You are on page 1of 7

1.

Chức năng của HTTN trong đô thị không bao gồm

A. tái sử dụng nước thải

B. vận chuyển nước thải

C. xử lý nước thải

D. thu gom nước thải

2. Khi lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý đối với nguồn nước ngầm, chỉ tiêu nào đóng vai
trò quyết định?

A. Hàm lượng vi sinh vật và độ màu

B. Hàm lượng sắt và mangan

C. Hàm lượng cặn lơ lửng và hàm lượng sắt

D. Độ màu và hàm lượng cặn lơ lửng

3. Các thông số không cần thiết để xây dựng trạm xử lý nước thải?

A. Chế độ tiêu thụ nước của khu đô thị

B. Hàm lượng chất rắn lơ lửng

C. Nhu cầu oxi sinh hóa

D. Lưu lượng nước thải

4. Theo nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước, khoảng cách giữa 2 tuyến ống chính cấp nước
nên là?

A. 400 – 800 (m)

B. 500 – 1000 (m)

C. 400 – 900 (m)

D. 300 – 600 (m)

5. Đường ống thoát nước được vạch tyến phải đảm bảo

A. Đặt trên đường phân thủy

B. Song song với độ dốc mặt đất

C. Lưu lượng nước thải tự chảy theo cống là lớn nhất

D. Tổng chiều dài mạng lưới là lớn nhất

6. Đặc điểm nào không phải là của mạng lưới đường ống vòng cấp nước?

A. Mạng lưới đường ống cấp nước từ hai hoặc nhiều phía
B. Mạng lưới đường ống có mức độ cấp nước an toàn cao nhất

C. Mạng lưới đường ống gồm nhiều đoạn ống khép kín

D. Mạng lưới đường ống cấp nước từ một phía

7. Trong một đoạn cống thoát nước, lưu lượng có giá trị không thay đổi trong suốt chiều dài là?

A. Lưu lượng cạnh sườn, tập trung, chuyển qua

B. Lưu lượng cạnh sườn, dọc đường, chuyển qua

C. Lưu lượng dọc đường, tập trung, chuyển qua

D. Lưu lượng dọc đường, cạnh sườn, chuyển qua

8. Yêu cầu cơ bản đóng vai trò quan trọng nhất khi thiết kế một hệ thống cấp nước đô thị ?

A. Bảo đảm chất lượng nước đáp ứng các yêu cầu sử dụng và giá thành xây dựng rẻ

B. Giá thành xây dựng, quản lý rẻ và thi công thuận tiện

C. Bảo đảm về mặt lưu lượng, áp lực và chất lượng theo yêu cầu của đối tượng sử dụng nước

D. Bảo đảm về mặt lưu lượng, áp lực cho đối tượng sử dụng nước và dễ thi công

9. Điều kiện tiếp nhận nước thải vào HTTN không bao gồm những quy định nào?

A. Rác, thức ăn thừa phải được nghiền nhỏ và được pha loãng

B. Không có hóa chất gây ăn mòn đường ống

C. Không chứa các chất phóng xạ, chất độc hại

D. Phải xử lý triệt để trước khi vào HTTN

10. Yêu cầu nào sau đây không thuộc nguyên tắc vạch tuyến cấp nước?

A. Mạng lưới phải bao trùm mọi đối tượng sử dụng nước

B. Mạng lưới càng nhiều đường ống chính càng tốt

C. Tổng chiều dài toàn mạng lưới cấp nước là nhỏ nhất

D. Có sự liên kết giữa các công trình ngầm khác và có khả năng phát triển trong tương lai

11. Nhược điểm của mạng lưới cấp nước vòng là?

A. Tính toán thiết kế phức tạp

B. Thường xảy ra hiện tượng nước va

C. Dễ gây hiện tượng đóng cặn trên đường ống cấp nước

D. Mức độ an toàn cấp nước thấp

12. Nhược điểm của HTTN chung là?


A. Tồn tại cùng lúc nhiều mạng lưới thoát nước

B. Nước mưa không được xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận

C. Phải xây dựng giếng tràn tách nước mưa

D. Chế độ thủy lực trong đường ống không ổn định

13. Khi xem xét các nguồn nước có thể dùng làm nước cấp trong đô thị, cần ưu tiên cho những nguồn
có đặc điểm gì

A. Có khả năng khai thác trong thời gian dài

B. Cả 3 đặc điểm còn lại

C. Chất lượng tốt, ít phải sử dụng hóa chất

D. Gần nơi tiêu thụ

14. Lưu lượng nước thải từ các khu nhà thuộc lưu vực dọc hai bên đoạn cống được coi là

A. Lưu lượng dọc đường

B. Lưu lượng chuyển qua

C. Lưu lượng cạnh sườn

D. Lưu lượng tập trung

15. Công trình thu nước ven bờ được áp dụng khi

A. Độ dốc ở bờ lớn

B. Độ sâu đủ lớn để thu nước

C. Chất lượng nước ở bờ tốt

D. Tất cả các điều kiện trên

16. Khi xem xét các nguồn nước có thể dùng làm nước cấp trong đô thị, cần ưu tiên cho những nguồn
có đặc điểm gì?

A. Cả B, C, D

B. Có trữ lượng lớn để khai thác được nhiều năm

C. Gần nơi tiêu thụ

D. Chất lượng tốt không tốn hoá chất xử lý và trữ lượng đủ dùng

17. Ý nghĩa của việc theo dõi áp lực trên đường ống cấp nước

A. Kiểm tra lượng nước tiêu thụ trên tuyến ống

B. Xác định tiêu chuẩn sử dụng nước


C. Xác định được đường kính ống cấp nước

D. Kiểm tra rò rỉ trên đường ống

18. Trong công thức xác định công suất của trạm xử lý nước của đô thị,

Q = (a.QSH,max + QCN + Qcc+ Qtuoi).b.c, hệ số c là hệ số có kể đến

A. Công nghiệp địa phương nằm xen kẽ khu dân cư

B. Nhu cầu sử dụng nước cho bản thân trạm xử lý

C. Rò rỉ, dự phòng cho mạng lưới

D. Công nghiệp tập trung

19. Sự giống nhau cơ bản giữa vai trò của đài nước và bể chứa nước sạch trong hệ thống cấp nước đô
thị

A. Điều hoà áp lực

B. Điều hoà lưu lượng và áp lực

C. Điều hoà lưu lượng

D. Điều hoà lưu lượng và dự trữ nước khi có cháy

20. Vị trí bố trí van xả khí trên mạng lưới cấp nước

A. Ở vị trí cao của mạng lưới

B. Ở đầu mạng lưới

C. Ở cuối mạng lưới

D. Ở vị trí thấp của mạng lưới

21.

Đây là loại sơ đồ thoát nước nào?

A. Sơ đồ ranh giới thấp

B. Sơ đồ xuyên khu

C. Sơ đồ địa giới thấp

D. Sơ đồ hộp

22. Trong công thức xác định công suất của trạm xử lý nước của đô thị,
Q = (a.QSH,max + QCN + Qcc+ Qtuoi).b.c, hệ số b là hệ số có kể đến

A. Công nghiệp tập trung

B. Rò rỉ, dự phòng cho mạng lưới

C. Công nghiệp địa phương xen kẽ khu dân cư

D. Nhu cầu sử dụng nước cho bản thân trạm xử lý

23.

Giếng khoan không hoàn chỉnh thu nước ngầm không áp là:

A. Hình vẽ b)

B. Hình vẽ c)

C. Hình vẽ a)

D. Hình vẽ d)

24. Khi lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý đối với nguồn nước mặt, chỉ tiêu nào đóng vai trò
quyết định?

A. Hàm lượng sắt và mangan

B. Hàm lượng cặn lơ lửng và hàm lượng sắt

C. Độ màu và hàm lượng cặn lơ lửng, hàm lượng vi sinh vật

D. Hàm lượng vi sinh vật và độ màu

25. Chế độ làm việc của Trạm bơm cấp I thường như thế nào

A. Thay đổi theo ban ngày và ban đêm.

B. Không thay đổi suốt ngày đêm.

C. Theo sát chế độ dùng nước.

D. Thay đổi theo từng giờ.

26. Nước thải trong đô thị bao gồm

A. Nước thải sinh hoạt, nước mưa

B. Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước mưa

C. Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất


D. Nước thải sản xuất, nước mưa

27. Nước thải sinh hoạt bao gồm

A. Nước đen và nước xám

B. Nước đen

C. Nước đen, nước xám và nước mưa

D. Nước xám

28. Đâu không phải là nhiệm vụ của tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước

A. Bố trí đường ống cấp nước trên mặt bằng

B. Xác định áp lực cần thiết của máy bơm hoặc chiều cao xây dựng đài

C. Xác định lưu lượng nước trong từng đoạn ống

D. Lựa chọn đường kính và vận tốc kinh tế

29. Phạm vi áp dụng của mạng lưới cấp nước vòng

A. Sử dụng ở các khu vực cấp nước có tính chất tạm thời

B. Sử dụng cho các mạng lưới có yêu cầu cấp nước an toàn cao

C. Sử dụng cho các mạng lưới có yêu cầu cấp nước an toàn thấp

D. Sử dụng cho các mạng lưới đường ống dịch vụ

30.

Công thức xác định lưu lượng tính toán của đoạn ống nào là đúng:

A.

B.

C.

D.
31. Đài nước thường được đặt ở vị trí nào của mạng lưới cấp nước thành phố

A. Điểm thấp của mạng lưới

B. Điểm đầu của mạng lưới

C. Điểm cao của mạng lưới

D. Điểm cuối của mạng lưới

32. Mạng lưới thoát nước mưa thường được bố trí theo sơ đồ

A. Sơ đồ cắt ngang

B. Sơ đồ song song

C. Sơ đồ thẳng góc

D. Sơ đồ phân vùng

33. Những thông số kỹ thuật cần thiết được sử dụng để xác định lưu lượng nước sinh hoạt khi thiết
kế hệ thống ấp nước cho đô thị

A. Tiêu chuẩn dùng nước và dân số

B. Dân số và diện tích

C. Diện tích và tiêu chuẩn dùng nước

D. Tiêu chuẩn dùng nước và dân số, diện tích.

34. Mạng lưới đường ống cụt cấp nước là

A. Mạng lưới đường ống cấp nước từ một phía

B. Mạng lưới đường ống có mức độ cấp nước an toàn cao nhất

C. Mạng lưới đường ống cấp nước từ hai hoặc nhiều phía

D. Mạng lưới đường ống gồm nhiều đoạn ống khép kín

You might also like