You are on page 1of 5

ÔN TẬP

1, Số oxi hóa của một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó
trong phân tử, nếu giả định liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion ( cặp e
chung thuộc hẳn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn)

2, Chất khử (hay còn gọi là chất bị oxi hóa) là chất nhường electron hay là chất có số oxi
hoá tăng sau phản ứng.

Chất oxi hoá (hay còn gọi là chất bị khử) là chất nhận electron hay chất có số oxi hoá
giảm sau phản ứng.

3, Sự oxi hoá chất (hay còn gọi là quá trình OXH) là quá trình nhường electron hay làm
tăng số oxi hoá chất đó.

Sự khử chất(hay còn gọi là quá trình khử) là quá trình nhận electron hay làm giảm số oxi
hoá chất đó.

4, Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một
số nguyên tố hay là phản ứng trong đó có sự chuyến electron (cho và nhận e) giữa các chất
phản ứng.

5, ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử

- Gắn liền với cuộc sống (cháy, điệnphân, phản ứng trong pin…)
- Cơ sở của các phản ứng trong công ngiệp

6, Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt

- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt

7, điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong
dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 250 C (298 K)

8, Biến thiên enthalpy của phản ứng (nhiệt phản ứng) là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào
của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi. Kí hiệu: ∆rH

Biến thiên enthalpy chuẩn là nhiệt tỏa ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều
kiện chuẩn

Nhiệt tạo thành (∆fH) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol
chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở 1 điều kiện xác định

9, Phương trình nhiệt hóa học là phương trình hóa học kèm theo trạng thái của các chất và
giá trị ∆rH gọi là
Ví dụ 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) ΔrH = -571,6 kJ

10, Ý nghĩa của biến thiên enthalpy (- tỏa, + thu)

∆rH > 0: phản ứng thu nhiệt

∆rH < 0: phản ứng tỏa nhiệt

11, biểu thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành

ΔrH = ∑ΔfH(sp)−∑ΔfH(cd)

12, biểu thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết

ΔrH =∑Eb(cd)−∑Eb(sp)

13+14, chỉ ra phản ứng thu hay tỏa nhiệt

*∆rH > 0: phản ứng thu nhiệt: (môi trường lạnh đi (mát hơn))

thường phản ứng phân hủy (từ 1 chất thành nhiều chất)

nước đá → lỏng → hơi

hòa C vào nước (nước mát)

*∆rH <0 : phản ứng tỏa nhiệt: (môi trường nóng lên)

Phản ứng cháy, nhiệt nhôm, sự gỉ của kim loại, phản ứng hóa hợp (nhiều chất thành 1
thành)

nước hơi → lỏng → đá

15, Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các
chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian

16, Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác

17, công thức tính Tốc độ phản ứng

18, xác định số oxi hóa:

*Quy tắc 1 : Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0.

Ví dụ : Số oxi hóa của các nguyên tố Na, Fe, H, O, Cl trong đơn chất tương ứng Na, Fe,
H2, O2, Cl2 đều bằng 0.
*Quy tắc 2 : Trong hầu hết các hợp chất :

Trong hợp chất, kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm luôn có số oxi hóa lần lượt là : +1, +2, +3.
F có số oxh -1

Số oxi hóa của H là +1 (trừ các hợp chất của H với kim loại như NaH, CaH 2, thì H có số
oxi hóa –1).

Số oxi hóa của O là –2 (trừ một số trường hợp như H 2O2, F2O, oxi có số oxi hóa lần lượt
là : –1, +2)

Trong một phân tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0. Theo quy tắc này, ta
có thể tìm được số oxi hóa của một nguyên tố nào đó trong phân tử nếu biết số oxi hóa của
các nguyên tố còn lại.

* Quy tắc 3 : Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
Trong ion đa nguyên tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tử trong ion đó bằng điện
tích của nó.

19, xác định vai trò các chất trong phản ứng

Khử tăng, oxi hóa giảm, không đổi số oxi hóa là môi trường

Ví dụ NH3 + O2 -------> NO + H2O

Zn + H2SO4 -----> ZnSO4 + H2S + H2O

FeS2 + HNO3 + HCl  FeCl3 + H2SO4 + NO + H2O

Fe3O4 + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O

S + NaOH ------> Na2S + Na2SO3 + H2O

20, viết quá trình khử, oxi hóa

quá trình oxi hóa Mg → Mg2+ +2e

quá trình khử Fe3+ +1 e →Fe2+

21, cân bằng phản ứng


Bài tập
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,12 lít hỗn hợp
X gồm 3 khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ số mol là 1 : 2 : 2. Biết rằng không có phản ứng tạo muối
NH4NO3. Giá trị của m là A. 5,4. B. 3,51. C. 2,7. D. 8,1.
Câu 2 : Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ
khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Thể tích
NO và N2O thu được lần lượt là
A. 2,24 lít và 6,72 lít. B. 2,016 lít và 0,672 lít.
C. 0,672 lít và 2,016 lít. D. 1,972 lít và 0,448 lít.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu
được dung dịch X và 3,248 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch
X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là
A. 52,2. B. 54,0. C. 58,0. D. 48,4.
Câu 4: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn
hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất).
Giá trị của m là
A. 2,52. B. 2,22. C. 2,62. D. 2,32.
Câu 5. Tính ΔrH của phản ứng đốt cháy 1 mol C H (g) biết các sản phẩm thu được đều ở thể
2 2

khí.

Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng là

Chất C2H2 (g) CO2 (g) H2O (g)

ΔfH (kJ/mol) + 227 − 393,5 − 241,82

Câu 6. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

N2(g) + O2(g) →→ 2NO(g)

Cho biết năng lượng liên kết trong các phân tử O2, N2 và NO lần lượt là 494 kJ/mol;
945 kJ/mol và 607 kJ/mol.

Câu 7. Tính nhiệt năng của phản ứng đốt cháy 1 mol C2H2 (g) biết các sản phẩm thu được đều
ở thể khí.
Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng là

Chất C2H2 (g) CO2 (g) H2O (g)


ΔfH (kJ/mol) + 227 − 393,5 − 241,82

Câu 8: Cho các dữ kiện sau:


(1) 2Fe (s) + O2 (g) 2FeO (s) = – 544 kJ
(2) 4Fe (s) + 3O2 (g) 2Fe2O3 (s) = – 1648,4 kJ
(3) Fe3O4 (s) 3Fe (s) + 2O2 (g) = 1118,4 kJ
Tính của phản ứng: (4) FeO (s) + Fe2O3 (s) Fe3O4 (s)

Câu 9: Khi nhiệt độ tăng thêm 100C, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Tốc độ phản
ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ 250C lên 750C?
Câu 10: Khi nhiệt độ tăng thêm 100C, tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Để tốc độ
phản ứng đó (đang tiến hành ở 300C) tăng lên 81 lần thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt
độ bao nhiêu?
Câu 11: Khi nhiệt độ tăng thêm 100C, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 4 lần. Tốc độ
phản ứng sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 70 0C xuống 400C ?
Câu 12: Khi nhiệt độ tăng thêm 500C thì tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 1024 lần. Tính
giá trị hệ số nhiệt của tốc độ phản ứng trên.

You might also like