You are on page 1of 3

Để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của giá dầu lên các cổ phiếu họ dầu khí trên

TTCK hiện nay, chúng ta nên chia theo khâu trong chuỗi giá trị hoạt động của
các doanh nghiệp ngành này. Từ đó đánh giá tác động ảnh hưởng của giá dầu
đến KQKD.

1. Khâu THƯỢNG NGUỒN


• Thượng nguồn là khu vực đầu tiên trong chuỗi giá trị ngành dầu khí, ảnh
hưởng trực tiếp bởi giá dầu và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của cả
ngành. Khu vực thượng nguồn bao gồm các hoạt động thăm dò, khai thác và các
hoạt động cung cấp dịch vụ khoan, xây dựng công trình, phục vụ hoạt động khai
thác dầu thô.
• Đơn vị khai thác dầu thô yêu cầu có vốn đầu tư lớn, tại Việt Nam thường là
các các tổ chức liên doanh, liên kết giữa PVN và đối tác nước ngoài (không
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán). Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục
vụ khai thác là các doanh nghiệp nội địa, bao gồm PVD – cung cấp giàn khoan,
PVS – cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí, kho nổi…
- > Hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào giá dầu
• Nhóm doanh nghiệp khu vực thượng nguồn có đặc điểm chung là hoạt động
kinh doanh phụ thuộc gần như toàn bộ vào biến động giá dầu. Cụ thể:
• Doanh nghiệp khai thác: Là doanh nghiệp trực tiếp hút dầu thô để bán, thông
thường, giá dầu cao mới thúc đẩy khâu khai thác. Tùy thuộc vào vị trí địa lý
khai thác và công nghệ, mỗi đơn vị sẽ có một mức giá hòa vốn khác nhau. Giá
dầu trên điểm hòa vốn thì mới có thể thúc đầy khai thác sôi động, bởi lúc này
doanh nghiệp khai thác mới có lời. Ngược lại, giá dầu thấp hơn mức này, các dự
án thăm dò cũng như khai thác sẽ bị cắt giảm, trì hoãn bởi vì càng làm càng lỗ.
điểm hòa vốn khai thác của các DN Việt Nam rơi vào khoảng 60$ USD/thùng.
Do vậy, khi giá dầu thô cao trên mức này, nhóm doanh nghiệp khai thác sẽ hoạt
động tích cực.
• Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác: Là nhóm doanh nghiệp phụ trợ cho
hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khối lượng công việc và đơn giá dịch vụ cung
cấp cũng gắn liền với giá dầu. Giá dầu tăng cao thúc đẩy đầu tư, gia tăng hoạt
động thăm dò và khai thác. Nhờ đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ dầu khí tăng cao,
khối lượng công việc cũng như đơn giá dịch vụ cung cấp được cải thiện. Trường
hợp ngược lại đối với giá dầu giảm, kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này sẽ có
độ trễ với giá dầu bởi giá dầu giảm thì doanh nghiệp vẫn thực hiện công việc
theo hợp đồng đã ký kết. Chỉ khi bắt đầu hợp đồng mới, khối lượng công việc
giảm sút và đơn giá dịch vụ được xác định lại sẽ phản ánh tiêu cực vào kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.

2: Khâu TRUNG NGUỒN


• Nối tiếp sau khu vực thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dầu khí là khu
vực trung nguồn. Ở đây, nhiệm vụ các công ty bao gồm lưu trữ và vận chuyển
dầu (khí) khai thác ở ngoài khơi vào đất liền.
• Đối với dầu, chỉ có một đại diện vận chuyển dầu thô khu vực trung nguồn là
PVT thông qua các tàu chở dầu. Với mảng khí, GAS vừa đóng vai trò vận
chuyển khí qua các đường ống về đất liền, vừa làm vai trò phân phối (hạ nguồn).
-> Hoạt động kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào tình hình khai thác ở thượng
nguồn
• Do hoạt động kinh doanh chủ yếu là lưu trữ và vận chuyển dầu khai thác trong
nước. Do đó, khối lượng công việc khu vực trung nguồn phụ thuộc rất lớn vào
hoạt động khai thác ở thượng nguồn. Từ năm 2015, sản lượng dầu thô khai thác
đã bắt đầu ghi nhận sụt giảm dần do các mỏ khai thác chủ lực đang ở cuối giai
đoạn, đáng kể nhất là mỏ Bạch Hổ đóng góp 60% tổng sản lượng đang trên đà
sụt giảm mạnh. Theo PVN dự báo, đến năm 2025, sản lượng dầu thô khai thác
sẽ giảm khoảng 10%/năm do các mỏ khai thác mới chủ yếu có trữ lượng nhỏ,
không bù đắp được sản lượng sụt giảm.
• PVT có lợi thế là đơn vị duy nhất tại Việt Nam vận chuyển dầu thô khai thác
trong nước. PVT vận chuyển cho 2 nhà máy lọc dầu tại Việt Nam là công ty Lọc
hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
-> Giá dầu thô tăng làm gia tăng chi phí nhiên liệu
• Trong xu hướng tăng giá của giá dầu, đa số doanh nghiệp ngành dầu khí đều
được hưởng lợi nhưng không phải tất cả. Khu vực thượng nguồn (doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ) được hưởng lợi trực tiếp và tích cực thì ở khu vực trung
nguồn, các hoạt động vận chuyển dầu thô lại gặp nhiều thách thức hơn, ở cả vấn
đề suy giảm sản lượng vận tải và rủi ro giá nhiên liệu tăng theo giá dầu.

3: Khâu HẠ NGUỒN
Lọc hoá dầu
• Lọc hóa dầu là nhóm đầu tiên của khu vực hạ nguồn dầu khí. Chức năng của
các công ty lọc hóa dầu là chế biến dầu thô thành xăng, dầu thành phẩm (các sản
phẩm bày bán ở các cây xăng).
• Tại Việt Nam có 2 đơn vị lọc hóa dầu, bao gồm công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
( BSR) và công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn (chưa niêm yết) cung cấp khoảng 70-
80% nhu cầu xăng dầu nội địa. Với vai trò nhập dầu thô về chế biến thành phẩm,
kết quả kinh doanh nhóm lọc dầu phụ thuộc rất lớn vào biến động giá dầu và
chênh lệch giá bán xăng dầu thành phẩm và giá dầu.
• Doanh nghiệp lọc dầu cực kì nhạy cảm với biến động giá dầu. Trong các giai
đoạn giá dầu biến động mạnh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lọc dầu
cũng ghi nhận sự biến động mạnh tương ứng. Với vai trò sản xuất, phải nhập
dầu thô về tích trữ để sản xuất, giá dầu tăng sẽ có lợi với nhóm lọc dầu, và
ngược lại, giá dầu thô giảm sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh.
Biến động lãi/lỗ hàng tồn kho ảnh hưởng rất lớn đến HĐKD.
Hạ nguồn phân phối
• Khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị ngành dầu khí là hạ nguồn phân phối. Tại
đây, từ dầu thô và khí khai thác ngoài khơi đã qua chế biến thành xăng dầu, khí
thành phẩm và đã sẵn sàng phân phối tới khách hàng. Ở khu vực này, có 2 mảng
nhỏ bao gồm phân phối xăng dầu thành phẩm (PLX, OIL) và phân phối khí
(GAS).
• Ở mỗi phân khúc, mô hình hoạt động khác nhau, sự ảnh hưởng của giá dầu đến
kết quả kinh doanh cũng khác nhau tương ứng.
• Đặc điểm của phân phối xăng dầu đó là doanh nghiệp chỉ làm vai trò thương
mại, kinh doanh. Doanh nghiệp phân phối thu mua xăng dầu trong nước từ BSR,
NSR và nhập khẩu, sau đó phân phối đến người tiêu dùng. Theo quy định,
doanh nghiệp phân phối sẽ được nhận 300 đồng trên mỗi lit xăng dầu tiêu thụ.
Do vậy, nhìn chung mô hình của các doanh nghiệp này tương đối ổn định, lợi
nhuận đều.
• Tác động của giá dầu lên nhóm doanh nghiệp phân phối xăng dầu thành phẩm
sẽ thông qua tác động của tồn kho. Doanh nghiệp phải duy trì tồn kho 30 ngày,
do vậy, giá dầu tăng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp phân phối.
• Phân phối khí, ở Việt Nam, chỉ có 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
phân phối khí là GAS. GAS vừa tham gia vào khâu chế biến, vừa phân phối khí
đến khách hàng.

You might also like