nhóm hỗ trợ nhau tìm kiếm thức ăn, chống lại kẻ thù. Ví dụ: Bồ
nông xếp thành hàng hỗ trợ nhau kiếm mồi.
 Các cá thể trong nhóm cạnh tranh khi các điều kiện trở nên bất lợi (môi trường
thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng cao). Ví dụ: Hiện tượng tự tỉa
thưa ở thực vật, hiện tượng tách đàn ở động vật.
2. Quan hệ khác loài
Quan hệ Đặc điểm Ví dụ
Sự hợp tác cùng có lợi giữa các Cộng sinh giữa
Cộng sinh loài sinh vật nấm và tảo
Hỗ trợ thành địa y…
Sự hợp tác giữa hai loài sinh Cá ép bám vào
Hội sinh
vật, trong đó một bên có lợi còn rùa biển, nhờ đó

Trang 117
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

bên kia không có lợi và cùng cá được đưa đi


không có hại. xa…
Các sinh vật khác loài tranh Trên một cánh
giành nhau thức ăn, nơi ở và đồng lúa, khi cỏ
Cạnh tranh các điều kiện sống khác của dại phát triển,
môi trường. Các loài kìm hãm năng suất lúa
sự phát triển của nhau. giảm…
Đối Sinh vật sống nhờ trên cơ thể Giun đũa sống
địch Kí sinh, nửa của sinh vật khác, lấy các chất trong ruột người
kí sinh dinh dưỡng, máu từ sinh vật
đó
Gồm các trường hợp: động vật Cây nắp ấm bắt
Sinh vật ăn
ăn thực vật, động vật ăn thịt sâu bọ...
sinh vật khác
con mồi, thực vật bắt sâu bọ

CHỦ ĐỀ 2. HỆ SINH THÁI


I. Quần thể sinh vật
1. Định nghĩa
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng
không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có
khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Ví dụ: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam; tập hợp các cá thể cá
chép sống chung trong một ao.
2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể
Những đặc trưng Đặc điểm
cơ bản
 Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái
Tỉ lệ giới tính  Thay đổi theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc
vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái
Thành phần nhóm  Quần thể gồm 3 nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản,
tuổi nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản
 Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn
Mật độ quần thể vị diện tích hay thể tích
 Không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ
thuộc vào chu kì sống của sinh vật
3. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi
ở,… thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.
Số lượng quần thể tăng khi môi trường có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào
và nơi ở rộng rãi. Nhưng nếu mật độ cá thể tăng quá cao, nguồn thức ăn trở nên

Trang 118
Sinh học

khan hiếm, nơi ở chật chội thì nhiều cá thể sẽ chết. Khi đó, mật độ quần thể lại được
điều chỉnh trở về mức cân bằng.
II. Quần xã sinh vật
1. Định nghĩa
Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác
nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối
quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn
định.
Ví dụ: Quần xã rừng mưa nhiệt đới; quần xã rừng ngập mặn ven biển.
2. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã
Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện
Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong
quần xã
Số lượng các
loài trong Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
quần xã Độ thường gặp Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong
tổng số địa điểm quan sát

Thành phần Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
loài trong Loài đặc trưng Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều
quần xã hơn hẳn các loài khác
3. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
 Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự
thay đổi.
Ví dụ: Quần xã vùng lạnh thay đổi theo mùa rõ rệt: cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều
loài động vật di trú để tránh mùa đông giá lạnh.
Khí hậu thuận lợi → cây cối tươi tốt → số lượng sâu tăng → số lượng chim ăn sâu tăng →
số lượng chim sâu tăng quá nhiều → số lượng sâu giảm.
 Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức
độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần
xã.
III. Hệ sinh thái
1. Định nghĩa
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh).
Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Ví dụ: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới; hệ sinh thái đồng ruộng...
2. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
 Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi
loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật
bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
Trang 119
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

Ví dụ: Cây cỏ → sâu ăn lá → bọ ngựa → rắn.


 Lưới thức ăn là một tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung trong một
hệ sinh thái nào đó.

CHỦ ĐỀ 3. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG


I. Tác động của con người đối với môi trường
 Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu đối với môi trường: làm mất các
loài sinh vật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, làm mất cân bằng sinh thái.
 Con người đã và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên, bằng cách
hạn chế phát triển dân số khá nhanh, bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi và trồng
rừng mới,…
II. Ô nhiễm môi trường
 Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính
chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống
của con người và các sinh vật khác.
 Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm:
 Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, ví dụ: Củi,
than, dầu mỏ, khí đốt.
 Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học, ví dụ: Thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ, thuốc diệt nấm.
 Ô nhiễm do các chất phóng xạ, ví dụ: Chất thải của công trường khai thác chất phóng
xạ, các vụ thử vũ khí hạt nhân.
 Ô nhiễm do các chất thải rắn, ví dụ: Cao su, đồ nhựa, kim tiêm, thủy tinh.
 Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh, ví dụ: Vi sinh vật gây bệnh sốt rét, bệnh sán lá gan cho
người.
 Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: xử lí chất thải công nghiệp và chất thải
sinh hoạt, sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm, trồng cây xanh, nâng cao ý thức
của mọi người về phòng chống ô nhiễm,…

Trang 120
Sinh học

CHỦ ĐỀ 4. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


I. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
 Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm:
 Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa,…) là dạng tài nguyên sau một
thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
 Tài nguyên tái sinh (tài nguyên sinh vật, đất, nước,…) là dạng tài nguyên khi sử
dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
 Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, thủy triều,…).
 Cần sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí.
II. Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
1. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của
chúng. Đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài
nguyên.
2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
a. Bảo vệ tài nguyên sinh vật
 Bảo vệ rừng và kết hợp trồng cây gây rừng.
 Xây dựng các khu bảo tồn và không săn bắn động vật hoang dã.
 Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
b. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa
 Trồng cây gây rừng.
 Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí.
 Bón phân hợp lí.
 Chọn giống cây trồng và vật nuôi thích hợp và có năng suất cao.
III. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
1. Sự đa dạng của các hệ sinh thái
 Các hệ sinh thái trên cạn: các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim,
rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới…), các hệ sinh thái thảo nguyên, các hệ
sinh thái hoang mạc, hệ sinh thái núi đá vôi…
 Các hệ sinh thái nước mặn: hệ sinh thái vùng biển khơi, các hệ sinh thái vùng ven
bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven biển…).
 Các hệ sinh thái nước ngọt: các hệ sinh thái nước chảy (sông, suối), hệ sinh thái
nước đứng (hồ, ao).
2. Bảo vệ các hệ sinh thái rừng
 Xây dựng kế hoạch khai thác ở mức độ hợp lí.
 Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
 Phòng chống cháy rừng.
 Tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ rừng.
3. Bảo vệ các hệ sinh thái biển
 Cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải.
 Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.
 Chống ô nhiễm môi trường biển.

Trang 121
TIẾNG ANH

Trang 122
Tiếng Anh

UNIT 1: LOCAL ENVIRONMENT

I. Vocabulary
Part of
No Vocabulary Transcription Vietnamese Meaning
Speech
1 artisan N /ɑtɪ:’zæn/ thợ làm nghề thủ công
2 handicraft N /’hændikrɑ:ft/ sản phẩm thủ công
3 workshop N /’wɜ:kʃɒp/ xưởng, công xưởng
4 attraction N /ə’trækʃn/ điểm hấp dẫn
5 preserve V /prɪ’zɜ:v/ bảo tồn, gìn giữ
6 authenticity N /ɔ:θen’tɪsəti/ tính xác thực, chân thật
7 cast V /kɑ:st/ đúc (đồng…)
8 craft N /krɑ:ft/ nghề thủ công
9 craftsman N /’krɑ:ftsmən/ thợ làm đồ thủ công
team- xây dựng đội ngũ, tinh thần
10 Np /’ti:m bɪldɪŋ/
building đồng đội
11 drumhead N /drʌmhed/ mặt trống
12 embroider V /ɪm’brɔɪdə(r)/ thêu
13 frame N /freɪm/ khung
14 lacquerware N /’lækəweə(r)/ đồ sơn mài
15 layer N /’leɪə(r)/ lớp (lá…)
16 mould V /məʊld/ đổ khuôn, tạo khuôn
17 sculpture N /’skʌlptʃə(r)/ điêu khắc, đồ điêu khắc
18 surface N /’sɜ:fɪs/ bề mặt
19 thread N /θred/ chỉ, sợi
20 weave V /wi:v/ đan (rổ, rá…), dệt (vải…)
21 turn up Ph.v /tɜ:n ʌp/ xuất hiện, đến
22 set off Ph.v /set ɒf/ khởi hành
23 close down Ph.v /kləʊz daʊn/ đóng cửa, ngừng hoạt động
24 pass down Ph.v /pɑ:s daʊn/ truyền lại (cho thế hệ sau…)
25 face up to Ph.v /feɪs ʌp tu/ đối mặt, giải quyết
26 turn down Ph.v /tɜ:n daʊn / từ chối
27 set up Ph.v /set ʌp/ thành lập, tạo dựng

Trang 123
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

tiếp quản, kế nhiệm, nối


28 take over Ph.v /teɪk əʊvə/
nghiệp
29 live on Ph.v /lɪv ɒn/ sống bằng, sống dựa vào
30 treat V /tri:t/ xử lí
31 carve V /kɑ:v/ chạm, khắc
32 stage N /steɪdʒ/ bước, giai đoạn
33 artefact N /ˈɑː.tə.fækt/ đồ tạo tác
34 loom N /lu:m/ khung cửi dệt vải
35 versatile A /’vɜ:sətaɪl/ nhiều tác dụng, đa năng
36 willow N /’wɪləʊ/ cây liễu

II. Grammar
1. Complex sentences (Câu phức)
* Câu phức là câu gồm một mệnh đề chính và một hay nhiều mệnh đề phụ.
Ex: When the thief saw the policeman, he ran away.
Mệnh đề phụ Mệnh đề chính
* Câu có mệnh đề trạng ngữ cũng được gọi là câu phức vì gồm một mệnh đề chính
và một mệnh đề phụ. Sau đây là các loại mệnh đề và cụm từ trạng ngữ:
Cụm
từ/Mệnh
Cấu trúc Ví dụ
đề trạng
ngữ
Because/since/as/seeing that + S + Because he missed the bus, he
V, S + V came ten minutes late.(Vì bỏ lỡ xe
bus nên anh ấy đến muộn 10 phút.)
Chỉ lý do
Because of/due to/owing to/on We stayed at home because of
account of + V-ing/N, S + V feeling unwell. (Chúng tôi ở nhà vì
không cảm thấy ổn.)
S + V + so that/ in order that + S + He must hurry up so that/ in
Chỉ mục will/can/would/could/may/might order that he wonˈt miss the bus.
đích + V(bare inf) (Anh ta cần phải nhanh để không bỏ
lỡ xe bus.)
S + V + in order not to/ so as not He studied hard in order not to/
to + V(bare-inf) so as not to fail the exam.(Anh ta
học chăm chỉ để không trượt kì thi.)

Trang 124
Tiếng Anh

Although/ though/ even though Although/Though/Even though


+ S + V, S + V the weather was very bad, we
had a wonderful holiday.
Chỉ
nhượng (Mặc dù thời tiết xấu nhưng chúng
bộ tôi vẫn có một kì nghỉ tuyệt vời.)
In spite of/ despite + Despite/ In spite of his sickness,
noun/pronoun/V-ing, S + V he went to school. (Mặc dù anh ấy
ốm nhưng vẫn đi đến trường.)
S + V + too + adj/adv (for sb) + to- Nam is too weak to lift that bag.
infinitive (Nam quá yếu đến nỗi không thể
mang được chiếc túi.)
S + V + adj/adv + enough (for sb) Hoa is old enough to drive the
+ to-infinitive car.(Hoa thì đủ tuổi để lái ô tô.)
S + V + enough + noun + to- I have enough money to buy this
infinitive house.
(Tôi có đủ tiền để mua ngôi nhà
này.)
S + V + so + adj/adv + that + S + V It was so dark that I couldnˈt see
anything.
(Trời quá tối đến nỗi tôi không nhìn
thấy gì.)
S + V + so + many/few + plural She had so many children that
countable noun + that + S + V she couldnˈt remember their
Chỉ kết
dates of birth. (Cô ấy sinh nhiều
quả
con đến nỗi mà không thể nhớ nổi
ngày sinh của chúng.)
S + V + so + much/little+ plural I have got so little time that I can
countable noun + that + S + V ˈt manage to have lunch with
you. (Tôi có rất ít thời gian đến nỗi
mà không thể cố gắng để ăn trưa với
bạn.)
S + V + such (+ a/an) (+ adjective) It was such a heavy piano that we
+ noun + that + S + V couldnˈt move it. (Đó là một cây
piano nặng đến nỗi chúng tôi không
thể di chuyển được nó.)
Chỉ thời When/as soon as/until/after/by When we go home, we will see
gian the time…+ S + V(ht), S + V(tl) him. (Khi chúng ta về nhà, chúng ta
sẽ thấy anh ấy.)

Trang 125
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

2. Phrasal verbs (Cụm động từ)


Cụm động từ là một động từ được kết hợp với một tiểu từ như back, in, on, off,
through, up,…Khi một tiểu từ được đi kèm với một động từ sẽ trở thành một cụm
động từ và cụm động từ đó thường có nghĩa đặc biệt. Một cụm động từ có thể có một
hoặc hai tiểu từ. Sau đây là bảng một số cụm động từ cần ghi nhớ trong phạm vi Unit
1.
Các cụm động
Nghĩa Ví dụ
từ cần ghi nhớ
I found out that my mother was a model
tìm ra, có được
when she was young. (Tôi đã phát hiện ra rằng
find out thông tin
mẹ tôi là một người mẫu khi bà ấy còn trẻ.)
In the near future, publishers will bring out a
xuất bản, phát new book on the topic of women. (Sắp tới, nhà
bring out
hành xuất bản sẽ cho ra mắt cuốn sách mới về chủ đề
phụ nữ.)
Her plan has many creative ideas and it is
presented clearly. Have you looked through
look through đọc it? (Kế hoạch của cô ấy có nhiều ý tưởng sáng tạo
và nó được trình bày rõ ràng. Bạn đã xem qua nó
chưa.)
Mike studies hard to keep up with the best
keep up with bắt kịp student in his class. (Mike học hành chăm chỉ để
theo kịp học sinh giỏi nhất trong lớp.)
We've run out of sugar; I'm going to the
run out of hết, cạn kiệt shops for some. (Chúng tôi vừa hết sạch đường,
tôi sẽ đến cửa hàng mua một ít.)
After my grandfather passed away, he
truyền lại cái
passed down his estate to his children in the
pass down gì cho thế hệ
family.(Sau khi ông tôi mất, ông ấy để lại tài sản
sau này
cho con cháu trong gia đình.)
Anna is busy so Liam is going to take over.
take over tiếp quản
(Anna đang bận nên Liam sẽ tiếp quản.)
sống dựa vào I live on 100$ a month. (Tôi sống với 100$ mỗi
live on
(tiền bạc, ..) tháng.)
Teacher must deal with lazy and crude
deal with giải quyết student. (Giáo viên phải xử lý học sinh lười
biếng và thô thiển.)
They had to close down the museum because
ngừng hoạt it’s no longer a place of interest. (Họ phải đóng
close down
động cửa viện bảo tàng bởi vì nó không còn là một nơi
thu hút khách.)

Trang 126
Tiếng Anh

Many people find it difficult to face up to the


chấp nhận, đối fact that they are getting older. (Nhiều người
face up to
mặt cảm thấy khó khăn khi phải đối mặt với sự thật
rằng họ đang già đi.)
có mối quan hệ I get on very well with my colleagues. (Tôi rất
get on with
tốt với ai thân thiết với các bạn đồng nghiệp của tôi.)
He has been turned down for ten jobs so far.
turn down từ chối
(Anh ta bị từ chối 10 công việc cho đến bây giờ.)

UNIT 2: CITY LIFE

I. Vocabulary
Part of
No Vocabulary Transcription Vietnamese Meaning
Speech
1 get over Ph.v /gɛtˈəʊvə/ vượt qua
2 fabulous A /ˈfæbjələs/ tuyệt vời
3 reliable A /rɪˈlaɪəbl/ đáng tin cậy
(thuộc về) đô thị,
4 metropolitan A /ˌmetrəˈpɒlɪtən/
thủ phu
5 multicultural A /ˌmʌltiˈkʌltʃərəl/ đa văn hóa
sự phong phú,
6 variety N /vəˈraɪəti/
đa dạng
7 grow up Ph.v /ɡrəʊ ʌp/ lớn lên, trưởng thành
8 packed A /pækt/ chật ních người
9 urban A /ˈɜːbən/ đô thị, thành thị
10 Oceania N /ˌəʊsiˈɑːniə/ châu Đại Dương
11 medium-sized A /ˈmiːdiəm-saɪzd/ cỡ vừa, cỡ trung
12 forbidden A /fəˈbɪdn/ bị cấm
13 easy-going A /ˈiːzi-ˈɡəʊɪŋ/ thoải mái, dễ tính
14 downtown A /ˌdaʊnˈtaʊn/ trung tâm thành phố
15 skyscraper N /ˈskaɪskreɪpə/ nhà cao chọc trời
16 stuck A /stʌk/ mắc kẹt
17 wander V /ˈwɒndə/ đi lang thang
18 affordable A /əˈfɔːdəbl/ (giá cả) phải chăng

Trang 127
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

19 conduct V /kənˈdʌkt/ thực hiện


20 determine V /dɪˈtɜːmɪn xác định
21 factor N /ˈfæktə/ yếu tố
22 conflict N /ˈkɒnfl ɪkt/ xung đột
23 indicator N //ˈɪndɪkeɪtə/ chỉ số
24 recreational A /ˌrɛkrɪˈeɪʃənl/ giải trí
25 asset N /ˈæset/ tài sản
26 urban sprawl N /ˈɜːbən sprɔːl/ từ chối
27 index N /ˈɪndeks/ chỉ số
28 metro N /ˈmetrəʊ/ tàu điện ngầm
29 dweller N /ˈdwelə/ cư dân
30 negative A /ˈneɡətɪv/ tiêu cực
31 drawback N /ˈdrɔːbæk/ hạn chế
for the time /fə(r) ðə taɪm
32 N hiện thời
being ˈbiːɪŋ/

II. Grammar
1. So sánh của tính từ và trạng từ
So sánh Cấu trúc Ví dụ
She is as tall as me. (Cô ấy cao bằng
So sánh be as + adj + as/ V as + adv
tôi.) / She sings as beautifully as a
bằng + as
singer.(Cô ấy hát hay như ca sĩ.)
The giraffe is taller than the man.
short adj/adv-er + than (Hươu cao cổ thì cao hơn con người.)/
So sánh hơn more + long adj/adv + The exam was more difficult than we
than expected. (Kì thi này khó hơn chúng tôi
nghĩ.)
I’m the happiest man in the world.
(Tôi là người đàn ông hạnh phúc nhất
So sánh hơn the + short adj/adv-est
thế giới.)
nhất the + most + long adj/adv
Love is the most important thing.
(Tình yêu là điều quan trọng nhất.)
short adj/adv-er and It’s becoming harder and harder to
So sánh lũy adj/adv-er find a job.
tiến more and more + long (Tìm việc càng ngày càng trở nên khó
adj/adv khăn hơn.)

Trang 128
Tiếng Anh

She is getting more and more


beautiful.(Cô ấy càng ngày càng xinh
đẹp.)
The short adj/adv-er/ + S + The older I get, the happier I am.(Tôi
V, the short adj/adv-er + S càng lớn, tôi càng hạnh phúc.)
So sánh + V. The more difficult the homework is,
đồng tiến The more + long adj/adv + the more you concentrate.(Bài tập
S + V, the more + long càng khó, bạn càng phải tập trung nhiều
adj/adv + S + V. hơn.)
A DVD is much better than a video
Lưu ý:
for watching films. (Đĩa DVD thì tốt
- Có thể sử dụng much, far, a lot, a bit, a
hơn nhiều một video để xem phim.)
little trước so sánh hơn để nhấn mạnh.
China is by far the most populated
- Có thể sử dụng by far để nhấn mạnh so
country in the world. (Trung Quốc là
sánh hơn nhất.
đất nước đông dân nhất trên thế giới.)

2. Phrasal verbs (Cụm động từ)


Có một số cụm động từ không được tách ra và có một số cụm động từ có thể được
thêm tân ngữ vào giữa. Sau đây là một số cụm động từ cần ghi nhớ trong Unit 2.
Các cụm động Nghĩa Ví dụ
từ cần ghi nhớ
set up thành lập, cài They set up a Fast Food company. (Họ thành
đặt lập một công ty đồ ăn nhanh.)
set off khởi hành We set off early the next morning. (Chúng tôi
khởi hành chuyển đi sớm vào sáng mai.)
get over vượt qua, bình It took him years to get over the shock of his
phục wife dying. (Anh ấy mất nhiều năm để vượt qua
cú sốc về cái chết của người vợ.)
take off cởi đồ, cất You should take your hat off in the cinema.
cánh (Bạn nên bỏ mũ trong rạp chiếu phim.)
grow up lớn lên I grew up in Scotland. (Tôi lớn lên ở Scotland.)
show up đến I invited him for eight o'clock, but he didn't
show up until 9.30. (Tôi mời anh ấy lúc 8 giờ,
nhưng anh ấy không đến cho đến tận 9.30.)
show off khoe khoang She only bought that sports car to show off
and prove she could afford one. (Cô ấy chỉ
mua chiếc xe thể thao đó để khoe và chứng minh
rằng cô ấy có đủ khả năng mua một chiếc.)

Trang 129
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

show (sb) dẫn ai đó đi A guide showed us around the exhibition.


around (sth) đâu (Một hướng dẫn viên đã dẫn chúng tôi đi thăm
cuộc triển lãm.)

UNIT 3: TEEN STRESS AND PRESSURE

I. Vocabulary
Part of
No Vocabulary Transcription Vietnamese Meaning
Speech
giai đoạn vị thành
1 adolescence N /ˌædəˈlesns/
niên
giai đoạn trưởng
2 adulthood N /ˈædʌlthʊd/
thành
3 calm A /kɑːm/ bình tĩnh
4 cognitive skill A /ˈkɒɡnətɪv skɪl/ kĩ năng tư duy
5 concentrate V /ˈkɒnsntreɪt/ tập trung
6 confident A /dɪˈprest/ tự tin
7 delighted A /dɪˈlaɪtɪd/ vui sướng
8 depressed A /dɪˈprest/ tuyệt vọng
9 embarrassed A /ɪmˈbærəst/ xấu hổ
10 emergency N /ɪˈmɜːdʒənsi/ tình huống khẩn cấp
11 frustrated A /frʌˈstreɪtɪd/ bực bội
đường dây nóng
12 helpline N /ˈhelplaɪn/
trợ giúp
house-keeping /haʊs-ˈkiːpɪŋ
13 N kĩ năng làm việc nhà
skill skɪl/
14 independence N /ˌɪndɪˈpendəns/ sự độc lập, tự lập
informed ɪnˈfɔːmd quyết định có cân
15 N
decision dɪˈsɪʒn/ nhắc
16 left out A /left aʊt/ cảm thấy bị bỏ rơi
17 life skill N /laɪf skɪl/ kĩ năng sống
18 relaxed A /rɪˈlækst/ thoải mái, thư giãn

Trang 130
Tiếng Anh

/rɪˈzɒlv
19 resolve conflict V giải quyết xung đột
ˈkɒnflɪkt/
20 risk taking N /rɪsk teɪkɪŋ/ liều lĩnh
21 self-aware A /ˌself əˈweə(r)/ tự nhận thức, ngộ ra
/self-
22 self-disciplined A tự rèn luyện
ˈdɪsəplɪnd/
23 stressed A /strest/ căng thẳng, mệt mỏi
24 tense A /tens/ căng thẳng
25 worried A /ˈwʌrid/ lo lắng

II. Grammar
1. Question word before to - infinitive (wh-word + to V)
- Chúng ta có thể sử dụng những từ dùng để hỏi who, what, where, when, how trước to
V để thể hiện một tình huống khó xử hoặc không chắc chắn.
Ex: We don’t know who we should contact. → We don’t know who to contact.
(Chúng tôi không biết liên hệ với ai cả.)
- Lưu ý:
+ Từ để hỏi why không được sử dụng trước to V.
+ Chúng ta thường sử dụng các động từ ask, wonder, (not) be sure, have no idea, (not)
know, (not) decide, (not) tell trước từ để hỏi + to V.
Ex: I have no idea where to get this information.(Tôi không biết lấy thông tin này ở đâu.)
2. Reported speech (Câu gián tiếp)
Lời nói gián tiếp là lời tường thuật lại ý của người nói, đôi khi không cần phải dùng
đúng những từ của người nói.
Ex: Bill said (that) he didnˈt like that party. (Bill nói rằng anh ấy không thích bữa tiệc đó).
* Quy tắc chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp.
a/ Thay đổi các đại từ chỉ ngôi, tân ngữ, từ chỉ sở hữu; cụ thể:
- Các ngôi thứ nhất và thứ hai ở câu trực tiếp sẽ chuyền thành ngôi thứ ba tương ứng
ở câu gián tiếp:
Ex: I → he/she, we → they, us → them, ours → theirs,...
- Nếu câu trực tiếp đã dùng ngôi thứ ba thì giữ nguyên khi chuyển về câu gián tiếp.

Trang 131
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

b/ Thay đổi các trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, các từ chỉ định. Cụ thể:
Direct Indirect
this that
these those
here there
now then
today that day
yesterday the day before/ the previous day
tomorrow the day after/ the next day/ the following day
ago before
this week that week
last week the week before/ the previous week
next week the week after/ the following week

c/ Thay đổi thì của động từ theo thì quá khứ tương ứng. Cụ thể:
Direct speech Indirect speech
Hiện tại đơn Quá khứ đơn
Tom said: “I never eat meat”. Tom said (that) he never ate meat.
Hiện tại tiếp diễn Quá khứ tiếp diễn
He said: “Iˈm waiting for Ann”. He said he was waiting for Ann.
Hiện tại hoàn thành Quá khứ hoàn thành
She said: “Iˈve seen that film.” She said she had seen that film.
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Andrew said: “Iˈve been learning Andrew said he had been learning Chinese
Chinese for 5 years.” for 5 years.
Quá khứ đơn Quá khứ hoàn thành
They said: “We came by car.” They said they had come by car.
Quá khứ tiếp diễn Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
He said: “I was sitting in the He said he had been sitting in the park at 8
park at 8 oˈclock.” oˈclock.
Quá khứ hoàn thành Quá khứ hoàn thành
Daniel said: “My money had run Daniel said his money had run out.
out.”

Trang 132
Tiếng Anh

Tương lai đơn Tương lai trong quá khứ


Tom said: “Iˈll phone you.” Tom said he would phone me.
Tương lai tiếp diễn Tương lai tiếp diễn trong quá khứ
He said: “Iˈll be playing golf at He said he would be playing golf at three
three oˈclock tomorrow.” oˈclock the following day.
Động từ khuyết thiếu Động từ khuyết thiếu trong quá khứ
- Can - Could
She said: “You can sit there.” She said we could sit there.
- May - Might
Nam said: “I may go to Bali Nam said he might go to Bali again.
again.” - Had to
- Must He said he had to finish that report.
He said: “I must finish this
report.”

* Cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp


Loại câu Cách chuyển Ví dụ
Câu trần S + said/said to Nam said: “I'm writing for my school
thuật sb/told/told sb (that) + S newsletter this week.”
+ V(lùi thì).... → Nam said that he was writing for
his school newsletter that week.
Câu hỏi S + asked/ wanted to He said: “Do you know Bill?”
Yes/No know/ inquired/ → He asked (me) if/ whether I knew
wondered (+ O) + if/ Bill.
whether + S + V(lùi
thì).....
Câu hỏi S + asked/ wanted to He said: “What time does the film
Wh_questions know/ inquired/ begin?”
wondered (+ O) + what/ → He wanted to know what time the
when/ where/… + S + film began.
V(lùi thì)...
Lưu ý: Khi chuyển một câu từ trực tiếp sang gián tiếp chúng ta dùng các cách
chuyển trên và áp dụng các quy tắc chuyển sang gián tiếp được đề cập ở mục 1.

Trang 133
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

UNIT 4: LIFE IN THE PAST

I. Vocabulary
No Vocabulary Part of Speech Transcription Vietnamese Meaning
1 act out V /ækt aʊt/ đóng vai, diễn
2 arctic A /ˈɑːktɪk/ (thuộc về) Bắc cực
3 bare-footed A /beə(r)-fʊtɪd/ chân đất
4 behave V /bɪˈheɪv/ ngoan, biết cư xử
5 dogsled N /ˈdɒɡsled/ xe chó kéo
6 domed A /dəʊmd/ hình vòm
vào trung tâm thành
7 downtown Adv /ˌdaʊnˈtaʊn/
phố
8 eat out V /iːt aʊt/ ăn ngoài
9 entertain V /ˌentəˈteɪn/ giải trí
10 event N /ɪˈvent/ sự kiện
11 face to face Adv /feɪs tʊ feɪs/ trực diện, mặt đối mặt
12 facility N /fəˈsɪləti/ phương tiện, thiết bị
13 igloo N /ˈɪɡluː/ lều tuyết
14 illiterate A /ɪˈlɪtərət/ thất học
15 loudspeaker N /ˌlaʊdˈspiːkə(r)/ loa
16 occasion N /əˈkeɪʒn/ dịp
17 pass on Ph.v /pɑːs ɒn/ truyền lại, kể lại
18 post V /pəʊst/ đăng tải
19 snack N /snæk/ đồ ăn vặt
street /striːt
20 N người bán hàng rong
vendor ˈvendə(r)/
21 strict A /strɪkt/ nghiêm khắc
22 treat V /triːt/ cư xử

Trang 134
Tiếng Anh

II. Grammar
1. Một số cấu trúc liên quan đến “used to”.
Cấu trúc Nghĩa Ví dụ
đã từng (chỉ một thói I used to drive to work but now
quen, một hành động I take the bus. (Trước đây tôi
used to Vinf thường xuyên xảy ra thường lái xe đi làm nhưng hiện
trong quá khứ vì bây giờ nay tôi đi làm bằng xe buýt.)
không còn nữa.)
I’m used to living on my own.
I’ve done it for quite a long time.
be used to V-
trở nên quen với việc gì (Tôi thường ở 1 mình. Và tôi đã ở
ing/N
một mình được một khoảng thời
gian khá lâu.)
She has started working at
nights and is still getting used to
get used to V-ing đang quen với việc gì sleeping during the day. (Cô ấy
bắt đầu làm việc vào ban đêm và
dần quen với việc ngủ suốt ngày.)
2. Câu ước “wish” với “if only”
Công thức Ví dụ

Mong ước ở S + wish(es) + S + I wish you would stop


tương lai: mong would(not) + V(bare-inf) smoking. (Tôi mong bạn bỏ
muốn điều gì đó thuốc lá.)
xảy ra hoặc muốn If only Tom would go with me
người nào đó làm If only + S + would(not) + to Da Nang next week. (Giá
điều gì. V(bare-inf) như Tom cùng tôi đi Đà Nẵng.)

Mong ước ở hiện I wish I was/were rich. (Ước gì


tại: mong ước về S + wish(es) + S + V (past simple) tôi giàu.) → but I am poor now.
một điều không
có thật hoặc If only Tom could go with me.
không thể thực (Giá như Tom có thể đi cùng tôi).
hiện được ở hiện If only + S + V(past simple) → but Tom doesnˈt go with
tại. me.
I wish I had passed the exam.
Mong ước ở quá (Ước gì tôi đã thi đỗ kỳ thi.) →
khứ: diễn đạt but I didnˈt pass the exam.
S + wish(es) + S + V(past perfect)
mong ước hoặc
hối tiếc về một If only he hadnˈt broken up
điều đã xảy ra If only + S + V(past perfect)
with her. (Giá như anh ấy không
trong quá khứ. chia tay cô ấy.) → but he broke
up with her.

Trang 135
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

UNIT 5: WONDERS OF VIET NAM

I. Vocabulary
Part of
No Vocabulary Transcription Vietnamese Meaning
Speech
thuộc về hoặc liên quan đến
1 administrative A /ədˈmɪnɪstrətɪv/
việc quản lý; hành chính
2 astounding A /əˈstaʊndɪŋ/ làm sững sờ, làm sửng sốt
3 cavern N /ˈkævən/ hang lớn, động
4 citadel N /ˈsɪtədəl/ thành lũy, thành trì
5 complex N /ˈkɒmpleks/ khu liên hợp, quần thể
6 contestant N /kənˈtestənt/ thí sinh
7 downtown Adv /ˌdaʊnˈtaʊn/ vào trung tâm thành phố
8 fortress N /ˈfɔːtrəs/ pháo đài
9 geological A /ˌdʒiːəˈlɒdʒɪkl/ (thuộc) địa chất
10 limestone N /ˈlaɪmstəʊn/ đá vôi
11 measure N /ˈmeʒə(r)/ biện pháp, phương sách
12 paradise N /ˈpærədaɪs/ thiên đường
đẹp, gây ấn tượng mạnh
13 picturesque A /ˌpɪktʃəˈresk/
(phong cảnh)
14 recognition N /ˌrekəɡˈnɪʃn/ sự công nhận, sự thừa nhận
15 rickshaw N /ˈrɪkʃɔː/ xe xích lô, xe kéo
16 round N /raʊnd/ hiệp, vòng (trong trò chơi)
17 sculpture N /ˈskʌlptʃə(r)/ bức tượng (điêu khắc)
18 setting N /ˈsetɪŋ/ khung cảnh, môi trường
19 spectacular A /spekˈtækjələ(r)/ đẹp mắt, ngoạn mục, hùng vĩ
20 structure N /ˈstrʌktʃə(r)/ công trình kiến trúc
21 tomb N /tuːm/ ngôi mộ

Trang 136
Tiếng Anh

II. Grammar
1. Passive voice: Impersonal passive (Bị động khách quan)
Định nghĩa Câu bị động khách quan để thể hiện ý kiến của người khác.
Chúng ta thường thấy câu bị động khách quan trong các bản tin
hay văn trần thuật. Nó có thể được sử dụng trong những động
từ mang nghĩa báo cáo như: say (nói), think (nghĩ), believe (tin
rằng), know (biết rằng), hope, expect, report, understand, claim, etc.
Câu chủ động S1 + V1 that + S2 + V2 + O People say that 13 is an unlucky
+…. number. (Người ta cho rằng 13 là một
con số không may mắn.)
Câu bị động It + be + Vpp + that + S2 + It is said that 13 is an unlucky
V2 + O +…. number. (Người ta cho rằng 13 là một
con số không may mắn.)
Lưu ý: Động từ “be” phải chia theo đúng thì và ngôi với V1 ở trong câu chủ
động.
2. Cấu trúc với “suggest”
Cấu trúc Cách dùng Ví dụ
S + suggest + V- Dùng V-ing đi theo sau động từ He suggested travelling
ing: ai đó gợi ý suggest khi nói đến một hành together for safety, since
làm gì động nhưng không nói cụ thể the area was so dangerous.
ai sẽ làm hành động đó. (Anh ấy đề xuất nên đi du
lịch cùng nhau cho an toàn vì
khu vực đó rất nguy hiểm.)
S1 + suggest + Khi đưa ra 1 đề xuất ta có thể I suggest that we take a
that + S2 + sử dụng mệnh đề “that” đi theo break and go for a walk.
(should) + Vbare: sau động từ suggest. (Tôi đề nghị chúng ta nên
gợi ý/ đề xuất ai nghỉ ngơi và đi dạo một
đó nên làm gì chút.)
Lưu ý: Trong trường hợp dùng mệnh đề “that” mà Her doctor suggested that
không dùng “should” thì động từ đi theo sau sẽ she reduce her working
luôn ở dạng nguyên mẫu không “to” bất kể S2 là hours and take more
chủ ngữ số ít hay số nhiều. exercise. (Bác sĩ của cô ấy
gợi ý rằng cô ấy nên giảm số
giờ làm việc và tập thể dục
nhiều hơn.)

Trang 137
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

UNIT 6: VIET NAM: THEN AND NOW


I. Vocabulary
Part of
No Vocabulary Transcription Vietnamese Meaning
Speech

1 annoyed A /əˈnɔɪd/ bực mình, khó chịu


2 astonished A /əˈstɒnɪʃt/ kinh ngạc
3 boom N /buːm/ bùng nổ
4 compartment N /kəmˈpɑːtmənt/ toa xe
5 clanging A /klæŋɪŋ/ tiếng leng keng
6 cooperative A /kəʊˈɒpərətɪv/ hợp tác
elevated /ˈelɪveɪtɪd
7 N lối đi dành cho người đi bộ
walkway ˈwɔːkweɪ/
8 exporter N /ekˈspɔːtə(r)/ người/nước xuất khẩu
extended /ɪkˈstendɪd gia đình nhiều thế hệ cùng
9 N
family ˈfæməli/ sống chung
10 flyover N /ˈflaɪəʊvə(r)/ cầu vượt
11 manual A /ˈmænjuəl/ làm (gì đó) bằng tay
12 mushroom V /ˈmʌʃrʊm/ mọc lên như nấm
13 noticeable A /ˈnəʊtɪsəbl/ gây chú ý, đáng chú ý
nuclear /ˈnjuːkliə(r)
14 N gia đình hạt nhân
family ˈfæməli/
photo /ˈfəʊtəʊ
15 N triển lãm ảnh
exhibition ˌeksɪˈbɪʃn/
16 pedestrian N /pəˈdestriən/ người đi bộ
17 roof N /ruːf/ mái nhà
18 rubber N /ˈrʌbə(r)/ cao su
19 sandal N /ˈsændl/ dép
thatched
20 N /θætʃt haʊs/ nhà tranh mái lá
house
21 tiled A /taɪld/ lợp ngói, bằng ngói
22 tram N træm/ xe điện, tàu điện
23 trench N /trentʃ/ hào giao thông
24 tunnel N /ˈtʌnl/ đường hầm, cống ngầm
đường hầm cho người đi bộ
25 underpass N /ˈʌndəpɑːs/
qua đường

Trang 138
Tiếng Anh

II. Grammar
1. Thì quá khứ hoàn thành
Công thức Quá khứ hoàn thành diễn tả Ví dụ
- Hành động đã xảy ra và đã I had done my homework
kết thúc trước một thời điểm before 9 p.m last night. (Tôi
trong quá khứ. đã làm xong bài tập trước 9 giờ
tối qua.)
- Hành động đã xảy ra và kết After he had finished his
+) S + had + P2 thúc trước một hành động work, he came home. (Sau
+... khác trong quá khứ. khi anh ấy hoàn thành công việc
-) S + had + not * Hành động xảy ra trước thì anh ấy trở về nhà.)
+ P2 +... dùng thì quá khứ hoàn
?) Had + S + P2 thành, hành động xảy ra sau
+ …? dùng quá khứ đơn.
- Hành động đã xảy ra và By the time I saw you, I had
kéo dài đến một thời điểm worked for that company for
nào đó trong quá khứ. 4 years. (Lúc tôi gặp bạn là tôi
đã làm việc ở công ty đó được 4
năm rồi.)

2. Adjective + to-infinitive; Adjective + that _ clause


Cấu trúc Cách dùng Ví dụ
It + be + adjective Được sử dụng để nhấn mạnh It is necessary (for you) to
+ (for/of sb) + to thông tin bằng cách đưa nó lên know about your country’s
Vinf trước mệnh đề. history.( Điều cần thiết (đối
với bạn) là biết về lịch sử của
đất nước bạn.)
S + be + adjective Được sử dụng để diễn tả cảm I was happy to hear from
+ to Vinf xúc, sự tự tin, lo lắng,…Các you.
tính từ thường được dùng là (Tôi rất vui khi được nghe từ
happy, glad, pleased, relieved, bạn.)
sorry, certain, sure, con dent,
convinced, afraid, annoyed,
astonished, aware, conscious.
S+ be + adjective Được sử dụng để diễn tả cảm I was glad that you gained
+ that-clause xúc, sự tự tin, lo lắng. Các tính the scholarship.
từ thường được dùng là glad, (Tôi rất vui vì bạn đã giành
pleased, relieved, sorry, certain, được học bổng.)
sure, con dent, convinced, afraid,
annoyed, astonished, aware,
conscious

Trang 139
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

UNIT 7: RECIPES AND EATING HABITS

I. Vocabulary
Part of Vietnamese
No Vocabulary Transcription
Speech Meaning
1 avocado N /ˌævəˈkɑːdəʊ/ bơ
2 bake V /beɪk/ nướng
beef noodle /biːf/ /ˈnuːdl/
3 N bún bò
soup /suːp/
4 broccoli N /ˈbrɒkəli/ súp lơ
5 chop V /tʃɒp/ chặt
miếng hình lập
6 cube N /kjuːb/
phương
7 celery N /ˈseləri/ cần tây
8 curry N /ˈkʌri/ món cà ri
9 deep-fry V /ˌdiːp ˈfraɪ/ rán ngập mỡ
10 dip V /dɪp/ nhúng
11 drain V /dreɪn/ làm ráo nước
12 flatbread N /ˈflætbred/ bánh mì dẹt
13 garnish V /ˈɡɑːnɪʃ/ trang trí (món ăn)
14 grate V /ɡreɪt/ nạo
15 grill V /ɡrɪl/ nướng
16 gravy N /ˈɡreɪvi/ nước thịt
17 ingredient N /ɪnˈɡriːdiənt/ nguyên liệu
18 kohlrabi N /ˌkəʊlˈrɑːbi/ cải xoăn
19 lasagne N /ləˈzænjə/ mì ống xoắn
20 lettuce N /ˈletɪs/ rau diếp
21 marinate V /ˈmærɪneɪt/ ướp
22 oven N /ˈʌvn/ lò nướng
23 peel V /piːl/ gọt vỏ
24 puree V /ˈpjʊəreɪ/ xay nhuyễn
25 prawn N /prɔːn/ tôm
26 pepper N /ˈpepə(r)/ tiêu, ớt

Trang 140
Tiếng Anh

27 roast V /rəʊst/ quay


28 sauce N /sɔːs/ nước sốt
29 shallot N /ʃəˈlɒt/ hành khô
30 simmer V /ˈsɪmə(r)/ om
31 spread V /spred/ phết
32 sprinkle V /ˈsprɪŋkl/ rắc
33 slice N /slaɪs/ cắt lát
34 staple N /ˈsteɪpl/ lương thực chính
35 starter N /ˈstɑːtə(r)/ món khai vị
36 steam V /stiːm/ hấp
37 stew V /stjuː/ hầm
38 strip N /strɪp/ sợi, dải
39 stir-fry V /ˈstɜː fraɪ/ xào
40 tender A /ˈtendə(r)/ mềm
41 versatile A /ˈvɜːsətaɪl/ đa dụng
42 whisk V /wɪsk/ đánh (trứng…)
43 wrap V /ræp/ gói

II. Grammar
1. Lượng từ

Lượng Đi với danh từ Đi với danh từ Chú ý


từ đếm được không đếm được

E.x: I want to buy E.x: There is some - Được dùng trong câu
some some new pencils. - milk in the bottle. (Có khẳng định, câu yêu cầu,
Tôi muốn mua vài một ít sữa trong cái lời mới, lời đề nghị
một ít,
cây viết chì mới. chai).
một
vài Chú ý: Some đi với
danh từ đếm được
số nhiều

any E.x: There arenˈt E.x: She didnˈt buy - Thường được dùng trong
bất kỳ, any chairs in the any sugar yesterday. câu phủ định, nghi vấn.
không room. (Không có cái (Hôm qua cô ấy
ghế nào trong không mua chút
phòng). đường nào).

Trang 141
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

chút Chú ý: Any đi với - Any dùng cả trong câu


nào danh từ đếm được khẳng định, và để nhấn
số nhiều ở câu phủ mạnh.
định, số ít ở câu
khẳng định.

many E.x: There arenˈt - Thường được dùng trong


nhiều many people living câu phủ định, nghi vấn
here. - Không có
nhiều người sống ở
đây.

much E.x: I drank much - Thường được dùng trong


nhiều water last night. (Tôi câu phủ định, nghi vấn
đã uống rất nhiều
nước tối qua).

E.x: There were a lot E.x: We need a lot - Thường dùng trong câu
a lot of people there.(Có of/lots of time to khẳng định
of/ lots nhiều người ở đó) learn a foreign - “A lot of/ lots of” có nghĩa
of language. (Chúng ta là rất nhiều nên sẽ không đi
cần nhiều thời gian để sau các trạng từ chỉ mức độ
nhiều
học ngoại ngữ). như: very, so, too,
extremely… Khi có các trạng
từ này, ta chỉ dùng much và
many

few/ a E.x: Weˈve got a - few - ít, gần như không có;
few little bacon and a thường có nghĩa phủ định,
rất ít, few eggs. (Chúng tôi ít và không đủ dùng.
một có một ít thịt xông - a few - một vài; thường có
vài khói và một vài quả nghĩa khẳng định, đủ để
trứng). dùng.
- “Only a few” mang nghĩa
phủ định.

E.x: There is little - little - ít, gần như không


little/ a sugar in my coffee. có; thường có nghĩa phủ
little (Có rất ít đường định, ít và không đủ dùng.
trong cà phê của
tôi)

Trang 142
Tiếng Anh

rất ít, - a little - một vài; thường


một có nghĩa khẳng định, đủ để
vài dùng.
- “Only a little” mang nghĩa
phủ định

2. Câu điều kiện loại I


Cấu trúc Cách dùng Ví dụ
If + S + V(HTĐ), S + will/can/may Để nói về tình If it doesnˈt rain, we will
+V huống có thể xảy ra have a picnic. (Nếu trời
trong hiện tại hoặc không mưa, chúng ta sẽ đi
tương lai. dã ngoại).
Lưu ý: Trong mệnh đề chính của câu điều kiện loại I If you need further
ta cũng có thể dùng câu mệnh lệnh. information, please call
me.(Nếu bạn cần thêm
thông tin hãy gọi cho tôi.)

UNIT 8: TOURISM
I. Vocabulary
Part of
No Vocabulary Transcription Vietnamese Meaning
Speech
1 affordable A /əˈfɔːdəbl/ có thể chi trả được
2 accommodation N /əˌkɒm.əˈdeɪ.ʃən/ chỗ ở
3 air V /eə(r)/ phát sóng
4 breathtaking A /ˈbreθteɪkɪŋ/ ấn tượng
việc làm thủ tục lên máy
5 check-in N /tʃek-ɪn/
bay
thời điểm rời khỏi khách
6 checkout N /ˈtʃekaʊt/
sạn
7 confusion N /kənˈfjuːʒn/ sự hoang mang
8 erode away Ph.v /ɪˈrəʊd əˈweɪ/ mòn đi
9 exotic A /ɪɡˈzɒtɪk/ kì lạ
10 explore V /ɪkˈsplɔː(r)/ thám hiểm
11 hyphen N /ˈhaɪfn/ dấu gạch ngang
12 imperial A /ɪmˈpɪəriəl/ (thuộc về) hoàng đế

Trang 143
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

13 inaccessible A /ˌɪnækˈsesəbl/ không thể vào


14 lush A /lʌʃ/ tươi tốt
15 luggage N /ˈlʌɡ.ɪdʒ/ hành lý
16 magnificence N /mæɡˈnɪfɪsns/ sự nguy nga
make up one’s /meɪk ʌp wʌnz
17 V quyết định
mind maɪnd/
18 narrow it down V /ˈnærəʊ ɪt daʊn/ thu hẹp lại
not break the /nɒt breɪk ðə
19 Idiom không tốn nhiều tiền
bank bæŋk/
20 on holiday N /ɒn ˈhɒlədeɪ/ đi nghỉ
21 orchid N /ˈɔːkɪd/ hoa lan
22 package tour N /ˈpækɪdʒ tʊə(r)/ chuyến du lịch trọn gói
vụ tai nạn do nhiều xe
23 pile-up N /paɪl-ʌp/
đâm nhau
24 promote V /prəˈməʊt/ giúp phát triển
25 price N /prais/ giá cả
26 pyramid N /ˈpɪrəmɪd/ kim tự tháp
27 safari N /səˈfɑːri/ cuộc đi săn
28 speciality N /ˌspeʃ.iˈæl.ə.ti/ đặc sản
29 stalagmite N /stəˈlæɡmaɪt/ măng đá
30 stimulating A /ˈstɪmjuleɪtɪŋ/ thú vị
31 touchdown N /ˈtʌtʃdaʊn/ sự hạ cánh
32 varied A /ˈveərid/ đa dạng

II. Grammar
Mạo từ Cách dùng Ví dụ

Với danh từ đếm được số Passwords protect our personal


nhiều hoặc danh từ không information.
đếm được khi đang nói về (Mật khẩu bảo vệ thông tin cá nhân
Zero
tổng thể, nói chung. của chúng ta.)
article
(không I visit my grandparents on New
Với bữa ăn, ngày, tháng và
dùng mạo Year’s Day.
thời gian đặc biệt trong năm.
từ) (Tôi đến thăm ông bà vào năm mới.)
Với đa số tên người và địa Da Lat is in Lam Dong Province.
điểm (đất nước, tỉnh, thành (Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng.)
phố).
Trang 144
Tiếng Anh

We visited Lake Victoria. It’s in


Với khu vực thuộc về địa lí, East Africa.
sông, hồ, đảo,… (Chúng tôi đã đến thăm hồ Victoria.
Nó nằm ở Đông Phi.)
Được dùng trước một danh từ
đếm được số ít, bắt đầu bằng Pao needs a costume for the
một phụ âm (khi phát âm), festival.
mang nghĩa là "một". Người (Pao cần một bộ trang phục cho lễ
a nghe không biết chính xác hội.)
hoặc chưa từng biết về danh từ
đó.
Được dùng mang nghĩa "bất A tiger lives in the jungle.
kì, mỗi". (Hổ sống ở trong rừng.)
Được dùng trước một danh từ
đếm được số ít, bắt đầu bằng There is an exhibition of Cham
một nguyên âm (khi phát âm), arts in the city.
an
mang nghĩa là "một". Người (Có một buổi triển lãm về nghệ thuật
nghe không biết chính xác Chăm ở trong thành phố này.)
hoặc chưa từng biết về danh từ
đó.
Được dùng trước một danh từ
đã được đề cập đến trước đó There's a festival in my village.
hoặc người nghe dễ dàng hiểu The festival is very old.
được đang nói về vấn đề gì (có (Có một lễ hội ở ngôi làng của tôi. Lễ
thể đứng trước danh từ đếm hội này rất lâu đời rồi.)
được và không đếm được).
the The moon goes around the earth.
Được dùng để nói đến một
(Mặt trăng quay xung quanh Trái
danh từ là duy nhất.
đất.)
The Odu have the smallest
Được dùng trước dạng so sánh
number of people.
hơn nhất của tính từ và trạng
(Dân tộc Ơ Đu có số lượng người ít
từ.
nhất.)

Trang 145
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

UNIT 9: ENGLISH IN THE WORLD


I. Vocabulary
Part of
No Vocabulary Transcription Vietnamese Meaning
Speech
1 accent N /ˈæksent/ giọng điệu
2 approximately Adv /əˈprɒk.sɪ.mət.li/ xấp xỉ
3 bilingual A /ˌbaɪˈlɪŋɡwəl/ song ngữ
4 dialect N ˈdaɪəlekt/ tiếng địa phương
5 dominance N /ˈdɒmɪnəns/ chiếm ưu thế
6 establishment N /ɪˈstæblɪʃmənt/ việc thành lập
7 factor N /ˈfæktə(r)/ yếu tố
cố gắng sử dụng được một
get by in (a
8 Ph.v /get baɪ ɪn/ ngôn ngữ với với những gì
language)
mình có
9 global A /ˈɡləʊbl/ toàn cầu
10 flexibility N /ˌfl eksəˈbɪləti/ tính linh hoạt
11 fluent A /ˈfl uːənt/ trôi chảy
12 imitate A /ˈɪmɪteɪt/ bắt chước
trường học nơi một ngôn ngữ
immersion
13 N /ɪˈmɜːʃn skuːl/ khác tiếng mẹ đẻ được sử
school
dụng hoàn toàn
14 massive A /ˈmæsɪv/ to lớn
15 master V /ˈmɑː.stər/ chuyên gia về
mother
16 N /ˈmʌðə tʌŋ/ tiếng mẹ đẻ
tongue
17 multinational A /ˈmʌːtiˈnæʃnəl/ đa quốc gia
18 official A /əˈfɪʃl/ chính thức
19 openness N /ˈəʊpənnəs/ độ mở
20 operate V /ˈɒpəreɪt/ đóng vai trò
học một ngôn ngữ theo cách
pick up (a
21 Ph.v /pɪk ʌp/ tự nhiên từ môi trường xung
language)
quanh
22 punctual A /ˈpʌŋktʃuəl/ đúng giờ
giảm đi do lâu không thực
23 rusty A /ˈrʌsti/
hành

Trang 146
Tiếng Anh

24 reasonably Adv /ˈriː.zən.ə.bli/ hợp lý


25 simplicity N /sɪmˈplɪsəti/ sự đơn giản
26 variety N /vəˈraɪəti/ thể loại
27 vowel N /vaʊəl/ nguyên âm

II. Grammar
1. Câu điều kiện loại II
Cấu trúc Cách dùng Ví dụ
If + S + V-ed, S + would/could Để nói về tình If I were rich, I would
+V huống không thể buy that house. (Nếu tôi
xảy ra trong hiện giàu, tôi sẽ mua ngôi nhà
tại. kia.)
→ Thực tế là tôi không
giàu.
Lưu ý: Động từ tobe trong vế điều kiện có thể là If I were you, I would
“were” hoặc “was”. Tuy nhiên trường hợp dùng think more carefully
“were” thì phổ biến hơn. about the job. (Nếu tôi là
bạn, tôi sẽ nghĩ thấu đáo
hơn về công việc này.)
2. Mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ được bắt đầu bằng các đại từ quan hệ who, whom, which, that, whose
và các trạng từ quan hệ when, why, where. Sau đây là cách sử dụng của mỗi đại từ và
trạng từ quan hệ:
Đại từ quan hệ
Đóng vai trò Đóng vai trò làm Thay thế cho sở hữu cách
làm chủ ngữ tân ngữ
Who/that Who/whom/that whose
Ex: The architect Ex: My father is Ex: The boy whose bicycle you
who/that the person borrowed yesterday was Tom.
Chỉ designed this who/whom/that I (Cậu bé mà bạn đã mượn chiếc xe
người building is very admire most. (Bố đạp của cậu ấy ngày hôm qua chính
famous. (Kiến tôi là người mà tôi là Tôm.)
trúc sư người mà ngưỡng mộ nhất.)
thiết kế tòa nhà
này thì rất nổi
tiếng.)
Chỉ Which/that Which/that Whose/ of which
vật/sự Ex: That is the Ex: The movie Ex: John found a cat whose leg/
việc bicycle which/that we the leg of which was broken.

Trang 147
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

which/that saw last night (John đã tìm thấy con mèo mà chân
belongs to Tom. wasnˈt very good. của nó bị gãy.)
(Đó chính là chiếc (Bộ phim mà chúng
xe đạp mà của ta xem tối qua thì
Tôm.) không hay lắm.)
Lưu ý
Có thể bỏ đại từ quan hệ đóng vai trò làm tân ngữ trong mệnh đề quan hệ.
Ex: The boy (who/whom/that) we are looking for is Tom. (Cậu bé mà chúng ta đang
tìm kiếm là Tom.)
Trạng từ quan hệ
Where = in/at which Ex: This is the place where the accident happened. (Đây là
nơi mà vụ tai nạn xảy ra.)
When = in/on/at Ex: Iˈll never forget the day when I met her. (Tôi sẽ không
which quên ngày mà tôi gặp cô ấy.)
Why = for which Ex: Please tell me the reason why you are so sad. (Làm ơn
hãy nói cho tôi biết lí do tại sao bạn lại buồn.)

UNIT 10: SPACE TRAVEL


I. Vocabulary
Part of
No Vocabulary Transcription Vietnamese Meaning
Speech
1 astronaut N /ˈæstrənɔːt/ phi hành gia
2 astronomy N /əˈstrɒnəmi/ thiên văn học
3 attach V /əˈtætʃ/ buộc, gài
4 float V /fləʊt/ trôi (trong không gian)
có đủ điều kiện cho sự
5 habitable A /ˈhæbɪtəbl/
sống
International /ˌɪntəˈnæʃnəl
6 N Trạm vũ trụ quốc tế ISS
Space Station speɪs ˈsteɪʃn/
7 galaxy N /ˈɡæləksi/ thiên hà
8 land V /lænd/ hạ cánh
9 launch V, N /lɔːntʃ/ phóng
10 meteorite N /ˈmiːtiəraɪt/ thiên thạch
/ˈmaɪkrəʊ tình trạng không trọng
11 microgravity N
ˈɡrævəti/ lực
12 mission N /ˈmɪʃn/ nhiệm vụ
13 operate V /ˈɒpəreɪt/ vận hành

Trang 148
Tiếng Anh

xoay quanh, đi theo quỹ


14 orbit V,N /ˈɔːbɪt/
đạo
/ˌpærəˈbɒlɪk chuyến bay tạo môi
15 parabolic flight N
flaɪt/ trường không trọng lực
16 rocket N /ˈrɒkɪt/ tên lửa
17 rinseless A /rɪnsles/ không cần xả nước
18 satellite N /ˈsætəlaɪt/ vệ tinh
19 space tourism N /speɪs ˈtʊərɪzəm/ ngành du lịch vũ trụ
20 spacecraft N /ˈspeɪskrɑːft/ tàu vũ trụ
21 spaceline N /ˈspeɪslaɪn/ hãng hàng không vũ trụ
trang phục du hành vũ
22 spacesuit N /ˈspeɪssuːt/
trụ
chuyến đi bộ trong
23 spacewalk N /ˈspeɪswɔːk/
không gian
24 telescope N /ˈtelɪskəʊp kính thiên văn
25 universe N /ˈjuːnɪvɜːs/ vũ trụ
II. Grammar
1. Quá khứ đơn
Công thức Quá khứ đơn diễn tả Ví dụ

* Với động từ tobe - Hành động đã bắt đầu Did you watch that film
và kết thúc tại một thời yesterday? (Bạn đã xem bộ
+) I/ She/ he/ it + was +…
điểm cụ thể trong quá phim đó vào tối hôm qua phải
We/ you/ they + were
khứ. không?)
+…
* Cách dùng này thường
-) I/ She/ he/ it
được dùng với các trạng
+ was not (wasn’t) +… từ chỉ thời gian ở quá
We/ you/ they + were khứ: last week/ month/
not (weren’t) +… year…(tuần/ tháng/
năm…trước), ago (cách
?) Was + I/ he/ she/it +…
đây), yesterday (ngày hôm
Were + we/you/they +… qua).
* Với động từ thường
- Hành động đã xảy ra She worked for that
+) I/ we/ you/ they/ suốt một quãng thời gian company for five years. (Cô
he/ she/ it + V-ed +… trong quá khứ nhưng ấy đã làm việc cho công ty đó
-) S + did not (didn’t) đến nay đã chấm dứt. được 5 năm.) → bây giờ cô ấy
+ V(bare-inf) +… không còn làm việc ở đó
nữa.

Trang 149
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

?) Did + S + V(bare- - Hành động lặp đi lặp lại When I was a child, I often
inf) hoặc xảy ra thường went swimming. (Khi tôi còn
xuyên trong quá khứ. nhỏ, tôi thường đi bơi.)
- Hành động xảy ra theo He went home, had dinner
trình tự trong quá khứ. and watched TV. (Anh ấy đã
đi về nhà, ăn tối rồi xem TV.)

2. Mệnh đề quan hệ xác định


Định nghĩa Ví dụ
- Mệnh đề quan hệ xác định là mệnh đề đưa ra The person who is wearing the
thông tin cần thiết cho người hoặc vật mà ta blue shirt travelled into
đang nói đến. Đây là thông tin chúng ta cần để space. (Người đang mặc áo sơ mi
hiểu "ai" hay "cái gì" đang được nói đến. màu xanh dương đã từng du hành
vào vũ trụ.)
Lưu ý: I've seen the rocket they
- Trong mệnh đề quan hệ xác định ta dùng các launched last year. (Mình đã nhìn
đại từ và trạng từ quan hệ: who, that, which, thấy chiếc tên lửa họ phóng vào
whose, whom, where, when. năm ngoái.)

- Nếu đại từ quan hệ là tân ngữ trong mệnh đề


quan hệ, chúng ta có thể lược bỏ đại từ quan
hệ mà không ảnh hưởng đến nghĩa của câu.
- Trong văn viết, chúng ta không dùng dấu
phẩy trong mệnh đề quan hệ xác định

UNIT 11: CHANGING ROLES IN SOCIETY


I. Vocabulary
Part of Vietnamese
No Vocabulary Transcription
Speech Meaning
1 application N /ˌæplɪˈkeɪʃn/ việc áp dụng
2 attendance N /əˈtendəns/ sự tham gia
3 breadwinner N /ˈbredwɪnə(r)/ trụ cột gia đình
4 burden N /ˈbɜːdn/ gánh nặng
5 consequently Adv /ˈkɒnsɪkwəntli/ vì vậy
6 content N /kənˈtent/ sự hài lòng
7 externally Adv /ɪkˈstɜːnəli/ bên ngoài
tạo điều kiện dễ
8 facilitate V /fəˈsɪlɪteɪt/
dàng

Trang 150
Tiếng Anh

(thuộc về) tài


9 financial A /faɪˈnænʃl/
chính
thực tế, ngay tại
10 hands-on A /hændz-ɒn/
chỗ
individually- /ˌɪndɪˈvɪdʒuəli- có xu hướng cá
11 A
oriented ˈɔːrientɪd/ nhân
12 leave N /liːv/ nghỉ phép
do nam giới áp
13 male-dominated V /meɪl-ˈdɒmɪneɪtɪd/
đảo
14 real-life A /rɪəl-laɪf/ cuộc sống thực
phản ứng nhanh
15 responsive A /rɪˈspɒnsɪv/
nhạy
16 role N /rəʊl/ vai trò
17 sector N /ˈsektə(r)/ mảng, lĩnh vực
18 sense (of) N /sens/ tính
19 sole A /səʊl/ độc nhất
biến đổi theo nhu
20 tailor V /ˈteɪlə(r)/
cầu
21 virtual A //ˈvɜːtʃuəl/ ảo
22 vision N /ˈvɪʒn/ tầm nhìn

II. Grammar
1. Bị động với thì tương lai đơn
Cấu trúc Ví dụ
In the future, most work will be automated.
(Trong tương lai, phần lớn các công việc sẽ được tự động
hóa.)
S + will be + P2 + (by O)
There will be no pollution because dirty
manufacturing will be done on the moon. (Sẽ không còn
ô nhiễm vì những công việc sản xuất gây ô nhiễm sẽ được
thực hiện trên mặt trăng.)

2. Mệnh đề quan hệ không xác định


Định nghĩa Ví dụ
- Mệnh đề quan hệ không xác định là mệnh đề London, which is the capital of
quan hệ được đặt ngay sau một danh từ xác Britain, has a population of over
định và bổ sung thêm thông tin cho danh từ 6 million.
đó.

Trang 151
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

(London, thủ đô của Anh Quốc, có


dân số trên 6 triệu người.)
Lưu ý: Peter, who is so knowledgeable
- Sử dụng dấu phẩy để tách mệnh đề quan hệ about stars, is attending an
không xác định với các phần còn lại của câu. international conference in
Belgium. (Peter, người rất hiểu về
- Có thể lược bỏ mệnh đề quan hệ không xác
các vì sao, đang tham dự một hội
định trong câu mà câu vẫn rõ nghĩa.
nghị quốc tế ở Bỉ.)
- Không sử dụng đại từ quan hệ "that" để thay
→ Nếu bỏ mệnh đề quan hệ
thế cho "who" và "which" trong mệnh đề quan
không xác định đi thì người đọc
hệ không xác định.
vẫn hiểu Peter là ai. Trong
trường hợp này không được
dùng đại từ quan hệ THAT thay
thế cho Peter.

UNIT 12: MY FUTURE CAREER


I. Vocabulary
Part of
No Vocabulary Transcription Vietnamese Meaning
Speech
1 academic A /ˌækəˈdemɪk/ học thuật
2 alternatively Adv /ɔːlˈtɜːnətɪvli/ lựa chọn khác
3 applied A /əˈplaɪd/ ứng dụng
phương pháp, cách tiếp
4 approach N approach
cận
behind the /bɪˈhaɪnd ðə
5 Idiom một cách thầm lặng
scenes siːns/
6 biologist N /baɪˈɒl.ə.dʒɪst/ nhà sinh vật học
burn the /bɜːn ðə
7 Idiom học hoặc làm việc muộn
midnight oil ˈmɪdnaɪt ɔɪl/
8 business N /ˈbɪz.nɪs/ ngành kinh doanh
9 career N /kəˈrɪə(r)/ sự nghiệp
10 career path N / kəˈrɪə pɑːθ/ con đường sự nghiệp
11 chef N /ʃef/ đầu bếp
12 certificate N /səˈtɪfɪkət/ chứng chỉ
13 cultivation N /ˌkʌltɪˈveɪʃn/ canh tác

Trang 152
Tiếng Anh

customer /ˈkʌstəmə(r) phòng (dịch vụ) chăm sóc


14 N
service ˈsɜːvɪs/ khách hàng
15 CV N /ˌsiː ˈviː/ sơ yếu lý lịch
(làm việc) theo giờ linh
16 flexitime Adv /ˈfleksitaɪm/
hoạt
fashion /ˈfæʃn dɪ
17 N thiết kế thời trang
designer ˈzaɪnə(r)/
18 enrol V /ɪnˈrəʊl/ đăng ký học
19 housekeeper N /ˈhaʊskiːpə(r)/ nghề dọn phòng
lodging /ˈlɒdʒɪŋ
20 N người phân phòng
manager ˈmænɪdʒə(r)/
21 make a bundle Idiom /meɪk ə ˈbʌndl/ kiếm bộn tiền
22 nine-to-five A /naɪn-tə-faɪv/ giờ hành chính
23 ongoing A /ˈɒnɡəʊɪŋ/ liên tục
24 profession N /prəˈfeʃn/ nghề
take into /teɪk ˈɪntə
25 Idiom cân nhắc kỹ
account əˈkaʊnt/
26 tour guide N /tʊə gaɪd/ hướng dẫn viên du lịch
27 sector N /ˈsektə(r)/ thành phần
28 receptionist N /rɪˈsep.ʃən.ɪst/ lễ tân
29 vocational A /vəʊˈkeɪ.ʃən.əl/ học nghề

II. Grammar
1. Despite/ In spite of
Định nghĩa Cấu trúc Ví dụ
Despite hoặc In spite In spite of/ despite + Despite/ In spite of his
of đứng trước danh từ, noun/pronoun/V-ing, S + V sickness, he went to
cụm danh từ hoặc một school. (Mặc dù anh ấy
cụm bắt đầu bằng ốm nhưng anh ấy vẫn đến
động từ thêm đuôi – trường.)
ing, dùng để chỉ mối They had a lot of
quan hệ đối lập giữa 2 difficulty in making the
thông tin trong cùng 1 film despite careful
câu. Chúng có nghĩa là preparation.
“mặc dù, dù cho, cho (Họ gặp phải rất nhiều khó
dù”. khăn khi làm phim dù đã
có sự chuẩn bị kỹ càng.)

Trang 153
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

2. Các động từ theo sau “to V” hoặc “V-ing” (V + Ving/to-infinitive)


Phân loại Động từ Phiên âm/Cách dùng Ví dụ
We agree to do this job.
agree /əˈɡriː/ (Chúng tôi đồng ý để làm
công việc này.)
He expects to receive 10
million dollars by
tomorrow morning.
expect /ɪkˈspekt/
(Anh ấy hy vọng nhận
được 10 triệu đô vào sáng
mai.)
It's really late, so he
decides to cancel the
meeting.
decide /dɪˈsaɪd/
(Đã quá muộn nên anh ấy
quyết định hủy bỏ cuộc
họp.)
She pretends not to see
him at the shop.
pretend /prɪˈtend/
(Cô ấy giả vờ không nhìn
Các động từ
thấy anh ấy ở cửa hàng.)
theo sau là
To V Do not hesitate to
contact me.
hesitate /ˈhez.ə.teɪt/
(Đừng ngần ngại liên lạc
với tôi.)
I promise to keep it
safe.
promise /ˈprɑː.mɪs/
(Tôi hứa sẽ giữ nó cẩn
thận.)
They attempt to open
attempt /əˈtempt/ the door.
(Họ cố gắng để mở cửa.)
Can I offer you
something to drink?
offer /ˈɑː.fɚ/
(Tôi có thể mời bạn uống
thứ gì đó không?)
He refused to say
refuse /rɪˈfjuːz/ anything.(Anh ấy đã từ
chối nói bất kỳ điều gì.)

Trang 154
Tiếng Anh

If you want to get more


information, you have
to do it yourself.
want /wɑːnt/
(Nếu bạn muốn thêm
thông tin, bạn phải tự làm
thôi.)

Keep going. We're
almost there.
keep /kiːp/
(Cứ tiếp tục đi đi. Chúng
ta gần đến rồi.)
Would you mind
turning on the AC?
mind /maɪnd/
(Phiền bạn bật điều hòa
lên được không?)
We admitted making a
mistake.
admit /ədˈmɪt/ (Chúng tôi thừa nhận
rằng đã phạm phải một
sai lầm.)
I'm considering
accepting this job.
consider /kənˈsɪd.ɚ/
(Tôi đang cân nhắc nhận
công việc này.)
I suggest preparing for
the show 5 days earlier.
suggest /səˈdʒest/ (Tôi đề xuất chuẩn bị cho
buổi trình diễn sớm 5
ngày.)
Các động từ We miss working with
theo sau là V- him every much.
ing miss /mɪs/ (Chúng tôi rất nhớ việc
được làm cùng với anh
ấy.)
My wife mentioned
seeing you the other
day.
mention /ˈmen.ʃən/
(Vợ tôi đã nhắc đến việc
nhìn thấy bạn vào ngày
hôm nọ.)

Trang 155
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

I love to
watch/watching action
love /lʌv/ movies.
(Tôi rất thích xem phim
hành động.)
They hate to
talk/talking with each
hate /heɪt/ other.
(Họ ghét phải nói chuyện
với nhau.)
Một số động She began working/to
từ theo sau có work in our office last
thể là Ving month.
hoặc to V begin /bɪˈɡɪn/
(Cô ấy đã bắt đầu làm
nhưng không việc ở văn phòng của
có sự khác chúng ta từ tháng trước.)
nhau về
My children start to
nghĩa.
cry/crying.
start /stɑːrt/
(Lũ trẻ của tôi bắt đầu
khóc.)
He continued to
open/opening the
continue /kənˈtɪn.juː/ mystery box.
(Anh ấy tiếp tục mở chiếc
hộp thần bí.)

Please remember to
+ to-infinitive: chỉ
turn off the lights
hành động "nhớ" xảy
before going out.
ra trước hành động cần
(Hãy nhớ tắt đèn trước
phải thực hiện
khi ra ngoài.)
Một số động
từ theo sau có remember I remember seeing him
thể là Ving + V-ing: chỉ hành động somewhere. I'm pretty
hoặc to- nhớ xảy ra sau hành sure.
infinitive động được nói đến (V- (Tôi nhớ là đã gặp anh ấy
nhưng có sự ing) ở đâu đó rồi. Tôi khá là
khác nhau về chắc.)
nghĩa + to-infinitive: chỉ Don’t forget to finish
hành động "quên" xảy your homework.
forget
ra trước hành động cần (Đừng quên làm bài tập
phải thực hiện về nhà nhé.)

Trang 156
Tiếng Anh

+ V-ing: chỉ hành động She will never forget


"quên" xảy ra sau hành meeting the Queen.
động được nói đến (V- (Cô ấy sẽ không bao giờ
ing) quên lần gặp nữ hoàng.)
I'll try to do my best.
+ to-infinitive: cố gắng
(Tôi sẽ cố gắng làm hết
làm gì đó
sức mình.)
try I tried unlocking the
door with this key.
+ V-ing: thử làm gì đó
(Tôi đã thử mở cửa với
chiếc chìa khóa này.)
Should we stop to
smoke?
+ to-infinitive: dừng lại
(Chúng ta dừng lại chút
để làm việc gì
để hút thuốc được
stop không?)
Should we stop
+ V-ing: dừng hẳn việc smoking?
gì đó (Chúng ta có nên dừng
hút thuốc không?)

Trang 157
Sổ tay chinh phục kiến thức 5 môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh lớp 9

MỤC LỤC

TOÁN HỌC - ĐẠI SỐ...................................................................................................................4


Chương 1. Căn bậc hai. Căn bậc ba......................................................................................5
Chương 2. Hàm số bậc nhất.................................................................................................6
Chương 3. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn................................................................7
Chương 4. Hàm số y = ax2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn.................................12
TOÁN HỌC - HÌNH HỌC..........................................................................................................16
Chương 1. Hệ thức lượng trong tam giác vuông.............................................................17
Chương 2. Đường tròn.......................................................................................................18
Chương 3. Góc với đường tròn..........................................................................................22
Chương 4. Hình trụ - Hình nón – Hình cầu.......................................................................28
VẬT LÝ......................................................................................................................................29
Chương 1. Điện học............................................................................................................30
Chủ đề 1. Điện trở - định luật ôm.................................................................................30
Chủ đề 2. Đoạn mạch nối tiếp - đoạn mạch song song..............................................33
Chủ đề 3. Công suất điện - điện năng...........................................................................34
Chương 2. Điện từ học.......................................................................................................37
Chủ đề 1. Tác dụng từ của nam châm và dòng điện....................................................37
Chủ đề 2. Từ trường......................................................................................................38
Chủ đề 3. Lực điện từ - động cơ điện một chiều.........................................................39
Chủ đề 4. Cảm ứng điện từ - dòng điện xoay chiều máy phát điện xoay chiều........40
chủ đề 5. Máy biến áp - truyền tải điện năng đi xa....................................................41
Chương 3. Quang học.........................................................................................................43
Chủ đề 1. Khúc xạ ánh sáng..........................................................................................43
Chủ đề 2. Sự tạo ảnh qua thấu kính..............................................................................44
Chủ đề 3. Máy ảnh – mắt – kính lúp.............................................................................45
Chủ đề 4. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu. Sự phân tích ánh sáng trắng sự trộn
ánh sáng màu.................................................................................................................48
Chương 4. Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.........................................................51
Chủ đề 1. Năng lượng sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng..................................51
Chủ đề 2. Điện năng - sản xuất điện năng....................................................................51
HOÁ HỌC..................................................................................................................................53
Chương 1. Các loại hợp chất vô cơ....................................................................................54
Chủ đề 1. Tính chất hoá học của oxit............................................................................54
Chủ đề 2. Một số oxit quan trọng.................................................................................54
Chủ đề 3. Axit.................................................................................................................56
Chủ đề 4. Một số axit quan trọng..................................................................................57
Chủ đề 5. Bazơ...............................................................................................................60
Chủ đề 6. Một số bazơ quan trọng................................................................................61
Chủ đề 7. Muối...............................................................................................................62
Chủ đề 8. Một số muối quan trọng...............................................................................63
Chủ đề 9. Phân bón hóa học..........................................................................................64
Chủ đề 10. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.................................................65
Chương 2. Kim loại.............................................................................................................66
Chủ đề 1. Tính chất vật lí và hóa học của kim loại......................................................66
Chủ đề 2. Dãy hoạt động hóa học của kim loại............................................................67
Chủ đề 3. Nhôm..............................................................................................................67
Chủ đề 4. Sắt...................................................................................................................68
Chủ đề 5. Hợp kim sắt: gang, thép................................................................................69
Chủ đề 6. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn..........................70
Chương 3. Phi kim, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố và liên kết hóa học.......71
Chủ đề 1. Tính chất của phi kim...................................................................................71
Chủ đề 2. Clo...................................................................................................................72
Trang 158
Tiếng Anh

Chủ đề 3. Cacbon...........................................................................................................73
Chủ đề 4. Các oxit của cacbon.......................................................................................73
Chủ đề 5. Axit cacbonic và muối cacbonat...................................................................74
Chủ đề 6. Silic, công nghiệp silicat...............................................................................76
Chủ đề 7. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học....................................77
Chủ đề 8. Sơ lược về liên kết hoá học.........................................................................79
Chương 4. Hiđrocacbon, nhiên liệu..................................................................................81
Chủ đề 1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.....................................81
Chủ đề 2. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ................................................................81
Chủ đề 3. Metan.............................................................................................................82
Chủ đề 4. Etilen..............................................................................................................83
Chủ đề 5. Axetilen..........................................................................................................84
Chủ đề 6. Benzen...........................................................................................................85
Chủ đề 7. Dầu mỏ và khí thiên nhiên...........................................................................86
Chủ đề 8. Nhiên liệu......................................................................................................87
Chương 5. Dẫn xuất của hiđrocacbon, polime.................................................................88
Chủ đề 1. Rượu etylic....................................................................................................88
Chủ đề 2. Axit axetic......................................................................................................89
Chủ đề 3. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic......................................90
Chủ đề 5. Glucozơ..........................................................................................................91
Chủ đề 6. Saccarozơ.......................................................................................................92
Chủ đề 7. Tinh bột và xenlulozơ...................................................................................92
Chủ đề 8. Protein..........................................................................................................94
Chủ đề 9. Polime............................................................................................................95
SINH HỌC.................................................................................................................................97
Chương 1. Di truyền và biến dị.........................................................................................98
chủ đề 1. Các thí nghiệm của menđen.........................................................................98
chủ đề 2: nhiễm sắc thể..............................................................................................101
chủ đề 3: từ gen đến prôtêin......................................................................................105
chủ đề 4: biến dị..........................................................................................................109
chủ đề 5: di truyền học người....................................................................................111
chủ đề 6: ứng dụng di truyền học..............................................................................112
Chương 2. Sinh thái học...................................................................................................116
Chủ đề 1. Sinh vật và môi trường...............................................................................116
Chủ đề 2. Hệ sinh thái.................................................................................................118
Chủ đề 3. Con người, dân số và môi trường..............................................................120
Chủ đề 4. Bảo vệ môi trường......................................................................................121
TIẾNG ANH............................................................................................................................122
Unit 1: Local environment...............................................................................................123
Unit 2: City life..................................................................................................................127
Unit 3: Teen stress and pressure....................................................................................130
Unit 4: Life in the past......................................................................................................134
Unit 5: Wonders of viet nam...........................................................................................136
Unit 6: Viet nam: then and now......................................................................................138
Unit 7: Recipes and eating habits....................................................................................140
Unit 8: Tourism................................................................................................................143
Unit 9: English in the world.............................................................................................146
Unit 10: Space travel........................................................................................................148
Unit 11: Changing roles in society..................................................................................150
Unit 12: My future career................................................................................................152

Trang 159
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
16 Hàng Chuối – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: Biên tập: (024) 39714896
Quản lý xuất bản: (024) 39728806. Tổng biên tập: (024) 39715011
Fax: (024) 39729436

Chịu trách nhiệm xuất bản:


Giám đốc: PHẠM THỊ TRÂM
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: NGUYỄN THỊ HỒNG NGA

Biên tập chuyên môn: TRỊNH THỊ THU HÀ – NGUYỄN THỊ THỦY –
ĐINH QUỐC THẮNG – NGÔ BÍCH VÂN
Biên tập xuất bản: TRỊNH THỊ THU HÀ – NGUYỄN THỊ THỦY – ĐINH
QUỐC THẮNG
Sửa bản in: CHU HÀ
Chế bản: PHI MINH
Trình bày bìa: VŨ LÊ HOA

Đối tác liên kết:


Công ty TNHH
Dịch vụ Giáo Dục Việt Nam
Địa chỉ:
Số 23 ngách 1 ngõ 106 Chùa Láng,
Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

SÁCH LIÊN KẾT


SỔ TAY CHINH PHỤC KIẾN THỨC 5 MÔN
TOÁN – LÍ – HÓA – SINH – ANH LỚP 9

Mã số: 1L-126PT2022
In 2.000 bản, khổ 16x24cm tại Công Ty Cổ phần Khoa học Và Công nghệ Hoàng
Quốc Việt
Địa chỉ: Số 18 Hoàng Quốc Việt – Phường Nghĩa Đô – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
Số xác nhận ĐKXB: 998-2022/CXBIPH/18-75/ĐHQGHN, ngày 31/03/2022
Quyết định xuất bản số: 224 LK-TN/QĐ-NXB ĐHQGHN, ngày 12/04/2022
In xong và nộp lưu chiểu năm 2022

You might also like