You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH


------------

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG CỦA FDI TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hồng Hạnh


Lớp : INE302_222_1_D01
Mã số sinh viên : 030838220058
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Xuân Đạo
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................2

1. Khái niệm và vai trò đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI...............................................2

1.1. Khái niệm.....................................................................................................................2

1.2. Vai trò...........................................................................................................................2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG THU HÚT VỐN FDI CỦA VIỆT
NAM ...................................................................................................................................4

1. Thực trạng thu hút vốn FDI của Việt Nam......................................................................4

2. Tác động của vốn FDI vào Việt Nam..............................................................................5

2.1 Tác động tích cực...........................................................................................................5

2.2 Tác động tiêu cực...........................................................................................................7

CHƯƠNG 3: CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN FDI CỦA VIỆT NAM..............7

1. Kết quả thu hút dòng vốn FDI những năm gần đây.........................................................7

2. Các chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam...............................................................8

3. Giải pháp thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới........................................................9

KẾT LUẬN.......................................................................................................................10

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................11


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển, tự do hoá thương mại và ngày càng hội
nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Vai trò của vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài FDI để phát triển kinh tế được đánh giá là rất quan trọng. Bất kỳ một
quốc gia nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện không thể thiếu được,
đó là phải thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho nền kinh tế. Vấn đề về vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài cho việc phát triển kinh tế - xã hội đều được các quốc gia đặc biệt
là các nước đang phát triển quan tâm. Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó. Hay nói
cách khác, Việt Nam muốn thực hiện được các mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa
(CNH - HĐH) đất nước thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải huy động và sử dụng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài sao cho có hiệu quả.
Trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng công tác thu hút
đầu tư từ nước ngoài. Chính phủ liên tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho
các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt coi trọng việc triển khai chương
trình xây dựng pháp luật. Nhờ đó, trong gần bốn thập kỉ (1986 - 2022), Việt Nam được
xem là hình mẫu thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ môi
trường đầu tư hấp dẫn, nền tảng chính trị ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế khá
cao. Năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn mạnh vào Việt Nam, vẫn xem
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với những lợi thế về địa lý, thể chế và môi trường đầu tư
ngày càng được hoàn thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn rất nhiều hạn chế phải
nhắc đến như: Hiệu quả tổng thể nguồn vốn FDI chưa cao, chất lượng sản phẩm, chi phí
sản xuất cao và do đó sản phẩm của các nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị
trường thế giới, chi phí cho việc hút vốn FDI và sản xuất không thích hợp,…Do đó, em
đã quyết định chọn đề tài: “Chính sách và thực trạng FDI tại Việt Nam”.

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm và vai trò đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI
1.1 Khái niệm
FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investmen” và được dịch
sang tiếng Việt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có nhiều khái niệm về FDI như sau:
Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm
đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một
nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền
quản lý thực sự doanh nghiệp.
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi
một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác
(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để
phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005): FDI là hình thức đầu tư do đầu tư nước ngoài
bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt
Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy luật này
và các quy định khác có liên quan.
Tóm lại: Đầu tư nước ngoài (FDI) có bản chất như đầu tư nói chung, là sự di
chuyển các nguồn lực từ nước này sang nước khác để tiến hành những hoạt động đầu tư
nhằm tìm kiếm lợi ích hữu hình hoặc vô hình. Tuy nhiên, ĐTNN nhấn mạnh vào địa
điểm thực hiện hoạt động này là ở quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư.
1.2. Vai trò
 Đối với nước đầu tư
 Đầu tư ra nước ngoài thường mang lại lợi nhuận nhiều hơn trong nước do chi phí
lao động, nguyên liệu, thuế quan sẽ rẻ hơn.
 Đầu tư nước ngoài kích thích việc sản xuất máy móc, thiết bị. Điển hình là các
nước đang phát triển thì để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước cần phải nhập máy móc,
thiết bị, linh phụ kiện từ công ty mẹ. Trong trường hợp muốn chiếm lĩnh thị trường thì
đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động vào việc xuất khẩu các linh kiện tương quan, các sản
phẩm tương quan để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu.

2
 Các nước đầu tư trực tiếp vào ngành khai thác thì họ sẽ có nguồn nguyên liệu giá
rẻ hơn so với nhập từ nước ngoài. Nếu sử dụng lao động giá rẻ của nước ngoài để sản
xuất linh kiện rồi nhập về quốc gia mình để tạo ra thành phẩm, sẽ giúp doanh nghiệp
giảm được nhiều chi phí so với nhập khẩu bên khác.
 Trong chiến lược dài hạn giúp cân bằng cán cân thương mại giữa các quốc gia vốn
là điều kiện để hợp tác phát triển lâu dài.
 Đối với nước nhận đầu tư
 FDI tăng cường nguồn vốn ổn định cho nền kinh tế so với các nguồn vốn khác:
bởi vì FDI dựa trên tính toán đầu tư dài hạn về thị trường và triển vọng tăng trưởng;
không tạo thêm nợ cho chính phủ do vậy ít có xu hướng thay đổi trong tình huống xấu.
 FDI cung cấp công nghệ cho nền kinh tế: trong nền sản xuất hiện đại thì công
nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng đến chất lượng và số lượng sản phẩm. Cải tiến và
chuyển giao công nghệ luôn là mục tiêu ưu tiên của các chính phủ trong việc thúc đẩy
nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.
 FDI tạo ra nhiều việc làm và cải thiện trình độ lao động: để tiếp cận sử dụng thiết
bị và quy trình sản xuất hiện đại thì không thể thiếu nguồn lực có trình độ. Mục tiêu của
nhà đầu tư nước ngoài là thu về được lợi nhuận tối đa, tạo mối quan hệ tốt đẹp với chính
phủ và duy trì lợi thế cạnh tranh với thị trường thế giới. Chính vì vậy, tận dụng nguồn lao
động giá rẻ là ưu tiên hàng đầu khi đầu tư vào bất kỳ quốc gia nào.
 FDI giúp mở ra thị trường xuất khẩu: mặc dù các nước đang phát triển tạo ra sản
phẩm với chi phí thấp nhưng để thâm nhập sâu vào các thị trường lớn là hết sức khó
khăn. Bởi vậy, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các hàng hóa xuất khẩu luôn là ưu
đãi đặc biệt trong chính sách thu hút FDI.
 Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: việc tăng tỉ trọng của ngành công
nghiệp và dịch vụ không chỉ là nỗ lực nội tại của quốc gia mà còn đến từ xu hướng toàn
cầu hóa kinh tế. FDI sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc
làm đa dạng hóa các lĩnh vực và ngành nghề kinh tế, nâng cao năng suất lao động.

3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG THU HÚT VỐN FDI CỦA VIỆT
NAM
1. Thực trạng thu hút vốn FDI của Việt Nam
Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 1/2023 được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư) công bố cho thấy tính từ đầu năm đến ngày 20/1, tổng vốn FDI đăng ký
vào Việt Nam (bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 1,69 tỷ USD, giảm 19,8% so với cùng
kỳ năm trước.
Tuy tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong tháng 1/2023 giảm gần 20% so với
cùng kỳ năm 2022, nhưng có một điểm tích cực là trong tháng 1/2023 có 153 dự án được
cấp mới, với tổng vốn đăng ký đạt 1,2 tỷ USD, tăng 48,5% về số dự án và gấp 3,1 lần về
vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, trong tháng 1/2022, Việt Nam thu hút được 103 dự án FDI được cấp phép
mới, với số vốn đăng ký đạt 388 triệu (USD), tăng 119,1% về số dự án và giảm 70,7% về
số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021. Vì vậy, kết quả thu hút các dự án mới trong
tháng 1/2023 được đánh giá là tín hiệu tích cực, mở ra cơ hội cho Việt Nam trong năm
2023 khi nhiều dự báo cho thấy Việt Nam có thể thu hút 36 - 38 tỷ USD.
Trong số các dự án FDI được cấp mới, những dự án liên quan đến lĩnh vực bán
buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có tỷ lệ vốn đăng ký
lớn nhất, đạt 651,9 triệu USD, chiếm 54,1% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp theo là
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 351,2 triệu USD, chiếm 29,1%; các ngành còn
lại đạt 201,9 triệu USD, chiếm 16,8%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 1/2023 có 28 quốc gia và vùng lãnh
thổ đã có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, trong đó Singapore là nhà đầu tư
lớn nhất với 767,6 triệu USD, chiếm 63,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; Trung Quốc xếp
thứ 2 với 198,2 triệu USD, chiếm 16,4%.

4
Bảng 1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện tháng 1 các năm 2019 - 2023
(Đơn vị: Tỷ USD)
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam tháng 1/2023, ước đạt 1,35
tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến,
chế tạo đạt 1,05 tỷ USD, chiếm 77,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện.
Ở chiều ngược lại, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2023 có 3 dự
án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 126,6
triệu USD, gấp 2,9 lần so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, có 1 lượt dự án điều chỉnh
vốn với số vốn điều chỉnh thêm 140,4 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt
Nam ra nước ngoài đạt 126,7 triệu USD, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 1/2023 có 3 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam,
trong đó: Hàn Quốc là nước dẫn đầu với 125,1 triệu USD; chiếm 98,7% tổng vốn đầu tư,
Thái Lan 1,5 triệu USD; chiếm 1,2%; Lào 140,4 nghìn USD; chiếm 0,1%.
2. Tác động của vốn FDI vào Việt Nam
2.1. Tác động tích cực
 FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã
hội: Những năm gần đây, nguồn vốn FDI từ nước ngoài đổ về Việt Nam ngày càng nhiều
đóng góp một phần quan trọng trong đầu tư kinh tế. Cụ thể theo số liệu của tổng cục
thống kê, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong năm 2022 đạt gần 27,72 tỷ USD,
mức giải ngân đạt kỷ lục 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế

5
trong 35 năm qua (cập nhật đến 20/12/2022), Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỷ
USD vốn FDI. Trong số này, có 274 tỷ USD đã được giải ngân, bằng 62,5% tổng vốn
đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Trong năm 2022 và 2023 Việt Nam được dự báo thuộc
nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Các tổ chức quốc tế:
WB, IMF, ADB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 lần lượt là 7,2%, 7%,
6,5%.
 Tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa:
Sự tham gia của khu vực FDI trong nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt là sự tập trung vốn
FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và một số ngành công nghiệp khác, là
nhân tố quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Trong giai đoạn
2015-2020, kinh tế Việt Nam có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện
đại, giảm dần nguồn lực khu vực 1, nguồn lực phân bổ cho khu vực 2 và khu vực 3 tăng
dần. Trong 30 năm qua, đã có hơn 182 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, được thực
hiện trong hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần quan trọng thúc
đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 Góp phần vào sự phát triển công nghệ, kĩ thuật mới, cải thiện đáng kể kết cấu hạ
tầng: Những năm qua, các dự án FDI trở thành một trong những kênh chuyển giao công
nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Theo thống kê,
từ năm 1993 đến nay, cả nước có 605 hợp đồng chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp
FDI đã được phê duyệt, đăng ký, chiếm 63,6% tổng số các hợp đồng chuyển giao công
nghệ của quốc gia. Nội dung các hợp đồng chuyển giao công nghệ thường tập trung vào
việc chuyển giao quy trình công nghệ; bí quyết công nghệ;…
 FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và phát
triển nguồn nhân lực: Theo kết quả Tổng điều tra lao động việc làm năm 2017 của Tổng
cục Thống kê (TCTK) thuộc Bộ KH&ĐT, nếu năm 1995 cả nước mới có khoảng 330
nghìn lao động làm việc trong doanh nghiệp (DN) FDI, thì năm 2007 đã tăng lên khoảng
1,5 triệu người và đến cuối năm 2017 tăng lên gần 4 triệu lao động (chiếm 26% tổng số
lao động khu vực DN). Mặc dù không tạo ra nhiều việc làm so với khu vực trong nước
(chỉ chiếm khoảng 5% tổng lao động đang làm việc), nhưng tốc độ tăng của lao động khu
vực FDI khá cao, đạt bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2005 - 2017, cao gấp gần 4 lần tăng
6
trưởng lao động của nền kinh tế. Ngoài lao động trực tiếp, DN FDI còn gián tiếp tạo ra
rất nhiều việc làm, đạt khoảng 5 - 6 triệu lao động gián tiếp.
2.2. Tác động tiêu cực
 Chuyển dịch máy móc công nghệ thiết bị lạc hậu gây ôi nhiễm môi trường: nguồn
vốn FDI vừa là cơ hội chuyển dịch công nghệ nhưng đôi khi biến các quốc gia nhận đầu
tư FDI thành những bãi rác công nghệ nơi tiêu thụ những công nghệ đã lỗi thời, nhiều dự
án FDI có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nguyên nhiên vật liệu - năng lượng. Theo một số
báo cáo, một số dự án FDI vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường như Công ty
Vedan, Miwon, Formosa, khói bụi ô nhiễm của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Công ty
Lee&Men,…
 Nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn FDI: nguồn vốn FDI tuy đóng vai
trò quan trọng nhưng không thể để quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào FDI. Bởi FDI dù
sao vẫn là nguồn vốn nước ngoài khó có thể kiểm soát và có thể rời quốc gia đầu tư nếu
có biến cố chính trị. Khi đó nền kinh tế quốc gia sẽ đe dọa tới an ninh đất nước.
 Cạnh tranh với sản xuất trong nước: nguồn vốn FDI đầu tư vào nước ta đã làm gia
tăng cạnh tranh đối với nền sản xuất trong nước đặt biệt là những ngành mà lâu nay Nhà
nước ta vẫn đang bảo hộ như ô tô, viễn thông, mía đường, bán lẻ...

CHƯƠNG 3: CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN FDI CỦA VIỆT NAM

1. Kết quả thu hút dòng vốn FDI những năm gần đây
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2020, cả nước có
33.070 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế
của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn
đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Điểm nhấn trong năm 2020 là mặc dù số dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư là
1.140 lượt, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vốn đầu tư điều chỉnh tổng vốn
đăng ký tăng thêm đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả
thu hút vốn FDI vào Việt Nam lạc quan hơn từ năm 2021. Theo đó, vốn FDI đăng ký vào

7
Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn đầu tư đăng ký
mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng 40,5%.
Riêng trong tháng 8/2021, thời điểm dịch COVID-19 còn diễn biến rất phức tạp,
nhưng với nhiều giải pháp ứng phó linh hoạt, nước ta đã thu hút đạt 2,4 tỷ USD vốn FDI
đăng ký, tăng 65% so với tháng 7/2021. Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong năm 2021
đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm 2020. Cả nước có 34.527 dự án còn hiệu lực
với tổng vốn đăng ký gần 408,1 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước
ngoài ước đạt 251,6 tỷ USD, bằng 61,7% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ
khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại
nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19.
2. Các chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam
Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của vốn FDI đối với quá trình
tăng trưởng, phát triển kinh tế tại Việt Nam. Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động
lớn, để tạo cơ sở pháp lý thu hút nhiều hơn nữa FDI, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ
trương, chính sách mới: Luật Đầu tư năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), đã kế
thừa và khắc phục những hạn chế của Luật Đầu tư năm 2014 và có nhiều điểm mới tạo
động lực cho thu hút FDI vào Việt Nam, như: giảm số lượng ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện từ 243 xuống còn 227 ngành và bổ sung nhiều ngành nghề được ưu
đãi đầu tư; mở rộng cơ hội cho thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A).
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách tài
chính, như: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...
cùng với hệ thống các văn bản hướng dẫn về cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là
pháp luật về đầu tư hứa hẹn những dòng vốn đầu tư FDI vào nước ta trong tương lai ngày
càng lớn hơn.
Tóm lại, mục tiêu của các chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư của nước ta hiện nay
là nhằm tăng thu hút nguồn vốn FDI, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cấp
công nghệ, tạo việc làm, giảm bớt bất bình đẳng và các mục tiêu xã hội khác. Tuy nhiên,
thực tiễn cho thấy rằng, mục tiêu của các loại chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của Việt

8
Nam còn mang tính chất khá đa dạng, dàn trải và đôi khi các mục tiêu của chính sách còn
chưa rõ ràng, chồng chéo.
3. Giải pháp thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới
Thứ nhất, rà soát, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho phù hợp
và theo kịp với những biến động của kinh tế toàn cầu và những thay đổi trong chiến lược
thu hút doanh nghiệp FDI của các nước trên thế giới. Đồng thời tạo môi trường đầu tư
kinh doanh cạnh tranh, thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách để
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Thứ hai, đẩy nhanh quá trình cần thiết để đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại
bình thường, xóa bỏ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lao động, củng cố niềm
tin và sự an tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như rà soát, bổ
sung quỹ đất sạch, rà soát lại quy hoạch điện và đôn đốc triển khai các dự án điện, tăng
cường việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bổ sung chính sách và các biện pháp
để phát triển công nghiệp hỗ trợ, cải thiện thủ tục hành chính,…
Thứ tư, khuyến khích nghiên cứu phát triển, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật trong quá
trình sử dụng công nghệ. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chủ động
lựa chọn những công nghệ phù hợp, chuẩn bị điều kiện tiếp nhận và phát huy trình độ
công nghệ khi tiếp cận với dự án FDI...
Thứ năm, chính phủ cần xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới
nhằm lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi
trường, có năng lực, khả năng chống chịu sức ép từ bên ngoài để phát triển bền vững và
bảo đảm an ninh quốc gia của đất nước.
Thứ sáu, chủ động phối hợp với các cơ quan ngoại giao, các hiệp hội doanh
nghiệp, các công ty tư vấn, công ty luật, ngân hàng, quỹ đầu tư để tiếp cận lên danh sách
các doanh nghiệp đang quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam để chủ động tiếp cận, trao đổi,
mời vào đầu tư tại Việt Nam.

9
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng công tác thu hút
đầu tư từ nước ngoài. Chính phủ liên tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho
các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt coi trọng việc triển khai chương
trình xây dựng pháp luật. Nhờ đó, trong gần bốn thập kỉ (1986 - 2022), Việt Nam được
xem là hình mẫu thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ môi
trường đầu tư hấp dẫn, nền tảng chính trị ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế khá
cao. Năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn mạnh vào Việt Nam, vẫn xem
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với những lợi thế về địa lý, thể chế và môi trường đầu tư
ngày càng được hoàn thiện.
Trong giai đoạn hiện nay, đẩy mạnh thu hút vốn FDI nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, xóa
đói, giảm nghèo và là yếu tố quyết định sự phát triển của Việt Nam. Thời gian qua đã có
nhiều cố gắng trong việc thu hút vốn FDI nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế. Để đẩy
mạnh sự nghiệp CNH - HĐH trong giai đoạn tới nhằm đạt thắng lợi mục tiêu chiến lược
đề thì vấn đề thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Quá trình thu hút FDI đã góp phần đổi mới nền kinh tế Việt Nam và tạo nên hình
ảnh mới cho đất nước trên con đường quốc tế. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực cải
thiện hơn nữa pháp luật đầu tư, chất lượng thu hút đầu tư nước ngoài, môi trường đầu tư,
đổi mưới tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác với các công ty xuyên quốc gia, đa quốc
gia nhằm tạo thế đứng trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và trên thế giới.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://vietnamhoinhap.vn/vi/thuc-trang-chinh-sach-uu-dai-thu-hut-fdi-vao-viet-
nam-hien-nay-12125.html
2. https://kinhtevadubao.vn/thu-hut-fdi-trong-boi-canh-moi-co-hoi-va-thach-thuc-
cho-viet-nam-21754.html
3. https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/giai-phap-tang-suc-hap-dan--thu-hut-
dong-von-fdi-vao-viet-nam-4714.4050.html
4. https://www.crowe.com/vn/vi-vn/insights/doing-business-in-vietnam/foreign-
direct-investment-%28fdi%29-in-vietnam
5. https://tapchitaichinh.vn/vai-tro-cua-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-va-giai-
phap-phat-trien-kinh-te-viet-nam.html
6. https://laodongthudo.vn/du-bao-viet-nam-tiep-tuc-hut-dong-von-fdi-nam-2023-
151015.html
7. https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2023/01/du-an-fdi-moi-tang-manh-trong-
thang-dau-nam-2023/
8. https://tapchinganhang.gov.vn/thu-hut-fdi-cua-viet-nam-nam-2022-va-trien-
vong.htm
9. https://congthuong.vn/thu-hut-fdi-2023-du-bao-dat-tu-36-38-ty-usd-240235.html
10. https://vtv.vn/kinh-te/thu-hut-fdi-nam-2023-co-the-tang-30

11

You might also like